Quản trị ngân hàng thương mại - Quản lý nguồn vốn và quản lí tài sản

pdf 24 trang nguyendu 7890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị ngân hàng thương mại - Quản lý nguồn vốn và quản lí tài sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_ngan_hang_thuong_mai_quan_ly_nguon_von_va_quan_li_t.pdf

Nội dung text: Quản trị ngân hàng thương mại - Quản lý nguồn vốn và quản lí tài sản

  1. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ d−ới hình thức huy động, cho vay, đầu t− và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng th−ơng mại - đóng vai trò quan trọng ảnh h−ởng tới chất l−ợng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn tập trung nghiên cứu các loại nguồn tiền đ−ợc truyền tải đến ngân hàng theo các kênh dẫn khác nhau, đặc điểm và các ph−ơng pháp quản lý chúng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng đề ra. 1. Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM 1.1.Vốn chủ sở hữu Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (đ−ợc pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có một l−ợng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị tr−ờng. 1.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà n−ớc, ngân sách Nhà n−ớc cấp (vốn của Nhà n−ớc). Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh có các bên liên doanh góp: ngân hàng t− nhân là vốn thuộc sở hữu t− nhân. 1.1.2. Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều ph−ơng thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu h−ớng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu t−. Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của 1 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  2. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu. Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm để mở rộng qui mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà n−ớc qui định Đặc điểm của hình thức huy động này là không th−ờng xuyên, song giúp cho ngân hàng có đ−ợc l−ợng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết. 1.1.3. Các quỹ Ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có mục đích riêng. Tr−ớc tiên là quỹ dự phòng tổn thất. Quỹ này đ−ợc trích lập hàng năm và đ−ợc tích luỹ lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn d−ới tác động của lạm phát. Quỹ thặng d− là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tuỳ theo qui định cụ thể của từng n−ớc, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen th−ởng, quỹ giám đốc Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên một số quỹ NH không thể sử dụng lâu dài. 1.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng th−ơng mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể đ−ợc coi là một bộ phận của vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm nh− sử dụng lâu dài, có thể đầu t− vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. 1.2. Vốn nợ 1.2.1. Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi Tiền gửi khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng th−ơng mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, 2 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  3. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân c−. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi tr−ờng cạnh tranh và để có đ−ợc nguồn tiền có chất l−ợng ngày càng cao, các ngân hàng đã đ−a ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch, hoặc tiền gửi thanh toán) Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán bộ.Trong phạm vi số d− cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều đ−ợc ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể đ−ợc nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể đ−ợc h−ởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Thủ tục mở rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số d−. Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi - chi trội trên số d− có của tài khoản tiền gửi thanh toán. Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức "biến t−ớng" của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất lại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ đ−ợc chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của ng−ời gửi tiền, ngân hàng đã đ−a ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Ng−ời gửi không đ−ợc sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chỉ tiêu, ng−ời gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn đ−ợc h−ởng lãi 3 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  4. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm của dân c− Các tầng lớp dân c− đều có các khoản thu nhập tạm thời ch−a sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân c− thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng l−ới huy động, đ−a ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ nh− tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng ). Ngân hàng có thể mở cho mỗi ng−ời tiết kiệm nhiều tr−ơng mục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu đ−ợc ngân hàng cho phép. - Tiền gửi của các ngân hàng khác Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, ngân hàng th−ơng mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, qui mô nguồn ngày th−ờng không lớn. 1.2.2. Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng th−ơng mại. Tuy nhiên, khi cần, ngân hàng th−ờng vay m−ợn thêm. Tại nhiều n−ớc, ngân hàng Trung −ơng th−ờng quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay m−ợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế. - Vay NHNN (Vay Ngân hàng Trung −ơng) Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng th−ơng mại. Trong tr−ờng hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng th−ơng mại th−ờng vay ngân hàng Nhà n−ớc. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng Nhà n−ớc là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các th−ơng phiếu đã đ−ợc các ngân hàng th−ơng mại 4 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  5. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những th−ơng phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà n−ớc. Nghiệp vụ này làm th−ơng phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng Nhà n−ớc) tăng lên. Ngân hàng Nhà n−ớc điều hành vay m−ợn này một cách chặt chẽ; ngân hàng th−ơng mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông th−ờng Ngân hàng Nhà n−ớc chỉ tái chiết khấu cho những th−ơng phiếu có chất l−ợng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà n−ớc trong từng thời kỳ. Trong điều kiện ch−a có th−ơng phiếu, ngân hàng Nhà n−ớc cho ngân hàng th−ơng mại vay d−ới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. - Vay các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn các ngân hàng vay m−ợn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị tr−ờng liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ v−ợt yêu cầu do có kết d− gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ng−ợc lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay m−ợn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Nh− vậy nguồn vay m−ợn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều tr−ờng hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay m−ợn từ ngân hàng Nhà n−ớc. Quá trình vay m−ợn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc ngân hàng Nhà n−ớc). Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc đ−ợc đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. - Vay trên thị tr−ờng vốn Giống nh− các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay m−ợn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị tr−ờng vốn. Rất nhiều ngân hàng th−ơng mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng đ−ợc nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các 5 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  6. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu t− trung và dài hạn. Thông th−ờng đây là khoản vay không có đảm bảo, những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay m−ợn đ−ợc nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ th−ờng khó vay m−ợn trực tiếp bằng cách này; họ th−ờng phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đ−ợc bảo lãnh của Ngân hàng Đầu t−. Khả năng vay m−ợn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị tr−ờng tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. Nghiệp vụ vay m−ợn t−ơng đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị tr−ờng để quyết định qui mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay m−ợn thích hợp. Các vấn đề chuyển nh−ợng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũng đ−ợc các ngân hàng quan tâm. 1.2.3.Vốn nợ khác Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn khác. - Tiền uỷ thác Ngân hàng th−ơng mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác nh− uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu t−, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. Ví dụ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay uỷ thác hộ cho Nhà n−ớc đối với một số dự án trồng rừng với nguồn Ngân sách hoặc nguồn ODA. Theo hợp đồng giữa các bên, các nguồn vốn trên đ−ợc chuyển về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để từ đó chuyển tải đến địa điểm đã đ−ợc xác định tr−ớc. Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa ph−ơng, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển nh− của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng l−ới ngân hàng nh− các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng. - Tiền trong thanh toán Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở 6 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  7. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản L/C ). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số d− trừ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay - Tiền khác: Các khoản nợ khác nh− thuế ch−a nộp, l−ơng ch−a trả Nguồn vốn của NHTM Khoản mục Số d− (31/12/X) Đơn vị: Tỷ VNĐ 1. Tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân 50945 1.1. Tiền gửi của doanh nghiệp 15521 1.2. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân 35425 2. Tiền gửi của các tổ chức hành chính 7270 3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 3,8 4. Vay Ngân hàng Nhà n−ớc và các tổ chức tín dụng 4335 khác 5. Các khoản phải trả khác 791 6. Nguồn khác 1100 7. Vốn chủ sở hữu 1814 7.1. Vốn điều lệ 1150 7.2. Các quỹ và lãi ch−a phân phối 664 Tổng nguồn 66259,8 2. Đặc điểm và các nhân tố ảnh h−ởng 2.1. Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố ảnh h−ởng Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải đ−ợc thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn ch−a đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông th−ờng nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng tr−ởng hàng năm của các ngân hàng. Tiền gửi là đối t−ợng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi th−ờng cao hơn lãi trả cho tiền gửi. ở nhiều n−ớc, ngân hàng phải mua bảo 7 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  8. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản hiểm cho tiền gửi. Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, th−ờng nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân c− gửi và cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, ng−ời có tiền tiết kiệm th−ờng quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực d−ơng mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm. Các yếu tố khác nh− địa điểm ngân hàng, mạng l−ới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động đa dạng, các dịch vụ đa dạng đều ảnh h−ởng tới qui mô và cấu trúc của nguồn tiền. Thời vụ chi tiêu ảnh h−ởng đến qui mô và tính ổn định của nguồn tiền. Vào dịp tết, nguồn tiền tiết kiệm cũng nh− tiền gửi của doanh nghiệp có xu h−ớng giảm sút, đặc biệt trong điều kiện thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung tầng lớp dân c− có thu nhập cao, hình thành ng−ời gửi tiền lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng qui mô và thay đổi kỳ hạn của nguồn tiền. Khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và các cá nhân cũng gia tăng. Các nguồn tiền gửi thanh toán th−ờng biến động mạnh (kém ổn định) hơn tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng đến tiền gửi thông qua nghiên cứu đặc điểm thị tr−ờng nguồn tiền của ngân hàng để có biện pháp quản lý và sử dụng thích ứng. Tuy nhiên ngân hàng th−ờng khó dự tính đ−ợc chính xác việc thay đổi qui mô và kết cấu của tiền gửi. 2.2. Đặc điểm tiền vay và các nhân tố ảnh h−ởng Tỷ trọng của loại nguồn này trong tổng nguồn th−ờng thấp hơn nguồn tiền gửi. Các khoản đi vay th−ờng là với thời hạn và qui mô xác định tr−ớc, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng. Khác với nhận tiền gửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay th−ờng xuyên: ngân hàng chỉ vay lúc cần thiết, ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối l−ợng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vay th−ờng lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi với cùng kỳ hạn. Các khoản vay 8 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  9. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản ngân hàng Nhà n−ớc và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song th−ờng có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu, thanh toán của khách hàng tăng cao. Vay Ngân hàng Nhà n−ớc phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Việc vay m−ợn các ngân hàng đang thiếu ph−ơng tiện thanh toán. Muốn mở rộng qui mô vay m−ợn trên thị tr−ờng liên ngân hàng, một ngân hàng cần v−ơn tới thị tr−ờng liên ngân hàng quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn trung và dài hạn ổn định cao cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp và ng−ời tiêu dùng. Các nhân tố ảnh h−ởng quan trọng nhất là thu nhập của dân c− và ổn định vĩ mô, sau đến là các kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với ng−ời cho vay. Mặc dù lãi suất th−ờng cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng phát hành giấy nợ trung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứng đ−ợc yêu cầu nh− ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định. 2.3. Đặc điểm các nguồn khác Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi (lãi suất danh nghĩa bằng không). Tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể. Ví dụ để có các nguồn uỷ thác ngân hàng phải tìm kiếm các chủ đầu t−, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ Nhìn chung, các nguồn khác trong ngân hàng th−ờng không lớn (trừ một số ngân hàng có các dịch vụ uỷ thác cho nhà n−ớc hoặc cho các tổ chức quốc tế). Việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh h−ởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác. 3. Quản lý vốn nợ Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính nếu phân chia theo hình thức sở hữu: vốn của chủ ngân hàng và vốn nợ. Khác với nhiều loại 9 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  10. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản hình doanh nghiệp, vốn của chủ ngân hàng th−ờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn nợ là nguồn chủ yếu của ngân hàng. 3.1. Mục tiêu quản lý Vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng. Chất l−ợng và số l−ợng của nó ảnh h−ởng đáng kể tới chất l−ợng và số l−ợng các khoản cho vay và đầu t−. Mục tiêu quản lý nợ không nằm ngoài mục tiêu quản lý chung của ngân hàng đó là an toàn và sinh lợi. Quản lý nợ nhằm mục tiêu cụ thể sau: • Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về qui mô cho vay và đầu t−, • Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng. • Duy trì tính ổn định của nguồn tiền. • Tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị tr−ờng nợ của ngân hàng. 3.2. Nội dung quản lý Phần lớn các khoản nợ của ngân hàng liên quan tới chi phí trả lãi. Chi phí trả lãi là bộ phận chi phí lớn nhất đối với ngân hàng, vì vậy, có ảnh h−ởng quyết định đối với thu nhập của ngân hàng. Chi phí trả lãi bị tác động trực tiếp bởi: - Qui mô, cơ cấu các nguồn phải trả lãi - Lãi suất cá biệt. Nội dung đầu tiên trong quản lý các khoản nợ là quản lý qui mô, cơ cấu và lãi suất của các khoản nợ, các chi phí lãi suất gắn với các khoản nợ. Tiếp theo, tính ổn định của các khoản nợ quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Vì vậy, nội dung thứ hai là quản lý tính ổn định của các khoản nợ. Cuối cùng, tính thanh khoản của các khoản nợ đ−ợc nhiều nhà quản lý ngân hàng quan tâm. Nó phản ánh khả năng tìm kiếm các khoản nợ mới nhanh chóng và với lãi suất thấp nhằm tăng c−ờng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. 3.2.1. Quản lý qui mô và cơ cấu 10 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  11. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản Quản lý qui mô và cơ cấu nhằm đ−a ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng qui mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Gia tăng nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất l−ợng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh h−ởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Quản lý qui mô và cơ cấu nợ gồm các nội dung sau: + Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ vòng quay của mỗi loại. + Phân tích kỹ l−ỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh h−ởng và bị ảnh h−ởng). + Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng. Công tác thống kê nguồn sẽ cho các nhà quản lý nghiên cứu mối liên hệ giữa số l−ợng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh h−ởng cũng nh− thấy đ−ợc đặc tính của thị tr−ờng nguồn của ngân hàng. Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của một ngân hàng có thể có tốc độ và qui mô thay đổi khác nhau. Các ngân hàng lớn có qui mô nguồn lớn và tốc độ tăng tr−ởng nguồn có thể không cao nh− các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng ở trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với ngân hàng ở xa. Những nhân tố ảnh h−ởng và bị ảnh h−ởng bởi qui mô và kết cấu của nguồn tiền th−ờng xuyên thay đổi và cần phải đ−ợc nghiên cứu kỹ l−ỡng. Đây là cơ sở để ngân hàng đ−a ra các quyết định phù hợp để thay đổi qui mô và kết cấu nguồn tiền. Vào gần dịp tết, qui mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống t−ơng đối; hoặc nếu ngân hàng phụ vụ chủ yếu các doanh nghiệp xây lắp, tiền gửi của họ tăng giảm phụ thuộc nhiều vào mùa xây dựng. Từ đó, nhà quản lý ngân hàng cần phân chia các loại khách hàng gắn với qui mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn. Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn cần đ−ợc đặc biệt chú ý, các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất l−ợng dịch vụ kèm theo cần phải đ−ợc nghiên cứu cụ 11 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  12. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản thể. Nhà quản lý cũng cần xem xét thị phần nguồn tiền của các ngân hàng khác trên địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ. Kế hoạch nguồn cần đ−ợc xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế hoạch gia tăng qui mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu t− hoặc nhu cầu chi trả cho các doanh nghiệp và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn, hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn đ−ợc đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị 3.2.2. Quản lý lãi suất chi trả Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì qui mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng. Quản lý lãi suất của các khoản nợ là một bộ phận trong quá trình chi phí của ngân hàng. Lãi suất chi trả càng cao càng có thể huy động đ−ợc lớn, từ đó mà mở rộng cho vay và đầu t−. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm t−ơng ứng. Vì vậy quản lý lãi suất của nguồn vốn có liên quan chặt chẽ với quản lý lãi suất cho vay và đầu t− của ngân hàng. Nội dung quản lý lãi suất: - Nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng tới lãi suất huy động. - Đa dạng hóa lãi suất Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của ngân hàng và với mỗi ngân hàng. Lãi suất huy động thay đổi th−ờng xuyên d−ới ảnh h−ởng của nhiều nhân tố nh−: - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia; - Nhu cầu đầu t− của các doanh nghiệp, Nhà n−ớc và hộ gia đình; - Tỷ lệ lạm phát; - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu t− khác; - Trình độ phát triển của thị tr−ờng tài chính; - Khả năng sinh lời của ngân hàng; 12 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  13. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản - Độ an toàn của các ngân hàng Trên cơ sở tác động của hàng loạt các yếu tố, hình thành nên lãi suất huy động của ngân hàng th−ơng mại. Lãi suất huy động tại mỗi ngân hàng đ−ợc phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau: - Lãi suất phân biệt theo thời gian: thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng cao; - Lãi suất phân biệt theo loại tiền; - Lãi suất phân biệt theo mục đích gửi, theo mục đích huy động; - Lãi suất phân biệt theo rủi ro của ngân hàng: các ngân hàng nhỏ, hoặc ngân hàng t− nhân lãi suất cao hơn các ngân hàng lớn, hoặc ngân hàng của Nhà n−ớc; - Lãi suất phân biệt theo các dịch vụ đi kèm ví dụ nh− tiết kiệm có th−ởng, tiết kiệm bảo hiểm lãi suất thấp hơn tiết kiệm khác; - Lãi suất phân biệt theo qui mô Nhìn chung, tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho ng−ời gửi tiền và ng−ời cho vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất ngân hàng trả bằng không và ng−ời gửi phải trả phí để đ−ợc h−ởng tiện ích của ngân hàng. Có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau tuỳ theo tính chất của từng khoản nợ, đó là các mức lãi suất cá biệt. Ví dụ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND loại thời hạn 6 tháng là 0,55%/tháng; loại 12 tháng là 0,6%/tháng; loại tiết kiệm 12 tháng USD là 3%/năm Trong quá trình cạnh tranh để mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các −u thế của riêng mình trong đó có −u thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đ−a ra lãi suất danh nghĩa cao hơn các ngân hàng khác, tức là đã tạo ra lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút thêm nguồn tiền mới. Tuy nhiên ngân hàng này cũng có thể tạo lãi suất cạnh tranh bằng các ph−ơng pháp khác nh− trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi tr−ớc. Khi trả tiền lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất t−ơng đ−ơng (A) sẽ lớn hơn lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng cam kết trả. 13 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  14. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản A (còn đ−ợc ký hiệu NEC) = (1+i/n)n - 1 Trong đó: i là lãi suất danh nghĩa trong kỳ; n là số lần trả lãi trong kỳ. Khi trả lãi tr−ớc, lãi suất t−ơng đ−ơng với trả lãi sau (B) cũng lớn hơn lãi suất danh nghĩa trả tr−ớc. B (Còn đ−ợc ký hiệu NEC) = i/(1-i). Trong đó: i là lãi suất trả tr−ớc Các ngân hàng th−ờng sử dụng ph−ơng pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời qui mô của khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh tranh (gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay), các ngân hàng th−ờng tính toán lãi suất bình quân. (1) Lãi suất bình quân của một nguồn hay một nhóm nguồn trong kỳ. (2) Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả lãi tại một thời điểm hoặc trong kỳ. Lãi suất bình quân cho thấy xu h−ớng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỷ tọng mỗi nguồn; nó cũng cho thấy những nguồn đắt t−ơng đối (lãi suất cá biệt > lãi suất bình quân) và các nguồn rẻ t−ơng đối (lãi suất cá biệt < lãi suất bình quân). Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạch định chiến l−ợc nguồn vốn. Ví dụ, một ngân hàng có các số liệu về nguồn vốn sau: Số d− Lãi suất Số d− Lãi suất Số d− Lãi suất Nguồn 1/1 1/1 1/2 1/2 1/3 1/3 Nguồn d−ới 100 10% 120 11% 140 10,5% 12 tháng Nguồn trung 60 12% 70 13% 75 12,5% hạn Nguồn dài hạn 40 13% 50 14% 55 13,8% (Giả sử số d− và lãi suất không thay đổi trong tháng, lãi trả hàng tháng). 14 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  15. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản Với các lãi suất danh nghĩa trên, ta có thể tính lãi suất bình quân cho từng nguồn trong 3 tháng, lãi suất bình quân của các nguồn tại một thời điểm, hoặc trong 3 tháng. Lãi suất bình quân của các nguồn vào ngày 1/1: Lsbq = (1200x10%+60x12%+10x13%)/200 = 0,112 = 11,2% Lãi suất bình quân của nguồn ngắn hạn trong 3 tháng: Lsbq = (100x10%+120x11%+140x10,5%)/360 = 0,10527 = 10,527% Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất (phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng). 3.2.3. Quản lý kỳ hạn Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. Nội dung quản lý kỳ hạn: - Xác định kỳ hạn dnah nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh h−ởng; - Xác định kỳ hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh h−ởng; - Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn. 3.2.3.1. Kỳ hạn danh nghĩa Nguồn huy động th−ờng gắn liền với kỳ hạn nhất định, đ−ợc ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Ví dụ, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng Các kỳ hạn danh nghĩa th−ờng gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu h−ớng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Trong tr−ờng hợp bình th−ờng (không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số ng−ời gửi rút tiền tr−ớc hạn, song nhìn chung ng−ời gửi đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa để h−ởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy kỳ hạn danh nghĩa một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Việc xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Kỳ hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy liên quan tới kỳ hạn của sử dụng. Để cho vay và đầu t− dài hạn, ngân hàng cần có khả 15 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  16. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản năng duy trì tính ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí: các nguồn có tính ổn định cao th−ờng phải có chi phí duy trì cao. Quản lý kỳ hạn, vì vậy là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Các nhân tố ảnh h−ởng đến kỳ hạn danh nghĩa: - Thu nhập - ổn định vĩ mô - Khả năng chuyển đổi của giấy nợ - Kỳ hạn cho vay và đầu t− Mức thu nhập của dân chúng là yếu tố quan trọng. Các khoản tiền gửi và vay với kỳ hạn dài (trên 1 năm) th−ờng là của dân c−. Do vậy, khi thu nhập của dân c− thấp, mức tiết kiệm cũng thấp, hạn chế khả năng cho vay và gửi ngân hàng với kỳ hạn dài. Lạm phát cao, tỷ giá biến động theo h−ớng không có lợi cho ng−ời gửi nội tệ đều hạn chế việc kéo dài hạn danh nghĩa. Thị tr−ờng tài chính kém phát triển, khả năng chuyển đổi của các giấy nợ thấp (tính thanh khoản của các giấy nợ thấp), việc phát hành giấy nợ với kỳ hạn trên 1 năm rất khó khăn. 3.2.3.2. Kỳ hạn thực tế Nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng tới kỳ hạn danh nghĩa tạo cơ sở để ngân hàng đ−a ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị tr−ờng. Tuy nhiên ngân hàng quan tâm hơn tới kỳ hạn thực tế của nguồn tiền bởi vì kỳ hạn thực tế liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu t−. Ví dụ: Nhiều ng−ời gửi tiết kiệm tại một ngân hàng với kỳ hạn danh nghĩa 6 tháng, song khoản tiền gửi có thể đ−ợc duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ hạn 6 tháng nối tiếp nhau, ng−ời gửi không rút tiền ra khỏi ngân hàng) và trên thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn. Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng. Các nhân tố ảnh h−ởng đến kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, lãi suất giữa các nguồn tiền 16 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  17. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản khác nhau cũng ảnh h−ởng lớn tới kỳ hạn này. Sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền gửi từ ngân hàng ngày sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác, từ loại tiền này sang loại tiền khác, làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi. Ví dụ, ngân hàng A ở Hà Nội tăng lãi suất tiền gửi loại 2 tháng từ 0,55%/tháng lên 0,6%/tháng có thể sẽ gây ra 2 loại hiệu ứng. (1) Tiền gửi từ các ngân hàng khác, hoặc tiền trong dân c− sẽ chảy về ngân hàng A. Điều này phụ thuộc vào lực hấp dẫn của lãi suất gia tăng và các chi phí để dịch chuyển. Các món tiền nhỏ bé th−ờng ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít. Một món tiền gửi tại ngân hàng Cà Mau không dễ chuyển ra Hà Nội đ−ợc trong điều kiện công nghệ ngân hàng và chi phí chuyển tiền hiện nay. Các món tiền gửi đã gần đến hạn có thể ít bị dịch chuyển. Ng−ời gửi cố gắng chờ đến hạn để h−ởng lãi suất đầy đủ. (2) Sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong nội bộ ngân hàng A. Loại hiệu ứng này không làm gia tăng qui mô của nguồn mà chỉ làm thay đổi kết cấu của nguồn, tác động tới tính ổn định của các nguồn khác kém hấp dẫn hơn về lãi suất. Một nguồn tiền nào đó trong ngân hàng đ−ợc tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của các khoản huy động và đi vay. Do đó, một nguồn với `kỳ hạn danh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo l−ờng kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn. Ph−ơng pháp cơ bản để phân tích kỳ hạn thực tế là dựa trên số liệu thống kê để thấy sự biến động số d− của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn, tìm số d− thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố ảnh h−ởng đến sự thay đổi, từ đó, ng−ời quản lý do đ−ợc kỳ hạn thực gắn liền với các số d−. Quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng trong 17 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  18. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản lãi suất nguồn, đều liên quan tới không chỉ tăng qui mô của nguồn, mà còn tới tính ổn định của nguồn giữa các ngân hàng, tính ổn định của nguồn trong từng ngân hàng. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lý nguồn vốn của ngân hàng. Các cách khác nhau để cải tiến sự ổn định của khoản nợ: - Dựa vào loại những tiền gửi chủ yếu - tiền gửi giao dịch hoặc tiền tiết kiệm. Mặc dù tiền gửi phải hoàn trả theo yêu cầu, song nó t−ơng đối ổn định. Các ngân hàng lớn ngày nay đang cố gắng tăng tiền gửi để giảm vay. - Xây dựng mối liên hệ với ng−ời gửi lớn sao cho họ tránh rút tiền gửi trong lúc khủng hoảng. - Đa dạng hóa các nguồn tiền tức là huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một khách hàng. - Phát triển quản lý tài sản bên cạnh quản lý các khoản nợ. 3.2.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn Đối với nhiều ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lý nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn vốn đ−ợc đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Nhiều ngân hàng lớn, do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn của nguồn (nguồn với kỳ hạn ngắn đ−ợc chuyển sang đầu t− hoặc cho vay với kỳ hạn dài hơn) và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh toán, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn. Tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị tr−ờng nợ của mỗi ngân hàng và chính sách tiền tệ đang đ−ợc vận hành. Nhìn chung các ngân hàng lớn, có nhiều chi nhánh và gần các trung tâm tiền tệ có nhiều khả năng tìm kiếm các nguồn nhanh chóng hơn là các ngân hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa. Hơn nữa, sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn. Do vậy tại các n−ớc mà thị tr−ờng nợ kém phát triển, tính thanh khoản của nguồn vốn của các ngân 18 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  19. Tài liệu QTKD NHTM - Chuyên đề Quản lý nguồn vốn và Quản lý tài sản hàng cũng bị giảm thấp. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị tr−ờng nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy đặc điểm của mỗi nguồn (nh− qui mô, tốc độ tăng tr−ởng, vòng quay, lãi suất và sự biến đổi của lãi suất, tỷ trọng thị tr−ờng của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác ). Ngân hàng cần tập trung phân tích nguồn vay m−ợn từ ngân hàng Nhà n−ớc và từ các tổ chức tín dụng khác. Các nguồn này tuy ngắn hạn song có thể có đ−ợc trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Các nguồn mà ngân hàng có −u thế cũng cần đ−ợc xem xét. 3.3. Phát triển các công cụ nợ mới Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ. Bên cạnh vay ngân hàng Nhà n−ớc và vay trên thị tr−ờng liên ngân hàng trong n−ớc, các ngân hàng đang v−ơn tay tới thị tr−ờng liên ngân hàng quốc tế. Nhiều ngân hàng đang phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và giữa các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, cách mạng công nghệ đang làm cho thị tr−ờng tài chính liên tục phát triển và tạo ra các sản phẩm mới. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thị tr−ờng các công cụ nợ của các ngân hàng th−ơng mại Việt Nam đang có những b−ớc tiến quan trọng. Các công cụ nợ truyền thống đang đ−ợc mở rộng: Tiền gửi thanh toán đang đ−ợc khuếch tr−ơng, h−ớng tới mục tiêu là các tầng lớp dân c−. Mở rộng qui mô, kéo dài kỳ hạn, đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân c− đang là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Dân chúng đã biết đến ngân hàng nh− là nơi đảm bảo an toàn và sinh lợi cho các khoản tiền tiết kiệm của họ. Ngoài loại hình tiết kiệm ngắn hạn bằng nội tệ truyền thống, các ngân hàng th−ơng mại Việt Nam đã đ−a ra các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc đảm bảo bằng ngoại tệ, tiền gửi trên 12 tháng. Bên cạnh huy động tiết kiệm, nhiều ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu, trái phiếu (có loại có thể chuyển đổi), tạo công cụ nợ mới, làm phong 19 Trung tâm Bồi d−ỡng và T− vấn về Ngân hàng Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân
  20. GIỚI THIỆU SÁCH THAM KHẢO TUYỂN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ THI VÀO NGÂN HÀNG (570 trang, cú đỏp ỏn) TÀI LIỆU ễN THI VÀO NGÂN HÀNG CHèA KHOÁ MỞ CỬA THÀNH CễNG XEM VIDEO GIỚI THIỆU SÁCH TRấN YOUTUBE (Click vào biểu tượng hoặc link bờn dưới)
  21. Tỏc giả: Thạc sĩ MBA Nguyễn Chiến Thắng Tiến sĩ Toỏn Lờ Đỡnh Nam (Tổng hợp bởi Lờ Giang) Định dạng file: PDF (~20MB) Số trang: 570 Hỡnh thức thanh toỏn và nhận sỏch: Sỏch đó được "cổ phần hoỏ" nờn giỏ chỉ cũn 50.000 VNĐ/1 giao dịch. Để nhận sỏch bạn chỉ cần mua 1 thẻ cào Viettel mệnh giỏ 50.000đ, sau đú nhắn tin mó số thẻ và gửi vào số 0985.142.984, đồng thời bạn gửi kốm theo địa chỉ Email hoặc Yahoo mỡnh sẽ gửi ngay cho bạn qua Email hoặc Yahoo tựy bạn lựa chọn. Thụng tin khuyến mại: Khi mua sỏch cỏc bạn cũn được khuyến mại 4 in 1 +/ 1 tài khoản vip trờn Tailieu.vn khụng giới hạn số lượng và thời gian, +/ 1 bộ tài liệu ụn thi vào ngõn hàng Sacombank lưu hành nội bộ, cú đỏp ỏn. thang điểm. +/ 1 Ebook luật Ngõn hàng mới nhất +/ 1 bộ sỏch Hệ Thống Bài Tập, Bài Giải Và Dạng Đề Thi Nghiệp Vụ Ngõn Hàng Thương Mại (Tài liệu cực hiếm của PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, trường ĐH Kinh Tế TP HCM ) Mọi gúp ý, hỏi đỏp vui lũng liờn hệ: Anh Minh Mobile: 0985.142.984 Yahoo: sorry_honeyhn