Quản trị ngân hàng - Những yếu tố ảnh hưởng và có liên quan tới NFP

doc 4 trang nguyendu 5730
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị ngân hàng - Những yếu tố ảnh hưởng và có liên quan tới NFP", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docquan_tri_ngan_hang_nhung_yeu_to_anh_huong_va_co_lien_quan_to.doc

Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Những yếu tố ảnh hưởng và có liên quan tới NFP

  1. Những yếu tố ảnh hưởng và có liên quan tới NFP Để quyết định được độ mạnh yếu của NFP, người ta đã chọn ra 10 tin để dự đoán chỉ số này. Những tin này thường được gọi là kim chỉ nam của NFP. Những chỉ số này gồm có: 1. ADP Report: tên đầy đủ là ADP National Employment Report, là báo cáo dựa trên những thông tin lương thưởng thu thập được của xấp xỉ 329.000 doanh nghiệp và 24 triệu công nhân trong 19 lĩnh vực công nghiệp của NAICS (tổ chức chuyên phân loại các chỉ số công nghiệp cho Bắc Mỹ). Báo cáo đựơc sử dụng với mục đích để tính toán một cách kịp thời và chính xác hơn nữa về những biến chuyến ngắn hạn của thị trường lao động giữa những nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, và những thành viên đưa ra các yêu sách cốt lõi của chính phủ. Đây là một chỉ số có tầm ảnh hưởng với thị trường lao động Mỹ vì báo cáo này phản ánh một mảng lớn trong công nghiệp trên một khoảng lớn về địa lý. Theo nhận định báo cáo thường phản ánh chỉ số NFP theo khía cạnh tốt hơn thực tế nên nếu ngay cả chỉ số ADP cũng được công bố không tốt thì rất khó có được một chỉ số NFP tốt. 2. Help Wanted Index: Là chỉ số về thị trường việc làm ở Mỹ, được công bố hàng tháng bới tổ chức quản lý số lượng quảng cáo cần người ở hầu hết những tờ báo lớn. Chỉ số này là một kim chi nam về sự mạnh yếu của thị trường lao động trong nước bằng cách cung cấp thông tin về việc có bao nhiêu vị trí cần được tuyển dụng, và qua đó nói lên số lượng công nhân khan hiếm. Vì những người làm chủ thường tăng lương để thu hút nhân công nên việc lạm phát tiền lương hoàn toàn có thể xảy ra và tạo nên một tác động xấu tới thị trường cổ phiếu cũng như thị trường trái phiếu. 3. Consumer Confidence (CCI): là chỉ số thể hiện độ lạc quan tin tưởng về tình trạng kinh tế dưới góc nhìn của người tiêu dùng thông qua việc chi tiêu và tiết kiệm thường nhật của họ. Chỉ số được thống kê do từng nước với nhau, không mang tính chất xuyên lục đia nhưng chỉ cần phân tích từng quốc gia một cũng đủ phản ánh được sự khác biệt lớn trên toàn cầu. Được công bố hàng tháng, chỉ số CCI dựa trên 5000 hộ gia đình và là thước đó để biểu thị mức độ tiêu thụ của chỉ số GDP. Chỉ số được tính toán dụa trên một cuộc khảo sát về ý kiến của người tiêu dùng với hiện trạng của nền kinh tế và những mong muốn trong tương lai. Trong đó ý kiến về hiện trạng chiếm 40% của chỉ số còn những mong đợi trong tương lai chiếm 60%. Định nghĩa một cách chính xác theo Conference Board thì CCI là “một báo cáo hàng tháng nêu lên chi tiết về quan điểm của người tiêu dùng và dự định mua hàng của họ, với những tư liệu sẵn có về tuổi tác, khu vực và thu nhập.” Tầm ảnh hưởng của CCI tương đối lớn vì thế nên chỉ số này được Ngân hàng Liên Bang theo dõi để đưa ra những quyết định thay đổi về tỉ số lãi xuất và cũng tạo nên những ảnh hưởng lớn đến thị trường cổ phiếu. Một chỉ số khác tương tự như chỉ số này là chỉ số University of Michigan Consumer Sentiment Index, của viện nghiên cứu xã hội trực thuộc trường đại học Michigan. 4. ISM Manufacturing Employment: Là bảng điều tra các chuyên gia hành chính về mong muốn của họ với về vấn đề sản xuất trong tương lai, số lượng hàng mới, hàng tồn kho, về nhân công và vấn đề vận chuyển. Nội dung của ISM Manufacturing Employment thể hiện tình trạng kinh tế của Mỹ. Mặc dù sản xuất chỉ đóng một vai trò nho nhỏ trong tổng sản lượng GDP, nhưng những sự dao động trong chỉ số này lại có xu hướng chịu trách nhiệm lớn nhất cho những sự thay đổi của chỉ số GDP. Vì vậy, sự
  2. phát triển trong sản xuất thường giúp cho xu thế của nền kinh tế đi lên phía trước, khiến cho chỉ số này trở thành một chỉ số quyết định cho sự chuyển mình của kinh tế. Nếu sau một giai đoạn trì trệ mà chỉ số ISM tốt hơn thì điều đó thể hiện nhu cầu về những sản phẩm được sản xuất đã tăng vọt và cho thấy chiều hướng đi lên đối nghịch với sụ trì trệ tại thời điểm đó là hoàn toàn có thể. Ngược lại nếu nhu cầu về sản xuất chững lại trong một giai đoạn mà kinh tế đang bùng nổ rực rỡ thì bạn hoàn toàn có thể coi đó là dấu hiệu của việc kinh tế đang dần dần chững lại. Chỉ số ISM được đánh giá cao bởi tính thời đại và thực sự, khi quá trình bùng nổ kinh tế có chiều hướng giảm dần ,các nhà phân tích đã chứng minh được rằng ISM là một trong những tin khiến cho thị trường bị xáo động nhiều nhất tại thời điểm ra news. Lí do nằm ngay trong yếu tố ISM Price Paid and Employment của bản báo cáo. Đây là những yếu tố thể hiện tình trạng lao động và lạm phát, 2 chỉ số điển hình của kinh tế. Chỉ số ISM có giá trị trên 50 thường thể hiện sự phát triển, mở rộng còn dưới 50 là thể hiện sự suy giảm. 5. ISM Services Employment: Hay thường được gọi là Non-Manufacturing ISM index. Khác với chỉ số ISM Manufacturing, ISM Services không phải là một chỉ số đầu ngành của kinh tế mà chỉ là một nhân tố mới không được theo dõi chặt chẽ. Báo cáo là một điều tra có quy mô trên toàn quốc giữa những giám đốc phụ trách mảng mua bán. Những giám đốc hay người quản lý này chịu trách nhiệm về những đơn hàng mới, nhân công, hàng tồn khó, số lần nhận hàng, giá cả, ghi lại đơn hàng, xuất hàng và nhập hàng. Tương tự ISM, chỉ số dưới 50 thể hiện sự sụt giảm so với tháng trước đó, còn trên 50 thể hiện sự gia tăng. Do chỉ số này mới ra đời từ tháng 7 Năm 1997 ( đó là lí do vì sao mình nói rằng đây hoàn toàn chỉ là một nhân tố mới) nên dù xét về mặt tính chất ISM ( đưa ra kết luận về dịch vụ cũng như những mảng sản phẩm mà không có trong ISM Manufacture) hoàn toàn được coi như một kim chỉ nam để làm rõ hơn về hiện trạng nhưng ISM Non-manufacture lại không thể phản ánh một cái nhìn lâu dài mang tính tổng quát về những khía cạnh khác nhau của hiện trang kinh tế. Nên nếu chỉ số ISM Manufacturing được đánh giá điểm A thì chỉ số này chỉ được cho điểm B mà thôi 6. Initial Jobless Claims: Chỉ số này được đánh giá bởi số người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp. Tuy báo cáo cung cấp những thông tin kịp thời nhưng không phải là một kim chỉ nam đúng đắn cho hướng đi của kinh tế, với ý rằng sự tăng hay giảm trong những lời yêu cầu này thể hiện giấu hiệu của sự tăng hay giảm trong công việc. Lấy cột mốc hàng tuần, chỉ số này rất dễ thay đổi, và vì thế mà rất nhiều nhà phân tích dùng đường MA (4 tuần) để có cảm nhân tốt hơn về xu hướng chủ chốt lúc bấy giờ. Cần ít nhất một sự thay đổi tầm 30K trong chỉ số này thì mới có thể được coi như một dâu hiệu có ý nghĩa trong sự thay đổi về tình trạng công việc. 7. Continuing Claims: Là một báo cáo thông kê theo tuần, có tính chất tương tự như Initial Jobless Claims. Đây là chỉ số thực số người thất nghiệp và hiện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, những người mà đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ít nhất là 2 tuần trước. Để xin trợ cấp bạn phải hội đủ 5 yếu tố sau: 1. Thời gian đi làm phải ít nhất là 1 năm Thất nghiệp không phải vì lỗi cá nhân (không thể bị sa thải) Phải có khả năng làm việc; Không bị cản trở bởi yếu tố thể chất cũng như tinh thần Phải luôn sẵn sàng làm việc Phải luôn chủ động kiếm việc làm
  3. 8. Strike Activity: - Các cuộc đình công: Tin này không được quy đổi thành chỉ số và được lên danh sách, gọi tên như các tên khác. Đây đơn thuần chỉ là những cuộc đình công được Bộ Lao động Mỹ thống kê và tổng kết (trong số ít nhất 1000 công nhân). Bất cứ người nào nhận tiền lương trong giai đoạn trả tiền mà có ngày 12 của tháng thì đều được tính là có việc làm. Vì thế nhân công nào tham gia đình công hay những hoạt động tương tự sẽ không được thanh toán tiền lương cho toàn bộ khoảng thời gian đó. Khi những công nhân tham gia đình công hay nghỉ việc thì họ chỉ làm phần nào đó chứ không làm toàn bộ số giờ làm việc của họ vì vậy họ cũng vẫn được tính là có công việc nhưng với số giờ ít hơn. Tin này ảnh hưởng đến 2 chỉ số AWH (số giờ làm việc trung bình hàng tuần) và AHE ( số thu nhập trung bình hàng giờ) của những công nhân trong lĩnh vực sản xuất. Số giờ làm việc trung bình hàng tuần giảm đi bao nhiêu phụ thuộc vào khối lượng công nhân trong lĩnh vực đó với số giờ bị giảm đi và số giờ làm việc. Những công nhân đình công hoặc bị sa thải trong giai đoạn tính lương không hề ảnh hưởng đến chỉ số AWH nếu số giờ làm việc bình thường của họ khác nhiều với chỉ số trung bình cho ngành công nghiệp ấy. Tương tự như vậy, AHE sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng nếu số thu nhập hàng giờ của những người tham gia đình công hoặc bị sa thải khác nhiều so với số thu nhập trung bình của ngành công nghiệp đó. 9. Challenger Job-Cut: Khác với những dạng báo cáo khác, báo cáo này không được điều chỉnh theo mùa. Báo cáo là định hướng cho xu thế của thị trường lao động. Bản báo cáo có thể coi như một yếu tố quyết định cho chỉ số những người xin trợ cấp thất nghiệp (new jobless claims _ chỉ số thứ 6 trong mục này). Tuy nhiên, không phải hầu hết những công bố thải đều dẫn đến việc giảm thiểu số lượng công việc. Ví dụ, những công ty tuyên bố sa thải công nhận sẽ dẫn đến việc tụt giảm số lượng việc làm nhưng không phải ngay lập tức vì những công ty này không đơn thuần là chỉ thay thế những người thôi việc một cách tự nguyện. Những thống kê về số nhân công bị sa thải này giúp chúng ta nắm bắt được hiện trạng của thị trường việc làm. Càng ít người bị sa thải bao nhiêu thì càng có nhiều người có việc làm bấy nhiêu. Mỗi một công việc lại giúp mang đến một nguồn thu nhập và từ thu nhập này lại dẫn đến khả năng tiêu xài của một hộ gia đình. Sự tiêu xaì này lại giúp bôi trơn những bánh xe kinh tế và giúp nên kinh tế phát triển → nên thị trường việc làm càng tốt bao nhiêu, thì thị trường kinh tế lại càng được đẩy mạnh bấy nhiêu. Chính vì thế mà thị trường lao động và những chỉ số tập trung liên quan đến thị trường lao động luôn là yếu tố được theo doi một cách xát xao nhất. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta còn đối mặt với một mặt trái khác. Khi số người tìm việc ít đi thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nhân công mới và vì vậy mà phải trả thêm tiền làm việc quá giờ cho những công nhân hiện tại, thậm chí phải trả lương cao hơn để thu hút nhân công từ những công việc. Nói chung là phải trả thêm nhiều chi phí nhân công hơn nữa chỉ vì không đủ lượng công nhân. Điều này dẫn đến lạm phát trong số lương thưởng, một tin rất xấu cho thị trường chứng khoán và trái phiếu. Bản báo cáo phân chia số nhân công bị sa thải ra thành nhiều ngành nghề để qua đó cung cấp được những hướng nhìn khác nhau về những xu thế có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của những ngành công nghiệp cụ thể. Nhớ rằng đây là chỉ số nhân công bị sa thải được công bố không phải là chỉ số nhân công bị sa thải thực sự. 10. Hudson Employment Index : Chỉ số này hiện nay không còn được công bố nữa nên chúng ta không xét tới. Các bạn chỉ cần để ý và ghi nhớ tầm ảnh hưởng của chỉ số trên thôi. Tổng kết: NFP được coi là một trong những tin quan trọng nhất trong số những tin tức của Forex. Không những thế NFP còn là một trong những tin quyết định được FED chọn để định hướng cho lãi suất ngân hàng. NFP tốt thì có thể interest rates cũng tốt và ngược lại. Theo quan điểm của những trader có kinh nghiệm thì trong thời điểm ra news của NFP không nên thực hiện giao dịch. Vì khi NFP ra news thị trường thường có rất nhiều xáo động, chạy lung tung, không đi theo một hướng nào nhất định hết. Thậm chí thị trường còn có những phản ứng khó hiểu, hoàn toàn ngược lại với chiều chuyển
  4. động của NFP. Vì thế để trade NFP newbie cần một thời gian theo dõi và thử nghiệm kĩ càng trước khi bắt tay vào trade thực tế. Khi còn là newbie mới trade thật tôi đã từng 2 lần bị kick out ra ngoài chỉ vì đoán được chỉ số của NFP nhưng lại không đoán được chiều chuyển động của market. Nếu theo câu châm ngôn “Catch the news“ thì đây hoàn toàn là một ví dụ sai . Thường thì NFP được công bố vào thời điểm 8h30 AM EST. Và khi NFP ra thì hầu như tất cả những cặp tiền tệ có chứa USD đều thay đổi ít nhất 100 pips vì vậy nên các bạn sẽ thấy từ khoảng tầm 6H sáng ngày hôm đó gi(EST nhé) thị trường sẽ rất chậm, gần như không có biến động gì hết. Một trong những lí do khác nữa khiến những trader chuyên nghiệp không bao h trade với NFP là khi thị trường có qua nhiều biến động thường các sàn forex rất khó mà thực hiện được các lệnh của bạn. Giả sử bạn mở một order trước giờ ra news nhưng khi news ra, market chuyển động quá mạnh và các sàn forex lại không thể khớp lệnh của bạn với điểm stop-loss mà bạn đặt thì nếu bạn đi ngược chiều với thị trường, điều này sẽ ngốn của bạn hàng ngàn đô. Nói chung nếu bạn muốn trade NFP mình thực sự khuyên các bạn hãy xem xét chuyển động của NFP và rút ra một giải pháp tốt cho mình, không nên áp dụng chiến thuật của bất cứ ai hết. Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng nên để NFP tại thời điểm ra news đi lên hoặc hạ xuống đỉnh điểm của nó rồi sau đó bắt đầu đặt lệnh và thị trường có nhiều khả năng sẽ trở lại thời điểm trước khi news ra.