Tài chính quốc tế - Chương 4: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

ppt 44 trang nguyendu 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính quốc tế - Chương 4: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_quoc_te_chuong_4_chinh_sach_kinh_te_vi_mo_trong_ne.ppt

Nội dung text: Tài chính quốc tế - Chương 4: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

  1. CHƯƠNG 4 CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 1
  2. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ “Điều mà chúng ta cần không phải là một nhà quản lý tiền tệ tài năng có thể lái cỗ xe kinh tế bằng cách liên tục xoay bánh lái để đối phó với những thay đổi bất thường không dự báo được trong suốt cuộc hành trình, mà là một phương tiện nào đó làm tăng tự trọng của xe nhằm giữ cho người hành khách tiền tệ ngồi ở ghế cuối cùng không bị xóc quá mạnh và cỗ xe không lao ra khỏi đường vì bị mất tay lái” (Milton Friedman) 2
  3. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Nền kinh tế thường xuyên trải qua các cú sốc tác động vào tổng cầu và tổng cung => Cần phải sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để ổn định nền kinh tế. - Chính sách kinh tế vĩ mô phải “đi ngược chiều gió”: phải kích thích kinh tế khi nó suy thoái và phải phanh lại khi nó quá nóng. 3
  4. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế vĩ mô là: + Công ăn việc làm đầy đủ và giá cả ổn định (cân bằng đối nội) Cân bằng đối nội: Cân bằng đối nội là tình hình trong đó nền kinh tế hoạt động ở mức có đầy đủ việc làm và tổng mức giá cả không biến động (giá cả ổn định) + Cân bằng cung cầu đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối (cân bằng đối ngoại) =>Cân bằng đối ngoại: là tình trạng cân bằng của cán cân thanh toán, qua một số năm tổng số chi tiêu và đầu tư ra nước ngoài phải bằng tổng số chi tiêu và đầu tư của nước ngoài vào nước bản địa. 4
  5. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Mục tiêu: Chương 4 sẽ tập trung phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đạt được cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại. - Chương 4 bao gồm các nội dung chính sau: I. CÁC TẬP HỢP CHÍNH SÁCH II. BIỂU ĐỒ SWAN III. VẤN ĐỀ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH IV. MÔ HÌNH MUNDELL - FLEMING 5
  6. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ I. CÁC TẬP HỢP CHÍNH SÁCH 1. Chính sách thay đổi (giảm) chi tiêu • Định nghĩa: Các chính sách thay đổi (giảm) chi tiêu là tập hợp các chính sách của chính phủ thông qua việc thay đổi chi tiêu của chính phủ để đạt được các mục tiêu cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại (việc làm đầy đủ, ổn định giá cả và cân bằng cán cân thanh toán). • Ví dụ: giảm chi tiêu; tăng thuế 6
  7. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ I. CÁC TẬP HỢP CHÍNH SÁCH 2. Chính sách chuyển hướng chi tiêu • Định nghĩa: Các chính sách chuyển hướng chi tiêu là tập hợp các chính sách nhằm cải thiện cán cân vãng lai bị thâm hụt thông qua cơ chế điều chỉnh cơ cấu chi tiêu lên hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu. • Ví dụ: hạn chế nhập khẩu; hàng rào thuế quan; phá giá đồng tiền. 7
  8. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ I. CÁC TẬP HỢP CHÍNH SÁCH 3. So sánh tác động của các chính sách Thay đổi (giảm) chi tiêu ≠ Chuyển hướng chi tiêu? 8
  9. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ I. BIỂU ĐỒ SWAN 1. Định nghĩa - Biểu đồ Swan: biểu đồ mô tả cách thức làm thế nào để các chính phủ có thể đạt được đồng thời cả cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại. 9
  10. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Đồng nhất thức trong nền kinh tế mở: Y = C + I + G + X – Q Nếu phân rã thu nhập quốc dân theo quan điểm của người kiếm được thu nhập thì ta có: C + S + T = Y = C + I + G + X – Q S + T = I + G + X – Q S + (T-G) = I + X – Q Hay NS – I = X – Q = CA NS: tổng tiết kiệm quốc gia
  11. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ + Đường (X-Q): CA = X – Q Q = Q0 + q.Y => CA = (X – Q0) – q.Y đường (X-Q) có độ dốc âm nên sẽ là 1 đường đi xuống + Đường (NS-I): NS – I = (S + T – G – I) Trong đó: S = S0 + s.Y; T = T0 + t.Y => NS – I = (S0 + s.Y) + (T0 + t.Y) – G – I = (S0 + T0 – G – I) + (s + t).Y => đường (NS - I) có độ dốc dương nên sẽ là 1 đường đi lên
  12. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Biểu diễn đường NS-I và X-Q trên đồ thị: CA NS - I 0 Y X-Q
  13. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Phân tích tác động của chính sách thay đổi (giảm chi tiêu) CA NS - I NS’ - I A Y* 0 Y B X-Q - Tại A: CA = 0; Y Tại B: Y = Y*; CA<0
  14. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Phân tích tác động của chính sách chuyển hướng chi tiêu CA NS - I D Y* 0 Y X’-Q C X-Q - Tại C: Y = Y*; CA Tại D: CA = 0; Y>Y*
  15. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 2. Đường cân bằng đối ngoại BB - Định nghĩa: đường BB biểu diễn các cách kết hợp của mức chi tiêu chính phủ (G) và tỷ giá hối đoái (e) sao cho nền kinh tế đạt được sự cân bằng đối ngoại. - Xác định đường BB: CA NS - I NS’ - I B Y* 0 Y A X’-Q X-Q
  16. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Tại A, ↑ G => NS – I dịch xuống => CA thâm hụt => ↑ e => (X-Q) tăng => (X-Q) dịch lên. - Như vậy, G và e thay đổi cùng chiều: G tăng thì kèm theo e tăng => Đường BB là một đường dốc lên e BB Thặng dư Thâm hụt G
  17. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 3. Đường cân bằng đối nội YY - Định nghĩa: là đường biểu diễn các cách kết hợp của mức chi tiêu chính phủ (G) và tỷ giá hối đoái (e) sao cho nền kinh tế đạt được sự cân bằng đối nội. CA NS - I NS’ - I B A Y* 0 Y X-Q
  18. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Tại A, tăng G => NS – I dịch xuống => Y > Y* => giảm e => (X-Q) giảm => (X-Q) dịch xuống. - Như vậy, để duy trì mức sản lượng tiềm năng thì G và e phải thay đổi ngược chiều nhau: mức chi tiêu cao hơn phải kèm theo một mức tỷ giá hối đoái thấp hơn. => đường YY là một đường dốc xuống. e Vượt cầu Thất nghiệp YY G
  19. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 4. Cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại - Biểu đồ Swan: thể hiện sự kết hợp các đường YY và BB e BB III: thặng dư, vượt cầu IV: thặng dư, thất A nghiệp II: thâm hụt, vượt cầu I: thâm hụt, thất nghiệp YY A2 A1 G
  20. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ III. VẤN ĐỀ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH 1. Quy tắc phối hợp chính sách 1 Quy tắc phối hợp 1: Đảm bảo cân bằng đối ngoại được giao cho Ngân hàng trung ương. Đảm bảo cân bằng đối nội được giao cho Bộ tài chính. Tức là: + Bất cứ khi nào cán cân vãng lai rơi vào thâm hụt, ngân hàng cần phá giá đồng tiền; bất cứ khi nào cán cân vãng lai thặng dư, ngân hàng cần nâng giá đồng tiền. + Bất cứ khi nào việc sản xuất đầu ra thiếu việc làm đầy đủ, Bộ tài chính cần tăng G, bất cứ khi nào việc sản xuất đầu ra sử dụng quá lượng việc làm đầy đủ, Bộ tài chính cần giảm G
  21. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Quy tắc 1: e BB A3 A2 A4 A A1 YY G
  22. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Giải thích: Tại vị trí A1: thâm hụt và thất nghiệp; giả sử ngân hàng trung ương sẽ hành động trước. Do thâm hụt thương mại nên ngân hàng trung ương sẽ phá giá đồng tiền cho đến khi đạt được cân bằng đối ngoại tại A2. Phá giá đồng tiền dẫn đến tăng xuất khẩu ròng và đã đưa nền kinh tế đến khu vực dư thừa cầu. Và lúc này, Bộ tài chính sẽ thắt chặt chi tiêu cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng đối nội tại A3. Giảm chi tiêu cũng đồng thời khiến cho cán cân vãng lai thặng dư, và ngân hàng trung ương cần nâng giá đồng tiền nhằm đạt cân bằng thương mại tại A4. Nhưng nền kinh tế lại có tình trạng thất nghiệp, bộ tài chính cần tăng chi tiêu cho đến khi đạt được trạng thái việc làm đầy đủ. Và cứ như vâỵ, lặp lại chu kỳ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đạt trạng thái cân bằng đồng thời đối nội và đối ngoại tại A.
  23. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Lưu ý: Quy tắc 1 chỉ hiệu quả khi đường YY dốc hơn so với đường BB e BB B3 B2 A B1 YY G
  24. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 2. Quy tắc phối hợp chính sách 2: - Quy tắc phối hợp 1: Đảm bảo cân bằng đối ngoại được giao cho Bộ tài chính. Đảm bảo cân bằng đối nội được giao cho Ngân hàng trung ương. Tức là: + Bất cứ khi nào cán cân vãng lai thâm hụt thì Bộ tài chính giảm G; bất cứ khi nào cán cân vãng lai thặng dư thì Bộ tài chính sẽ tăng G. + Bất cứ khi nào có thất nghiệp, Ngân hàng trung ương phá giá đồng tiền (tăng e; bất cứ khi nào sản lượng đầu ra vượt quá trạng thái việc làm đầy đủ thì Ngân hàng trung ương sẽ nâng giá đồng tiền (giảm e).
  25. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Quy tắc 2: BB e C3 A YY C1 C2 G
  26. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Giải thích: Giả sử nền kinh tế đang ở C1, do thâm hụt thương mại nên Bộ tài chính sẽ phải giảm G => đạt được mục tiêu cân bằng đối ngoại tại C2; nhưng do giảm G dẫn đến thất nghiệp => Ngân hàng trung ương phá giá đồng tiền (tăng e) => chuyển hướng chi tiêu vào hàng hóa trong nước => sản lượng tăng => đạt cân bằng đối nội tại C3. Do tác động của chuyển hướng chi tiêu vào hàng hóa trong nước dẫn tới thặng dư thương mại, và tiếp tục lại tới vai trò của Bộ tài chính Bây giờ, đường xoắn ốc lại di chuyển theo chiều kim đồng hồ và tiến dần tới điểm cân bằng đồng thời A.
  27. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Lưu ý: Quy tắc 2 chỉ hiệu quả khi đường BB dốc hơn so với đường YY. BB e YY G
  28. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 3. Kết luận - Cần phối hợp các chính sách để đạt được mục tiêu cân bằng đối nội và đối ngoại. - Sự lựa chọn quy tắc phối hợp nào sẽ dựa trên cơ sở độ dốc tương đối của các đường YY và BB. Đường YY dốc hơn chỉ khi nền kinh tế không thật mở đối với hàng hóa nhập khẩu – khi đó nên áp dụng quy tắc 1. Ngược lại, trong một nền kinh tế có độ mở cao, nên áp dụng quy tắc 2. - Biểu đồ Swan vẫn còn những hạn chế như: bỏ qua ảnh hưởng của các luồng chu chuyển vốn quốc tế; không phân biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa như là những công cụ ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng sản lượng trong nền kinh tế.
  29. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ IV. MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMING 1. Xây dựng đường IS - Đường IS: lãi suất cần phải bằng bao nhiêu để đảm bảo rằng các cá nhân lập kế hoạch cho nhu cầu đúng bằng một lượng cung hàng hóa xuất khẩu cho trước. Y = C + I + G + (X – Q) S = S0 + s.Y; Q = Q0 + q.Y; I = I(r) Mức rò rỉ = mức hấp thụ; hay S + Q = I + G + X
  30. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Rò rỉ S+Q S+Q (S+Q)1 (S+Q)2 Y2 Y1 Y h2 h1 Hấp thụ G+I+X r r r2 r2 r1 r1 IS G+I+X Y2 Y h2 h1 1 Y
  31. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Đường IS là một đường đi xuống - Các nhân tố làm dịch chuyển đường IS: + Chi tiêu chính phủ + Thu nhập nước ngoài + Tỷ giá
  32. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 2. Xây dựng đường LM - Đường LM: đường cân bằng thị trường tiền tệ - Ta có: MS = MD = Mt + Mspe ( = cầu tiền cho giao dịch + cầu tiền cho đầu cơ) Mt = Mt(Y) Mspe = Mspe(r)
  33. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Mt Mt Mt2 Mt2 Mt1 Mt1 Y1 Y2 Y Mspe2 Mspe1 Mspe LM r r r2 r2 r1 r1 Y Y 1 2 Y
  34. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Đường LM là một đường đi lên - Các nhân tố làm dịch chuyển đường LM: + Cung tiền + Mức giá
  35. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 3. Xây dựng đường BP - Đường BP: đường biểu diễn những kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phản ánh trạng thái cân bằng đối ngoại của nền kinh tế. - Có: CA = X – Q = (X – Q0) – q.Y X – Q + K = 0 => CA = -K (lượng vốn ra) K = f(r-r*)
  36. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ CA CA CA1 CA2 Y1 Y2 Y -K2 -K1 (-K) Vốn ra r r BP r2 r2 r1 r1 Y Y (-K) 1 2 Y
  37. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Đường BP “thường” có độ dốc dương, tức BP là một đường đi lên - Trong trường hợp vốn vận động hoàn hảo: đường BP là 1 đường nằm ngang. - Trong trường hợp vốn hoàn toàn không vận động: BP là 1 đường thẳng đứng.
  38. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 4. Cân bằng của các thị trường r BP IS LM Y
  39. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 5. Phân tích mô hình - Mở rộng tài khóa trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo r LM IS’ IS C A B BP G ↑ e ↓ Y
  40. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Giải thích: Ban đầu nền kinh tế đang ở tại vị trí cân bằng A. Nếu G tăng => IS dịch tới IS’=> nền kinh tế ở vị trí B (nếu trong nền kinh tế đóng thì sẽ di chuyển tới C), dẫn tới hiện tượng dư cầu tiền và lãi suất phải tăng để loại bỏ được tình trạng dư cầu này. Nhưng do lãi suất vận động linh hoạt nên ta sẽ không thấy dư cầu, hiện tượng đó sẽ bị loại bỏ thông qua việc tăng giá nội tệ (e giảm). Điều này làm giảm sức cạnh tranh của nước bản địa, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài => xuất khẩu ròng giảm => IS dịch sang bên trái cho tới khi nó trở lại vị trí ban đầu. - Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, các biện pháp tài khóa không ảnh hưởng tới tổng thu nhập trong dài hạn. Sau khi tăng G, nền kinh tế vẫn luôn duy trì ở mức B. ? Tài khoản vãng lai thay đổi như thế nào
  41. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Mở rộng tiền tệ trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo: r LM IS’ IS LM’ M ↑ A B BP e ↑ C Y
  42. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Mở rộng tiền tệ trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn không hoàn hảo: r LM IS’ IS LM’ BP M ↑ e ↑ A B e ↑ Y
  43. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Mở rộng tài khóa trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức cao: r LM IS’’ IS’ BP’ IS e ↓ BP B C A e ↓ G ↑ Y
  44. CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ - Mở rộng tài khóa trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp: r IS’’ BP IS’ IS BP’ LM e ↑ B A e ↑ G ↑ Y