Tài chính quốc tế - Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính quốc tế - Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_chinh_quoc_te_chuong_1_can_can_thanh_toan_quoc_te.ppt
Nội dung text: Tài chính quốc tế - Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ ~~~~~~*~~~~~~ MÔ HÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1
- NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1: Cán cân thanh toán quốc tế Chương 2: Tiếp cận co dãn và cách tiếp cận hấp thụ đối với cán cân thanh toán Chương 3: Sự phối hợp chính sách kinh tế trong nền kinh tế mở Chương 4: Cách tiếp cận tiền tệ đối với cán cân thanh toán Chương 5: Thị trường ngoại hối Chương 6: Sức mua tương đương và kinh nghiệm về tỷ giá hối đoái thả nổi Chương 7: Tiếp cận tiền tệ đối với việc xác định tỷ giá Chương 8: Mô hình cân bằng danh mục đầu tư Chương 9 : Minh chứng thực nghiệm tỷ giá hối đoái 2
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ MỤC TIÊU: Chúng ta đã được tìm hiểu một số các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong môn học kinh tế vĩ mô. Trong đó cán cân thanh toán là chỉ số quan trọng trong các chỉ số của nền kinh tế mở. Đồng thời đề cập và quan tâm tới tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. 4
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CÁC QUAN HỆ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - Quan hệ tài chính của các quốc gia với nhau và với các tổ chức quốc tế. - Quan hệ tài chính quốc tế của các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia, các tổ chức tài chính trung gian. - Quan hệ tài chính dưới hình thức di chuyển các khoản thu nhập và vốn của các cá nhân - Quan hệ tài chính quốc tế của thị trường tài chính quốc tế. 5
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CÂU HỎI ĐẶT RA: ❖Cán cân thanh toán là gì? ❖Cán cân thanh toán tính toán như thế nào? ❖Cán cân thanh toán phản ánh những thông tin gì của nền kinh tế? 6
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Nội dung chương 1: I. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế II. Các bộ phận của cán cân thanh toán III. Hạch toán tài khoản của cán cân thanh toán IV. Nguyên tắc hạch toán kép trong cán cân thanh toán V. Khái niệm thặng dư và thâm hụt trong cán cân thanh toán VI. Mô hình Keynes đối với nền kinh tế mở 7
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Định nghĩa Cán cân thanh toán là một bản báo cáo thống kê ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa cư dân của một nước với cư dân của phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. 8
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Định nghĩa Giải thích: ❖ Giao dịch: phải là giao dịch giữa cư dân của một nước với cư dân của phần còn lại của thế giới. ❖ Cư dân: gồm các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý công cư trú trên lãnh thổ của một nước. ❖ Báo cáo thông thường trong thời kỳ là 1 năm. 9
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 2. Số liệu ❖ Phạm vi: Ghi nhận các giao dịch giữa cư dân trong nước và cư dân nước ngoài về việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản tài chính ❖ Đơn vị đo: Tùy vào mục đích sử dụng và phân tích. ❖ Nguồn thu thập: Cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước, điều tra ❖ Các loại số liệu: số liệu được điều chỉnh theo mùa và số liệu không được điều chỉnh theo mùa. 10
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Cán cân thương mại (TB – Trade balance) Phản ánh số tiền chênh lệch từ xuất khẩu hàng hóa và số tiền chi trả cho nhập khẩu hàng hóa -> Cán cân hữu hình Cán cân = Xuất khẩu hàng hóa - Nhập khẩu hàng hóa thương mại (Ghi có; ghi “+” ) (Ghi nợ; Ghi “-”) TB = X - Q 11
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Cán cân thương mại (TB – Trade balance) ❖ Khi TB > 0: Cán cân thương mại thặng dư ❖ Khi TB = 0: Cán cân thương mại cân bằng ❖ Khi TB < 0: Cán cân thương mại thâm hụt Chú ý: Số tiền được tính vào xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa không bao gồm cước phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm hàng hóa. 12
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Cán cân thương mại (TB – Trade balance) Bảng 1: Cán cân thanh toán của Việt Nam (đơn vị: Tỷ USD) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu 39.82 48.56 62.68 56.6 70.8 Nhập khẩu - 44.89 - 62.76 - 80.71 - 68.8 - 82.6 Cán cân TM -5.07 -14.2 -18.03 -12.2 -11.8 Nguồn: Tổng cục thống kê 13
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Cán cân tài khoản vãng lai (CA – Current Account) Cán cân tài = Cán cân hữu + Cán cân vô khoản vãng lai hình (TB) hình Trong đó Cán cân = Chênh lệch + Chênh lệch + Chênh lệch vô hình xuất nhập lãi được nhận khoản nhận khẩu dịch vụ và lãi phải trả đơn phương và khoản cho đơn phương 14
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 3. Cán cân tài khoản vốn (KA – Capital Account) Cán cân = Vốn đi vào - Vốn đi ra tài khoản vốn (Ghi có; Ghi “+”) (Ghi nợ; Ghi “-”) 15
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 4. Cán cân dự trữ chính thức ❖ Về lý thuyết BP = CA + KA + OR = 0 ❖ Thực tế, khoản mục nợ không bằng khoản mục có không bằng nhau nên bổ xung sai số thống kê Nguyên nhân: ❖ Không thể theo dõi hết mọi giao dịch giữa cư dân trong nước và cư dân nước ngoài. ❖ Gian lận, sai sót trong việc kê khai giá trị xuất nhập khẩu. ❖ Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thường không thực hiện đồng thời với thanh toán. 16
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ II. CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN 4. Cán cân dự trữ chính thức Cán cân dự trữ chính thức = CA+ KA+ Sai số ❖ Nếu cán cân dự trữ thặng dư: cho biết số tiền sẵn có của một quốc gia có thể sử dụng để tăng dự trữ ngoại hối hoặc giảm khoản vay chính thức của chính phủ. ❖ Nếu cán cân dự trữ thâm hụt: cho biết số tiền mà quốc gia phải trả bằng cách giảm dự trữ ngoại hối hoặc phải tăng khoản vay chính thức của chính phủ. 17
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Bảng 2: Cán cân thanh toán của Việt Nam 2008 2009 2010 Cán cân tài khoản vãng lai -12 -8 -9.1 + Cán cân thương mại -14.2 -8.9 -10.5 + Dịch vụ phi yếu tố -1 -1.2 -1.6 + Thu nhập từ đầu tư -4.9 -4.9 -3.7 + Chuyển giao 8.1 7 6.7 Cán cân tài khoản vốn 13.7 12.2 11.7 + FDI ròng 10.3 7.4 7.3 + Vay trung và dài hạn 1.1 4.8 2.5 + Vốn khác ròng 2.9 -0.1 0.4 + Đầu tư theo danh mục -0.6 0.1 1.5 Sai số thống kê -1.2 -13.1 -3,9 Cán cân thanh toán chính thức 0.5 -8.9 -1.3 18
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ III. CÁCH HẠCH TOÁN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN Ví dụ: Tài khoản vãng lai (1) Xuất khẩu hàng hóa + 20 (2) Nhập khẩu hàng hóa - 15 (3) Cán cân thương mại + 5 (1) + (3) (4) Xuất khẩu dịch vụ + 12 (5) Nhập khẩu dịch vụ - 16 (6) Lãi, lợi nhuận và cổ tức được nhận + 1,5 (7) Lãi, lợi nhuận và cổ tức phải trả - 1 (8) Khoản nhận đơn phương + 3 (9) Khoản cho đơn phương - 2 (10) Cán cân tài khoản vãng lai + 2,5 (3)+(4)+ (9) 19
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ III. CÁCH HẠCH TOÁN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN Tài khoản vốn (11) Đầu tư ra nước ngoài - 3,5 (12) Cho vay ngắn hạn - 6 (13) Cho vay trung và dài hạn - 9 (14) Đầu tư nước ngoài vào trong nước + 7 (15) Vay ngắn hạn + 4 (16) Vay trung và dài hạn + 3 (17) Cán cân tài khoản vốn - 4,5 (11) + (12)+ + (16) (18) Sai số thống kê + 0,5 0 – ((10) + (17) + (22)) (19) Cán cân thanh toán chính thức - 1,5 (10) + (17) + (18) (20) Thay đổi dự trữ tăng (-), giảm (+) + 1 21 Vay từ IMF (+), thanh toán vay (-) + 0,5 (22) Cán cân tài trợ chính thức + 1,5 20
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ IV. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN Các nghiệp vụ cơ bản phát sinh: 1. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tài sản tài chính. 2. Trao đổi hàng đổi hàng. 3. Trao đổi tài sản tài chính lấy tài sản tài chính. 4. Các khoản chuyển giao hàng hóa đơn phương 5. Khoản chuyển giao tài sản tài chính đơn phương. 21
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ IV. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN Ví dụ: TH1: Việt Nam xuất khẩu 10 nghìn USD cá basa sang Mỹ, người Mỹ nhập khẩu cá thanh toán bằng tiền chuyển khoản mở tại ngân hàng Việt Nam. (cho biết tỷ giá là 20500 VNĐ/USD) 22
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Hạch toán: Cán cân thanh toán của Việt Cán cân thanh toán của Mỹ Nam (tỷ đồng) (nghìn USD) 23
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ IV. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN Ví dụ: TH2: Mỹ ủng hộ thiên tai cho Việt Nam lô hàng trị giá 1 nghìn USD TH3: Việt Nam trả cổ tức cho nhà đầu tư Mỹ 10 nghìn USD vào tài khoản của nhà đầu tư Mỹ mở tại Việt Nam 24
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ V. KHÁI NIỆM THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN - Cán cân thanh toán luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng - Đề cập tới thặng dư (thâm hụt) trong cán cân thanh toán tức là đề cập đến tài khoản bộ phận của cán cân thanh toán. 1. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai Nếu cán cân vãng lai thặng dư: nước này đang nắm giữ số lượng tài sản ròng cho vay đối với phần còn lại của thế giới dương -> tín hiệu tốt. 25
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ V. KHÁI NIỆM THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Cán cân cơ bản ❖ Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn ❖ Khi cán cân cơ bản thặng dư: - Là tín hiệu tốt khi mà cán cân cơ bản thặng dư chứng tỏ nước này có thể vay vốn trong dài hạn, tức lòng tin của cư dân thuộc phần còn lại của thế giới vào nước này đang tăng. - Là tín hiệu xấu làm tăng gánh nặng nợ trong dài hạn khi cán cân vãng lai đang thâm hụt. 26
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ V. KHÁI NIỆM THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT TRONG CÁN CÂN THANH TOÁN 3. Cán cân thanh toán chính thức ❖ Cán cân thanh toán chính thức thặng dư hay thâm hụt phản ánh tình trạng của một nước đối với các cơ quan quản lý. ❖ Đối với một nước áp dụng tỷ giá hối đoái cố định, khi cán cân thanh toán chính thức thâm hụt, NHTW phải bán dự trữ ngoại tệ hoặc đi vay để tránh giảm giá đồng tiền nội tệ. 27
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Các đồng nhất thức trong nền kinh tế mở Nền kinh tế đóng: Y = C + I + G ❖ Nền kinh tế mở: Y = C + I + G + X – Q (1) ❖ Thu nhập khả dụng: Yd = Y – T = C + I + G + X – Q – T (2) ❖ Tiết kiệm tư nhân: S = Yd – C (3) Từ đó có: Yd - C - I + T - G = X – Q 28
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Các đồng nhất thức trong nền kinh tế mở (S – I) + (T – G) = (X – Q) Tiết kiệm dòng Thâm hụt (thặng dư) Tài khoản của khu vực ngân sách chính vãng lai tư nhân phủ Hay I + G + X = S + T + Q Mức hấp thụ Mức rỏ rỉ 29
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử đơn giản a. Giả thiết (1) Mức giá trong nước và tỷ giá cố định (2) Nền kinh tế vận hành ở dưới mức toàn dụng nhân công (3) Cung tiền thay đổi theo thay đổi của cầu tiền để nhằm neo tỷ giá trong nước (4) X, G và I là biến ngoại sinh (5) Hàm tiêu dùng và hàm nhập khẩu là hàm tuyến tính của thu nhập 30
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử đơn giản b. Mô hình ❖ Đồng nhất thức: Y = C + I + G + X – Q (1) ❖ Hàm tiêu dùng: C = Ca + c.Y 0 < c < 1 ❖ Hàm nhập khẩu: Q = Qa + q.Y 31
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử đơn giản b. Mô hình Thay vào (1) có: Y = Ca + c.Y + I + G + X – Qa - q.Y → (1 – c + q)Y = Ca + I + G + X – Qa Thay s = (1 – c) có: 1 Y = (C + I + G + X – Q ) sq+ aa 32
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử đơn giản b. Mô hình dY 1 + Số nhân chi tiêu chính phủ: = dG s + q dY 1 + Số nhân xuất khẩu: = dX s + q 33
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Bài tập 1: Cho xu thế tiêu dùng biên là 0.6, xu thế nhập khẩu biên là 0.25. Hãy đánh giá các biến động sau tới thu nhập quốc dân. 1, Chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng. 2, Xuất khẩu hàng hóa tăng 1 tỷ đồng. 34
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Tác động của G lên Y: 2. Tác động của X lên Y: 35
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử đơn giản b. Mô hình + Số nhân tài khoản vãng lai: CA = X – Q 1 dY = (dC + dI + dG + dX – dQ ) s + q aa dCA q ▪ Tác động của G lên CA: = - 0 dX s + q 36
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Bài tập 2: Cho xu thế tiêu dùng biên là 0.6, xu thế nhập khẩu biên là 0.25. Hãy đánh giá các biến động sau tới cán cân vãng lai. a, Xuất khẩu hàng hóa tăng 1 tỷ đồng. b, Chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng. 37
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Tác động của G lên CA: 2. Tác động của X lên CA: 38
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được thể hiện bằng đồng tiền khác ❖ Có 2 cách niêm yết tỷ giá: + Số nội tệ/1 ngoại tệ (e) VD: tỷ giá ngày 30/7/2011 là 20.560 VNĐ/USD + Số ngoại tệ / 1 đồng nội tệ (E) VD: tỷ giá ngày 30/7/2011 là 0.00004863 USD/VNĐ 39
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng Tỷ giá nội tệ (tỷ giá giao ngay): P e = P f Trong đó: Pf: mức giá nước ngoài P: mức giá trong nước 40
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng a. Giả thiết (6) Xuất khẩu là hàm khả vi của giá và tỷ giá: x = x(p, e) (7) Nhập khẩu là hàm khả vi của thu nhập, giá và tỷ giá: q = q(y, p, e) 41
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng b. Mô hình tài khoản vãng lai và cân bằng của thị trường hàng hóa Có: c + i + g + x – q = y = c + s +t + rf → i + g + x = s +t + rf + q Hay i(r) + g + x(p, e) = s(y – t(y)) +t(y) + rf + q(y, p, e) Mô hình tài khoản vãng lai: CA = X – Q = x (p, e) - q (y, p, e) 42
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng b. Mô hình tài khoản vãng lai và cân bằng của thị trường hàng hóa Mô hình cân bằng của thị trường hàng hóa: i(r) + g + x(p, e) = s(y – t(y)) +t(y) + rf + q(y, p, e) Độ đốc của đường IS theo r: dr s'(y - t(y))(1- t'(y)) + t'(y) + q'(y) = dy i'(r) 43
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VI. MÔ HÌNH CÁN CÂN THANH TOÁN 2. Mô hình nhân tử mở rộng c, Mô hình tài khoản vốn và cân bằng cán cân thanh toán - Luồng vốn tư nhân phụ thuộc ngược chiều với lãi suất: F = F(r) - Thặng dư trong cán cân thanh toán: BP = (X – Q) – F – TR = x (p, e) - q (y, p, e) - F(r) - TR 44
- CHƯƠNG 1: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Bài tập 3: Cho C = 100 + 0.75.Yd I = 150 – 25r Q = 200 + 0.4 Y G = 50, X =75, thuế suất biên t = 25% Hãy: 1, Tìm thu nhập cân bằng trong nền kinh tế mở? 2, Đánh giá tác động của việc xuất khẩu hàng hóa giảm 100 triệu đồng tới thu nhập quốc dân. 3, Đánh giá tác động của việc chính phủ cắt giảm chi tiêu 100 triệu đồng tới cán cân vãng lai 45