Tài chính ngân hàng - Chương 5: Các phương thức thanh toán quốc tế

ppt 44 trang nguyendu 9050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính ngân hàng - Chương 5: Các phương thức thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_ngan_hang_chuong_5_cac_phuong_thuc_thanh_toan_quoc.ppt

Nội dung text: Tài chính ngân hàng - Chương 5: Các phương thức thanh toán quốc tế

  1. CHƯƠNG 5 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ www.themegallery.com LOGO
  2. www.themegallery.com LOGO NỘI DUNG 5.1 Phương thức chuyển tiền 5.2 Phương thức mở tài khoản 5.3 Phương thức nhờ thu 5.4 Phương thức tín dụng chứng từ
  3. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền 5.1.1. Khái niệm Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng PHƯƠNG (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu THỨC ngân hàng chuyển một số tiền nhất CHUYỂN định cho người thụ hưởng ở một TIỀN địa điểm nhất định
  4. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền (tt) 5.1.2. Các bên tham gia Người chuyển tiền (Remitter) Ngân hàng chuyển tiền Người thụ (Remitting Phương thức hưởng bank) (Beneficiary) chuyển tiền Ngân hàng trả tiền (Beneficiary bank)
  5. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền (tt) ➢ Người chuyển tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền, thường là người mua, người nhập khẩu hay người mắc nợ ➢ Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng nhận ủy thác chuyển tiền của người chuyển tiền ➢ Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán, người xuất khẩu, chủ nợ hoặc một người nào đó do người chuyển tiền chỉ định ➢ Ngân hàng trả tiền (Beneficiary bank): là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng
  6. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền (tt) 5.1.3. Hình thức chuyển tiền ❖Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện ❖Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT, TELEX
  7. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền(tt) 5.1.3. Trình tự tiến hành - Chuyển tiền trả sau Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng - Chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và do đó người xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng.
  8. www.themegallery.com LOGO Chuyển tiền trả sau Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền đại lý 3 4 2 5 1 Người Người nhập khẩu xuất khẩu
  9. www.themegallery.com LOGO Chuyển tiền trả sau (1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. (3) Ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu. (5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.
  10. www.themegallery.com LOGO Chuyển tiền trả trước Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền đại lý 2 3 1 5 4 Người Người nhập khẩu xuất khẩu
  11. www.themegallery.com LOGO Chuyển tiền trả trước (1) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. (2) Ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý. (3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để người nhập khẩu có thể nhận hàng. (5) Ngân hàng chuyển tiền, sau khi ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.
  12. www.themegallery.com LOGO 5.1 Phương thức chuyển tiền (tt)  Nhận xét • Thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán • Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên • Áp dụng trong trường hợp: hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng không lớn lắm
  13. www.themegallery.com LOGO 5.3 Phương thức nhờ thu 5.3.1. Khái niệm Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành PHƯƠNG THỨC nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến NHỜ THU hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra. • Cơ sở pháp lý Điều lệ thống nhất tế (ICC) phát hành, số xuất bản No.522 có về nhờ thu (The Uniform Rules for Collection) do Văn phòng Thương mại quốc hiệu lực từ ngày 01/01/1996 – URC 522
  14. www.themegallery.com LOGO 5.3 Phương thức nhờ thu(tt) 5.3.1. Các bên tham gia Người ủy nhiệm thu (Principal) Ngân hàng thu hộ (Collecting Người trả Phương thức Bank) tiền nhờ thu (Drawee) Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank)
  15. www.themegallery.com LOGO 5.3 Phương thức nhờ thu(tt) - Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng. Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu. - Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng phục vụ người ủy nhiệm thu. - Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ. - Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu. Người trả tiền chính là người nhập khẩu.
  16. www.themegallery.com LOGO 5.3.2. Phân loại  Nhờ thu trơn (Clean collection) ⚫ Khái niệm Nhờ thu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu NHỜ do mình lập ra, còn chứng từ hàng hóa THU thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, TRƠN không gửi cho ngân hàng.
  17. www.themegallery.com LOGO Trình tự tiến hành Ngân hàng 6 Ngân hàng nhận ủy thác thu đại lý 3 2 7 5 4 1 Người Người xuất khẩu nhập khẩu
  18. www.themegallery.com LOGO Nhờ thu trơn (Clean collection): (1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu. (2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng để ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu. (3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết. (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán. (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán. (6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền. (7) Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền.
  19. www.themegallery.com LOGO  Nhận xét: • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán • Quyền lợi bên bán không được đảm bảo • Áp dụng trong trường hợp Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hóa
  20. www.themegallery.com LOGO  Nhờ thu kèm chứng từ (Document collection) ⚫ Khái niệm Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiền hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gởi kèm theo, với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu hàng hóa.
  21. www.themegallery.com LOGO Nhờ thu kèm chứng từ (Document collection) ➢ Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:  Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment – D/P): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay  Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documents against acceptance – D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu
  22. www.themegallery.com LOGO Trình tự tiến hành 3 Ngân hàng Ngân hàng nhận ủy thác thu đại lý 7 2 8 5 6 4 1 Người Người xuất khẩu nhập khẩu
  23. www.themegallery.com LOGO  Nhờ thu kèm chứng từ (Document collection) (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa. (2) Người xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu. (3) Ngân hàng nhận ủy thác quyền chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu. (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (5) Người nhập khẩu trả tiền trong trường hợp D/P hay ký chấp nhận trả tiền trong trường hợp D/A. (6) Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng. (7) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân hàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu. (8) Ngân hàng nhận ủy thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩu.
  24. www.themegallery.com LOGO Nhờ thu kèm chứng từ (Document collection)  Nhận xét ▪ Ngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ ▪ An toàn đối với người xuất khẩu hơn nhờ thu trơn ▪ Áp dụng trong trường hợp: Hai bên quen biết, tin tưởng lẫn nhau, có quan hệ thường xuyên với nhau Thanh toán cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm c. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương thức nhờ thu
  25. www.themegallery.com LOGO 5.4 Phương thức tín dụng chứng từ 5.4.1. Khái niệm Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân Phương hàng theo yêu cầu của khách hàng thức tín cam kết sẽ trả một số tiền nhất định dụng cho người thụ hưởng hoặc chấp chứng từ nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng
  26. www.themegallery.com LOGO 5.4 Phương thức tín dụng chứng từ  Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng
  27. www.themegallery.com 3. Phương thức tín dụng LOGO chứng từ (Documentary credit) Các bên tham gia Người xin mở L/C (applicant) Người hưởng lợi (beneficiary) Phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng mở L/C Ngân hàng (The issuing thông báo L/C bank) (The advising bank)
  28. www.themegallery.com LOGO * Các bên tham gia: - Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu. - Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa. - Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngoài ra còn có các ngân hàng sau tham gia: ▪ Ngân hàng xác nhận (The confirming bank) ▪ Ngân hàng thanh toán (The paying bank) ▪ Ngân hàng chiết khấu (The negotiating bank) ▪ Ngân hàng chấp nhận (The accepting bank)
  29. www.themegallery.com LOGO Cơ sở pháp lý ▪ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) - UCP Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 sau đó được sửa đổi bổ sung qua các năm 1951, 1962, 1974, 1983 (thường gọi là UCP 400) và năm 1993 (thường gọi là UCP500), gần đây nhất là ngày 25/10/2006 ICC đã công bố UCP 600 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007 ▪ Quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform Rules for Bank-to-Bank Reibursement under Documentary Credits) - URR ▪ Bản phụ trương của UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation) - eUCP ▪ Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for Examination of Documents under Documentary Credits) - ISBP
  30. www.themegallery.com LOGO Quy trình thực hiện 3 Ngân hàng Ngân hàng 7 mở L/C thông báo L/C 8 9 6 4 2 11 10 5 Người Người nhập khẩu xuất khẩu 1
  31. 1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương www.themegallery.commại. 2) NgườiLOGO nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. 3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết. 4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở. 5) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. 6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. 7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. 8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. 9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu. 10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu. 11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng.
  32. www.themegallery.com LOGO c. Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ  Đối với đơn vị xin mở L/C - Người nhập khẩu 1. Điều kiện để được mở L/C 2. Ký quỹ theo yêu cầu Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, ngân hàng thường yêu cầu đơn vị xin mở L/C thực hiện việc ký quỹ. Số tiền ký quỹ sẽ được lưu ý vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi, để dành cho việc thanh toán L/C 3. Lập giấy đề nghị mở L/C
  33. www.themegallery.com LOGO  Đối với ngân hàng mở L/C – Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu • Cơ sở tạo lập L/C L/C được tạo lập trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa người mua và người bán và giấy đề nghị mở L/C do người mua lập • Những nội dung chủ yếu của L/C • Kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến • Sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C Những nội dung sữa đổi chỉ có giá trị khi thỏa mãn đòi hỏi sau: 1.Sửa đổi, bổ sung trong thời hạn hiệu lực của L/C 2. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành bằng văn bản 3. Có sự đồng ý của các bên liên quan
  34. www.themegallery.com LOGO Đối với ngân hàng thông báo – Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu • Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo chuyển ngay và nguyên vẹn văn bản L/C đến cho người xuất khẩu • Khi nhận được bộ chứng hàng hóa do người xuất khẩu nộp vào, ngân hàng phải chuyển ngay cho ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền
  35. www.themegallery.com LOGO  Đối với người xuất khẩu • Khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra xem những nội dung và điều khoản quy định của L/C có phù hợp với những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không • Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu phải ký phát hối phiếu đòi tiền cho người nhập khẩu và lập bộ chứng từ hàng hóa gửi vào ngân hàng để được thanh toán.
  36. www.themegallery.com LOGO d. Các loại thư tín dụng thương mại 1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại L/C có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng, bởi vì L/C này chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết. 2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là một loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP600 – ICC2006)
  37. www.themegallery.com LOGO d. Các loại thư tín dụng thương mại (tt) 3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmend irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được và được một Ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với Ngân hàng mở L/C. Thông thường Ngân hàng mở L/C sẽ nhờ Ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò Ngân hàng xác nhận. 4. Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers).
  38. www.themegallery.com LOGO d. Các loại thư tín dụng thương mại (tt) 5. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng trị giá hợp đồng 6. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ được mở trên cơ sở một L/C khác 7. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra
  39. www.themegallery.com LOGO d. Các loại thư tín dụng thương mại (tt) 8. Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu. 9. Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này 10. Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C) 11. Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement) 12. L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable transferable L/C)
  40. www.themegallery.com LOGO e. Nhận xét: - Ưu điểm: + Đây là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế: ☺ Đối với nhà nhập khẩu: • Người mua có thể chủ động mở L/C để mua hàng hóa theo yêu cầu của mình và được ngân hàng xam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu. • Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/C thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/C.
  41. www.themegallery.com LOGO ☺Đối với nhà xuất khẩu: • Khi nhận được L/C thì nhà xuất khẩu an tâm vì có được sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. • Nhà xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C thì có thể thỏa thuận với người mua áp dụng L/C xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/C thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán L/C. • Trường hợp sử dụng L/C không thể hủy ngang, người mua và ngân hàng chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của người bán. • Trong trường hợp người bán cần được tài trợ trước khi gởi hàng thì có thể thương lượng với người mua phát hành một L/C có điều khoản đó.
  42. www.themegallery.com LOGO + Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thương mại. + Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn. + Thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi thiếu vốn
  43. www.themegallery.com LOGO Nhược điểm: + Thủ tục rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao + Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức này cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế + Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp. Đến khi người mua phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ
  44. Add your company slogan www.themegallery.com LOGO