Quản trị ngân hàng - Chính sách quản lý tài sản có - Tài sản nợ (ALM)

pdf 11 trang nguyendu 6090
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị ngân hàng - Chính sách quản lý tài sản có - Tài sản nợ (ALM)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_ngan_hang_chinh_sach_quan_ly_tai_san_co_tai_san_no.pdf

Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Chính sách quản lý tài sản có - Tài sản nợ (ALM)

  1. Chính sách quản lý tài sản có-tài sản nợ (ALM) Tsuzuri Sakamaki Cố vấn trưởng JICA cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 3/ 2011 1 Một trong những chức năng chính của hệ thống tài chính là biến đổi kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có: trong hầu hết các trường hợp, nguồn vốn để các NH cho vay hoặc mua trái phiếu chính là từ việc phát hành các tài sản Nợ mà kỳ hạn trung bình của chúng thường ngắn hơn kỳ hạn trung bình của các khoản đầu tư trái phiếu hoặc cho vay. Sự bất cân xứng được tạo ra giữa kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ ngụ ý ngân hàng chấp nhận rủi ro lãi suất. 2 1
  2. Để tìm hiểu, ta xem xét khoản cho vay có thế chấp 100.000 euro với lãi suất cố định là 6% trong vòng 10 năm. Để có số vốn cho khoản vay này, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi một năm với số tiền tương tự và lãi suất cố định là 2%. Thu nhập ròng từ lãi (NII) của hoạt động này là 4% trên tổng số tiền: 4.000 euro. 3 Giả định rằng trong năm đó lãi suất thị trường (cho cả tài sản Có và tài sản Nợ) tăng thêm 1 điểm phần trăm. Khi chứng chỉ tiền gửi đến kỳ đáo hạn, ngân hàng buộc phải tái cấp vốn khoản cho vay có thế chấp bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi mới với lãi suất cao hơn (3%), mặc dù ngân hàng vẫn nhận được tiền lãi 6% cho khoản đầu tư của mình. Vì vậy, NII sẽ giảm từ 4.000 euro xuống 3.000 euro (nghĩa là từ 4% xuống 3%) 4 2
  3. Khi kỳ hạn của tài sản Có dài hơn kỳ hạn của tài sản Nợ, ngân hàng phải chịu rủi ro tái cấp vốn (tức là, chi phí liên quan đến việc huy động vốn cho trạng thái sinh lãi tăng, dẫn đến biên lãi suất thấp hơn). Nếu kỳ hạn của tài sản có ngắn hơn kỳ hạn của tài sản nợ, thì mọi việc ngược lại. 5 Chẳng hạn, ta xem xét một khoản vay cấp cho một công ty với thời hạn 1 năm và lãi suất cố định 5%, huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu 10 năm với lãi suất cố định là 4%. Nếu lãi suất trên thị trường giảm, khi khoản cho vay đến kỳ đáo hạn, ngân hàng sẽ phải tái đầu tư nguồn vốn từ trái phiếu vào tài sản Có với lợi nhuận thấp hơn. Kết quả là, biên lãi suất của NH bị giảm. Khi kỳ hạn của tài sản Có ngắn hơn tài sản Nợ, ngân hàng chịu rủi ro tái đầu tư. 6 3
  4. Do vậy, rủi ro lãi suất theo nghĩa rộng có thể được định nghĩa là rủi ro mà những thay đổi trong lãi suất thị trường tác động đến khả năng sinh lời và giá trị kinh tế của ngân hàng. Lưu ý rằng rủi ro này không chỉ phát sinh từ các trường hợp được mô tả ở trên (có nghĩa là những thay đổi có thể trong các dòng thu nhập từ lãi và dòng chi phí từ lãi, và thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản Có và tài sản Nợ do sự mất cân xứng về kỳ hạn gây ra). Cũng có thể xuất hiện ảnh hưởng gián tiếp, gắn với tác động của thay đổi lãi suất đối với doanh số của ngân hàng. 7 Ví dụ, lãi suất tăng không chỉ làm tăng lãi thu được và lãi phải trả của ngân hàng, mà còn kéo theo sự sụt giảm giá trị của các tài sản Có và tài sản Nợ với lãi suất cố định trên thị trường. Thông thường, thay đổi như vậy cũng gây ra sự giảm sút trong các tài sản Nợ không kỳ hạn và các khoản vay theo hạn mức. Trong thực tế, khi lãi suất trên thị trường tăng, các chủ tài khoản ngân hàng có xu hướng chuyển tiền sang các loại hình đầu tư sinh lãi nhiều hơn. Trong khi đó, các con nợ của ngân hàng (có thể là công ty hoặc cá nhân) có xu hướng giảm sử dụng các khoản vay theo hạn mức tín dụng do chi phí của các dịch vụ này cao hơn. 8 4
  5. Hiện tượng này không phụ thuộc vào sự mất cân xứng giữa kỳ hạn trung bình của tài sản Có và tài sản Nợ, mà phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đối với tiền gửi và các khoản cho vay khi thay đổi lãi suất. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới các khoản mục không kỳ hạn mà còn tới các khoản cho vay có kỳ hạn với các quyền chọn trả nợ trước thời hạn, hoặc chuyển đổi từ lãi suất cố định sang thả nổi (cho phép khách hàng lựa chọn theo ý của họ, làm cho việc ước lượng rủi ro lãi suất càng trở nên phức tạp hơn). 9 Để ước tính rủi ro này theo cách toàn diện nhất, chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố được mô tả ở trên. Trong tọa đàm này, chúng ta sẽ thảo luận về các phương pháp đo lường rủi ro được các ngân hàng xây dựng. Mặc dù các phương pháp này đã được tinh chỉnh đáng kể trong vòng 20 năm qua, nhưng chúng thường chỉ tập trung vào một số trong những yếu tố nêu trên, chủ yếu là các yếu tố xuất phát từ cấu trúc kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ. 10 5
  6. Đôi khi rủi ro lãi suất chỉ được đo lường trên sổ sách đầu tư, có nghĩa là toàn bộ các hợp đồng chứng khoán và tài chính mà ngân hàng mua để kinh doanh trên thị trường thứ cấp với mục đích thu được lãi vốn. 11 Tuy nhiên, rủi ro lãi suất gắn liền với tất cả các trạng thái trong danh mục tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng (tức là, sổ sách nghiệp vụ ngân hàng). Để đo lường rủi ro này chúng ta cần xem xét mọi hợp đồng và công cụ tài chính chịu lãi và sinh lãi ở cả hai bên trong bảng cân đối tài sản, cũng như mọi công cụ phái sinh có giá trị phụ thuộc vào lãi suất thị trường. 12 6
  7. Văn bản hướng dẫn cách thức ước tính rủi ro lãi suất trong sổ sách nghiệp vụ ngân hàng đã được ban hành vào tháng 1/1997 bởi Ủy ban Basel (một cơ quan cố vấn với thành viên là đại diện của các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đến từ các quốc gia phát triển). 12 nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn này là một công cụ để hỗ trợ cho công việc của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của mỗi quốc gia trong việc đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro lãi suất được các ngân hàng thương mại xây dựng dưới sự giám sát của họ. 13 12 nguyên tắc này đề cập đến vai trò của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo cấp cao; các chính sách và thủ tục để quản lý rủi ro lãi suất; các cơ chế đo lường và giám sát rủi ro, kiểm soát nội bộ; và những thông tin phải được cung cấp cho cơ quan thanh tra giám sát trên cơ sở định kỳ. Do vậy, những chuẩn mực này không chỉ đơn giản là những hướng dẫn về phương pháp, mà còn đưa ra các khuyến nghị về vấn đề cơ cấu tổ chức. 14 7
  8. Cách tiếp cận này phản ánh mong muốn của các cơ quan quản lý là giao việc đo lường rủi ro cho lãnh đạo ngân hàng và chỉ tập trung vào việc đưa ra các đề xuất (tiếp cận theo hướng thuyết phục, gây ảnh hưởng để tự giác tuân thủ), nhằm đảm bảo việc đo lường rủi ro được hỗ trợ bởi một hệ thống quản lý rủi ro có tổ chức và hiệu quả. 15 Bộ nguyên tắc này – đã trở thành chuẩn mực quan trọng đối với các ngân hàng trên toàn thế giới – đã rà soát lại và tăng lên 15 nguyên tắc vào tháng 7/2004. Việc bổ sung ba nguyên tắc mới có liên quan mật thiết đến việc hoàn tất hiệp ước mới về yêu cầu an toàn vốn đối với các ngân hàng, được biết đến với tên gọi Basel II. Hiệp ước này (được thông qua bởi Ủy ban Basel vào tháng 6/2004) không đưa ra yêu cầu cụ thể về vốn đối với rủi ro lãi suất phát sinh từ sổ sách ngân hàng. 16 8
  9. Thay vào đó, Hiệp ước này tập trung vào tính minh bạch, và trao cho cơ quan giám sát của các quốc gia thành viên quyền yêu cầu vốn bổ sung đối với các ngân hàng có rủi ro lãi suất cao. Cho nên, Nguyên tắc 14 – ban hành năm 2004 – yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo các kết quả từ hệ thống đo lường nội bộ của họ lên cơ quan giám sát quốc gia. 17 Những điểm đột phá và cốt lõi của 15 nguyên tắc năm 2004 sẽ được phân tích sơ bộ ở bốn hình chiếu tiếp theo. Những hướng dẫn do Ủy ban Basel thiết lập đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong các hệ thống quản lý rủi ro lãi suất của các ngân hàng theo hướng ngày càng trở nên chính xác và toàn diện hơn. 18 9
  10. (1) Ban lãnh đạo cấp cao Trước hết, sự tham gia của cán bộ quản lý cấp cao có một tầm quan trọng rất lớn (Nguyên tắc 2). Mặc dù điều này có vẻ là hiển nhiên, nhưng đây vẫn là một tồn tại chính ở rất nhiều ngân hàng, nơi mà các hệ thống đo lường rủi ro được đưa ra một cách độc lập bởi phòng/ban kiểm soát và ngân sách, phòng tài chính hoặc nghiên cứu, mà không có bất kỳ sự tham gia trực tiếp nào của cán bộ quản lý cấp cao. Thay vào đó, theo Ủy ban Basel, lãnh đạo ngân hàng cần tham gia vào việc xác định các mục tiêu, tiêu chí, và thủ tục của hệ thống quản lý rủi ro. 19 (2) Đơn vị độc lập Điểm cốt lõi thứ hai (Nguyên tắc 3) là việc quản lý rủi ro cần được giao cho một đơn vị độc lập (ví dụ tách biệt khỏi Phòng tài chính hoặc Ngân quỹ). Đơn vị quản trị rủi ro này phải hỗ trợ cho ban lãnh đạo về mặt kỹ thuật; các nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị phải bao gồm việc xác định tiêu chí để đo lường rủi ro, xác nhận tính hợp lệ của các thước đo rủi ro cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh đơn lẻ trong ngân hàng và cập nhật các ước tính thông số cần thiết để nhập vào hệ thống. Đơn vị quản trị rủi ro phải là một đơn vị độc lập để đảm bảo tính thẩm quyền và uy tín của họ. 20 10
  11. (3) Cấp độ hợp nhất Thứ ba, Nguyên tắc 4 nêu bật tầm quan trọng của việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ hợp nhất. Thông qua điều này, Ủy ban Basel công nhận rằng rủi ro lãi suất chỉ có thể được đánh giá và quản lý một cách đầy đủ khi xem xét hoạt động của toàn bộ ngân hàng, thay vì tập trung vào từng lĩnh vực đơn lẻ. 21 (4) Quản lý hàng ngày Cuối cùng, hệ thống đo lường rủi ro cần được tích hợp với công tác quản lý hàng ngày của ngân hàng. Theo đó, mọi tiêu chí được thiết lập để đo lường rủi ro lãi suất phải thực sự được sử dụng như một phương tiện để định hướng chính sách cho ngân hàng, và không được coi chúng như là công cụ lý thuyết đơn thuần mà chỉ có các cán bộ quản lý rủi ro sử dụng. 22 11