Quản trị ngân hàng - Mô hình chênh lệch chuẩn hóa
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị ngân hàng - Mô hình chênh lệch chuẩn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_tri_ngan_hang_mo_hinh_chenh_lech_chuan_hoa.pdf
Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Mô hình chênh lệch chuẩn hóa
- Mô hình chênh lệch chuẩn hóa Tsuzuri Sakamaki Cố vấn trưởng JICA cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 3/2011 www.ub.com.vn Nguồn: 1 Đo lường rủi ro lãi suất bằng chênh lệch tái định giá là một kỹ thuật rất phổ biến trong các ngân hàng, nhưng kỹ thuật này cũng có một số vấn đề. Một trong số những vấn đề đó là giả định về sự thay đổi đồng nhất trong lãi suất của TS Có và TS Nợ và lãi suất của các kỳ hạn khác nhau. Nguồn: 2 1
- Mô hình chênh lệch cho biết tác động của những thay đổi trong lãi suất thị trường lên NII của ngân hàng với giả đình rằng thay đổi lãi suất của các TS Có bằng với thay đổi lãi suất của các TS Nợ. Trong thực tế, một số TS Có hoặc TS Nợ được được thỏa thuận bởi ngân hàng có thể được điều chỉnh lãi suất nhiều hơn so với các TSC hoặc TSN khác. Nói cách khác, các TSC và TSN khác nhau được thỏa thuận bởi ngân hàng có thể có mức độ nhạy cảm khác nhau trước những thay đổi trong các lãi suất có liên quan. Nguồn: 3 Điều này là do với mỗi phân khúc khách hàng khác nhau thì ngân hàng có khả năng thỏa thuận và thương lượng lãi suất khác nhau. Do vậy, nhìn chung, mức độ nhạy cảm của TSC và TSN đối với những thay đổi trong lãi suất thị trường không nhất thiết giống nhau. Bên cạnh đó, mô hình lệch tái định giá giả định rằng lãi suất của các kỳ hạn khác nhau trong cùng một kỳ tính toán chênh lệch thì chịu những thay đổi giống nhau. Đây rõ ràng là một giả thiết không thực tế khác. Nguồn: 4 2
- Một cách để khắc phục vấn đề nêu trên (TSC và TSN có mức độ nhạy cảm khác nhau trước những thay đổi trong lãi suất thị trường) là ước tính độ nhạy cảm này và sử dụng những độ nhạy cảm này khi tính toán chênh lệch. Cụ thể hơn, phương pháp phân tích gồm có 3 bước: (1) Xác định lãi suất tham chiếu, chẳng hạn như lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng (Euribor 3 tháng). Nguồn: 5 (2) Ước tính độ nhạy cảm của các lãi suất khác nhau của TSC và TSN đối với những thay đổi trong lãi suất tham chiếu. (3) Tính toán “chênh lệch được điều chỉnh”; chênh lệch này có thể được sử dụng để ước tính thay đổi thực tế đối với NII của ngân hàng khi có thay đổi trong lãi suất tham chiếu thị trường. Nguồn: 6 3
- Tạm thời giả định rằng chúng ta đã ước lượng độ nhạy cảm của các lãi suất của TSC và TSN trước những thay đổi trong lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng và rằng kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng dưới đây minh họa trường hợp của một ngân hàng ngắn hạn mà bên cạnh vốn chủ sở hữu thì ngân hàng này chỉ nắm giữ TSC và TSN nhạy cảm với thời kỳ tính toán chênh lệch 1 năm. Các hệ số nhạy cảm của những tài sản này đối với lãi suất Euribor đã được tính toán và đưa vào bảng (được biểu thị bằng βj cho TSC và γk cho TSN). Nguồn: 7 Ví dụ về một cấu trúc bảng cân đối tài sản đã được đơn giản hóa Tài sản Có €tr βj Tài sản Nợ €tr γk Các hạn mức tín dụng không kỳ 460 0.95 Tiền gửi của khách hàng 380 0.8 hạn Tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn 1 80 1.1 Tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn 1 140 1.1 tháng tháng Chứng khoán chính phủ kỳ hạn 3 60 1.05 Chứng chỉ tiền gửi lãi suất biến 120 0.95 tháng đổi (định giá lại trong 3 tháng tới) Tín dụng tiêu dùng với lãi suất 120 0.9 Trái phiếu lãi suất biến đổi kỳ hạn 160 1 biến đổi kỳ hạn 5 năm (định giá lại 10 năm (euribor+50bp, định giá trong 6 tháng tới) lại trong 6 tháng tới) Cho vay có thế chấp với lãi suất 280 1 Chứng chỉ tiền gửi lãi suất cố định 80 0.9 biến đổi kỳ hạn 10 năm kỳ hạn 1 năm (Euribor+100bp, định giá lại trong 1 năm tới) Vốn chủ sở hữu 120 Tổng / trung bình 1000 0.98 Tổng/ trung bình 1000 0.91 Nguồn: 8 4
- Dựa vào các dữ liệu trong bảng, ta có thể tính được chênh lệch có xét đến độ nhạy cảm khác nhau của lãi suất TSC và TSN đối với những thay đổi trong lãi suất thị trường tham chiếu bằng cách nhân từng giá trị tài sản với hệ số nhạy cảm tương ứng. Trong thực tế, nếu nhóm khoản vay không kỳ hạn có hệ số nhạy cảm lãi suất là 0.95, điều đó có nghĩa rằng khi lãi suất Euribor kỳ hạn 3 tháng thay đổi một điểm phần trăm thì lãi suất tương ứng của nhóm này thay đổi trung bình là 0.95%. Nguồn: 9 Điều đó có nghĩa là lãi suất của những khoản vay này cũng sẽ thay đổi tương tự. Vì điều này là đúng đối với tất cả n Tài sản Có và m Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, chúng ta có thể viết lại thay đổi trong NII theo các thay đổi trong Euribor 3 tháng như sau: ΔNII = Σsaj · Δrj −Σslk · Δrk =Σsaj · βj · Δr − Σslk · γk · Δr = (Σsaj · βj −Σslk · γk ) · Δr ≡ GS · Δr Nguồn: 10 5
- Phần tử trong ngoặc đơn được gọi là chênh lệch được chuẩn hóa: GS = Σsaj · βj − Σslk · γk Nó thể hiện chênh lệch tái định giá được điều chỉnh để tính tới mức độ nhạy cảm khác nhau của các TS Có và TS Nợ đối với những thay đổi lãi suất thị trường. Nguồn: 11 Áp dụng phương trình ở trên vào ví dụ trong bảng, chúng ta tính được chênh lệch một năm được chuẩn hóa là 172. (Hãy sử dụng bảng dưới đây để tính toán chi tiết.) Tài sản có saj βj saj×βj Tài sản nợ slk γk slk×γk Hạn mức Tiền gửi THặNG DƯ Liên ngân hàng Liên ngân hàng Chứng khoán Chứng chỉ tiền gửi Tín dụng Trái phiếu Vay thế chấp Chứng chỉ tiền gửi Tổng Tổng Chênh lệch Nguồn: 12 6
- Chênh lệch một năm đã được chuẩn hóa là 172, con số này lớn hơn chênh lệch mà chúng ta tính theo cách đơn giản, tức là không tính đến độ nhạy cảm lãi suất khác nhau của TSC và TSN (120). Điều này không chỉ do lượng TSC nhạy cảm với lãi suất lớn hơn lượng TSN nhạy cảm với lãi suất, mà còn do những TSC này cũng nhạy cảm hơn TSN trước những thay đổi trong Euribor (giá trị bình quân gia quyền β – dòng cuối của bảng – lớn hơn giá trị bình quân gia quyền của γ là 7 điểm phần trăm.) Nguồn: 13 Với giá trị dương của chênh lệch đã được chuẩn hóa, công thức (GS = Σsaj · βj − Σslk · γk) cho thấy rằng khi lãi suất thị trường tăng thì thu nhập từ lãi ròng (NII) của ngân hàng sẽ tăng. Mức độ tăng của NII theo cách tính này hiển nhiên lớn hơn mức độ tăng của NII được ước tính theo phương pháp chênh lệch tái định giá đơn giản. Tương tự với trường hợp lãi suất thị trường giảm: lúc này mức độ giảm trong NII của ngân hàng theo cách tính chuẩn hóa sẽ lớn hơn so với mức độ giảm ước tính theo phương pháp không chuẩn hóa. Nguồn: 14 7