Quản trị ngân hàng - Phân tích kỹ thuật

ppt 45 trang nguyendu 8230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị ngân hàng - Phân tích kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_ngan_hang_phan_tich_ky_thuat.ppt

Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Phân tích kỹ thuật

  1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng công thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của một loại CP nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua và bán.
  2. I- Lý thuyết thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của CK đã phản ánh tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường . Theo mức độ phản ánh thông tin phân ra các hình thái của thị trường hiệu quả . + Hình thái yếu (Weak form): Giá cả của CK đã phản ánh đầy đủ và kịp thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như khối lượng giao dịch, giá cả CK . Các nhà phân tích sử dụng các phương pháp phân tích để phân tích giá cả quá khứ rồi dự đoán cho giá tương lai.
  3. + Hình thái trung bình (Semi Strong form): Giá cả của CK đã phản ánh tất cả những thông tin ngoài những thông tin trong quá khư,ù mà còn là những thông tin cơ bản của Cty đã được công bố ra công chúng. + Hình thái mạnh (Strong form): Giá của CP đã phản ánh tất cả những thông tin cần thiết có liên quan đến Cty, thậm chí cả những thông tin nội gián. Do đó hình thái này có liên quan đến nhóm các nhà đầu tư đặc biệt có thông tin nội gián.
  4. II- Chỉ số giá chứng khoán Chỉ số giá CK là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc . * Chỉ số giá bình quân giản đơn  P1 I = x I0  P0 Trong đó : I là chỉ số giá bình quân P1 là giá của chứng khoán i thời kỳ nghiên cứu P0 là giá của chứng khoán i thời kỳ gốc
  5. * Chỉ số tổng hợp : + Phương pháp Laspeyres :dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở (kỳ gốc) Q xP  0 1 x I IL = 0 Q0 xP0 Trong đó : IL là chỉ số giá bình quân Laspeyres Q0 là khối lượng chứng khoán (quyền số ) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ gốc
  6. + Phương pháp Paascher : dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ hiện hành Q1xP1 IP = x I0 Q1xP0 Trong đó : Ip là chỉ số Paascher Q là khối lượng ( quyền số ) thời kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ báo cáo .
  7. * Chỉ số chứng khoán Việt Nam Q1xP1 VNIndex = x I0 Q0 xP0 Trong đó : P1 là giá hiện hành chứng khoán Q1 là khối lượng cổ phiếu đang lưu hành P0 là giá cổ phiếu thời kỳ gốc Q0 là khối lượng chứng khoán thời kỳ gốc
  8. * Cách tính chỉ số chứng khoán VNIndex Ví dụ : Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 Tên công Tên cổ Giá thực Số lượng Giá thị trường ty phiếu hiện CP niêm yết Cơ điện REE 16.000 15.000.000 240.000.000.000 lạnh Cáp VL SAM 17.000 12.000.000 204.000.000.000 VT Tổng 444.000.000.000 VNIndex = 444.000.000.000 x 100 = 100 444.000.000.000
  9. ◼ Vào ngày 2/8 kết quả giao dịch như sau : Tên công Tên cổ Giá thực Số lượng CP Giá thị trường ty phiếu hiện niêm yết Cơ điện REE 16.600 15.000.000 249.000.000.000 lạnh Cáp VL SAM 17.500 12.000.000 210.000.000.000 VT Tổng 459.000.000.000 VNIndex = 459.000.000.000 x 100 = 103,58 444.000.000.000
  10. ◼ Vào ngày 4/8 kết quả giao dịch như sau : Tên công ty Tên cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP Giá thị trường niêm yết Cơ điện lạnh REE 16.900 15.000.000 253.500.000.000 Cáp VL VT SAM 17.800 12.000.000 213.600.000.000 Giấy HP HAP 16.000 1.008.000 16.128.000.000 Transimex TMS 14.000 2.200.000 30.800.000.000 Tổng 514.028.000.000 Điều chỉnh số chia mới d: d = d0 x P(ree).Q(ree) + P(sam).Q(sam) + P(hap).Q(hap) + P(tms).Q(tms) P(ree).Q(ree) + P(sam).Q(sam) d = 444.000.000.000 x 514.028.000.000 = 488.607.219.010 467.100.000.000 VNIndex = 514.028.000.000 x 100 = 105,2 488.607.219.010
  11. ◼ Biểu đồ chỉ số VNIndex và khối lượng CK giao dịch tại TTGDCK TP.HCM qua 19 phiên giao dịch từ ngày 11/4 kết thúc ngày 11/5/2007
  12. III- Lý thuyết DOW ◼ Ba xu thế thị trường : xu thế dài hạn của giá các CP được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng trưởng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một giai đoạn nào đó . Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường .
  13. * Xu thế cấp một (Primary Trend) : Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm . Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá (reaction) vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá . Xu thế này gọi là “thị trường con bò tót “. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế này gọi là “thị trường con gấu”.
  14. * Xu thế cấp hai (Secondary Reaction): Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng (giảm) lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Như vậy ta có 2 tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai : bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một kéo dài trong 3 tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai .
  15. * Xu thế cấp ba (Daily Fluctuation): Là các dao động ngắn hạn giống như những gợn sóng . Đây là các dao động hàng ngày của giá CK, không quan trọng. Lý thuyết Down khuyên : - Khi nhận biết dấu hiệu xuống giá , nên bán ra. - Khi nhận biết dấu hiệu lên giá, nên mua vào.
  16. 72 – Đỉnh 70 – Xu hướng dao động 68 – Xu hướng Bán 66 – giá xuống 64 – Xu hướng 62 – giá xuống Mua 60 – Mua Đáy Đáy 58 – 56 + + + + + + + + + + + + T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
  17. IV- Một số dạng thức đồ thị 1- Đường xu thế ◼ Đường xu thế được hình thành bằng cách nối các mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của chứng khoán trong một khoản thời gian nhất định . Góc nghiêng của đường nối này sẽ phản ảnh xu thế giá lên hoặc xuống. Khi giá chứng khoán vượt ra65 ngoài - đường xu thế , các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng một xu thế mới có thể sẽ xuất hiện. ĐƯỜNG XU THẾ Đơn vị tính : ngàn VNĐ 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  18. 2- Điểm đột phá (Breakout) ◼ Điểm đột phá xuất hiện khi giá của chứng khoán vượt qua mức cận trên (thường là cao điểm trước đó) hoặc xuống thấp hơn mức cận dưới (thường là điểm đáy trước đó). Điểm đột phá được coi là dấu hiệu xu thế sẽ tiếp diễn. Trong hình vẽ này, tại thời điểm đầu tháng 5 giá chứng khoán vượt qua đường xu thế trước đó. Khi đó điểm A được xác định là điểm đột phá và là điểm khởi đầu của một xu thế mới . Đơn vị tính : ngàn VNĐ 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  19. 3- Dạng thức giao dịch (Trading Pattern) ◼ Dạng thức giao dịch được hình thành bằng cách vẽ một đường nối các cao điểm và một đường nối các điểm đáy của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Hai đường vẽ song song này sẽ có xu thế dốc lên hoặc dốc xuống, cho biết dạng thức giao dịch dài hạn của chứng khoán . Đơn vị tính : ngàn VNĐ 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  20. 4- Cận dưới (Support Level) Cận dưới là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại vì cầu lớn hơn cung. Các nhà phân tích kỹ thuật xác định cận dưới là mức thấp nhất mà giá chứng khoán đã đạt tới tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Khi giá của một chứng khoán đang giảm dần xuống cận dưới, nhà phân tích kỹ thuật cho rằng nó đang "thử cận dưới" , nghiã là giá chứng khoán được kỳ vọng sẽ tăng trở lại khi đạt tới cận dưới. nếu giá chứng khoán tiếp tục vượt qua cận dưới, triển vọng của chứng khoán đó sẽ bị coi là rất tiêu cực . 60 - 55 - 50 - Cận dưới 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  21. Thông thường cận dưới sẽ hình thành sau khi cổ phiếu đã trải qua một đợt lên giá đáng kể và bắt đầu có dấu hiệu bán ra để thu lợi. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng tại một mức giá nào đó, những người đầu tư chưa mua vào trong đợt lên giá đầu tiên và chờ đợi một sự đảo chiều sẽ bắt đầu mua cổ phiếu . Khi giá đạt tới mức cận dưới này, nhu cầu đối với cổ phiếu sẽ tăng mạnh, kéo theo sự gia tăng về giá và khối lượng giao dịch .
  22. 5- Cận trên (Resistance Level) ◼ Ngược với cận dưới, cận trên là mức giá mà tại đó người phân tích kỹ thuật cho rằng người đầu tư sẽ liên tục bán ra. Họ cũng cho rằng khi giá chứng khoán vượt qua cận trên là dấu hiệu rất tích cực vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục đạt tới một cao điểm mới . Cận trên 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  23. Cận trên của một CP đang trong xu thế tăng giá, đó chính là mức giá mà tại đó phần lớn người đầu tư đều cho đây là thời điểm thích hợp để bán ra thu lợi. Qua nhiều diễn biến giao dịch , các nhà phân tích kỹ thuật nhận thấy rằng cận trên luôn tỏ ra chắc chắn hơn cận dưới. Điều này được thực tế lý giải là tâm lý người đầu tư muốn rút ra khỏi thị trường luôn mạnh hơn tâm lý muốn tham gia vào thị trường , nghiã là nỗi lo sợ bị thua lỗ luôn lấn lướt mong muốn kiếm lợi.
  24. 6- Đầu và vai (Head and shoulders) Dạng thức này báo hiệu sự đảo chiều của một xu thế. Sau khi hình thành dạng thức này, nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá CK sẽ tiếp tục giảm. Ngược lại, dạng thức này nếu lộn ngược sẽ là dấu hiệu giá CK sẽ tiếp tục tăng. 60 - - đầu vai vai 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6
  25. 7- Đáy kép (Double Bottom) Khi dạng thức này hình thành , giá CK sẽ không xuống thấp hơn. Tuy nhiên, nếu giá CK vẫn tiếp tục giảm, nó sẽ xuống tới một điểm đáy mới. 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6 Trong hình vẽ, từ tháng 2 đến tháng 4 có 2 lần giá CP giảm xuống mức 43,5 ngàn VNĐ nhưng không giảm xuống thấp hơn. Trong trường hợp này mức giá 43,5 ngàn VNĐ có thể được coi là mức cận dưới.
  26. 8- Đỉnh kép (Double Top) Ngược với đáy kép, khi dạng thức này hình thành, giá CK sẽ không tiếp tục tăng cao hơn.Tuy nhiên, nếu giá CK vẫn tiếp tục tăng, nó sẽ đạt tới một đỉnh cao mới. 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Tháng 1 T2 T3 T4 T5 T6 Trong hình vẽ , từ tháng 2 đến tháng 5 có 2 lần giá CP tăng tới mức 55 ngàn VNĐ nhưng không tăng cao hơn . Trong trường hợp này, mức giá 55 ngàn VNĐ có thể được coi là mức cận trên .
  27. 9- Đường trung bình di động (Moving Average - MA) ◼ Bình quân động củagiá CK là mức giá bình quân của CK trong một khoảng thời gian xác định. Nó phản ánh xu thế chung của từng CP hoặc thị trường nói chung. ◼ Đường bình quân động là một chỉ báo xu thế dài hạn và xem xét các mức giá hiện tại trong mối tương quan với xu thế này để nhận ra các dấu hiệu thay đổi . ◼ * MA giản đơn (Simple MA) : chỉ số trung bình giản đơn được tính bằng cách cộng (+) tất cả các giá của chứng khoán trong "n" khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia (:) cho "n" .
  28. ◼ Ví dụ : Cộng (+) giá đóng cửa của một chứng khoán trong 10 ngày gần nhất rồi chia (:) cho 10 . Kết quả thu được là giá trung bình của chứng khoán đó trong 10 ngày gần nhất. Công việc tính toán này phải được thực hiện cho từng thời điểm trên biểu đồ. Trong biểu đồ bên dưới sử dụng đường MA ngắn hạn là 10 ngày và lấy giá đóng cửa để tính. ◼ Cách tính là tính trung bình dữ liệu giá, khi đó một đường bằng phẳng hơn được tạo ra giúp xác định xu hướng giá .
  29. ◼ Khi MA là giá trung bình của một chứng khoán trong vòng 10 ngày gần nhất, nó thể hiện sự đồng nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trong 10 ngày đó. Nếu giá chứng khoán cao hơn mức trung bình động của nó, điều này có nghiã là kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (chính là giá cả hiện tại của chứng khoán ) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt 10 ngày đó, và các nhà đầu tư đang ngày càng có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với chứng khoán đó. Hay nói cách khác, giá chứng khoán cao hơn MA đó là tín hiệu mua . ◼ Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại đó sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong 10 ngày. Chứng khoán giảm thấp hơn MA đó là tín hiệu bán .
  30. ◼ Ví dụ : Vào ngày 5/3/2007, giá mở cửa của VNM là 200 và giá đóng cửa là 202. Tuy nhiên giá tiếp tục dịch chuyển xuống dưới đường MA và đây là dấu hiệu bán . ◼ Vào ngày 1/5/2007 thì giá mở cửa của VNM là 175 và giá đóng cửa là 175. Tại điểm đó ta thấy đường giá của chứng khoán cắt đường MA 10 ngày và tiếp tục tăng cao hơn, đó chính là tín hiệu mua .
  31. ◼ * Kết hợp 2 đường MA : ◼ + Đường MA ngắn hạn là 10 ngày và đường này là đường bám sát với đường giá nhạy cảm với biến động thị trường ◼ + Đường MA dài hạn là 25 ngày , đường này ở đây giả định là đường đầu tư dài hạn ít nhạy cảm với biến động thị trường . ◼ MA ngắn hạn hữu dụng khi xu hướng thị trường đảo chiều liên tục. MA dài hạn hoạt động tốt hơn trong thị trường có xu hướng được giữ vững. Khi đó nếu MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn báo hiệu xu hướng tăng đó cũng chính là tín hiệu mua . Còn nếu MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn thì đó báo hiệu xu hướng giảm và đó là tín hiệu bán. Nếu như nhìn chúng cách nhau quá xa thì hãy thận trọng vì có xu hướng giá sẽ đảo chiều .
  32. ◼ Theo hình trên, vào ngày 14/3/2007 thì đường MA ngắn hạn đã cắt xuống dưới đường MA dài hạn báo hiệu bắt đầu một xu hướng giá xuống và biên độ cũng khá nhỏ nên dự báo những ngày tới sẽ không có hiện tượng đảo chiều và vì vậy giá sẽ tiếp tục giảm. ◼ Cũng theo hình trên, vào ngày 8/5/2007 thì đường MA ngắn hạn đã cắt lên trên đường MA dài hạn báo hiệu bắt đầu một xu hướng giá tăng và vì biên độ cũng khá nhỏ nên dự báo những ngày tới sẽ không có hiện tượng đảo chiều và vì vậy giá sẽ tiếp tục tăng nhẹ .
  33. ◼ * Dải băng Bollinger : ◼ Đặt thêm 2 độ lệch chuẩn phiá trên và phiá dưới đường MA 25 ngày sẽ thấy được mức giá phân tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào, và giá cả sẽ dao động giữa 2 dải băng này. ◼ Dải băng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào sự biến động của đường MA 25 ngày. Thời kỳ biến động giá tăng, khoảng cách giữa 2 dải băng sẽ mở rộng ra . Thời kỳ biến động giá giảm , khoảng cách giữa 2 dải băng sẽ thu hẹp lại. ◼ Khi 2 dải băng xa nhau một cách bất thường thì tín hiệu xu hướng hiện tại sắp kết thúc . ◼ Khi 2 dải băng thu hẹp lại, tín hiệu thị trường bắt đầu hình thành một xu hướng mới .
  34. ◼ Theo hình trên, vào đầu tháng 3/2007, ta thấy dải băng mở rộng một cách bất thường nên nó báo hiệu xu hướng tăng hiện tại của VNM sắp kết thúc và dải băng ngày càng hẹp lại nên sẽ hình thành một xu hướng giá giảm .
  35. ◼ Có 2 sự so sánh được coi là quan trọng liên quan đến các đường MA. So sánh thứ nhất là giữa các mức giá cụ thể và các đường MA ngắn hạn (MA 50 ngày). Nếu xu thế giá chung của 1 loại CP hoặc TT đang đi xuống, đường MA thường sẽ nằm phiá trên mức giá hiện tại. ◼ Nếu giá CP đảo chiều và vượt qua đường MA từ bên dưới kèm theo khối lượng giao dịch lớn, thì coi như đây là một thay đổi rất tích cực và là dấu hiệu sự đảo chiều của xu thế giá giảm. Ngược lại, nếu giá CP đang có xu thế gia tăng, đường MA cũng có xu thế gia tăng nhưng vẫn nằm dưới mức giá hiện tại. ◼ Nếu giá hiện tại vượt qua đường MA từ bên trên kèm theo khối lượng giao dịch lớn, đây được coi là một dạng thức tiêu cực báo hiệu sự đảo chiều của xu thế tăng giá dài hạn.
  36. ◼ So sánh thứ 2 là giữa đường MA 50 ngày và MA 200 ngày. Thông thường thì 2 đường MA này cắt nhau sẽ báo hiệu một sự thay đổi của xu thế giá chung. Nếu đường MA 50 ngày cắt đường MA 200 ngày từ bên dưới với khối lượng giao dịch lớn, đây sẽ là dấu hiệu giá lên (dấu hiệu mua) bởi vì nó báo hiệu sự đảo chiều của xu thế từ tiêu cực sang tích cực. ◼ Ngược lại, khi đường MA 50 ngày cắt đường MA 200 ngày từ bên trên, nó báo hiệu sự thay đổi sang xu thế tiêu cực và sẽ là dấu hiệu bán.
  37. ◼ Nhìn chung, đối với xu thế giá lên thì đường MA 50 ngày sẽ nằm trên đường MA 200 ngày. Nếu khoảng cách giữa 2 đường MA này trở nên quá lớn, thì có thể coi đó là dấu hiệu CP hiện được mua vào quá nhiều. ◼ Một xu thế giá xuống là khi đường MA 50 ngày luôn nằm dưới đường MA 200 ngày. Nếu khoảng cách giữa 2 đường MA này quá lớn , đó có thể được coi là dấu hiệu CP được bán ra quá nhiều.
  38. V- Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật 1- Qui mô thị trường Qui mô thị trường được dùng để đo lường sức mạnh của một thị trường đang thăng tiến hay suy giảm . TRIN : là tỷ số của qui mô CP suy giảm bình quân so với qui mô CP thăng tiến bình quân . TRIN = Số CK đã tăng giá : Số CK đã hạ giá Số lượng CP đã tăng : Số lượng CP đã giảm Ví dụ : Có 800 loại CK đã tăng giá và 750 loại CK giảm giá, trong khi đã tăng 68 triệu CP và giảm 56 triệu CP. TRIN = 800 : 750 = 0,88 68T : 56 T TRIN 1 : Thị trường giảm
  39. 2- Độ rộng của thị trường Độ rộng của thị trường là chỉ báo về số lượng các CP lên giá và số lượng các CP xuống giá trong mỗi ngày giao dịch. Chỉ báo này giải thích nguyên nhân sự đổi hướng của các chỉ số CK. Ví dụ : Tình hình giao dịch của các CP niêm yết như sau : Ngày 1 2 3 4 5 Số CP lên giá 802 917 703 512 633 Số CP xuống giá 748 640 772 1.122 1.004 Hãy xác định độ rộng thị trường . Chỉ báo này cho thấy dấu hiệu tích cực hay tiêu cực ?
  40. Giải : Ngày 1 2 3 4 5 Số CP lên giá 802 917 703 512 633 Số CP xuống giá 748 640 772 1.122 1.004 Chênh lệch 54 277 -69 -610 -371 Độ rộng lũy kế 54 331 262 -348 -719 Trong ví dụ này, nếu nhìn vào chỉ báo thì có thể thấy thị trường đang có xu hướng xấu đi .
  41. 3- Tổng khối lượng bán khống Bán khống (short sales) là bán CP khi chưa có quyền sở hữu. Người bán khống dự đoán rằng giá CP trong tương lai sẽ giảm đi , nên hiện nay họ vay chứng khoán của nhà môi giới để giao cho người mua , sau đó , nếu đúng như dự đoán , giá CP giảm đi, đến thời hạn mua CP để trả cho nhà MG với giá thấp hơn , họ được hưởng chênh lệch giá . - Tổng khối lượng bán khống tăng lên , theo dự đoán của người bán khống giá thị trường sẽ giảm đi. - Mặc khác, khi GD bán khống được tất toán, mức cầu phát sinh do việc mua CP sẽ đẩy giá lên.
  42. 4- Giao dịch lô lớn Giao dịch lô lớn của nhà đầu tư có tổ chức có tính chất dẫn dắt thị trường. - Nếu GD lô lớn do người mua khởi xướng khiến cho giá thị trường tăng lên. - Nếu GD lô lớn do người bán khởi xướng sẽ là GD giá xuống - Tỷ lệ giá lên / giá xuống của GD lô lớn : + >1 : xu thế giá lên + <1 : xu thế giá xuống