Tài liệu tập huấn nghiệp vụ bảo lãnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn nghiệp vụ bảo lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_nghiep_vu_bao_lanh.ppt
Nội dung text: Tài liệu tập huấn nghiệp vụ bảo lãnh
- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM SỞ GIAO DỊCH TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH Tháng 7/2010
- Phần 1 Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh theo yêu cầu
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Định nghĩa: là cam kết thanh toán bằng văn bản (có thể dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng) của người phát hành bảo lãnh (Ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức hoặc các nhân khác) về việc sẽ thanh toán một số tiền khi yêu cầu đòi tiền và các chứng từ (nếu có) phù hợp với các quy định trong bảo lãnh được xuất trình.
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (Bên bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh), khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Các bên tham gia: - Principal – Bên được bảo lãnh - Guarantor – Bên bảo lãnh - Benficiary – Bên nhận bảo lãnh - Instructing party – Bên ra chỉ thị - Advising bank – NH thông báo bảo lãnh
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh - Bảo lãnh trực tiếp: phát hành theo yêu cầu của Bên được bảo lãnh cho Bên nhận bảo lãnh - Bảo lãnh gián tiếp: theo yêu cầu và trên cơ sở của Bảo lãnh đối ứng (Counter Guarantee) phát hành bởi Bên ra chỉ thị, Ngân hàng/tổ chức tại nước của Bên được bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh trực tiếp cho Bên nhận bảo lãnh
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh BẢO LÃNH VÔ ĐIỀU KIỆN: Là bảo lãnh mà theo đó Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay khi nhận được khiếu nại đòi tiền của Bên nhận bảo lãnh mà không có quyền đòi hỏi Bên nhận bảo lãnh phải xuất trình bất kỳ chứng từ hoặc bằng chứng nào chứng minh sự vi phạm trách nhiệm nghĩa vụ được bảo lãnh của Bên được bảo lãnh
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh BẢO LÃNH CÓ ĐIỀU KIỆN: là bảo lãnh mà theo đó Bên bảo lãnh sẽ thực nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên nhận bảo lãnh xuất trình chứng từ hoặc bằng chứng chứng minh sự vi phạm trách nhiệm nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh.
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Bảo lãnh vô điều kiện: “ Chúng tôi sẽ thanh toán ngay khi nhận được văn bản đòi tiền đầu tiên của Bên nhận bảo lãnh chỉ ra rằng: - Bên được bảo lãnh đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng số 123. - Chỉ ra cụ thể sự vi phạm của Bên được bảo lãnh”
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Bảo lãnh có điều kiện: “Chúng tôi sẽ thanh toán ngay khi nhận được văn bản đòi tiền đầu tiên của Bên nhận bảo lãnh chỉ ra rằng Bên được bảo lãnh đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng số 123 và phán quyết của tòa án/trọng tài chỉ ra sự vi phạm của Bên được bảo lãnh”
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Các loại bảo lãnh thường gặp: - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh thuế quan - Bảo lãnh bảo hành - Bảo lãnh vay vốn
- Các vấn đề cơ bản về bảo lãnh Các nội dung cơ bản của bảo lãnh: - Bên được bảo lãnh - Bên nhận bảo lãnh - Bên bảo lãnh - Giao dịch cơ sở phát sinh bảo lãnh - Số tiền, loại tiền - Ngày hết hạn hiệu lực/sự kiện hết hạn hiệu lực - Các điều kiện đòi tiền - Điều khoản giảm trừ nghĩa vụ bảo lãnh
- Giới thiệu Bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, Hợp đồng cơ sở phát sinh Kính gửi: Công ty A Số 789 đường Ngọc Hà, Hà nội Chúng tôi được biết rằng Công ty B, địa chỉ tại số 12 đường Kim đồng, Hà nội (dưới đây gọi là Bên được bảo lãnh) đã ký hợp đồng số 345 ngày 20/3/2010 với Quý công ty để cung cấp 5000 máy tính. Theo điều kiện của hợp đồng, Bên được bảo lãnh phải cung cấp một bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước để nhận được tiền tạm ứng của Quý công ty, trị giá 100.000.000 đồng (bằng chữ ).
- Giới thiệu Bên bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, chứng từ yêu cầu xuất trình Theo đề nghị của Bên được bảo lãnh, chúng tôi NHTMCP Công thương Việt nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ, Hà Nội cam kết không hủy ngang thanh toán cho Quý công ty số tiền tối đa 100.000.000 đồng (bằng chữ ) khi nhận được Yêu cầu thanh toán đầu tiên bằng văn bản được ký hợp lệ của Quý công ty, thông báo rằng: ◼ Bên được bảo lãnh đã vi pham nghĩa vụ quy định trong hợp đồng và không hoàn trả khoản tiền ứng trước; và ◼ Nêu nội dung vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
- Điều khoản giảm trừ ◼ Giá trị bảo lãnh sẽ tự động giảm tương ứng với giá trị mỗi lần giao hàng Bên được bảo lãnh đã hoàn thành với Quý công ty. Bản gốc hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan đến việc giao hàng được xuất trình tới chúng tôi sẽ là bằng chứng xác định cho việc hàng hóa đã được giao. ◼ Giá trị bảo lãnh sẽ tự động giảm tương ứng với mỗi khoản thanh toán do chúng tôi thực hiện cho Quý công ty theo thư bảo lãnh này.
- Điều khoản hiệu lực Bảo lãnh này có giá trị hiệu lực ngay khi khoản tiền ứng trước nói trên được ghi có vào tài khoản của Bên được bảo lãnh số .mở tại ngân hàng chúng tôi và sẽ hết hiệu lực chậm nhất vào ngày (Ngày hiệu lực)Bất cứ Yêu cầu thanh toán nào liên quan đến bảo lãnh này phải được gửi đến trụ sở của chúng tôi (địa chỉ CN) trước hoặc vào Ngày hiệu lực. Hết thời hạn trên, bảo lãnh tự động hết hiệu lực cho dù bản thư bảo lãnh này có được gửi trả lại cho chúng tôi hay không.
- Điều khoản khác Điều khoản xác thực chữ ký: Yêu cầu thanh toán của Quý công ty và các tài liệu kèm theo (nếu có) phải được gửi cho chúng tôi từ ngân hàng phục vụ Quý công ty (dưới đây gọi là Ngân hàng), xác nhận rằng chữ ký trên Yêu cầu thanh toán là của người đại diện hợp pháp của Quý công ty. Điều khoản luật áp dụng: Bảo lãnh này được điều chỉnh theo luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phần 2 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCPCTVN
- Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCPCTVN Nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCPCTVN - Xử lý tập trung phát hành bảo lãnh nước ngoài và thông báo bảo lãnh cho tất cả các chi nhánh - Phát hành bảo lãnh trong nước vẫn xử lý phân tán tại các chi nhánh - Phát hành tái bảo lãnh: Chỉ được thực hiện tại SGD.
- VĂN BẢN ÁP DỤNG Các văn bản, quy định, quy trình nghiệp vụ áp dụng: - QĐ26/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng - Quy định bảo lãnh đối với khách hàng trong hệ thống NHCTVN Qđ.35.02 - Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh QT.35.06 - Quy trình xử lý nghiệp vụ bảo lãnh QT.SGD.04
- VĂN BẢN ÁP DỤNG - 2469/QĐ-NHCT22 Quy định mẫu chứng từ trong nghiệp vụ TTTM - Thông báo mức phán quyết tín dụng của các chi nhánh
- VĂN BẢN ÁP DỤNG - Uniform rule for demand guarantee URDG458 - International standby practices ISP98 - Uniform customes and practices for documentary credit UCP600
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Quyền và trách nhiệm của chi nhánh - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do KH xuất trình, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ hồ sơ gốc của giao dịch - Quyết định cung cấp dịch vụ cho KH: phát hành - thanh toán. - Chuyển các hồ sơ về SGD để xử lý. - Kiểm tra, đối chiếu kết quả xử lý do SGD chuyển về với hồ sơ gốc; ký đóng dấu theo quy định trên các chứng từ. - Tham khảo mục 7.2 Quy chế nghiệp vụ TTTM
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Quyền và trách nhiệm của SGD - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của CN theo quy định tại QT.SGD.04 - Trực tiếp xử lý tác nghiệp yêu vầu của CN đảm bảo tuân thủ quy tắc, tập quán quốc tế (bảo lãnh nước ngoài) và pháp luật Việt Nam, hạn chế rủi ro cho NHCTVN. - Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ cho CN, phối hợp với CN giải quyết các vướng mắc. - Chịu trách nhiệm về các sai sót (nếu có) - Tham khảo mục 7.3 Quy chế nghiệp vụ TTTM
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH 1- Tại các chi nhánh Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, quyết định phát hành bảo lãnh Hồ sơ đề nghị bảo lãnh gồm: ❖ Hồ sơ pháp lý: Áp dụng đối với khách hàng giao dịch lần đầu, gồm các tài liệu pháp lý theo quy định của NHCT về cho vay đối với từng loại đối tượng khách hàng. Các lần tiếp theo chỉ cần gửi bổ sung khi có sự thay đổi.
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ về khoản bảo lãnh (Trường hợp KH chưa được cấp GHBL) 1. Giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh (theo mẫu tại QĐ35.02/BM 01b) 2. Tài liệu, báo cáo về tình hình tài chính, quan hệ TD, SXKD, dịch vụ của khách hàng theo quy định hiện hành (cụ thể tại phụ lục số 03 QT35.06) 3. Phương án, dự án liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh hoặc kế hoạch/phương án SXKD
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ về khoản bảo lãnh (Trường hợp KH chưa được cấp GHBL – tiếp theo) 4. Các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh: + Các hợp đồng đã được ký kết liên quan đến nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh trong đó có thỏa thuận hoặc theo quy định phải có bảo lãnh NH (trừ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thuế) + Các tài liệu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ về khoản bảo lãnh (Trường hợp KH chưa được cấp GHBL – tiếp theo) Ngoài ra, tùy từng loại bảo lãnh có thêm các tài liệu, giấy tờ sau: + Bảo lãnh dự thầu: hồ sơ mời thầu + Bảo lãnh vay vốn nước ngoài: xác nhận của NHNN về việc đăng ký vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp + Bảo lãnh bảo hành: Biên bản nghiệm thu/Biên bản bàn giao/Biên bản lắp đặt chạy thử + Bảo lãnh nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến XNK: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại.
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ về khoản bảo lãnh (Trường hợp KH đã được cấp GHBL): 1. Giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh (theo mẫu tại QĐ35.02/BM 01b) 2. Tài liệu liên quan đến nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh 3. Cập nhật các tài liệu về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, SXKD (nếu cần thiết)
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ về khoản bảo lãnh (Trường hợp KH ký quỹ và/hoặc có TSBĐ là số dự TKTG, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHCT, các TCTD/tài chính khác theo danh mục do NHCT thông báo trong từng thời kỳ đảm bảo cho 100% giá trị bảo lãnh): 1. Giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh (theo mẫu tại QĐ35.02/BM 01b) 2. Tài liệu liên quan đến nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH ❖ Hồ sơ đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh: Gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ liên quan định giá TSĐB, giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh của bên thứ ba; giấy tờ liên quan đến công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, Hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay của NHCTVN
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Kiểm tra hồ sơ, quyết định phát hành bảo lãnh: thực hiện theo quy định tại bước 1-6, Quy trình bảo lãnh, QT.35.06. Lưu ý: - Đảm bảo sụ phù hợp giữa nội dung bảo lãnh với các điều kiện của Hợp đồng cấp bảo lãnh. Trong trường hợp cần thiết, chi nhánh liên hệ với SGD để được tư vấn. - Đảm bảo việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, thẩm quyền của người ký trên các chứng từ do KH xuất trình.
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Những điểm cần chú ý: - CKBLphải quy định rõ ràng thời điểm bảo lãnh có hiệu lực và thời điểm bảo lãnh chấm dứt hiệu lực. Trường hợp KH đề nghị phát hành CKBL không quy định rõ ràng thời điểm chấm dứt hiệu lực, thì CN chỉ được phát hành CKBL khi có sự chấp thuận bằng văn bản của TGĐ NHCTVN (điều 26 Qđ.35.02)
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 2: Chuyển chứng từ về SGD - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh (của chi nhánh, theo mẫu tại BM03-QT.SGD.04) - Giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh (của khách hàng) - Hợp đồng kinh tế liên quan đến nghĩa vụ cần bảo lãnh trong đó có thỏa thuận hoặc theo quy định phải có bảo lãnh NH - Hợp đồng cấp bảo lãnh - Lệnh chi/ủy nhiệm chi ký quỹ, nếu có - Hồ sơ cần thiết khác.
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 3: Nhận và kiểm tra kết quả xử lý giao dịch từ SGD - In kết quả: In thư bảo lãnh, báo nợ, báo có, hóa đơn VAT. Cụ thể: + Phát hành bảo lãnh bằng thư: In 3 bản: ORIGINAL, CUSTOMER’S COPY, FILE COPY. + Phát hành bảo lãnh bằng điện: In 2 bản: SWIFT TRANSFER và CUSTOMER’S COPY
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 3: Nhận và kiểm tra kết quả xử lý giao dịch từ SGD (tiếp theo) - Kiểm tra kết quả - Trình KSV các cấp ký, đóng dấu theo quy định tại Quy định thẩm quyền phê duyệt nghiệp vụ TTQT và TTTM, QĐ.22.02
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 3: Nhận và kiểm tra kết quả xử lý giao dịch từ SGD (tiếp theo) - Giao chứng từ cho KH + Phát hành bảo lãnh bằng thư: Căn cứ chỉ dẫn của KH, CBKH thực hiện gửi thẳng bản ORIGINAL cho Bên nhận bảo lãnh hoặc chuyển cho Bên được bảo lãnh để gửi cho Bên nhận bảo lãnh. Giao cho KH lưu bản CUSTOMER’S COPY + Phát hành bảo lãnh bằng điện: Giao cho KH lưu bản CUSTOMER’S COPY
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 4: Sửa đổi bảo lãnh Hồ sơ sửa đổi: - Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung cam kết bảo lãnh (theo mẫu tại QĐ.35.02 BM 01c) - Tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh: + Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng kinh tế trong đó quy định về việc sửa đổi, bổ sung bảo lãnh
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 4: Sửa đổi bảo lãnh (tiếp theo) Hồ sơ sửa đổi: + Thông báo thay đổi hồ sơ dự thầu, dẫn đến phải sửa đổi/bổ sung bảo lãnh + Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung cam kết bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 4: Sửa đổi bảo lãnh (tiếp theo) - Kiểm tra hồ sơ - Chuyển chứng từ về SGD + Giấy đề nghị sửa đổi bảo lãnh (BM03/QT.22.04) + Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung cam kết bảo lãnh + Lệnh chi/UNC kỹ quỹ (sửa đổi tăng tiền, nếu có) + Sửa đổi Hợp đồng cấp bảo lãnh + Các chứng từ khác (nếu có)
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 5: Xử lý khiếu nại đòi tiền - Bảo lãnh trong nước: Chứng từ khiếu nại đòi tiền được gửi trực tiếp đến CN - Bảo lãnh nước ngoài: Điện, chứng từ đòi tiền được gửi đến SGD.
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 5: Xử lý khiếu nại đòi tiền (tiếp theo) Nội dung kiểm tra chứng từ: - Xác định chứng từ được xuất trình bởi đúng Bên nhận bảo lãnh/NH của Bên nhận bảo lãnh quy định trong bảo lãnh - Các chứng từ xuất trình là bản gốc (đối với những chứng từ quy định phải xuất trình bản gốc) - Số lượng bản gốc, bản sao của mỗi loại chứng từ phù hợp với quy định trong CKBL và khớp đúng với bản liệt kê chứng từ xuất trình (nếu có)
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 5: Xử lý khiếu nại đòi tiền (tiếp theo) - Lập Giấy đề nghị kiểm tra bộ chứng từ bảo lãnh - Chuyển chứng từ về SGD (Qua fax/scan) + Giấy đề nghị kiểm tra bộ chứng từ theo bảo lãnh + Từng loại chứng từ trong bộ chứng từ xuất trình - Nhận kết quả kiểm tra chứng từ từ SGD - Thực hiện thanh toán
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH Bước 6: Giảm trừ từng phần nghĩa vụ bảo lãnh/Đóng hồ sơ bảo lãnh - Việc xem xét, quyết định giảm trừ từng phần nghĩa vụ bảo lãnh/đóng trước hạn bảo lãnh thực hiện theo quy định tại điểm 11.1, 11.2 bước 11 QT.35.06. Lưu ý: Việc giảm trừ phải đảm bảo guyền lợi của KH cũng như của NHCTVN - Sau khi quyết định giảm trừ/đóng hồ sơ, CN chuyển chứng từ về SGD để xử lý trên hệ thống Bước 7: Lưu trữ chứng từ
- I- QUY TRÌNH PHÁT HÀNH BẢO LÃNH 2- Tại SGD - Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ - Bước 2: Phát hành bảo lãnh - Bước 3: Sửa đổi bảo lãnh - Bước 4: Xử lý khiếu nại đòi tiền - Bước 5: giảm trừ nghĩa vụ/đóng hồ sơ bảo lãnh - Bước 6: Lưu trữ chứng từ
- II. QUY TRÌNH PHÁT HÀNH TÁI BẢO LÃNH - Bước 1: Tiếp nhận đề nghị phát hành TBL - Bước 2: Đánh giá uy tín của NH phát hành bảo lãnh đối ứng (Phòng Định chế tài chính) - Bước 3: Đánh giá uy tín của Bên nhận bảo lãnh (Các phòng khách hàng, Quản lý rủi ro tác nghiệp, Quản lý rủi ro TD) - Bước 4: Thẩm định nội dung BLĐƯ
- II. QUY TRÌNH PHÁT HÀNH TÁI BẢO LÃNH - Bước 5: Quyết định phát hành tái bảo lãnh - Bước 6: Thông báo TBL/gửi TBL và thu phí - Bước 7: Sửa đổi TBL - Bước 8: Xử lý khiếu nại đòi tiền - Bước 9: Đóng hồ sơ TBL - Bước 10: Lưu trữ chứng từ
- III- QUY TRÌNH THÔNG BÁO TBL 1- Tại SGD - Bước 1: Nhận, xać thự c bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh - Bước 2: Tạo thông báo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh - Bước 3: Chuyển tiếp điện và thông báo - Bước 4: Thu phí thông báo - Bước 5: Xử lý khiếu nại đòi tiền - Bước 6: Thanh toán - Bước 7: Đóng hồ sơ - Bước 8: Lưu trữ chứng từ
- III- QUY TRÌNH THÔNG BÁO TBL 2- Tại các chi nhánh Bước 1: Nhận và thông báo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh - Bảo lãnh phát hành qua SWIFT: In Thông báo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh và điện phát hành bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh từ TF - Bảo lãnh phát hành qua telex/thư gửi đến SGD: In Thông báo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh từ TF; bản gốc bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh do SGD gửi về qua đường thư.
- III- QUY TRÌNH THÔNG BÁO TBL Bước 1: Nhận và thông báo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh (tiếp theo) - CN nhận trực tiếp từ KH/các NH ngoài hệ thống: +Kiểm tra để đảm bảo bảo lãnh/sửa đổi bảo lãnh/thông báo bảo lãnh nhận được là bản gốc +Chuyển về SGD để xác thực bảo lãnh/thông báo bảo lãnh
- III- QUY TRÌNH THÔNG BÁO TBL Bước 2: Thu phí thông báo Bước 3: Nhận chứng từ khiếu nại đòi tiền theo bảo lãnh + Kiểm tra chứng từ tại CN + Chuyển về SGD để kiểm tra sự phù hợp với bảo lãnh Bước 4: Xử lý khiếu nại đòi tiền + In các chứng từ do SGD xử lý + Gửi chứng từ đòi tiền theo chỉ dẫn + Ký, đóng dấu, xác định số tiền đã thanh toán lên bảo lãnh gốc
- III- QUY TRÌNH THÔNG BÁO TBL Bước 5: Thanh toán Bước 6: Đóng hồ sơ Bước 7: Lưu trữ chứng từ
- Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ BL ◼ Tất cả các BL phải được PH và QL trong TF ◼ Nội dung BL không tiềm ẩn rủi ro ◼ ND BL phù hợp với HĐ cấp BL ◼ Chỉ phát hành 01 bản gốc BL/sửa đổi BL ◼ Hiệu lực của BL hoàn trả tiền ứng trước : khi nhận được tiền ◼ BL THHĐ chấm dứt hiệu lực khi BL BH có hiệu lực ◼ Không PH BL/sửa đổi BL có ĐK thanh toán vô điều kiện cho dù có sự can thiệp của luật pháp, tòa án, chính quyền khi KH ký quỹ dưới 100%
- Thảo luận!