Tài chính ngân hàng - Chương 1: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

docx 135 trang nguyendu 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính ngân hàng - Chương 1: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_chinh_ngan_hang_chuong_1_ngan_hang_va_hoat_dong_ngan_han.docx

Nội dung text: Tài chính ngân hàng - Chương 1: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

  1. CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG & HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM I. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1. Ngân hàng trung ương Chức năng của ngân hàng trung ương là điều hành chính sách tiền tệ ( bình ổn đơn vị tiền tệ mà mình đang quản lý ) thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ giá a. Mối quan hệ giữa giá cả và lãi suất  Khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên lạm phát tăng lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực tế > 0.  Khi lãi suất tăng thì lãi suất tiền gửi tăng người dân gửi tiền vào ngân hàng lượng tiền trong lưu thông giảm, mặt khác lãi suất cho vay tăng lên khiến các danh nghiệp không muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh hạn chế tiền đưa vào trong lưu thông lạm phát giảm. 1
  2.  Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( SBV ) dùng lãi suất cơ bản để điều chỉnh lãi suất thị trường, từ đó kiềm chế lạm phát. b. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái  Trong phạm vi quốc gia, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.  Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài thì giá hàng trong nước cao hơn hàng nhập khẩu người dân chuyển hướng sang dùng nước ngoài nhu cầu ngoại tệ tăng lên để mua hàng hóa giá ngoại tệ tăng so với nội tệ tỷ giá tăng. Trong 20 năm gần đây, SBV hi sinh chỉ tiêu lạm phát ( phá giá đồng nội tệ ) để khuyến khích xuất khẩu. Lẽ ra đứng trước công cụ tỷ giá, SBV phải dùng nó để giữ giá trị đồng nội tệ. Khi tỷ giá tăng, để giữ cho tỷ giá theo mục tiêu thì SBV đứng trước 2 sự lựa chọn :  Hoặc là đẩy ngoại tệ ra điều này yêu cầu cần có 1 nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh. Trung Quốc với nguồn thu ngoại tệ dồi dào ( 3000 tỷ USD ) từ hoạt động xuất khẩu đã rất thành công trong việc định giá đồng Nhân dân tệ thấp so với USD, EURO. Tuy nhiên Việt Nam với dự trữ ngoại tệ thấp ( gần 20 tỷ USD ) không thể đẩy ngoại tệ ra để giữ tỷ giá mục tiêu.  Hoặc là kéo VND vào thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Vậy cơ sở nào để định giá tỷ giá hối đoái ( exchange rate ) ? Dựa vào “ Lý thuyết ngang bằng sức mua ”. Ví dụ: 1 phần ăn Kentucky ở Việt Nam giá 60.000 đồng còn ở Mĩ 1 phần ăn Kentucky giá 3 USD 1 USD = 20.000 VND. 2
  3. 2. Ngân hàng thương mại 2.1. Khoản 2 điều 6 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 : Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. DANH SÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC ( Tháng 12/ 2010 ) Vốn điều NGÀY STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ lệ/vốn được CẤP PHÉP cấp (tỷ đồng) NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 198 286/QĐ- 1 Joint Stock Commercial Trần Quang NH5 ngày 13.223 Bank for Foreign Trade of Khải – Hà Nội 21/9/1996 Vietnam 3
  4. NH TMCP Công 142/GP- 108 Thương Việt Nam NHNN 2 Trần Hưng 15.172 Vietnam Bank for Industry ngày Đạo, Hà Nội and Trade 03/7/2009 NH Đầu Tư và Phát Tháp BIDV 287/QĐ- triển Việt Nam 35 Hàng Vôi, 3 NH5 ngày 14.374 Bank for Investment and quận Hoàn 21/9/1996 Development of Vietnam Kiếm, Hà Nội NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Số 2 Láng Hạ, 280/QĐ- Nam 4 Ba Đình – NH5 ngày 20.708 Vietnam Bank for Hà Nội 15/01/1996 Agriculture and Rural Development Ngân hàng Phát triển Số 9 Võ Văn 769/TTg Nhà Đồng Bằng Sông Tần – quận 3- 5 ngày 3.000 Cửu Long TP. Hồ Chí 18/9/1997 Housing Bank of Minh Mekong Delta a. Điểm mạnh: Với nguồn vốn tự có lớn, các NHTM quốc doanh thường là nhà cung ứng vốn chính cho các doanh nghiệp quốc doanh lớn. 4
  5. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp và kinh nghiệm lâu năm là một lợi thế lớn nhất. Quy mô lớn nhất là Agribank với hơn 2200 chi nhánh và văn phòng giao dịch hoạt động khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Do quan hệ cung ứng tín dụng lâu năm, nhóm NHTM quốc doanh am hiểu nhiều về các doanh nghiệp, hoạt động của các doanh nghiệp và các vấn đề nội tại của nó hơn các nhóm ngân hàng khác. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm. Lợi thế huy động nguồn vốn to lớn với giá rẻ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước, đối tượng khách hàng truyền thống của các NHTM quốc doanh, mà các ngân hàng khác tiếp cận khó khăn hơn nhiều. Có thể tận dụng ( dù là tạm thời ) những nguồn vốn to lớn từ Chính phủ, chẳng hạn như các nguồn liên quan đến viện trợ, các nguồn vốn tài trợ theo các chương trình. b. Điểm yếu: Tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp nhà nước có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM quốc doanh , vì các DN nhà nước thường được xem là hoạt động kém hiệu quả và có tính cạnh tranh kém. Các NHTM quốc doanh có mức độ an toàn vốn thấp do gia tăng nợ xấu cần phải được trích lập dự phòng và xóa nợ. Tỷ lệ nợ xấu cao: vào thời điểm cuối năm 2008, tính toán theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam ( VAS ), nợ xấu của các NHTM quốc doanh chiếm khoảng 1 - 4% tổng dư nợ trong khi tỷ lệ này của 10 NHTM quốc doanh hàng đầu là dưới 2%. Theo một số nguồn tư liệu của nước ngoài như: Morgan Stanley, IMF, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn 3-5 lần nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế ( IAS ). 5
  6. 2.2. Ngân hàng thương mại cổ phần do các cổ đông đóng góp. Cổ đông có thể là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước kể cả các tổ chức đoàn thể, kinh tế, xã hội. Ví dụ: Cổ đông chính của ngân hàng TMCP Quân Đội ( MB ) là Tổng Công ty Viễn thông Quân đội của Bộ Quốc phòng. Đến tháng 12/2010, Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP, trong đó Eximbank có số vốn điều lệ lớn nhất với 10.560 tỷ đồng. a. Điểm mạnh: Mặc dù quy mô nhỏ, số lượng nhân viên còn hạn chế, mạng lưới chi nhánh ít hơn so với nhóm NHTM quốc doanh, nhóm NHTM cổ phần đã thu hút được các nhà đầu tư bởi sự tăng trưởng nhanh, lợi nhuận cao, chính sách cổ tức hấp dẫn. Đội ngũ nhân viên năng động, tận tâm phục vụ khách hàng, thường xuyên nâng cao, cập nhập chuyên môn. Đa số cán bộ của NHTM cổ phần đã sử dụng các kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn mà họ học được tại các NHTM quốc doanh trước, và cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trước khi chuyển sang làm việc tại các NHTM cổ phần. Cơ chế lương – thưởng linh động, có tính cạnh tranh đã giúp cho các NHTM cổ phần thu hút được các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước làm việc. b. Điểm yếu: Vốn tự có thấp. Tổng tài sản của 3 NHTM cổ phần hàng đầu ( ACB, Sacombank, Eximbank ) là 230 ngàn tỷ VND gần tương đương với tổng tài sản của VCB. Thiếu sự tách bạch vai trò của hội đồng quản trị và ban giám đốc 6
  7. Chiến lược phát triển giống nhau: hầu hết các NHTM cổ phần đều tuyên bố trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ đến từng phân khúc thị trường. Cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng của phần lớn các ngân hàng hầu như còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm minh pháp luật trong hoạt động ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là việc cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động ngân hàng. Hệ thống quản lý thông tin ( MIS ) tại nhiều NHTM cổ phần chưa được triển khai tốt, không dễ dàng truy xuất được các dữ liệu về khách hàng như số tài khoản, loại hình dịch vụ đã cung cấp 2.3. Ngân hàng thương mại liên doanh : Vốn điều lệ do của Bên Việt Nam ( gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam ) & Bên nước ngoài ( gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài ) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. DANH SÁCH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH ( Đến tháng 12 năm 2010 ) Vốn điều TÊN NGÂN NGÀY CẤP STT ĐỊA CHỈ lệ/vốn được HÀNG GIẤY PHÉP cấp VID PUBLIC 53 Quang Trung 25/3/92 64 1 BANK - Hà Nội 01/ NHGP triệu USD 7
  8. INDOVINA 39 Hàm Nghi 21/11/90 165 2 BANK LIMITTED Quận 1 - TP.HCM 135/NHGP triệu USD SHINHANVINA 3-5 Hồ Tùng Mậu 04/1/93 75 3 BANK Quận 1 - TP.HCM 10/ NHGP triệu USD VIỆT THÁI 2 Phó Đức Chính 20/4/95 62 4 VINASIAM BANK Quận 1 - TP.HCM 19/ NHGP triệu USD Vietnam - Russia 85 Lý Thường Kiệt 11/GP- 62,5 5 Joint Venture Bank – Hà Nội 30/10/2006 triệu USD 2.4. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài. DANH SÁCH NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI (Đến tháng 12/2010) Vốn điều lệ NGÀY CẤP STT TÊN ĐỊA CHỈ / vốn được GIẤY PHÉP NGÂN HÀNG cấp 235 Đồng Khởi, phường 235/GP-NHNN 1 HSBC Bến Nghé, Quận 1 - 3.000 ngày 08/9/2008 TP.HCM 8
  9. Standard Toà nhà Hà Nội 236/GP-NHNN 2 Towers, 49 Hai Bà 1.000 Chartered ngày 08/9/2008 Trưng, Hà Nội Lầu 7, số 41 Nguyễn 341/GP-NHNN 3 Shinhan Thị Minh Khai, 3.000 29/12/2008 Quận 1 - TP.HCM Tòa nhà Suncity, 13 Hai 268/GP-NHNN 4 ANZ 3.000 Bà Trưng, Hà Nội ngày 9/10/2008 Phòng 1203 Sài Gòn Trade Centre, 342/GP-NHNN 5 Hong Leong 3.000 37 Tôn Đức Thắng, 29/12/2008 Quận 1 - TP.HCM Ở Việt Nam cũng đang tồn tại “ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ” & “ Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài ” : Tên một số Địa chỉ “ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ” CITI BANK ( Mỹ ) - Chi nhánh TP. HCM 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM BANK OF CHINA, Chi nhánh TP. HCM 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM Tầng 18 Toà nhà Sun Wah 115 Đại MIZUHO Co. Bank, Chi nhánh TP. HCM lộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM 9
  10. WOORI BANK, Chi nhánh TP. HCM 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM BANGKOK BANK, Chi nhánh TP. HCM 35 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM BANK OF TOKYO MITSUBISHI UFJ 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh TP.HCM Mega international Commercial Bank 5B Tôn Đức Thắng, Quận 1, ( Đài Loan ), Ho Chi Minh City Branch TP.HCM Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 89 “ Quản trị, điều hành của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ” 1. Ngân hàng nước ngoài quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước nơi ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính và quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. 2. Tổng giám đốc ( Giám đốc ) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Tổng giám đốc ( Giám đốc ) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài. Điều 124, 125 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Quy định về Văn phòng đại diện 10
  11. Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chỉ được phép thành lập 1 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lãnh thổ Việt Nam và được thực hiện các hoạt động sau đây theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp : 1. Làm chức năng văn phòng liên lạc 2. Nghiên cứu thị trường 3. Xúc tiến các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 4. Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận ký giữa tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam, dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tài trợ tại Việt Nam. 5. Hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.  Điểm mạnh của Ngân hàng 100% vốn nước ngoài & Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Tính chuyên nghiệp là một lợi thế tuyệt đối của các ngân hàng nước ngoài. Quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ được xây thành chuẩn. đánh giá tín dụng tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống xếp hạn tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế. Quản trị rủi ro tốt nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, kinh nghiệm của các nhà quản lý tín dụng. Với một bề dày kinh nghiệm quốc tế, lãnh đạo của các ngân hàng nước ngoài điều hành các hoạt động hiệu quả và rất chuyên nghiệp. Họ có thể hướng dẫn nhân viên tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. 11
  12. Đa dạng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, như: các dịch vụ thế chấp ( ANZ ), chứng nhận tiền gửi ngân hàng trung hạn ( HSBC ). Các ngân hàng nước ngoài cũng thâm nhập thị trường bán lẻ qua việc đưa ra các gói dịch vụ cho vay mua xe hơi, vay mua nhà, và thẻ tín dụng quốc tế. Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam vì tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.  Thực tế, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước chuyển sang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu, bởi vì : - Ngân hàng nước ngoài đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tốt hơn. - Khi ngân hàng nước ngoài làm trung gian thanh toán thì thế của doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài tốt hơn. - Do ngân hàng nước ngoài có tầm ảnh hưởng, tiềm lực mạnh nên họ có thể kiểm soát các đối tác nước ngoài tốt hơn ( khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam yêu cầu đối tác mở L/C ).  Điểm yếu: Khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên vừa có trình độ chuyên môn cao vừa am hiểu thị trường địa phương. Gặp phải rào cản với tâm lý, thói quen của đa số người dân chưa quen thuộc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế của nước chủ nhà cũng tạo nên trở ngại cho các kế hoạch phát triển của ngân hàng nước ngoài. 12
  13.  Sự khác biệt giữa Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Không có tư cách pháp nhân - Có tư cách pháp nhân - Hoạt động theo ngân hàng mẹ - Hoạt động kinh doanh ngân hàng - Những lĩnh vực kinh doanh của chi trong những lĩnh vực được cấp nhánh ngân hàng nước ngoài ít hơn phép của Sở Kế hoạch và đầu tư. ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 3. Bản chất của Ngân hàng thương mại a. Định nghĩa NHTM là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. b. Bản chất NHTM là 1 loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động và kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng.  Ngân hàng là 1 doanh nghiệp, nghĩa là:  Nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy như 1 doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước cho các đơn vị kinh tế khác.  Để hoạt động kinh doanh, các NHTM phải có vốn, phải tự chủ về tài chính nhằm mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước. 13
  14.  Ngân hàng là 1 doanh nghiệp đặc biệt, bởi nó hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “ đặc biệt ” vì nó liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “ nhạy cảm ”, nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động để tránh thiệt hại cho xã hội.  NHTM là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh tế để phát triển kinh tế, xã hội. 4. Chức năng của NHTM a. Trung gian tín dụng: Thu nhận Cấp Công ty Tiền gửi Công ty Ngân hàng Xí nghiệp tín Xí nghiệp tiết kiệm Thương Tổ chức kinh tế Tổ chức kinh tế mại Cá nhân Phát hành Hộ gia đình kỳ phiếu dụng Cá nhân trái phiếu Với chức năng này, NHTM thực hiện các hoạt động ( Điều 98 Luật TCTD 2010 ): 1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. 14
  15. 3. Cấp tín dụng dưới các hình thức Cho vay Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác Bảo lãnh ngân hàng Phát hành thẻ tín dụng Bao thanh toán trong nước Bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. b. Trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán: Lệnh Giấy Người trả tiền trả tiền Người thụ hưởng Người mua Ngân hàng báo Người bán (công ty, xí nghiệp, Thương (công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, mại tổ chức, cá nhân) qua tài khoản có cá nhân) Với chức năng này, NHTM thực hiện các hoạt động ( Điều 98 Luật TCTD 2010 ): 4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. 5. Cung ứng các phương tiện thanh toán. 6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: 15
  16. a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. c. Cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan: Điều 97 Luật TCTD 2010 “ Thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử ”. Điều 106 Luật TCTD 2010 “ Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ”. Điều 107 Luật TCTD 2010 : Các hoạt động kinh doanh khác của NHTM 1. Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn. 2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. 3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. 4. Dịch vụ môi giới tiền tệ. 5. Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. 16
  17. 5. Vai trò của NHTM trong thị trường chứng khoán:  NHTM đóng vai trò nhà phát hành, phát hành cổ phiếu huy động vốn cho nền kinh tế.  Đóng vai trò nhà đầu tư vì mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư trực tiếp: góp vốn liên doanh vào DN, thành lập công ty chứng khoán, mua cổ phiếu để thành cổ đông sáng lập. Nhà đầu tư gián tiếp : mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, mua các loại chứng khoán sẵn sàng để bán.  Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường: bảo lãnh phát hành, Repo, quản lý tài khoản tiền mặt.  Đối với quỹ đầu tư: Ngân hàng đóng vai trò người giám sát ( hưởng phí giám sát từ quỹ đầu tư )  NHTM chỉ định thanh toán đối với thị trường chứng khoán ( mở tài khoản tại ngân hàng để bù trừ thanh toán sau mỗi ngày giao dịch ). II. Tìm hiểu hoạt động ngân hàng 1.1. Bảng Cân đối kế toán ngân hàng ( Bảng Tổng kết tài sản ) Bảng Cân Đối Kế Toán được thể hiện một cách tổng quát bao gồm 2 phần:  Phần Assets của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn ( ngân quỹ ) của ngân hàng, nó thể hiện hoạt động của ngân hàng.  Phần Liabilities and Equity được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của ngân hàng. 17
  18. TÀI SẢN CÓ NỢ PHẢI TRẢ & VỐN CSH I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý A. TÀI SẢN NỢ II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước  Vốn vay III. Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác I. Các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước IV. Chứng khoán kinh doanh II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín V. Các công cụ tài chính phái sinh dụng khác và các tài sản tài chính khác  VI. Cho vay khách hàng Vốn huy động 1. Cho vay khách hàng III. Tiền gửi của khách hàng 2. Dự phòng rủi ro cho vay IV. Phát hành giấy tờ có giá  Vốn khác VII. Chứng khoán đầu tư V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn 1. Chứng khoán sẵn sàng để bán chiếm dụng 2. Chứng khoán sinh lời VI. Các công cụ tài chính phái sinh VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn và các khoản nợ tài chính khác IX. Tài sản cố định  Các khoản nợ khác 1. Các khoản lãi, phí phải trả 1. Tài sản cố định hữu hình 2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 2. Tài sản cố định thuê tài chính 18
  19. 3. Các khoản phải trả và công cụ nợ khác ( phải trả suppliers, employees, nộp ngân sách ) 3. Tài sản cố định vô hình 4. Dự phòng rủi ro khác ( Dự X. Bất động sản đầu tư phòng cho công cụ nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng ) XI. Tài sản Có khác B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1. Các khoản phải thu 2. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 1. Vốn điều lệ 3. Tài sản Có khác: 2. Các quỹ dự trữ - Trong đó: Lợi thế thương mại 3. Lợi nhuận chưa phân phối 4. Các khoản dự phòng rủi ro cho các Tài sản Có nội bảng khác.  So sánh Bảng Cân đối kế toán doanh nghiệp và BCĐKT ngân hàng a. Giống nhau:  Đều được lập dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định.  Bảng cân đối kế toán ngân hàng và doanh nghiệp đều phản ánh tài sản theo hai mặt là cơ cấu và nguồn hình thành nên luôn tuân thủ nguyên tắc : TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN  Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng hay doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định. 19
  20. b. Khác nhau:  Tài sản trên BCĐKT của doanh nghiệp là TÀI SẢN THỰC, còn BCĐKT của ngân hàng đó là TÀI SẢN TÀI CHÍNH. Tài sản tài chính có tính chất linh hoạt và kỳ hạn rất khác tài sản thực. Nó dễ dàng được chuyển đổi từ dài hạn sang ngắn hạn và sự chuyển đổi đó lại phụ thuộc vào vào quyết định của các nhà quản trị trong ngân hàng. Một loại tài sản nào đó trong ngân hàng được xác định là Tài sản lưu động hay Tài sản dài hạn phụ thuộc vào việc xác định mục đích sử dụng tài sản đó phục vụ kinh doanh là lâu dài hay tạm thời của nhà quản trị ngân hàng.  Từ đó dẫn đến: Kết cấu của BCĐKT ngân hàng khác với BCĐKT doanh nghiệp. BCĐKT của ngân hàng không phân loại thành 2 nhóm lớn là Tài sản lưu động và Tài sản dài hạn như các doanh nghiệp. Ngoài ra BCĐKT ngân hàng có TÀI SẢN CÓ & TÀI SẢN NỢ, chứ không ghi nhận là TÀI SẢN & NỢ PHẢI TRẢ như BCĐKT doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng có sự khác biệt với hệ thống tài khoản DN. Hiện nay vẫn chưa có quy định chuẩn mực về Tài sản tài chính của Bộ Tài chính mà Ngân hàng Nhà nước, chuyên trách là Vụ Tài chính - Tiền tệ có những quy định, văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, tiền gửi là khoản mục duy nhất trên BCĐKT giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay, là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển thịnh vượng của ngân hàng. 20
  21.  Cơ cấu nguồn vốn Trên BCĐKT của doanh nghiệp, Nợ phải trả thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn Vốn chủ sở hữu, tình hình tài chính được cho là không an toàn, không lành mạnh nếu nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao hơn vốn chủ sở hữu. Trên BCĐKT của ngân hàng, Nợ phải trả thường chiếm tỷ lệ cao hơn Vốn chủ sở hữu và tình hình tài chính vẫn đươc xem là bình thường nếu Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao hơn ( Vốn chủ sở hữu có thể chỉ chiếm 10% ).  So sánh Hệ thống kế toán ngân hàng & Hệ thống kế toán tài chính DN Hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1951 & Hệ thống kế toán tài chính DN được hình thành năm 1954 và được hoàn thiện, phát triển song song cùng với Hệ thống kế toán ngân hàng song song cho tới ngày nay. Các nước phát triển thường xây dựng một hệ thống kế toán mở, có nghĩa là chỉ dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất và không có quy định chặt chẽ nào cho từng tiểu khoản và từng lĩnh vực kinh doanh. Nhưng Hệ thống Kế toán Việt Nam ( trong đó có Hệ thống Kế toán ngân hàng & Hệ thống Kế toán DN ) lại đi vào quy định chi tiết cho từng tiểu khoản cụ thể. Về cơ bản, Hệ thống Kế toán ngân hàng & Hệ thống Kế toán DN giống nhau về nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán đã ban hành. Cụ thể như sau:  Về những nguyên tắc kế toán cơ bản: Cả 2 đều tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. 21
  22.  Về nguyên tắc hạch toán: Cả 2 đều sử dụng các kỹ thuật sau Phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Sử dụng kết cấu tài khoản chữ T Nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau Xác định tính số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn.  Về phương pháp luân chuyển chứng từ: 2 Hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai loại chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ. Tổ chức bộ máy kế toán cũng theo ba hình thức ( phân tán, tập trung, vừa tập trung vừa phân tán ).  Về hình thức kế toán áp dụng: Đều bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo 5 hình thức: Nhật ký Sổ Cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ Ghi sổ, Sổ nhật kí chung, Hình thức ghi bằng máy tính. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thường sử dụng Chứng từ ghi sổ.  Về hệ thống tài khoản: a. Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản TÀI SẢN - Assets ( khi phát sinh tăng ghi Nợ và khi giảm ghi Có - Tương tự như nhóm tài khoản loại 1, 2 của Kế toán doanh nghiệp ) 22
  23. Tiền mặt, Tiền gửi tại NHNN, Tiền gửi tại các TCTD, Tài khoản loại 1 – Chứng từ có giá, Đầu tư chứng khoán chính phủ, Chứng Vốn khả dụng & khoán kinh doanh, Chứng khoán sẵn sàng để bán , Các khoản đầu tư Chứng khoán giữ đến này đáo hạn. Cho vay TCTD khác, Cho vay khách hàng, Chiết khấu Tài khoản loại 2 – giấy tờ có giá, Cho thuê tài chính, Trả thay khách hàng Hoạt động tín dụng từ nghiệp vụ bảo lãnh, Cho vay bằng vốn tài trợ, Ủy thác đầu tư, Tín dụng khác. TSCĐ, Vật liệu, Công cụ - dụng cụ, Xây dựng cơ bản, Tài khoản loại 3 – Góp vốn đầu tư mua cổ phần, Các khoản phải thu nội Tài sản cố định & bộ, Các khoản phải thu bên ngoài, Các khoản lãi, phí Tài sản CÓ khác phải thu ( lãi phí dự thu ), Tài sản có khác. b. Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản NỢ PHẢI TRẢ - Liabilities ( khi phát sinh tăng ghi Có và khi phát sinh giảm ghi Nợ - Tương tự như nhóm tài khoản loại 3 của Kế toán doanh nghiệp ) Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Các khoản nợ các TCTD khác, Tiền gửi của khách hàng, Tài khoản loại 4 – Phát hành giấy tờ có giá, Vốn tài trợ, Ủy thác đầu tư, Các khoản phải trả Các khoản phải trả nội bộ, Phải trả bên ngoài, Các giao dịch ngoại hối, Tài sản nợ khác. Tài khoản loại 5 – Thanh toán bù trừ, Chuyển tiền liên ngân hàng, Thanh Hoạt động thanh toán toán với ngân hàng nước ngoài. 23
  24. c. Các tài khoản thuộc nhóm VỐN CHỦ SỞ HỮU - Equity ( Khi phát sinh tăng thì ghi Có và khi phát sinh giảm thì ghi Nợ tương tự như Liability - Tương ứng với nhóm tài khoản loại 4 của Kế toán doanh nghiệp ) Tài khoản loại 6 – Vốn của ngân hàng, các Quỹ, Chênh lệch tỷ giá, Chênh Vốn chủ sở hữu lệch đánh giá lại tài sản, Lợi nhuận chưa phân phối d. Các tài khoản thuộc loại THU NHẬP - Income ( phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ - Tương tự nhóm tài khoản loại 7 của Kế toán DN ) Các tài khoản để phản ánh tất cả các loại thu nhập của Tài khoản loại 7 – ngân hàng như Lãi, phí, thu từ kinh doanh chứng khoán, Thu nhập ngoại hối, cổ tức e. Các tài khoản thuộc loại CHI PHÍ - Expense ( phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có - Tương tự như nhóm tài khoản loại 8 của Kế toán DN ) Các tài khoản để phản ánh tất cả các loại chi phí của Tài khoản loại 8 – ngân hàng như Lãi, phí, chi cho kinh doanh ngoại hối, Chi phí Thuế, Phí, Lệ phí, Chi cho nhân viên, Quản lý công vụ, Kinh doanh khác, Chi dự phòng, Bảo hiểm tiền gửi f. Các tài khoản thuộc nhóm tài khoản NGOẠI BẢNG – Off - Balance Sheet ( ghi theo Nhập - Xuất tương ứng là Nợ - Có - Tương tự nhóm tài khoản loại 0 của Kế toán doanh nghiệp. 24
  25.  Về hệ thống báo cáo: bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.  Nhìn chung, 2 hình thức kế toán giống nhau cơ bản về nội dung. Tuy nhiên, 2 Hệ thống kế toán này sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khác nhau đã làm cho người đọc thấy 2 lĩnh vực Kế toán này có sự khác biệt. Ngoài ra, Kế toán ngân hàng có sự khác biệt về số hiệu trong Hệ thống tài khoản so với Hệ thống tài khoản của Kế toán tài chính DN, từ đó dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của Kế toán tài chính DN và Kế toán ngân hàng cũng khác nhau ( có thể thấy rõ trên sơ đồ kết quả kinh doanh của ngân hàng và DN ). Việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau trong 2 lĩnh vực kinh doanh cũng gây khó khăn cho các Kế toán viên. 1. 2. Nghiệp vụ nội bảng & Nghiệp vụ Ngoại bảng của BCĐKT ngân hàng 1.2.1. NGHIỆP VỤ NỘI BẢNG Nghiệp vụ Tài sản CÓ Nghiệp vụ Tài sản NỢ ( nghiệp vụ sử dụng vốn ) ( nghiệp vụ nguồn vốn ) 1. Nghiệp vụ ngân quỹ: tiền dự trữ 1. Nghiệp vụ tạo vốn tự có: của ngân hàng thương mại gồm: Mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự Tiền mặt tại quỹ: có khả năng có làm điều kiện hình thành và duy trì thanh toán kịp thời nhất, nhưng hoạt động kinh doanh của mình. Vốn tự không sinh lời cho ngân hàng. có được tạo ra thông qua: Tiền gửi ở các ngân hàng khác Hình thành vốn điều lệ: do các chủ sở hữu đóng góp. 25
  26. Tiền gửi ở ngân hàng Trung ương: Hình thành các quỹ: - Tiền gửi dự trữ bắt buộc - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích từ lợi nhuận ròng hàng - Tiền gửi thanh toán: để đảm bảo năm để bổ sung vốn điều lệ. nhu cầu thanh toán. Dự trữ các giấy tờ có giá ngắn hạn: - Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, Tín doanh ngân hàng. phiếu Ngân hàng Nhà nước, các - Quỹ khác. loại giấy nợ khác đến hạn thanh toán có thể chuyển thành tiền mặt. Lợi nhuận chưa phân phối  Ý nghĩa của nghiệp vụ ngân quỹ 2. Nghiệp vụ huy động vốn:  Khi ngân hàng không đủ tiền => Huy động vốn tiền gửi: NHTM tập bán chứng khoán sẵn sàng để bán, trung huy động tiền gửi của các cá vay thị trường liên ngân hàng, nhân, doanh nghiệp, công ty, để hoặc vay Ngân hàng nhà nước. hình thành quỹ cho vay.  Khi ngân hàng thừa tiền => đầu tư, Vốn huy động khác: phát hành các cho vay hoặc mua giấy tờ có giá. loại giấy nợ ( Chứng chỉ tiền gửi, Trái phiếu ngân hàng, Kỳ phiếu ) 2. Nghiệp vụ tín dụng: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tài sản Có. 3. Nghiệp vụ vay vốn: 3. Nghiệp vụ đầu tư: vừa để sinh Vay ngân hàng thương mại nước lời vốn, vừa để phân tán rủi ro. ngoài 4. Nghiệp vụ tài sản Có khác: mua Vay ngân hàng thương mại khác sắm tài sản, các khoản phải thu, đầu tư vàng, ngoại tệ, Vay Ngân hàng Trung ương. 26
  27. 1.2.2. NGHIỆP VỤ NGOẠI BẢNG Trong thập niên 80, 90 nhiều ngân hàng đã phát triển những phương tiện kinh doanh mà không thể hiện trên bảng cân đối tài sản. Những khoản mục ngoại bảng này tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Một số hoạt động ngoại bảng tương đối thông dụng và các nguồn thông tin tương đối tương xứng. In today’s highly competitive market, FIs may turn to off-balance-sheet activities to earn increased fee income to offset declining profitability on their traditional intermediation business. They seek to provide their clients with a fuller range of financial services, giving them added flexibility in tapping capital and credit markets by allowing them to better hedge their exposures. Loại thứ 1: Các hoạt động tạo ra thu nhập hoặc chi phí mà không tạo ra 1 loại tài sản có hoặc nợ nào. Ví dụ: ngân hàng đóng vai trò là người môi giới hoặc ngân hàng thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt. Loại thứ 2: là những cam kết và yêu cầu ngẫu sinh đối với NH. Một yêu cầu ngẫu sinh tức là nghĩa vụ của Cam kết có nghĩa là ngân hàng ngân hàng thực hiện một hành động chấp thuận thực hiện một hành thường xuyên bảo đảm một nghĩa vụ như động trong tương lai và được vậy của một bên thứ ba và tạo ra thu nhập hưởng phí thực hiện cam kết đó. đồng thời cũng chấp nhận rủi ro. Các loại cam kết và yêu cầu ngẫu sinh của ngân hàng thường chia thành 3 loại: a. Bảo lãnh tài chính: được thực hiện bởi 1 ngân hàng ( bên bảo lãnh ) đứng đằng sau nghĩa vụ của một bên thứ ba và thực hiện nghĩa vụ đó trong trường hợp bên thứ ba không thực hiện được như: 27
  28. Tín dụng thư dự phòng: nghĩa là ngân hàng phải thanh toán cho người thụ hưởng nếu như bên thứ ba mất khả năng thanh toán đối với nghĩa vụ tài chính trên hợp đồng. Hạn mức tín dụng : là một thỏa thuận không mất phí và không chính thức giữa ngân hàng và khách hàng rằng ngân hàng sẽ cấp 1 khoản vay tới mức nhất định theo thỏa thuận của khách hàng đó. Cam kết tái cấp vốn: là một thỏa tuận chính thức giữa ngân hàng và khách hàng buộc ngân hàng phải cho khách hàng vay theo những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng. Thể thức phát hành giấy tờ có giá. Chứng khoán hóa. b. Tài trợ ngoại thương  Tín dụng thư thương mại  Tham gia chấp nhận thanh toán.  Cả hai hình thức này đều được sử dụng để tài trợ cho thương mại quốc tế. TD thư bảo đảm rằng KH của mình sẽ thanh toán một khoản nợ đã thỏa tuận cho một bên thứ ba.  2 loại trên thường được gọi là “ Credit substitutes ”. Credit substitutes have been an important part of banking for centuries. Hence, it is not surprising that the rate of growth of credit off-balance-sheet instruments is little different from the rate of growth of bank assets commercial. 28
  29. c. Các hoạt động đầu tư: Derivatives are a new and rapidly developing part of Financial Institution activity. They are not shown on the Balance Sheet. They involve the sale and purchase of derivative securities such as: Cam kết tương lai Các hợp đồng giao sau Coán đổi lãi suất Quyền chọn mua/bán Hoán đổi tiền tệ  Derivatives can also be used to reduce risk or to expand the investment set of FIs. Ngân hàng thường nhận một khoản phí hoặc thay đổi trạng thái rủi ro ngay lập tức cho một hoạt động mà có thể lúc này chưa thể hiện trên BCĐKT In conclusion, from a valuation perspective, off-balance-sheet assets and liabilities have the potential to produce positive or negative future cash flows. The true value of an FI’s net worth is not simply the difference between the market value of traditional assets and liabilities on its balance sheet today, but includes the difference between the current market value of off – balance - sheet or contingent assets and liabilities as well. Off – balance – sheet Asset Off – balance – sheet Liability When an event occurs, this item moves When an event occurs, this item moves onto the asset side of the balance sheet. onto the liability side of the BS.  Theoretically, any off-balance-sheet credit substitute can be moved onto the balance sheet with off -setting asset and liability accounts being set up. 29
  30. Ví dụ về các tài khoản ngoại bảng trên BCĐKT của ngân hàng Việt Nam TK 92 : Các văn bản, chứng từ cam kết đưa ra TK 921: Cam kết bảo lãnh cho khách hàng ( Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh dự thầu, Cam kết trong L/C ) TK 923: Các cam kết giao dịch hối đoái ( Cam kết Mua – Bán ngoại tệ trao ngay, Cam kết Mua – Bán ngoại tệ có kỳ hạn, Cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ, Cam kết giao dịch quyền chọn Mua – Bán tiền tệ, Cam kết giao dịch tương lai tiền tệ, Hợp đồng hoán đổi lãi suất, Hợp đồng mua bán giấy tờ có giá ) TK 93 . Các cam kết bảo lãnh nhận được Các cam kết bảo lãnh nhận từ các Tổ chức tín dụng khác, từ các cơ quan Chính phủ, từ các công ty bảo hiểm hoặc Bảo lãnh nhận từ các tổ chức Quốc tế TK 98 . Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý Cho vay theo hợp đồng nhận uỷ thác, hợp đồng đồng tài trợ, Chứng khoán lưu ký TK 99. Tài sản và chứng từ khác Kim loại quý, đá quý giữ hộ, Tài sản thuê ngoài, Tài sản thế chấp của khách hàng, Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý, Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố. 2. Vốn tự có của ngân hàng Điều 4 Luật TCTD 2010: Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn chủ sở hữu là giá trị của Vốn tự có được thể hiện trên Bảng CĐKT, thể hiện năng lực của hoạt động ngân hàng kinh doanh và là tấm đệm để chịu đựng rủi ro. 30
  31. VỐN TỰ CÓ = VỐN CẤP 1 + VỐN CẤP 2 – CÁC KHOẢN PHẢI TRỪ VỐN CẤP 1 Khoản 2.2. Khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1: a) Lợi thế thương mại Khoản 2.1. Tổng vốn cấp 1 b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm khoản lỗ lũy kế a) Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp, vốn đã góp ) c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ công ty con d) Lợi nhuận không chia đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một đ) Thặng dư cổ phần được tính doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu vào vốn theo quy định của pháp tư vượt mức 10% ( Tổng vốn cấp 1 – Các luật, trừ đi phần dùng để mua cổ khoản phải trừ tại Điểm a, b, c, d Khoản 2.2 ) phiếu quỹ. e) ( Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần – Phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 ) vượt mức 40% của ( Tổng vốn cấp 1 – Các khoản phải trừ tại Điểm a, b, c, d Khoản 2.2 ). Khoản 3.1. VỐN CẤP 2 31
  32. a) 50% số dư Có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định pháp luật b) 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định pháp luật c) Quỹ dự phòng tài chính d) Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện : Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ đ) Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau: Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; Không được đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ Chú ý: Giới hạn khi xác định vốn cấp 2 a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d & đ Khoản 3.1 tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1 b) Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “ Có ” rủi ro. c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d & đ Khoản 3.1 phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu. d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. CÁC KHOẢN PHẢI TRỪ : 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại Tài sản cố định & Tài sản tài chính theo quy định của pháp luật. 32
  33. 3. Các loại giấy tờ có giá Theo qui định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì : “ giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và điều kiện khác”.  Giấy tờ có giá thực chất là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định ( tổ chức, cá nhân ) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác và trong đó có ghi nhận rõ về điều kiện trả lãi cũng như nghĩa vụ trả nợ của hai bên với nhau. CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ Chứng khoán Nợ Chứng khoán Vốn Tín phiếu ( Kho bạc, Công ty )  Cổ phiếu Kỳ phiếu Xác nhận quyền cổ đông Trái phiếu Nếu nắm giữ một tỷ lệ Trái phiếu doanh nghiệp cổ phiếu nhất định sẽ Trái phiếu kho bạc tham gia vào Ban Quản Công trái/ Trái phiếu chính phủ lý công ty. Thương phiếu ( Kỳ phiếu thương mại )  Chứng chỉ quỹ Lệnh phiếu Xác nhận quyền góp Hối phiếu vốn ( không xác nhận Sổ tiết kiệm, Chứng chỉ tiền gửi ( CDs ) quyền cổ đông ) Séc 33
  34.  Kỳ phiếu Là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Xét về bản chất, kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng trên dưới 1 năm nhưng không quá 7, 8 năm ( điểm khác biệt giữa kỳ phiếu và trái phiếu ) và thường do các ngân hàng thương mại phát hành.  Hối phiếu Là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó ( có thể là người phát hành hối phiếu hoặc người thứ ba ).  Séc Là tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc.  Trái phiếu Kho bạc & Công trái đều là giấy tờ có giá, thể hiện Nhà nước vay tiền của dân, tiền thu đều nộp vào Kho bạc. Nhưng công trái gắn liền với công trình xã hội, nên tiền giải ngân được phục vụ cho mục đích công cộng. 34
  35.  Kỳ phiếu & Lệnh phiếu đều có tên tiếng Anh là Promissory Notes ( Giấy nhận nợ và cam kết trả nợ ).  CDs & Kỳ phiếu đều mang tính ngắn hạn, trả một lãi suất cố định. Nhưng CDs được ưu tiên thanh toán khi ngân hàng phá sản so với Kỳ phiếu. Điều 37 Luật Phá sản “ Thứ tự ưu tiên thanh toán ” 1. Phí phá sản 2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. 3. Các khoản nợ không có bảo đảm ( nợ thuế ) phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo tỷ lệ tương ứng. 4. Các chủ sở hữu 4. Những rủi ro căn bản trong hoạt động ngân hàng Rủi ro là một sự không chắc chắn. Tuy nhiên không phải bất cứ sự không chắc chắn nào cũng được gọi là rủi ro, chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Bank risks are defined as a diverse impact on profitability of several distinct sources of uncertainty. Quản trị rủi ro là 1 quá trình RỦI RO Nhận diện rủi ro Đo lường rủi ro Xử lý rủi ro Nghiệp vụ NHTM Quản trị ngân hàng 35
  36. RỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO THANH KHOẢN không tương xứng về thời gian giữa dònh tiền vào & ra CÁC RỦI RO LÃI SUẤT không cân bằng về kỳ hạn giữa Lãi RỦI RO INSOLVENCY suất cho vay & Lãi suất huy động Có thể TRONG Mất khả năng dẫn đến RỦI RO TỶ GIÁ HOẠT thanh toán, tổn thất không cân bằng về trạng thái ngoại không đảm ĐỘNG cho bank tệ giữa Tài sản Nợ & Có đối với đương được NGÂN từng loại ngoại tệ trách nhiệm nợ HÀNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG - Rủi ro thị trường dưới tác động của lãi suất - Rủi ro thị trường dưới tác động của giá cả - Rủi ro thị trường dưới tác động của tỷ giá / tiền tệ 4.1. Rủi ro tín dụng Theo nghĩa hẹp, Rủi ro tín dụng là khách hàng có dấu hiệu mất khả năng thanh toán ( khả năng trả nợ ). Theo nghĩa rộng, Rủi ro tín dụng là người đi vay ( khách hàng, công ty phát hành trái phiếu ) có dấu hiệu mất khả năng thanh toán. 36
  37. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro bảo đảm Rủi ro lựa chọn cấp tín dụng quá tập trung vào 1 Quy trình nghiệp vụ sai khách hàng, 1 Định giá tài Không lựa lệch hoặc nhân viên khu vực địa lý, 1 sản bảo đảm chọn đúng không tuân thủ quy trình lĩnh vực, ngành không tốt khách hàng xử lý nghiệp vụ nghề nào đó. 4.2. Rủi ro thanh khoản a. Khái niệm Không tạo ra đủ tiền để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng ( ATM không có tiền, Khách hàng không rút được tiền tiết kiệm, Ngân hàng không có tiền giải ngân cho vay ). Tạo nguồn tiền nhưng chi phí cao ( Mua chợ đen, đi vay ở Ngân hàng Nhà nước với chi phí > mức thu nhập thu được ). b. Nguyên nhân Mất cân xứng ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn & nguồn vốn huy động ( dòng tiền vào không đủ bù đắp không dòng tiền ra ). Tâm lý người dân biến động do kinh tế suy thoái hoặc thông tin từ bên ngoài, khiến họ ồ ạt đến ngân hàng rút tiền. Quá tập trung vào tài sản sinh lời ( tập trung cho vay, đầu tư vào chứng khoán sinh lời ) khiến dự trữ tiền mặt yếu kém. 37
  38. c. So sánh giữa Rủi ro thanh khoản & Rủi ro thanh toán Rủi ro thanh khoản: mất khả năng thanh toán bằng tiền, các tài sản khác chưa kịp chuyển đổi thành tiền ==> có thể trụ được. Rủi ro thanh toán: toàn bộ danh mục tài sản không đủ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của ngân hàng. d. Phòng ngừa Rủi ro thanh khoản Dự đoán Cung thanh khoản & Cầu thanh khoản Cung thanh khoản ( dòng tiền vào ) > cầu thanh khoản ( tiền sắp chi ra )  Mua giấy tờ có giá ngắn hạn, Cho vay trên thị trường liên ngân hàng Cung thanh khoản ( dòng tiền vào ) < cầu thanh khoản ( tiền sắp chi ra )  Tìm nguồn để bù đắp. 4.3. Rủi ro lãi suất a. Khái niệm Lãi suất là giá cả của tín dụng, giá mà người cho vay đặt ra để đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. b. Nguyên nhân Ngân hàng là một chủ thể có nhu cầu đi vay và cho vay trên một thị trường có hàng ngàn người đi vay và người cho vay nên ngân hàng không thể là người “ tạo giá ” mà chỉ là người “ chấp nhận giá ”, chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất. Là chủ thể kinh doanh trên cơ chế chênh lệch lãi suất, khi ngân hàng không kiểm soát được kỳ hạn giữa Lãi suất cho vay & Lãi suất huy động thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất. 38
  39. 4.4. Rủi ro tỷ giá a. Khái niệm Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Nếu ngân hàng không hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực ngoại tệ thì sẽ không có Rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá cần được xem xét theo từng loại ngoại tệ. Sự tổn thất cần phải được tính theo đơn vị nội tệ. b. Nguyên nhân Sự không cân xứng giữa Tài sản Nợ & Tài sản Có đối với từng loại ngoại tệ. Ví dụ: Ngân hàng duy trì số dư tiền gửi bằng USD ( nhận tiền gửi bằng USD & trả bằng USD ) và cho vay & thu hồi bằng USD. Tại ngày 31/10: Số dư tiền gửi là x1 USD, Số dư cho vay là y1 USD. Khi tỷ giá giảm Số dư tiền gửi là x2 USD ( x2 ngân hàng có lời ) Số dư cho vay là y2 USD ( y2 ngân hàng bị lỗ ) Nếu x1 phần lời không đủ bù đắp số lỗ => tổng cộng ngân hàng lỗ. Nếu x1 > y1 => phần lời > số lỗ => tổng cộng ngân hàng lời. Nếu x1 = y1 ( trạng thái cân bằng ngoại tệ ) => số tiền thu thêm = số tiền giảm đi => lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. c. Phòng ngừa Cố gắng cân bằng trạng thái ngoại tệ bằng cách tham gia mua vào & bán ra các loại ngoại tệ, tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá. 39
  40. 4.5. Rủi ro thị trường a. Rủi ro thị trường dưới tác động của lãi suất  1 sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của Tài sản Có & Tài sản Nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng; tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.  Khi thay đổi lãi suất, ngân hàng ít nhất phải đương đầu với hai loại rủi ro là rủi ro về giá và rủi ro về tái đầu tư . Rủi ro về giá: Khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm giá trị của các khoản đầu tư dài hạn lãi suất cố định ( tín phiếu, trái phiếu ). Rủi ro tái đầu tư: Khi lãi suất thị trường hạ khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư nguồn vốn của mình vào tài sản có mức sinh lợi thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của ngân hàng. b. Rủi ro thị trường dưới tác động của giá cả  Khi lạm phát gia tăng, lợi tức cố định nhận được từ các loại chứng khoán đầu tư của ngân hàng sẽ bị giảm giá trị. c. Rủi ro thị trường dưới tác động của tỷ giá / tiền tệ  Khi kinh doanh các tài sản tài chính có gốc ngoại tệ ( tiền, trái phiếu, kỳ phiếu, công cụ phái sinh ), nếu ngân hàng mua cao – bán thấp thì sẽ chịu tác động của Rủi ro tỷ giá trên thị trường. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng gặp phải Rủi ro hoạt động chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các nhân tố sau đây: Quy trình nội bộ, Nguồn nhân lực ( năng lực, đạo đức ) Cấu trúc tổ chức, hệ thống thông tin, ATM Các sự kiện từ bên ngoài ( Rủi ro pháp lý, tin đồn ) 40
  41. 5. Tìm hiểu Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ĐIỀU 4 26. Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó. 31. Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc ( Giám đốc ) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. 32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc ( Giám đốc ), Phó Tổng giám đốc ( Phó giám đốc ), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. ĐIỀU 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. NHTM trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. ĐIỀU 12. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng hoặc Tổng giám đốc ( Giám đốc ) của tổ chức tín dụng. 41
  42. ĐIỀU 32. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng 1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ). 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ). ĐIỀU 52 Khoản 3: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng và chỉ được trả khi tổ chức tín dụng có lãi. Trường hợp tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ hoặc có lãi nhưng không đủ để chia cổ tức cố định thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do Đại hội đồng cổ đông quyết định và được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ) và người quản lý, người điều hành khác của tổ chức tín dụng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do tổ chức tín dụng đó phát hành. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 42
  43. Khoản 4: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Khoản 5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Khoản 6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. ĐIỀU 55. Tỷ lệ sở hữu cổ phần 1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. 2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp : a. Ngân hàng Nhà nước chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng b. Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa 3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. 43
  44. 4. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. 5. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. ĐIỀU 62. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có từ 5 đến 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng. ĐIỀU 103. Góp vốn, mua cổ phần 1. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 sau. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại. 2. Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây: a) Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu ( chú ý: NHTM được phép thực hiện lưu ký chứng khoán ). b) Cho thuê tài chính; c) Bảo hiểm 3. NHTM được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, trung gian thanh toán, thông tin tín dụng. 44
  45. 4. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng với điều kiện mức góp vốn, mua cổ phần không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. ĐIỀU 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng và không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây: a) Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ), Phó Tổng giám đốc ( Phó giám đốc ) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương. 2. Quy định trên không áp dụng cho quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng. ĐIỀU 127. Hạn chế cấp tín dụng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: 45
  46. a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán & thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập d) DN có đối tượng thuộc khoản 1 Điều 126 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó. đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát. 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 tối đa 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng. ĐIỀU 129. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các DN, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó. ĐIỀU 132. TCTD không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau: 1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng 2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của TCTD. 3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay tối đa trong thời hạn 03 năm. 46
  47. CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Điều 108 Luật TCTD 2010: Hoạt Điều 112 : Hoạt động ngân hàng của động ngân hàng của công ty tài chính công ty cho thuê tài chính Công ty tài chính được thực hiện một Công ty cho thuê tài chính được thực hoặc một số hoạt động ngân hàng sau hiện một hoặc một số hoạt động ngân đây: hàng sau đây: a) Nhận tiền gửi của tổ chức; 1. Nhận tiền gửi của tổ chức. b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; vốn của tổ chức. c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ 3. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả 4. Cho thuê tài chính. góp, cho vay tiêu dùng; 5. Cho vay bổ sung vốn lưu động đối đ) Bảo lãnh ngân hàng; với bên thuê tài chính. e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ 6. Cho thuê vận hành với điều kiện chuyển nhượng, các giấy tờ có giá tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành khác; không vượt quá 30% tổng tài sản Có. 47
  48. g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh 7. Thực hiện hình thức cấp tín dụng toán, cho thuê tài chính và các hình khác khi được Ngân hàng Nhà nước thức cấp tín dụng khác sau khi được chấp thuận. Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Điều 109. Mở tài khoản của công ty Điều 114. Mở tài khoản của công ty tài chính cho thuê tài chính 1. Công ty tài chính có nhận tiền gửi 1. Công ty cho thuê tài chính có nhận phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài tiền gửi này số dư bình quân không khoản tiền gửi này số dư bình quân thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. 2. Công ty tài chính được mở tài khoản 2. Công ty cho thuê tài chính được mở thanh toán tại ngân hàng thương mại, tài khoản thanh toán tại ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài. thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối. 4. Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng. 48
  49. Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của Điều 115. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính công ty cho thuê tài chính 1. Công ty tài chính chỉ được dùng vốn Công ty cho thuê tài chính không được điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua góp vốn, mua cổ phần, thành lập công cổ phần theo quy định tại khoản 2 và ty con, công ty liên kết dưới mọi hình khoản 3 Điều này. Tổng mức góp vốn, thức. mua cổ phần của một công ty tài chính vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của công ty tài Công ty tài chính & cho thuê tài chính chính đó không được vượt quá 60% đều được thành lập dưới hình thức công vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm tài chính. hữu hạn ( 1 thành viên / 2 thành viên ). Thời gian hoạt động tối đa là 50 năm. 2. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP với điều kiện mức góp vốn, mua cổ Mức vốn pháp định của Công ty tài chính phần vào một doanh nghiệp không là 500 tỷ đồng, Công ty cho thuê tài chính: được vượt quá 11% vốn điều lệ của 150 tỷ đồng doanh nghiệp nhận vốn góp. 3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. 49
  50. Điều 111. Các hoạt động kinh doanh Điều 116. Các hoạt động khác của khác của công ty tài chính công ty cho thuê tài chính 1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, 1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động động đầu tư vào các dự án SXKD, cấp cho thuê tài chính theo quy định của tín dụng được phép; ủy thác vốn TCTD Ngân hàng Nhà nước. cấp tín dụng theo quy định NHNN. 2. Tham gia thị trường tiền tệ ( đấu thầu tín phiếu Kho bạc; mua, bán trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu 2. Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc NHNN và các giấy tờ có giá khác ) do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. 3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ / DN. 4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ / DN; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. 3. Mua, bán trái phiếu Chính phủ. 5. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại 4. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của NHNN. hối và ủy thác cho thuê tài chính theo 6. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh 5. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. vực ngân hàng, tài chính, đầu tư. 6. Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh 8. Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên tài sản của khách hàng. thuê tài chính. 50
  51. CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN & DỊCH VỤ THANH TOÁN 1. Khái niệm về huy động vốn Việc NHTM tiếp nhận tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình thức, nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM. 2. Các nguồn vốn a. Vốn huy động ( chiếm tỷ trọng 70 – 80% )  Vốn huy động thường xuyên ( tiền gửi ) Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm  Vốn huy động không thường xuyên ( phát hành chứng khoán nợ ) Là nguồn vốn ổn định nhất của NHTM, những người mua kỳ phiếu, CDs, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. Lãi suất ( chi phí sử dụng vốn ) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do đó hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Người sở hữu chứng từ có giá có thể thế chấp, cầm cố để vay vốn tại ngân hàng hoặc xin tái chiết khấu để nhận tiền trước khi có nhu cầu tại bất kỳ một NHTM nào. b. Nợ phải trả Vay Ngân hàng Nhà nước ( tái cấp vốn ) Vay qua hợp đồng mua lại Bán nợ ( thị trường chứng khoán hóa ) Vay thị trường tiền tệ thế giới, thị trường liên ngân hàng Vay khác ( vốn điều chuyển¸ vốn ủy thác, vốn chiếm dụng ) c. Vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ – Các quỹ – Lợi nhuận giữa lại 51
  52. 3. Tầm quan trọng của Nguồn vốn huy động Đối với NHTM Đối với khách hàng Cung cấp kênh đầu tư an toàn với Nguồn chính để hoạt động kinh doanh lãi suất thấp / trung bình. Đo lường vị thế của NHTM trên thị Nơi an toàn để cất giữ & tích lũy trường ( NHTM nào huy động vốn tốt vốn, nhưng vẫn chưa thuận tiện. thì vị thế trên thị trường càng cao ). Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn Các nhân tố bên ngoài ngân hàng Các nhân tố bên trong Địa bàn hoạt động của ngân hàng Uy tín, thương hiệu của Thu nhập bình quân & khả năng tiết kiệm ngân hàng. của nền kinh tế. Lãi suất, các quy định Tình hình chính trị - xã hội ( khi có bất ổn trong huy động vốn. về chính trị - xã hội, người dân có xu hướng Chất lượng dịch vụ của cất tiền, mua vàng hoặc hàng hóa dự trữ ). ngân hàng. Cạnh tranh của các kênh huy động khác Chiến lược phát triển & ( công ty tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư ) phương châm hoạt động Thói quen giao dịch qua bank của dân cư. Mạng lưới chi nhánh. Chỉ khi nào chất lượng dịch vụ của ngân hàng được nâng cao, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng + phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng + các quy định pháp lý đồng bộ => tạo ra 1 cuộc cách mạng làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam. 52
  53. 5. Nguyên tắc huy động vốn của NHTM  Thực hiện đúng các quy định của pháp luật & của NHNN về huy động vốn:  Hoàn trả đầy đủ vốn gốc & tiền lãi cho khách hàng đúng hạn.  Tham gia Bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành ( NHTM đóng phí bảo hiểm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – DIV, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Khi NHTM phá sản, DIV sẽ chi trả cho khách hàng gửi tiền tối đa là 50 triệu đồng ).  Giữ bí mật thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng.  Thực hiện các quy định của pháp luật về chống rửa tiền.  Đảm bảo tín hiệu quả trong huy động vốn  Lãi suất huy động phải hợp lý.  Nguồn vốn đủ lớn.  Xác định động cơ của người gửi tiền để áp dụng hình thức huy động vốn phù hợp.  Không để xảy ra sự sụt giảm đột ngột, bất thường của vốn huy động. 6. Sản phẩm tiền gửi của NHTM 6.1. Tiền gửi không kỳ hạn a. Khái niệm Trên thực tế, loại tiền gửi này có nhiều tên gọi khác nhau: Tiền gửi 24/24, Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi giao dịch, Tiền gửi linh hoạt, Tiền gửi tài khoản lương ( ATM ) nhưng đều có chung bản chất là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng khoản tiền này bất cứ lúc nào. b. Đối tượng gửi: tổ chức và cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. 53
  54. c. Mục đích gửi tiền: nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi trả bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. d. Hình thức huy động: ngân hàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng. e. Công cụ thu hút khách hàng: Chủ tài khoản gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng, không nhằm mục đích hưởng lãi, mà vì nhu cầu giao dịch, thanh toán ( trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt từ ATM, chuyển tiền ) nên lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp phải có chất lượng, tiện ích, an toàn, nhanh chóng và chính xác. f. Nguyên tắc tính lãi: Lãi tính hàng tháng theo phương pháp tích số dư hàng ngày. Tài khoản thanh toán sẽ được ghi Có vào ngày cuối tháng. g. Sử dụng: tiền gửi thanh toán là loại nguồn vốn huy động có chi phí sử dụng vốn ( chi phí trả lãi ) rất thấp. Chính vì vậy, các ngân hàng nên tập trung huy động nguồn vốn này, thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới có hiệu quả cao. Do tính chất linh hoạt của nó, nên tiền gửi thanh toán được sử dụng để cho vay ngắn hạn. Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh toán. Hơn nữa, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu ( compensation balance ) để được hưởng các dịch vụ ngân hàng, nếu không đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, do người dân chưa có thói quen sử dụng tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng, nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, nhưng lãi suất rất thấp ( khoảng 0,25%/ tháng ). 54
  55. 6.2. Tiền gửi tiết kiệm a. Khái niệm Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của các tầng lớp dân cư. Người gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích để dành, sinh lời và an toàn tài sản. b. Đối tượng gửi: các tầng lớp dân cư c. Phân loại  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Được thiết kế dành cho các tầng lớp Được thiết kế dành cho các tầng lớp dân dân cư có tiền tạm thời nhàn rỗi cư có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch toàn và sinh lợi, nhưng không thiết sử dụng tiền trong tương lai ( muốn có lập được kế hoạch sử dụng tiền trong thu nhập ổn định, thường xuyên, đáp tương lai. ứng cho việc chi tiêu hàng tháng / quý ). Ngân hàng & Khách hàng không Ngân hàng & Khách hàng thỏa thuận thỏa thuận trước với nhau về kỳ hạn, với nhau về ngày đáo hạn, lãi suất. Điều trên sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ này được ghi nhận trong sổ tiết kiệm có hạn không ghi rõ ngày đáo hạn. kỳ hạn. Lãi suất bậc thang – quy mô tiền gửi Lãi suất cố định hoặc Lãi suất thả nổi. càng cao thì lãi suất sẽ tăng lên Căn cứ vào phương thức trả lãi, có thể ( KH gửi đến kỳ hạn nào thì được phân chia thành: Tiền gửi tiết kiệm có hưởng lãi suất đến kỳ hạn đó ). kỳ hạn lãnh lãi đầu kỳ / cuối kỳ / định kỳ. 55
  56. Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ Với sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hạn, KH có thể gửi tiền & rút tiền người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo bất kỳ lúc nào trong giờ giao dịch. hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bình Tuy nhiên, khác với tài khoản tiền thường, ngân hàng vẫn cho khách hàng gửi thanh toán, mỗi lần giao dịch KH rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ hưởng lãi suất không kỳ hạn. Do tiền được gửi tiền / rút tiền, chứ không gửi tiết kiệm có kỳ hạn tương đối ổn thể thực hiện các giao dịch thanh định nên các NHTM thường sử dụng toán như tiền gửi thanh toán. cho vay trung, dài hạn. Đối với KH lựa chọn tiền gửi tiết Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có chi phí kiệm không kỳ hạn thì mục tiêu an sử dụng vốn khá cao. KH gửi tiền nhằm toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất hấp tiêu sinh lợi. dẫn là công cụ để thu hút nguồn vốn này Ví dụ về tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Giả sử bạn đặt mục tiêu, sau 10 năm làm việc, phải tậu được 1 ngôi nhà ở trung tâm quận 1. Khi đó, bạn đến ngân hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Định kỳ, ngân hàng yêu cầu bạn gửi một số tiền nào đó vào tài khoản, để cuối kỳ bạn sẽ nhận được số tiền mong muốn. Mức lãi suất này cao hơn lãi suất của Bảo hiểm nhân thọ, nhưng Bảo hiểm nhân thọ sẽ bảo vệ rủi ro cho bạn. 6.3. Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn nằm giữa Tiền gửi không kỳ hạn & Tiền gửi tiết kiệm. Nó không có sổ chứng nhận như tiền gửi tiết kiệm, mà chỉ là thỏa thuận giữa ngân hàng & cá nhân hoặc hợp đồng cam kết giữa ngân hàng & doanh nghiệp. 56
  57. Nó có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền gửi không kỳ hạn và ngược lại, trong khi để chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi thanh toán thì KH phải kết thúc tài khoản tiết kiệm, rút hết tiền ra và nộp vào tài khoản thanh toán. Các tổ chức thường sử dụng tiền gửi có kỳ hạn, vì lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán và khi cần có chuyển đổi thành tiền gửi không kỳ hạn. Xử lý tình huống số 1 Ông X ( 78 tuổi ) đã gửi tiền tiết kiệm ở ACB được 4 năm 11 tháng và còn 2 tháng nữa là đến ngày đáo hạn. Ông đã kêu đứa con trai lớn chuẩn bị đưa ông đi rút tiền ngân hàng. Nhưng không may, ông X đã ra đi đột ngột. Trong tình huống này, làm sao người thân của X có thể rút được tiền tiết kiệm, biết ông X đã không ký giấy ủy quyền được phép rút vốn và lãi cho các con tại ACB ? Đến ngày đáo hạn, người được phép sở hữu sổ tiết kiệm của X đem Giấy chứng tử của X + Giấy xác nhận tư cách thừa kế hợp pháp của người rút tiền + Sổ tiết kiệm của X lên ACB thì sẽ được nhận cả gốc và lãi. Nếu có nhiều người cùng tư cách thừa kế số tiền tiết kiệm này thì cử ra một người đại diện và các thành viên còn lại ký giấy ủy quyền cho người đại diện này lên ngân hàng rút tiền. 2 tháng sau, gia đình ông X nhận được giấy báo lãi do EAB gửi đến, chủ tài khoản là ông X. Khi đó gia đình mới biết là ông X vẫn còn một sổ tiết kiệm tại Đông Á. Cả nhà nhốn nháo lên tìm sổ tiết kiệm, nhưng tìm hoài mà không thấy. Trong trường hợp này, làm thế nào để gia đình nhận lại được số tiền tiết kiệm của X ? Người có tư cách thừa kế số tiền này làm cớ mất trình cho Công an xác nhận, sau đó đem Giấy chứng tử của X + Giấy xác nhận tư cách thừa kế hợp pháp của người rút tiền + Đơn cớ mất lên EAB. Nếu ngân hàng nào linh hoạt thì sẽ cho rút gốc & lãi, còn nếu không thì đành mất trắng. 57
  58. Xử lý tình huống số 2 Ông Hoàng Văn Nghi có gửi một Sổ Tiết kiệm 30 triệu đồng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương X, nhưng chẳng may Ông qua đời đột ngột và không để lại di chúc cho vợ và các con. Sau khi Ông qua đời vợ Ông là bà Nguyễn Thị Dinh mang - Sổ Tiết Kiệm có tên chủ sở hữu là Hoàng Văn Nghi - Chứng minh nhân dân của 2 ông bà - Giấy chứng tử - Hộ khẩu gia đình Bà giải thích rằng các con của Ông Bà đều tách hộ khẩu riêng và hộ khẩu gia đình chỉ có tên 2 Ông Bà nên bà đề nghị rút số tiền từ sổ tiết kiệm trên. 1. Theo bạn, Ngân hàng có giải quyết chi trả cho Khách hàng hay không? 2. Nhân viên Ngân Hàng phải thể hiện thái độ, khả năng tư vấn như thế nào để xoa dịu và làm vừa lòng khách hàng mà không gây cho Khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ theo kiểu “ hành là chính ” ? Đáp án: a. Bà Dinh còn thiếu một giấy tờ rất quan trọng đó là bản chính hoặc bản sao có công chứng của một trong các loại giấy tờ sau : - Văn bản khai nhận di sản thừa kế. - Văn bản thoả thuận phân chia di sản - Văn bản thoả thuận khác của những người thừa kế (điều 681 Bộ luật dân sự) - Văn bản từ chối nhận di sản (điều 642 Bộ luật dân sự) 58
  59. Trường hợp có nhiều người thừa kế mà các văn bản không ghi rõ uỷ quyền cho ai lĩnh tiền gửi tiết kiệm hoặc trường hợp có 1 người thừa kế nhưng không thể trực tiếp đến nhận tiền gửi tiết kiệm thì người đề nghị Ngân hàng chi trả tiền gửi tiết kiệm phải có văn bản uỷ quyền của những người đồng thừa kế. => Những giấy tờ mà Bà Dinh mang đến Ngân hàng không đủ cơ sở để chi trả. b. Tuy nhiên, với đối tượng khách hàng là người lớn tuổi lại gặp những biến cố bất ngờ xảy ra như trên, tâm lý của họ luôn cho rằng Ngân hàng sẽ gây khó khăn phiền hà cho họ. Họ sẽ tỏ thái độ rất khó chịu khi đến Ngân hàng yêu cầu rút tiền thừa kế mà Ngân Hàng trả lời “ không chi trả được ”. Bước 1  Giao dịch viên cần giải tỏa tâm lý: hỏi thăm, động viên, chia sẻ thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với sự mất mát đột ngột của khách hàng như là người thân, người nhà.  Nếu trường hợp Giao dịch viên không gây được cảm tình ngay từ ban đầu thì nên mời khách hàng gặp cấp quản lý cao hơn như Trưởng Phòng, Phó Phòng giao dịch hoặc lãnh đạo vì : Thứ nhất, khách hàng sẽ cảm thấy mình được quan tâm, trân trọng hơn khi một người có chức danh tiếp chuyện. Thứ hai, tránh được sự kích động khi khách hàng tỏ thái độ khó chịu tại quầy giao dịch, ảnh hưởng đến khách hàng khác gây uy tín không tốt cho Ngân hàng. Bước 2 59
  60. Sau khi KH đã cởi mở hơn, hãy giải thích với KH bằng những lời thân mật, chân tình trong đó nổi bật lên được những điều có lợi khi gửi tiền tại Ngân hàng mình như: Sự an toàn, bảo mật thông tin, chi trả đúng người hưởng quyền thừa kế Tuy nhiên, vì Bác trai mất không để lại di chúc nên để đảm bảo cho KH tránh được những phiền hà sau này ( xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế sổ tiết kiệm ) thì ngoài những giấy tờ hiện tại, KH chỉ cần bổ sung thêm cho ngân hàng “ Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng/chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc một trong số những văn bản đã nêu ở trên ”. Để thể hiện sự nhiệt tình, người tiếp chuyện nên: Hướng dẫn cho KH biết văn bản bổ sung cần nêu rõ Giá trị tài sản thừa kế & Những người được hưởng quyền thừa kế và thỏa thuận của họ đồng ý cho ai là người đại diện đi nhận sổ tiết kiệm. Chỉ dẫn cho KH đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật như Xã, Phường, Thị trấn, Quận, Huyện nơi KH cư trú hoặc Văn Phòng Công chứng để làm Văn bản khai nhận. Cuối cùng, cảm ơn khách hàng và nhấn mạnh thêm Ngân hàng sẽ hết sức tạo điều kiện về mọi mặt nếu có vướng mắc trong quá trỉnh khách hàng làm “ Văn bản khai nhận di sản thừa kế ”. Lưu ý: Ngoài 2 loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn & có kỳ hạn, các NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với những nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 60
  61. 7. Các dịch vụ thanh toán của ngân hàng 7.1. Các dịch vụ thanh toán trong nước a. Chuyển tiền trong nước Dịch vụ chuyển tiền mặt ( giống như loại hình chuyển tiền bưu điện ) Dịch vụ chuyển khoản, thông qua các phương tiện Ủy nhiệm Chi, Ủy nhiệm Thu, Thẻ ngân hàng 61
  62. b. Thanh toán qua ngân hàng Thanh toán tự động ( thông qua Ủy nhiệm Chi định kỳ ) Thanh toán qua các phương tiện thanh toán ( Séc/ Thẻ ngân hàng ) Séc được giao dịch ở bên ngoài ngân hàng, ngân hàng không trực tiếp kiểm soát => NHTM có thể từ chối thanh toán nếu tờ Séc bị ký phát sai hoặc tài khoản không đủ tiền. Ủy nhiệm Chi thì 2 bên đều phải có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, ngân hàng trực tiếp kiểm soát nên ít có khả năng bị từ chối thanh toán. c. Thanh toán qua hệ thống ngân hàng điện tử Mobile Banking Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động KH sử dụng điện thoại để truy vấn thông tin & thực hiện một số giao dịch Internet Banking Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động KH truy cập website của ngân hàng để được truy cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ & thực hiện một số giao dịch. Home Banking Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng thông qua nối mạng trực tiếp giữa ngân hàng & KH ( thông tin bảo mật cao hơn ) KH có thể thực hiện hầu hết các giao dịch: chuyển tiền mặt, chuyển khoản ( ngồi ở nhà viết Ủy nhiệm Chi ), thanh toán hóa đơn, chuyển đổi ngoại tệ. 62
  63. 7.2. Các dịch vụ thanh toán quốc tế a. Chuyển tiền điện tín ( Telegraphic Transfer ) Người trả tiền Người bán TỔ CHỨC Người mua TÍN DỤNG Người xuất khẩu Người nhập khẩu Người nhập khẩu yêu cầu TCTD chuyển một số tiền để thanh toán hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ cho người bán ở nước ngoài, đươc thực hiện thông qua Western Union, Bank draft. b. Phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay ( Cash Against Documents – CAD) ( 1 ) Giao hàng & giữ lại bộ chứng từ Người nhập khẩu Người xuất khẩu ( 4 ) Giao bộ chứng từ (2) Mở Trust accountBANK (3) Ghi Có & thông báo trả tiền từ nhà nhập khẩu (5) Tiền Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì nhận tiền nhanh trong ngày và thủ tục ít phức tạp. 63
  64. c. Nhờ thu kèm chứng từ : ( (1) Giao hàng & giữ lại chứng từ IMPORTER EXPORTER D/ P Thông báo ( 2 ) ( 7 ) D/ A chứng từ Chứng Ghi Có/ ( 5 ) ( 4 ) từ Chấp nhận thanh toán ( 3 ) Gửi chứng từ + Nhờ thu nợ IMPORTER’ S EXPORTER’ S ( 6 ) Tiền/ Chấp nhận thanh toán BANK BANK Người xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu, sẽ giao Chứng từ Tài chính ( hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc hoặc công cụ thanh toán tương tự ) & Chứng từ Thương mại ( hóa đơn, chứng từ vận tải, hợp đồng bảo hiểm ) cho ngân hàng thu hộ để ngân hàng đòi tiền nhà nhập khẩu. Nhờ thu kèm chứng từ trả ngay ( Document Against Payment – D/P ): ngân hàng thu hộ sẽ giao chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu thanh toán hối phiếu/ bộ chứng từ. Nhờ thu kèm chứng từ trả chậm ( Document Against Acceptance – D/A ): ngân hàng thu hộ sẽ giao chứng từ cho người nhập khẩu sau khi họ phát hành hối phiếu nhận nợ hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu đòi nợ/ bộ chứng từ vào ngày đáo hạn hoặc cam kết thanh toán vào ngày đáo hạn bằng văn bản. 64
  65. d. Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C ) (0) Hợp đồng ngoại thương + + Hợp đồng thanh toán bằng L/C IMPORTER EXPORTER (5) Giao hàng & giữ lại chứng từ ( 2 ) ( 7 ) ( 8 ) ( 6 ) ( 4 ) Mở L/C Thông báo OK Chứng từ Thông báo (10) Tiền (3) Cam kết sẽ thanh toán lô hàng ISSUING ADVISING BANK ( 6 ) Xuất trình chứng từ BANK ( Phát hành L/C ) ( Thông báo L/C ) ( 9 ) Tiền Whenever a purchaser of a product or service contracts with a seller, the seller faces the risk that the purchaser will renege on the contract. If he does so, the seller will be left paying the out-of-pocket costs of meeting the order. The solution to this trade credit risk problem is an L/C, an independent guarantee of payment against delivery by legal construction. Once the exporter receives the L/C from the bank, she can process the order and ship the goods or services knowing that she faces only the credit risk of the bank, not the importer. Once she completes delivery as specified in the LC, she presents the bank with the L/C and the required documents. 65
  66. Khi ngân hàng phát hành ( ngân hàng được chỉ định ) nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ.  Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến hành thanh toán ( L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán ( L/C trả chậm ).  Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, họ sẽ thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị & thông báo cho người đề nghị mở L/C. Nếu người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận sự bất hợp lệ này, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để họ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng nhận bộ chứng từ sẽ trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình.  L/C fees Trade finance with L/C is a particularly handy form of credit, since goods shipped collateralize the credit exposure of the bank. The collateral is as mobile as it will ever be and title to the collateral is evidenced by the documents that the FI takes from the exporter when it makes payment ( or accepts the draft for payment ). For this reason, L/C fees tend to be very low for good corporate customers. Other fees, however, are available for advising ( telling a prospective exporter that she has received an LC ), confirming ( guaranteeing on behalf of another bank opening an LC ), and negotiating LCs ( reviewing the documents ).  Ý nghĩa của vấn đề thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Tập trung nguồn vốn nhàn rỗi, tạo nguồn tín dụng. Góp phần kiểm soát giao dịch và lượng tiền tệ. 66
  67. CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Quan hệ tín dụng phát sinh trong các trường hợp sau: Giao dịch thương mại ( mua bán chịu hàng hóa ) Chơi hụi, cầm đồ ( không vượt quá 150% lãi suất cơ bản ) Trái phiếu Tín dụng ngân hàng Chú ý: Mua bảo hiểm, cổ phiếu không phải là quan hệ tín dụng. 1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng Là 1 giao dịch kinh tế giữa 2 chủ thể là người cấp tín dụng ( ngân hàng ) & người được cấp tín dụng ( khách hàng ). Tín dụng ngân hàng là 1 giao dịch kinh tế, nghĩa là hoạt động này không phải là phúc lợi xã hội mà là 1 giao dịch bình đẳng, 2 bên cùng có lợi, trong đó NHTM sẽ phục vụ cho nhu cầu vốn thiếu hụt của khách hàng. Khách hàng ở đây là các cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, hộ nông dân, hộ gia đình. Ngân hàng cần xác định đúng nhu cầu vay của từng đối tượng để cung cấp sản phẩm phù hợp. Cơ sở cấp tín dụng: cơ sở NIỀM TIN về Khả năng trả nợ & Thiện chí trả nợ / Ý thức, trách nhiệm đối với khoản nợ. 67
  68. Ngân hàng chuyển giao vốn thiếu hụt cho KH bằng tiền ( khi cho vay, chiết khấu, bao thanh toán ) hoặc bằng tài sản ( cho thuê tài chính, bảo lãnh ) Nguyên tắc cấp tín dụng:  Ngân hàng chuyển giao vốn thiếu hụt cho KH sử dụng cho 1 mục đích nhất định trong 1 thời hạn nhất định.  Người được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng số tiền & tài sản mình đã nhận + phần lãi do việc sử dụng tiền & tài sản nói trên. 2. Phân loại tín dụng ngân hàng Phân biệt dựa vào nguồn thu Căn cứ vào mục đích Tín dụng tiêu dùng cấp tín dụng Tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt Căn cứ vào thời hạn tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến Phân chia như vậy để và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các quản lý rủi ro. Thời công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. gian cấp tín dụng ngắn Tín dụng dài hạn: thời hạn trên 5 năm, sử dụng để thì ít rủi ro hơn cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. 68
  69. Căn cứ vào hình thái Tín dụng bằng tiền (cho vay, chiết khấu, factoring) cấp tín dụng Tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài chính, bảo lãnh) Căn cứ vào bảo đảm Tín dụng có bảo đảm tín dụng Tín dụng không có bảo đảm Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp Căn cứ vào cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay hoàn xuất xứ tín dụng trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp Tín dụng trả góp: ( những kỳ hạn nợ bằng nhau ) - Gốc trả đều, lãi tính theo dư nợ ban đầu - Gốc trả đều, lãi tính theo dư nợ còn lại Nợ vay ban đầu - Gốc + lãi trả đều định kỳ = 1 ― ( 1 + i ) ― n i lãi tính theo dư nợ còn lại. Căn cứ vào phương Tín dụng phi trả góp ( gốc + lãi trả theo sự thỏa thức hoàn trả thuận giữa ngân hàng & khách hàng, dựa trên nhu cầu hợp lý của 2 bên. Tiền lãi được tính theo dư nợ thực tế phát sinh theo ngày ) - Gốc & lãi trả cuối kỳ - Gốc trả cuối kỳ, lãi theo định kỳ thỏa thuận trước. Phương thức hoàn trả tuần hoàn ( cho vay theo hạn mức, thẻ tín dụng ) 69
  70. 3. Bảo đảm tín dụng ( Bảo đảm tiền vay ) 3.1. Khái niệm Bảo đảm tín dụng là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi những khoản nợ đã cho khách hàng vay, trong trường hợp khách hàng không thực hiện được những cam kết trong hợp đồng tín dụng. 3.2. Vai trò của bảo đảm tín dụng  Nâng cao ý thức thanh toán nợ của khách hàng, nhất là những tài sản có giá trị đối với khách hàng.  Là một trong những nguồn thu nợ quan trọng [ TIỀN ] của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm được tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.  Phòng ngừa sự gian lận của KH, đó là lấy 1 tài sản bảo đảm để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ vượt quá giá trị được định giá của tài sản bảo đảm. 3.3. Các rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi nhận tài sản bảo đảm a. Rủi ro pháp lý Tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng mà thuộc về người đi vay, ngân hàng chỉ là người thụ hưởng. Khi KH không trả được nợ, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau: Yêu cầu KH ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản bảo đảm. Khởi kiện để có quyền bán tài sản ( phải trải qua ít nhất 2 lần hòa giải, 2 lần ra tòa rất phiền phức ). b. Rủi ro thị trường Nếu ngân hàng được phép tài sản thì có ai mua tài sản đó không, giá bao nhiêu. 70
  71. c. Rủi ro kỹ thuật : Giữ gìn, bảo quản tài sản bảo đảm như thế nào. Có những trường hợp, ngân hàng phải thuê bên thứ 3 đứng ra trông coi, bảo vệ tài sản lưu giữ tại kho của doanh nghiệp. Mặc dù được niêm phong cẩn thận, nhưng mọi chi phí phát sinh về tài sản bảo đảm do người đi vay chi trả, dễ dẫn đến nguy cơ bên thứ 3 và doanh nghiệp thông đồng với nhau, đánh tráo tài sản. 3.4. Các hình thức bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng không bằng tài sản ( Tín dụng tín chấp ) Theo Nghị định 163/ 2006, Theo quan niệm của ngân hàng, Bảo lãnh bằng uy Bảo lãnh bằng uy tín của tín của bên thứ 3 hoặc của chính KH. Ngân hàng bên thứ 3 ( tổ chức chính trị thường áp dụng tín dụng tín chấp đối với các DN - xã hội ) Nhà nước hoặc các DN có làm ăn với Nhà nước. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản Thế chấp: bên thế chấp sử Cầm cố: bên cầm Bảo lãnh bằng tài sản dụng tài sản thuộc sở hữu của cố giao tài sản của bên thứ 3 dưới hình mình để đảm bảo thực hiện thuộc sở hữu của thức thế chấp / cầm cố: nghĩa vụ dân sự đối với bên mình để đảm bảo bên thứ 3 dùng tài sản nhận thế chấp & không thực hiện nghĩa thuộc sở hữu của mình để chuyển giao tài sản đó cho vụ dân sự đối với đảm bảo với ngân hàng bên nhận thế chấp => ngân bên nhận cầm cố rằng bên thứ 3 sẽ có trách hàng giao cho KH quyền sử => ngân hàng nhiệm trả gốc & lãi thay dụng, khai thác tài sản & phong tỏa tất cả cho KH vay vốn trong phong tỏa các quyền còn lại các quyền liên trường hợp KH không trả ( định đoạt, bán, trao tặng ) quan đến tài sản. được nợ. 71
  72. 3.5. Những tài sản có thể nhận làm tài sản bảo đảm Tài sản vật hữu hình : Máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện giao thông vận tải, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu. Tiền gửi & các giấy tờ có giá [ cổ phiếu đã niêm yết, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, thương phiếu + Bộ chứng từ ( hợp đồng mua bán, hóa đơn, phiếu xuất kho ) ] bằng VND hoặc ngoại tệ. Các quyền về tài sản: quyền thừa kế, quyền nhận hợp đồng bảo hiểm, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đòi nợ ) Tài sản hình thành trong tương lai: tại thời điểm cam kết tín dụng, tài sản chưa được xác lập hoặc tài sản đã được xác lập nhưng quyền sở hữu hợp pháp của KH đối với tài sản đó chưa hình thành ( dự án xây dựng chung cư, nhà xưởng ). Tài sản hình thành từ vốn vay: tài sản bảo đảm được hình thành bởi 1 phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. 3.6. Điều kiện để tài sản được nhận làm tài sản bảo đảm Tính pháp lý ( giấy tờ pháp lý kèm theo tài sản ) Ví dụ: Khi ngân hàng cho nhà thầu vay để thực hiện dự án xây dựng chung cư thì ngoài những giấy tờ cần thiết thì phải có thêm 1 bản cam kết của những người thuê nhà sẽ đồng ý trả nhà khi ngân hàng cần thanh lý trong trường hợp chủ thầu không trả được nợ. Tính thanh khoản 72
  73. Thị trường tiêu thụ của tài sản bảo đảm ( ví dụ: ngân hàng không nhận toa xe lửa làm tài sản bảo đảm vì nó không có thị trường tiêu thụ rộng mà có thị trường tiêu thụ đặc thù ). Khả năng chuyển đổi thành tiền ( ví dụ: ngân hàng không nhận thực phẩm đông lạnh, phân bón, hóa chất, cổ phiếu OTC ). Tính giá trị Giá trị được định giá của tài sản bảo đảm phải > tổng giá trị các khoản nợ ( nếu giá trị tài sản bảo đảm thấp ==> khoản vay thấp ). Chú ý: Việc phân biệt thế nào là thế chấp hoặc cầm cố đôi khi còn tùy thuộc vào góc độ pháp lý hoặc góc độ tín dụng. Xét trường hợp KH lấy cổ phiếu đã lên sàn làm tài sản bảo đảm. Về nguyên tắc, cổ phiếu đã được niêm yết thì cổ đông ( KH ) sẽ giữ Giấy chứng nhận góp vốn ( thể hiện quyền cổ đông ). Ngân hàng không giữ giấy này được mà chỉ giữ giấy phong tỏa quyền của KH => Thế chấp ( góc độ pháp lý ) Dưới góc độ tín dụng, ngân hàng không quan tâm mình giữ giấy tờ gì, chỉ cần biết mình phong tỏa được toàn quyền của KH ( kể cả quyền nhận cổ tức đến hạn ) => Cầm cố. Khi nào trả nợ xong thì ngân hàng sẽ trả lại cổ tức cho KH. 73
  74. 3.7. Tìm hiểu Nghị định 163/ 2006 về giao dịch bảo đảm a. Tài sản bảo đảm ( Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/ 2006 ) Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. b. Tài sản hình thành trong tương lai ( Khoản 2 Điều 4 & Điều 8 ) Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý. c. Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự ( Điều 4 ) Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. d. Bảo quản, giữ gìn Tài sản Cầm cố ( Điều 16, 17, 19 ) 74
  75. Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố. Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó. Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Trong trường hợp tài sản cầm cố do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố. Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó. e. Thế chấp quyền đòi nợ ( Điều 22 Nghị định 163/ 2006 ) 75
  76.  Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.  Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng thời phải cung cấp thông tin bên có nghĩa vụ trả nợ về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu họ có yêu cầu.  Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:  Thanh toán cho bên nhận thế chấp  Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp. f. Điều 27 “ Bên nhận thế chấp không được hạn chế bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để tăng giá trị tài sản đó ”. g. Tín chấp ( Điều 49 đến điều 55 Nghị định 163/ 2006 ) Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Bên vay vốn có nghĩa vụ : Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng. 76
  77. Bên vay vốn ( Cá nhân, hộ gia đình nghèo ) được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội sau: 7 tổ chức chính trị - xã hội này có nghĩa vụ xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh 1. Hội Nông dân Việt Nam của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại các TCTD; đồng thời phối hợp 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với TCTD giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho TCTD. Nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình 5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch 6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng, Tổ chức chính trị - xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp. 4. Quy trình tín dụng Marketing Tiếp nhận nhu cầu Quản lý Kết thúc hợp đồng/ gặp gỡ, tìm vay vốn & Thẩm khoản vay Xử lý rủi ro kiếm KH định tín dụng 77
  78. 4.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Về mặt hiệu quả, quy trình hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.  Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm & quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 4.2. Các bước trong quy trình tín dụng căn bản Bước 1: HOÀN TẤT BỘ HỒ SƠ VAY VỐN & THU THẬP THÔNG TIN  Khi KH có nhu cầu vay vốn đến gặp nhân viên tín dụng, nhân viên tín dụng trò chuyện với KH, đánh giá sơ bộ thông tin về KH và giúp họ hoàn chỉnh bộ Hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn phải có 3 thứ sau đây: Giấy tờ, Hồ sơ pháp lý chứng minh tư cách pháp lý của KH. Hồ sơ kinh tế : những giấy tờ liên quan đến nhu cầu vay ( phương án, dự án SXKD ) & những giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của KH. Hồ sơ về tài sản bảo đảm. 78
  79.  Do Hồ sơ vay vốn do KH cung cấp nên sẽ chứa toàn những điều tốt đẹp về KH nên nhân viên tín dụng cần phải thu thập thêm thông tin về KH từ những nguồn sau đây: Thông tin lưu trữ tại ngân hàng. Thông tin từ đối thủ & đối tác của KH. Thông tin từ cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền hoặc CIC – Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý thông tin tín dụng. Thông tin từ cơ quan truyền thông Các văn bản pháp lý. Phỏng vấn KH. Bước 2: PHÂN TÍCH THẦM ĐỊNH TÍN DỤNG  Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.  Phân tích tín dụng còn kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay.  Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó & dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Việc phân tích tín dụng dựa trên 5 yếu tố sau đây để đánh giá Khả năng trả nợ & Thiện chí trả nợ / Ý thức, trách nhiệm đối với khoản nợ của KH. 79
  80. Tiêu chuẩn 5Cs Campari Thu thập những thông tin liên quan nào Character Tư cách pháp lý của KH Character Quan hệ tín dụng trong quá khứ Uy tín, tính cách, Địa vị, vị trí trong xã hội / Thương Thiện chí trả nợ hiệu, vị trí của DN trên thị trường.  Những yếu tố trong hoạt động kinh Capacity doanh của DN Năng lực, Tình hình, năng lực kinh doanh DN Tình hình tài chính của DN trình độ, Ability Tình hình nhân sự, kết cấu nhân sự, khả năng vay vốn trình độ của Ban quản lý. & trả nợ của KH.  Những thông tin về kỹ thuật của ngành nghề đó. Capital Margin kỳ vọng thu nhập Nhu cầu sử dụng của bank để Thông tin về vốn tự có của DN + vốn vay, tính khả interest thi của nhu cầu Thông tin đã thu thập ở Capacity. vay, hiệu quả use Purpose vốn vay Amount Collateral Insurance Tài sản cầm cố/ thế chấp nguồn trả nợ Môi trường pháp lý, môi trường vĩ mô, Conditions Repayment rủi ro đặc thù của ngành nghề tác động đến khả năng hoàn trả như thế nào. 80