Tài chính ngân hàng - Chương 3: Thị trường ngoại hối

ppt 67 trang nguyendu 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính ngân hàng - Chương 3: Thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_ngan_hang_chuong_3_thi_truong_ngoai_hoi.ppt

Nội dung text: Tài chính ngân hàng - Chương 3: Thị trường ngoại hối

  1. LOGO LOGO CHƯƠNG 3 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Người biên soạn: Lê Ngọc Quỳnh Anh Bộ môn: Tài chính – Ngân hàng www.themegallery.com
  2. Mục tiêu: • Hiểu biết một cách tổng quan về thị trường ngoại hối, mô hình tổ chức và cấu trúc của thị trường ngoại hối. • Giới thiệu các kỹ thuật mua - bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối quốc tế, bao gồm nhiều loại giao dịch đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của các đối tượng tham gia trên thị trường.
  3. NỘI DUNG 3.1. Thị trường ngoại hối 3.2. Các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến ngoại hối
  4. 3.1. Thị trường ngoại hối 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 3.1.3. Thành viên tham gia thị trường ngoại hối 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối 3.1.4.1. Thị trường giao ngay 3.1.4.2. Thị trường tiền gửi
  5. 3.1.1. Khái niệm • Ngoại tệ • Ngoại hối Đối với Việt Nam, theo Pháp lệnh Ngoại hối số 28, Điều 4, khoản 1 thì: Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế thì cũng được coi là ngoại hối.
  6. • Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch liên quan đến ngoại tệ (mua - bán, gửi - vay các loại ngoại tệ) theo các điều kiện thỏa thuận. Gồm: + Thị trường giao ngay, thực hiện mua – bán các loại ngoại tệ + Thị trường tiền gửi, thực hiện gửi - vay các loại ngoại tệ
  7. 3.1.2. Đặc điểm • Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế • Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục • Không có địa điểm cụ thể • Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính
  8. 3.1.2. Đặc điểm • Trong bất cứ giao dịch ngoại hối nào thì ít nhất có một đồng tiền đóng vai trò làm ngoại tệ. • Ngôn ngữ sử dụng trên thị trường rất ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất khó hiểu với người thường. • Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn. • Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
  9. 3.1.3. Thành viên tham gia thị trường ngoại hối Thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối Các NHTM(lớn) •Kinh doanh cho chính NH Nhà môi giới NHTW tư cách & khách hàng •Hoạt động như NHTM •Tác nghiệp thị trường kiểm soát các nghiệp vụ liên tục Hoạt động liên quan •Giá cả theo của thị trường đến Ngoại tệ cung cầu
  10. 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối 3.1.4.1. Thị trường giao ngay Thị trường giao ngay Thị trường giao ngay là nơi thực hiện mua - bán giao ngay các loại ngoại tệ, với các điều kiện xác định. + Giá cả là tỷ giá + Khối lượng ngoại tệ giao dịch + Thời gian: ngày giá trị theo nguyên tắc J+2
  11. 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối 3.1.4.1. Thị trường giao ngay (tt) Thị trường thỏa thuận Thị trường giao dịch theo tùy ý phiên • Hoạt động thị trường - Hoạt động có giờ giấc, có liên tục 24/24h địa điểm • Không có địa điểm, - Các đối tượng có cung - mọi giao dịch theo cầu ngoại tệ đến thoả truyền thông thuận HĐ • Giao dịch kết thúc tại các NHTM - GD kết thúc Tại NHTM
  12. 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối 3.1.4.2. Thị trường tiền gửi Là nơi thực hiện gửi – vay các loại ngoại tệ từ 1 ngày đến 5 năm đối với bất kỳ ngoại tệ nào khi có cung- cầu, với điều kiện xác định - Giá cả là lãi suất - Khối lượng vốn giao dịch - Thời gian: + ngày giá trị (để ngỏ) + ngày hoàn trả
  13. 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối(tt) HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI Là loại hình thị trường có kỳ hạn chính xác theo thời gian Ngày giá trị để ngỏ - sử dụng vốn 1 ngày - Vay hôm nay trả ngày mai O/N - Vay mai trả ngày mốt T/N - Vay ngày bất kỳ trả ngày kế tiếp S/N
  14. 3.1.4. Cấu trúc của thị trường ngoại hối(tt) Mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và thị trường tiền gửi thông qua sử dụng vốn 1 ngày Hoạt động của 2 thị trường sẽ đáp ứng yêu cầu vốn cho các doanh nghiệp bất kỳ thời điểm nào • Ví dụ : Công ty M (có tài khoản SEK) thứ 2 ngày 16/4 nhận được thông tin ngay hôm sau ngày 17/4 cần chi trả 100.000 EUR sẽ được sỡ hữu hàng hóa có lợi nhuận cao. Nếu không thanh toán được hàng hóa này đối tác sẽ bán cho người khác (không có điều kiện đặc biệt).
  15. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI (tt) Là loại hình thị trường có kỳ hạn chính xác theo thời gian Ngày hoàn trả chính xác đúng hạn, đến hạn Trả trước - trả chậm đều chịu phạt lãi Mức phạt liên quan: + Mối quan hệ giữa NH & Khách hàng + Nhu cầu vốn trên thị trường tại thời điểm đó
  16. Phạt lãi trả trước  Khi thị trường không có nhu cầu vốn Phạt ở mức tối đa: bằng lãi suất huy động của NH theo thời gian hợp đồng với thời gian trả trước Khi thị trường có nhu cầu vốn Phạt ở mức tối thiểu: bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động của NH theo thời gian hợp đồng với thời gian trả trước
  17. CTN • Lãi phải trả tính theo lãi đơn I = 36000 Trong đó C : là vốn giao dịch T : là lãi suất áp dụng cho khách N : là chính xác số ngày của kỳ hạn
  18. Cách thông báo LS Lãi suất công bố trên thị trường áp dụng cho các tổ chức tín dụng VD: Lãi 6 tháng EUR 5 ¼ - 5 ½ (lãi suất này tính trên cơ sở năm thương mại)
  19. Lãi suất áp dụng cho khách • Khách giao dịch với mức lãi suất cao Tb khoản GD gọi là Ứng trước ngoại tệ • Khách giao dịch với mức lãi suất thấp Tm khoản GD gọi là Phong toả ngoại tệ • LS. Áp dụng cho khách ± phụ phí NH + Tb + phụ phí + Tm - phụ phí
  20. Công ty X có khoản ứng trước ngoại tệ, trị giá 5.000.000 EUR hợp đồng, thời gian sử dụng vốn của công ty là 6 tháng, ngày giá trị của giao dịch là 15/3 Lãi suất thị trường thông báo 2 tháng EUR : 4 – 41/2 6 tháng EUR : 41/4 – 4 3/4 phụ phí NH: ± 1/8 Yêu cầu : Xác định vốn giao dịch của công ty X a. Khi đến hạn thanh toán (sau 6 tháng) b. Công ty sử dụng vốn 4 tháng, công ty xin trả trước (thị trường có thể giải ngân vốn) c. Công ty sử dụng vốn 4 tháng, công ty không trả trước (thị trường có thể giải ngân vốn) d. Công ty sử dụng vốn 4 tháng , công ty xin trả trước (thị trường không thể giải ngân vốn)
  21. Gợi ý giải: A, Vốn giao dịch của công ty khi đến hạn xử lý theo công thức C + Lãi phải trả 6 tháng B, Công ty sử dụng vốn 4 tháng (thị trường có thể giải ngân vốn) công ty xin trả trước. C + Lãi phạt mức tối thiểu C, Công ty sử dụng vốn 4 tháng (thị trường có thể giải ngân vốn) công ty không trả trước. C + Lãi phải trả 6 tháng – Lãi gửi 2 tháng D, Công ty sử dụng vốn 4 tháng (thị trường không thể giải ngân vốn) công ty xin trả trước. C + Lãi phạt mức tối đa
  22. 3.2. Các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến ngoại hối 3.2.1. Giao dịch giao ngay 3.2.2. Giao dịch kỳ hạn 3.3.3. Giao dịch hoán đổi 3.3.4. Giao dịch quyền chọn 3.3.5. Giao dịch tương lai
  23. 3.2.1. Giao dịch giao ngay 3.2.1.1. Khái niệm 3.2.1.2. Ứng dụng nghiệp vụ Acbit » Ứng dụng Acbit trong đầu cơ » Ứng dụng Acbit trong thanh toán 3.2.1.3. Tác dụng của giao dịch giao ngay
  24. 3.2.1. Giao dịch giao ngay (tt) 3.2.1.1. Khái niệm Giao dịch giao ngay là giao dịch mua – bán một số lượng ngoại tệ giữa 2 bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày cam kết mua – bán.
  25. • Hợp đồng giao dịch giao ngay, bao gồm các yếu tố + Các bên đối tác tham gia: Bên mua và Bên bán + Các đồng tiền + Tỷ giá giao ngay + Số tiền được trao đổi + Ngày giao dịch + Ngày giá trị + Các chỉ thị thanh toánTỷ giá bán – Tỷ giá mua + Các chi phí
  26. 3.2.1.2. Ứng dụng nghiệp vụ Acbit • Khái niệm: Là tiến hành đồng thời việc mua – bán ngoại tệ trên các thị trường nhằm tận dụng mức chênh lệch giá, mua ở thị trường có giá rẻ nhất và bán ở nơi được giá nhất. Acbit được xem là biến tướng của kinh doanh ngoại hối giao ngay.
  27. + Với mục tiêu cụ thể: • Đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ trong thanh toán • Đảm bảo an toàn vốn ngoại tệ đang nắm giữ • Tìm kiếm lợi nhuận trong mua bán ngoại tệ • Đạt được hiệu quả cao trong thanh toán
  28. + Phân loại: • Xét về loại hình có 2 loại Acbit + Acbit đơn giản: Mua – Bán ngoại tệ được diễn ra trên 2 thị trường + Acbit phức tạp: Mua – Bán diễn ra từ 3 thị trường trở lên • Xét về nghiệp vụ chia làm hai loại + Acbit thông thường + Acbit đầu cơ
  29. Ứng dụng Acbit trong đầu cơ • Mua – Bán ngoại tệ diễn ra ở 2 thị trường Ví dụ Thị trường Đức báo tỷ giá giao ngay EUR/USD = 1,1255/75 EUR/GBP = 0,7255/80 Thị trường Mỹ báo giá tỷ giá giao ngay USD/EUR = 0,8915/35 USD/GBP = 0,6435/50 Tìm cơ hội Acbit cho các cặp đồng tiền trên, giả thiết ngoại trừ mọi yếu tố chi phí
  30. Ứng dụng Acbit trong đầu cơ • Mua – Bán ngoại tệ diễn ra ở 3 thị trường trở lên • Ví dụ 3.4: Ông X có khoản tiền trị giá 150.000 EUR, nhận được thông báo tỷ giá trên các thị trường. Thị trường 1 báo giá: EUR/USD = 1,1255/75 Thị trường 2 báo giá: USD/CHF = 1,5642/42 Thị trường 3 báo giá: EUR/CHF = 1,7890/10 Hãy thực hiện kinh doanh cho ông X và tìm kiếm lợi nhuận Acbit cho các giao dịch. Giả thiết loại trừ mọi yếu tố chi phí.
  31. Ứng dụng Acbit trong thanh toán Có 2 phương pháp • Phương pháp thanh toán qua bản tệ • Phương pháp thanh toán qua Acbit
  32. Ví dụ: Công ty X (SEK) trong cùng một ngày nhận được thông báo, họ được thanh toán khoản tiền trị giá 50.000 GBP và 15.000.000 JPY; đồng thời họ phải chi khoản tiền hàng trị giá 200.000 CHF và 25.000 EUR. Hãy thực hiện giao dịch cho công ty và tính lợi ích Acbit qua 2 phương pháp giao dịch. Thị trường thông báo tỷ giá giao ngay: GBP/USD = 1,7395/05 USD/CHF = 1,5642/42 EUR/USD = 1,1235/75 USD/JPY = 115,00/95 USD/SEK = 7,8310/97
  33. Ví dụ: Công ty XNK X trong cùng 1 ngày nhận được thông báo Trong ngày họ thu được khoản tiền xuất khẩu hàng hóa trị giá 50.000.000 HKD và 100.000 USD, đồng thời họ phải chi trả 30.000 GBP. Hãy ứng dụng Acbit thực hiện thanh toán cho công ty và chuyển thành CHF vào tài khoản của công ty X để trả nợ cho đối tác. Tỷ giá giao ngay trên thị trường GBP/USD = 1,7550/50 USD/CHF = 1,3836/36 USD/HKD = 7.556/7.759 EUR/USD = 1,2235/75 Tính tài khoản CHF?
  34. 3.2.1.3. Tác dụng của giao dịch giao ngay • Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các đơn vị (các ngân hàng, các công ty, các tổ chức kinh tế ) để thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc nhập khẩu trả ngay cho các đối tác nước ngoài. • Tạo điều kiện cho các đối tượng của thị trường ngoại hối thực hiện việc bán ngoại tệ, để chuyển hóa thành đồng nội tệ nhằm tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách bình thường, đồng thời qua đó loại bỏ được những rủi ro do tỷ giá giảm trong tương lai.
  35. 3.2.2. Giao dịch kỳ hạn 3.2.2.1. Khái niệm 3.2.2.2. Những chú ý 3.2.2.3. Cách yết giá và cách xác định tỷ giá kỳ hạn 3.2.2.4. Phòng chống những rủi ro về tỷ giá qua hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ 3.2.2.5. Tác dụng của giao dịch kỳ hạn
  36. 3.2.2. Giao dịch kỳ hạn (tt) 3.2.2.1. Khái niệm Giao dịch kỳ hạn là một giao dịch mua – bán một số lượng ngoại tệ mà các điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại tệ được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng sẽ được thực hiện vào một ngày nhất định trong tương lai (từ 15 ngày, 1 tháng, 2 tháng đến 12 tháng).
  37. 3.2.2.2. Những chú ý • Hợp đồng kỳ hạn sau khi đã ký kết và đăng ký – thì các bên mua bán không được hủy bỏ hợp đồng vì bất cứ lý do gì, trừ phi một trong các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản hoặc bị mất khả năng thanh toán hoàn toàn. • Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồng là tỷ giá kỳ hạn • Khi hợp đồng đến hạn các bên giao dịch phải thực hiện chuyển tiền cho đối tác của mình bất kể tỷ giá thực tế vào ngày đó như thế nào, nếu chậm trễ sau 2 ngày làm việc, thì sẽ bị phạt tiền.
  38. 3.2.2.3. Cách yết giá và cách xác định tỷ giá kỳ hạn Có 2 cách yết giá kỳ hạn: • Cách 1: Thông báo trực tiếp tỷ giá kỳ hạn. • Cách 2: Yết giá theo kiểu swap (công bố theo điểm). Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng GBP/USD 1,7395/15 95/99 35/45 EUR/USD 1,1245/75 24/36 73/78 USD/JPY 115,05/95 32/25 136/110
  39. Có 2 cách xác định tỷ giá • Thứ nhất, dựa trên cơ sở điểm kỳ hạn (xác định được điểm kỳ hạn) khi biết tỷ giá giao ngay và lãi suất thị trường với các đồng tiền có liên quan. • Công thức tổng quát tính điểm kỳ hạn D(T −T )N R = 2 1 36.000 +T1N Trong đó: R: điểm kỳ hạn D: Tỷ giá giao ngay áp dụng T1: Lãi suất của đồng tiền yết giá T2: Lãi suất của đồng tiền định giá N: Chính xác số ngày của kỳ hạn
  40. • Khách thực hiện giao dịch bán kỳ hạn sẽ áp dụng tỷ giá kỳ hạn mua DM kỳ hạn = DM + điểm mua • Khách thực hiện giao dịch mua kỳ hạn sẽ áp dụng tỷ giá kỳ hạn bán DB kỳ hạn = DB + điểm bán
  41. • Ví dụ: Tính tỷ giá kỳ hạn 1 tháng USD/CHF Biết thông tin thị trường D: Tỷ giá giao ngay USD/CHF = 1,5742/42 T1: Lãi suất USD 1 tháng 4 – 4 1/2 T2: Lãi suất CHF 1 tháng 7 – 7 1/2 N: 30 ngày
  42. • Thứ hai: Tính theo ngang bằng lãi suất, tức là xác định tỷ giá kỳ hạn dựa vào thị trường giao ngay và thị trường tiền gửi.
  43. • Ví dụ: Công ty X nhận được thông báo: Trong vòng 30 ngày tới công ty nhận được 150.000 EUR và phải chi trả lượng tiền là 45.000 GBP và 15.000 AUD Hãy ứng dụng Acbit giao ngay cho công ty và chuyển số ngoại tệ còn lại sang CHF. Tổng CHF của cả hai giai đoạn là bao nhiêu? (Giả thiết mọi số dư không sinh lãi) Thông tin thị trường: Tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1,7550/50 USD/CHF = 1,3836/36 USD/HKD = 7.556/7.759 EUR/USD = 1,2235/75 Lãi suất thị trường 1 tháng EUR: 5 – 5 ½ CAD: 6- 6 ½ CHF: 7 ¼ - 7 ½ GBP: 9 – 9 1/8 (Lãi suất chưa đổi tương đương) Phụ phí: ± 1/8
  44. • Ứng trước ngoại tệ để bù đắp rủi ro lãi suất TN CE = C ( 1 − ) 36.000 +TN • Trong đó C: vốn vay hợp đồng CE: vốn được nhận T: lãi suất áp dụng N: số ngày của thời hạn hợp đồng
  45. • Ví dụ: Công ty Z trong vòng 30 ngày tới có khoản thu ngoại tệ trị giá 500.000 GBP song thời điểm hiện tại họ có nhu cầu sử dụng EUR, họ đề nghị ngân hàng ứng trước EUR cho mình.(ngân hàng chấp nhận). Hãy thực hiện giao dịch và tính số EUR ngân hàng tro cho khách hàng. Thông tin thị trường Tỷ giá giao ngay GBP/USD = 1,7550/50 EUR/USD = 1,2235/75 Lãi suất 1 tháng EUR: 4 – 4 ½ GBP: 9 – 9 1/8 (ls chưa đổi tương đương) Phụ phí: ± 1/8
  46. 3.2.2.4. Ứng dụng • Gia hạn hợp đồng kỳ hạn Do thu nhập dự tính vào ngày J+n là ngày đến hạn của hợp đồng bị chậm lại vì nhiều lý do khác nhau hoặc do người mua có những lý do thương mại hoặc tài chính khác muốn lùi ngày thanh toán. • Kết thúc hợp đồng trước hạn Đây là trường hợp yêu cầu thanh toán trước hạn của một hợp đồng có kỳ hạn
  47. • Gia hạn hợp đồng kỳ hạn Ví dụ: Vào ngày 16/3 một công ty thỏa thuận bán kỳ hạn 3 tháng 500.000 USD nhận CHF với đối tác, ngày đến hạn sẽ vào ngày 16/6 Thị trường có thông tin Tỷ giá giao ngay USD/CHF = 1,3558/18 Lãi suất thị trường 1 tháng USD: 4 – 4 ½ CHF: 7 – 7 ¼ 3 tháng USD: 4 1/8 – 4 5/8 CHF: 7 1/8 – 7 3/4 Khi đến ngày 16/6 công ty xin gia hạn thêm hợp đồng bán này 1 tháng (16/7). Tính vốn giao dịch cho công ty
  48. 3.2.2.5. Tác dụng của giao dịch kỳ hạn • Đảm bảo cho người mua, hay người bán thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ một cách hoàn toàn chắc chắn. Nhờ đó họ có thể thực hiện các cam kết một cách đúng hạn, tạo lòng tin và uy tín trong quan hệ giao dịch kinh tế, thương mại. • Là một công cụ để phòng chống rủi ro về tỷ giá. • Là công cụ giúp các nhà kinh doanh ngoại tệ thực hiện các giao dịch kỳ hạn với nhiều ngoại tệ, với nhiều kỳ hạn khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận.
  49. 3.2.3. Giao dịch hoán đổi (SWAP) • Swap tiền tệ • Swap lãi suất
  50. Giao dịch swap tiền tệ Khái niệm Giao dịch hoán đổi tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch giao ngay với một giao dịch kỳ hạn – đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng ngoại tệ biến đổi khác trong thời gian xác định, việc trao đổi được thực hiện theo phí tổn Swap. D(T −T )N Phí tổn Swap = 2 1 (thị trường thông thường) 36000 + T N Trong đó: 1 D: là tỷ giá giao ngay T1: lãi suất của tiền yết giá T2: lãi suất của tiền định giá N: số ngày chính xác của thời gian hoán đổi
  51. Lí do cho việc sử dụng hợp đồng hoán đổi • Thứ nhất, là sử dụng hợp đồng hoán đổi để hạ thấp chi phí. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thể hạ thấp chi phí vay vốn cho các bên tham gia bằng nhiều cách • Thứ hai, sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ như một công cụ phòng ngừa rủi ro
  52. Ứng dụng hoán đổi tiền tệ đối với khách hàng (khách hàng chủ động yêu cầu hoán đổi) + Tình huống 1: Khách hàng cần một lượng cố định ngoại tệ Ví dụ: Tại Thụy Sỹ, công ty X cần 1.000.000 USD trong thời gian 30 ngày, tiền đối ứng tạm dư là CHF. Tỷ giá giao ngay: USD/CHF = 1,5642/42 Lãi suất 1 tháng: USD: 4 – 4 ¼ CHF: 7 – 7 ½
  53. Chú ý: Đến ngày đáo hạn, một trong 2 phía đổi tác chưa sẵn sàng giao dịch, họ yêu cầu ký tiếp hợp đồng kỳ hạn (yên cầu được chấp nhận) thì tỷ giá phát sinh trong hợp đồng mới được xác định bằng tỷ giá Swap của hợp đồng trước đó. Trường hợp 1: Công ty yêu cầu gia hạn theo hợp đồng kỳ hạn Do công ty chưa sẵn sàng giao dịch, công ty chưa có đủ số USD để trao nên yêu cầu ký tiếp hợp đồng kỳ hạn bán, kỳ hạn 30 ngày (30 ngày tiếp công ty mới trả cho đối tác) theo tỷ giá kỳ hạn mới. Trường hợp 2: Đối tác yêu cầu gia hạn theo hợp đồng kỳ hạn mới Do đối tác của công ty X chưa sẵn sàng giao dịch, chưa chuẩn bị được CHF để nhận lại USD nên yêu cầu ký tiếp hợp đồng kỳ hạn mua, kỳ hạn 30 ngày tiếp (tức là 30 ngày tới đối tác mới nhận được USD từ công ty X) theo tỷ giá kỳ hạn mới.
  54. Tóm tắt công thức: (Tại thị trường thông thường) Công ty cần J + 2 => DB J + 2 + N => DSwap = DB + phí tổn Swap (ở điểm mua) TH1: Công ty chưa sẵn sàng giao dịch, ký hợp đồng kỳ hạn ’ bán, kỳ hạn mới N ' DSwap (T2m −T1b )N DM (N’)= DSwap + ' 36000 + T1b N TH2: Đối tác chưa sẵn sàng giao dịch, ký hợp đồng kỳ hạn mua, kỳ hạn mới N’ ' DSwap (T2b −T1m )N DB (N’) = DSwap + ' 36000 + T1m N
  55. + Tình huống 2: Khách hàng có dư 1 lượng cố định ngoại tệ và cần một lượng ngoại tệ khác. Ví dụ: Tại thị trường Anh, công ty M tạm dư 1.000.000 GBP trong thời gian 180 ngày, họ cần sử dụng CHF. Thực hiện giao dịch Swap GBP/USD cho công ty. Tỷ giá giao ngay: GBP/USD = 1,7395/05 => GBP/CHF= 2,720926/2,739895 USD/CHF = 1,5642/42 Lãi suất 6 tháng GBP: 91/8 – 91/4 CHF: 71/4 – 73/8 => (Anh): CHF x : 7,3507 – 7,4774 Lãi suất 1 tháng GBP: 9 – 91/16 CHF: 7 – 71/8 => (Anh): CHF x : 7,0972 – 7,2239
  56. Trường hợp 1: Công ty yêu cầu gia hạn theo hợp đồng kỳ hạn Do công ty M chưa sẵn sàng giao dịch, chưa muốn nhận GBP do chưa có đủ CHF nên yêu cầu ký tiếp hợp đồng kỳ hạn mua, kỳ hạn 30 ngày tiếp (30 ngày tới công ty mới nhận GBP từ đối tác) theo tỷ giá kỳ hạn mới. Trường hợp 2: Đối tác yêu cầu gia hạn theo hợp đồng kỳ hạn mới Đối tác của công ty M chưa sẵn sàng giao dịch, do chưa có đủ GBP để trao, nên yêu cầu ký tiếp hợp đồng kỳ hạn bán, kỳ hạn 30 ngày (30 ngày tới đối tác mới trả GBP cho công ty M, theo tỷ giá kỳ hạn mới.
  57. Tóm tắt công thức: (Tại thị trường Anh) Công ty có J + 2 => DM J + 2 + N => DSwap = DM + phí tổn Swap (ở điểm bán) TH1: Công ty chưa sẵn sàng giao dịch, ký hợp đồng kỳ hạn mua, kỳ hạn mới N’ D (T −T )N ' D (N’)= D + Swap 2b 1m M Swap ' 36500 + T1m N TH2: Đối tác chưa sẵn sàng giao dịch, ký hợp đồng kỳ hạn mua, kỳ hạn mới N’ ' DSwap (T2m −T1b )N DB (N’) = DSwap + ' 36500 + T1b N
  58. • Ứng dụng Swap tiền tệ, khi ngân hàng chủ động yêu cầu thực hiện hoán đổi Tình huống 1: Ngân hàng tạm dư thừa một lượng ngoại tệ và cân 1 lượng cố định ngoại tệ khác. Ví dụ : Ngân hàng C tại thị trường thông thường cần 1.000.000 EUR trong thời gian 90 ngày, trong khi đó họ tạm dư thừa USD. Hãy thực hiện nghiệp vụ swap cho ngân hàng C.
  59. Tình huống 2: Ngân hàng tạm dư thừa một lượng cố định ngoại tệ và cần sử dụng ngoại tệ khác. Ví dụ : Ngân hàng Q tại thị trường thông thường tạm dư 1.000.000 EUR trong thời gian 90 ngày, trong khi đó họ cần sử dụng GBP. Hãy thực hiện nghiệp vụ swap cho ngân hàng Q.
  60. 3.2.4. Giao dịch quyền chọn • Khái niệm Quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính mà cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một số lượng tiền tệ ở một mức giá và thời hạn được xác định trước.
  61. Đặc điểm của giao dịch quyền chọn • Hợp đồng quyền chọn là dạng hợp đồng được hủy bỏ vô điều kiện. • Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho 1 phía đối tác giao dịch đó là các khách hàng của ngân hàng. Còn các ngân hàng là nhà kinh doanh ngoại tệ không có quyền đó, họ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền chọn. • Giao dịch quyền chọn là một công cụ phòng chống rủi ro hối đoái hiệu quả nhất cho người mua quyền chọn. Đồng thời giao dịch quyền chọn là công cụ kinh doanh năng động và có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.
  62. Phân loại quyền chọn • Theo tính chất quyền chọn + Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. + Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình (mua hoặc bán ngoại tệ) vào bất kỳ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn
  63. • Theo đối tác mua quyền chọn + Quyền chọn mua (Call Option): Quyền chọn mua là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “quyền chọn”) được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng được ký kết, hoặc không mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân mình. + Quyền chọn bán (Put Option): ): Quyền chọn bán là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “quyền chọn”) được quyền bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc hủy bỏ hợp đồng (không bán ngoại tệ) nếu diễn biến trên thị trường ngoại hối có lợi cho mình.
  64. Tác dụng của giao dịch quyền chọn • Giao dịch quyền chọn vừa cho phép khách hàng đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước mắt hoặc trong tương lai, vừa giúp họ lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu. • Giao dịch quyền chọn còn là công cụ phòng chống rủi ro hối đoái đồng thời là công cụ kinh doanh ngoại tệ linh hoạt và có hiệu quả hơn. • Giao dịch quyền chọn không phải là một cam kết chắc chắn nên người ta có thể lợi dụng nó để kinh doanh ngoại tệ và không cần phải có một số vốn lớn – chỉ cần một số vốn nhỏ và rất nhỏ cũng có thể thực hiện việc kinh doanh quyền chọn.
  65. 3.2.5. Giao dịch tương lai Khái niệm Giao dịch tương lai (hay còn gọi là giao dịch giao sau) là giao dịch mua – bán ngoại tệ được thực hiện qua sàn giao dịch của sở giao dịch hối đoái. Trong đó một hợp đồng tương lai được ký kết để thực hiện việc mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày trong tương lai.
  66. Đặc điểm của giao dịch tương lai • Các đồng ngoại tệ trong giao dịch tương lai là những đồng tiền chỉ định gồm USD (đồng tiền đối khoản) và các đồng tiền khác như GBP, EUR, CHF, JPY, AUD. • Trong giao dịch tương lai, ngày chuyển giao ngoại tệ được cố định vào một ngày nhất định, đó là ngày thứ tư của tuần thứ 3 của tháng thực hiện hợp đồng. Trong đó tháng thực hiện hợp đồng được quy định là tháng cuối của quý I, quý II, quý III và quý IV (tức là tháng 3, 6, 9, 12). • Trong giao dịch tương lai số lượng giao dịch đối với từng loại ngoại tệ được lượng hóa (gọi là đơn vị giao dịch) và các bên giao dịch chỉ được thực hiện theo đơn vị giao dịch này
  67. Tác dụng của giao dịch tương lai • Giao dịch tương lai do có giá trị không lớn, nên thu hút được nhiều người tham gia – không cần phải có vốn lớn. • Là công cụ để phòng ngừa những rủi ro về tỷ giá một cách linh hoạt