Quản lý Rủi ro Tín dụng - Phần I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý Rủi ro Tín dụng - Phần I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_ly_rui_ro_tin_dung_phan_i_nhung_van_de_co_ban_ve_quan_l.ppt
Nội dung text: Quản lý Rủi ro Tín dụng - Phần I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng
- Quản lý Rủi ro Tín dụng TẬP HUẤN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁNG 09-10/2010 Chia sẻ cơ hội, Hợp tác thành công www.bidv.com.vn 1
- Quản lý Rủi ro Tín dụng NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng II. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV III. Các kỹ năng thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng. IV. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới. V. Hỏi đáp 2
- Quản lý Rủi ro Tín dụng PHẦN I Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng Chia sẻ cơ hội, Hợp tác thành công www.bidv.com.vn 3
- Quản lý Rủi ro Tín dụng I. Khái niệm rủi ro tín dụng 1. Rủi ro là gì? - Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn - Tuy nhiên, chỉ có tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc. - Rủi ro còn được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng => Đây là cơ sở để có thể đo lường rủi ro. - Khi nói đến rủi ro, cần lưu ý mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận (risk-return trade -off) 4
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 2. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo QĐ 493 của NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng bao gồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Trong phạm vi bài trình bày này, sẽ đề cập đến rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu của Ngân hàng là cho vay và bảo lãnh. 5
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 3. Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng bao gồm 2 loại chính: - Rủi ro giao dịch: Là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng khách hàng cụ thể. Đây là rủi ro có thể phát sinh liên quan đến quá trình thẩm định xét duyệt cho vay, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro phát sinh liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của Ngân hàng do sản phẩm không phù hợp hoặc quá tập trung cho vay vào một ngành, lĩnh vực. 6
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch (liên quan đến (liên quan đến 1 danh mục các khoản cho vay) khoản cho vay) Rủi ro xét duyệt Rủi ro kiểm soát Rủi ro tập trung Rủi ro bảo đảm Rủi ro cá biệt (liên quan đến (liên quan đến cho vay (liên quan đến (liên quan đến việc thẩm định, việc kiểm soát, (do kém đa dạng chính sách và hợp từng sản phẩm tín xét duyệt cho theo dõi khoản hoá hanh mục tín đồng cho vay) dụng) vay) vay) dụng) 7
- Quản lý Rủi ro Tín dụng II. Quản lý rủi ro tín dụng 1. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng Uỷ ban Basel có đưa ra các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng (tại ấn phẩm số 75 tháng 09/2000) như sau: 1.1 Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp Nguyên tắc 1: HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Chiến lược này phản ánh sức chịu đựng của Ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời mà Ngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng. Nguyên tắc 2: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng do HĐQT phê duyệt, và xây dựng chính sách và quy trình để nhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng. Những chính sách và quy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý danh mục. 8
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Nguyên tắc 3: Ngân hàng cần phải xác định và quản lý rủi ro tín dụng phát sinh trong tất các sản phẩm và các hoạt động. Ngân hàng phải đảm bảo rằng rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro thích hợp trước khi sản phẩm và hoạt động đó được ban hành hoặc triển khai và phải được phê duyệt trước bởi hội đồng quản trị hoặc một uỷ ban thích hợp. Các nguyên tắc này quy định ngân hàng cần phải thiết lập một môi trường rủi ro tín dụng phù hợp hay nói cách khác là phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro hay khẩu vị rủi ro của Ngân hàng (Risk appetite). 9
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 1.2 Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý Nguyên tắc 4: Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng được xác định rõ ràng và hiệu quả. Những tiêu chí này cần bao gồm những chỉ số rõ ràng về thị trường mục tiêu của Ngân hàng và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốn hay đối tác, nguồn trả nợ của khách hàng cũng như mục đích và cơ cấu tín dụng. Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi khách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có liên quan được tổng hợp lại theo các loại rủi ro khác nhau theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánh được cả trong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản. Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyệt mới, sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại. 10
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận trọng và khách quan. Cụ thể là các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có liên quan phải được giám sát và quan tâm đặc biệt và cần có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay. 1.3 Duy trì một quy trình đo lường, kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp Nguyên tắc 8: Ngân hàng cần phải có một hệ thống để thực hiện quản trị và giám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay có rủi ro. Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng. Nguyên tắc 10: Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ để quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống định hạng cần phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động củaNgân hàng. 11
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Nguyên tắc 11: Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để trợ giúp cán bộ quản lý có thể đo lường rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các rủi ro tín dụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực. Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể và chất lượng danh mục tín dụng. Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần phải đánh giá đầy đủ những biến động về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai khi xem xét từng khoản tín dụng cũng như danh mục cho vay của mình và cần đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện xấu nhất (Stress testing). 12
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 1.4 Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng Nguyên tắc 14: Ngân hàng phải xây dựng hệ thống rà soát, đánh giá độc lập và liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, kết quả rà soát phải được báo cáo trực tiếp Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Nguyên tắc 15: Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo các giới hạn và chuẩn mực nội bộ. Ngân hàng cần thiết lập và thực thi hệ thống kiểm tra nội bộ và các thông lệ khác để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với chính sách, quy trình và hạn mức được báo cáo một các kịp thời tới cấp quản lý thích hợp để xử lý. Nguyên tắc 16: Ngân hàng phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các trường hợp nợ xấu tương tự. 13
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 2. Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng 2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng - Nhu cầu vay vốn tăng cao so với doanh thu, vòng quay vốn chậm. - Doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích - Thay đổi cơ cấu quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp - Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng tăng - Các khoản phải thu lớn, xuất hiện những khoản thu khó đòi - Báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau - Có những thông tin xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Thường xuyên gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ - Ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn lảng tránh hoặc trì hoãn trong việc thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng 14
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 2.2 Đo lường rủi ro tín dụng * Theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) - Tốc độ tăng trưởng tín dụng - Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản. - Tỷ lệ nợ xấu: Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Khả năng bù đắp rủi ro: (Vốn CSH+DPRR)/Tổng dư nợ xấu - Cơ cấu danh mục cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề. - Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm: Dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, dư nợ cho vay bất động sản. - Tỷ trọng dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ. - Tỷ trọng cho vay, bảo lãnh của 1 khách hàng lớn/vốn tự có - Tỷ trọng cho vay 1 nhóm khách hàng liên quan/Vốn tự có 15
- Quản lý Rủi ro Tín dụng * Theo mô hình tính toán tổn thất dự kiến (Expected Loss/VAR) - Tổn thất dự kiến EL = EADxPDxLGD Trong đó: EAD = Exposure at Default (Dư nợ có rủi ro) PD = Probability of Default (Xác suất xảy ra rủi ro) LGD = Loss Given Default ( Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ) Tổn thất dự kiến (EL) thể hiện tổn thất tín dụng bình quân của Ngân hàng. Việc định giá tiền vay của Ngân hàng phải đủ để bù đắp tổn thất tín dụng bình quân này. - VAR (Value at Risk): Giá trị rủi ro là số tiền tối đa có thể tổn thất của một danh mục trong một giai đoạn nhất định với một độ tin cậy nhất định. 16
- EXAMPLE: EC FOR CREDIT RISK -37.00 -38.00 -39.00 Probability Distribution of Potential Credit Loss -40.00 for a Portfolio of Many Obligors -41.00 -42.00 3.0% -43.00 -44.00 -45.00 2.5% -46.00 Expected Loss (EL) -47.00 -48.00 2.0% -49.00 -50.00 -51.00 1.5% -52.00 Unexpected Loss (UL) -53.00 -54.00 1.0% -55.00 -56.00 -57.00 0.5% -58.00 Probability of of Probability Loss Credit Loss at a very high CL (e.g. 99.97%) -59.00 -60.00 0.0% -61.00 -160 -140 -120 -100 -80 -60 -40 -20 0 -62.00 -63.00 Potential Credit Loss ($mm) -64.00 -65.00 -66.00 The probability distribution of potential credit loss, and the ratio UL/EL, depends on the composition of the portfolio and the definition of credit loss.
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Rating at year end (%) Initial AAA AA A BBB BB B CCC Deflt AAA 90.81 8.33 0.68 0.06 0.12 0 0 0 AA 0.70 90.65 7.79 0.64 0.06 0.14 0.02 0 A 0.09 2.27 91.05 5.52 0.74 0.26 0.01 0.06 BBB 0.02 0.33 5.95 86.93 5.30 1.17 0.12 0.18 BB 0.03 0.14 0.67 7.73 80.53 8.84 1.00 1.06 B 0 0.11 0.24 0.43 6.48 83.46 4.07 5.20 CCC 0.22 0 0.22 1.30 2.38 11.24 64.86 19.79 [Source:CreditMetricsTM / S&P CreditWeek] 18
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Calculation of VaR : 19
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 2.3 Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng - Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng. - Xác lập các giới hạn, hạn mức theo ngành nghề, khách hàng, loại tiền, sản phẩm, khu vực địa lý. - Tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng một cách thận trọng - Nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng - Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Chia sẻ rủi ro (đồng tài trợ, bán nợ ) - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về khách hàng, khoản vay 20
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 2.4 Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng - Xây dựng mô hình phù hợp để kiểm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: Đề xuất, thẩm định rủi ro, tác nghiệp). - Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trước, trong và sau khi cho vay. - Nâng cao tỷ trọng và chất lượng tài sản bảo đảm. - Phân loại và xử lý nợ xấu (thành lập bộ phận chuyên trách). - Trích dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. - Mua bảo hiểm tín dụng. 21
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 3. Một số bài học trong Quản lý rủi ro tín dụng - Chất lượng tín dụng quan trọng hơn là mở rộng tín dụng. - Các khoản vay cần tính đến cả 2 phương án: + Kinh doanh hiệu quả, trả nợ đúng hạn. + Kinh doanh không hiệu quả, xử lý tài sản bảo đảm (dự phòng) - Thiện chí, tính trung thực của người vay rất quan trọng - Nếu không hiểu rõ về doanh nghiệp, đừng cho vay - Cẩn trọng khi cho vay đối tượng mới. - Mục tiêu của khoản vay phải hàm chứa cơ sở của việc trả nợ - Phải đánh giá cả yếu tố tài chính và phì tài chính. Trong các yếu tố tài chính cần lưu ý: đòn bẩy tài chính, vốn thực góp - Tài sản thế chấp không thể thay thế nguồn trả nợ, đồng thời TSTC phải đảm bảo 4 đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của Ngân hàng). 22
- Quản lý Rủi ro Tín dụng 3. Một số bài học trong Quản lý rủi ro tín dụng (tiếp) - Cần xem xét thái độ nôn nóng của doanh nghiệp khi đi vay. - Không nên để rơi vào tình huống "sự đã rồi" - Luôn nghĩ đến lợi ích của Ngân hàng. - Công nghệ mới nhưng không quên vai trò kiểm tra, kiểm soát truyền thống. - Cẩn trọng với nhóm khách hàng liên quan. - Cẩn trọng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp có quan hệ mua-bán, sản xuất, gia công với công ty mẹ/công ty liên quan ở nước ngoài. - Không đánh giá đầy đủ năng lực sản xuất của khách hàng - Không kiểm soát, quản lý theo dõi được dòng tiền của khách hàng - Không thẩm định đánh giá đúng về yếu tố kỹ thuật, yếu tố thị trường của dự án. 23
- Quản lý Rủi ro Tín dụng PHẦN II Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV 24
- Mô hình tổ chức HSC trước TA2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban Kiểm soát Hội đồng xử lý rủi ro Ban Chuyên viên BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng tín dụng Hội đồng ALCO Hội đồng CNTT Khối Khối Khối Khối Khối Khối Quản lý rủi ro Tín dụng Dịch vụ Tài chính Kế toán Hỗ trợ Ban Quản lý rủi Văn phòng Ban Tín dụng ro Ban QLCN Ban NV&KDTT Ban Kế toán TCCB Ban KTNB Ban QL TD Ban KDĐN Ban KHPT Trung tâm Thanh toán Ban Pháp chế Ban Dịch vụ Ban Thẩm định Ban Tài chính Quản lý TSNN Trung tâm thẻ Ban Đầu tư Ban QL công trình Ban TH&QHCC Ban công nghệ Ban QL dự án CPH VP Đảng25 uỷ VP Công đoàn
- Hạn chế của mô hình tổ chức trước TA2: 1. Chức năng quản lý rủi ro đang thực hiện phân tán 2. Quy trình nghiệp vụ chưa tách bạch 3 chức năng: Kinh doanh (Front Office), Quản lý rủi ro, Tác nghiệp (Back Office). Quản lý rủi ro hiện đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát. 3. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quá lớn. Các chi nhánh hiện là các ngân hàng nhỏ trong ngân hàng. 4. Chi nhánh có nhiều nhân viên và toàn bộ các dịch vụ hỗ trợ 5. Không có chi nhánh Hội sở chính 6. BIDV không có ai quản lý tất cả các sản phẩm và không có ai chịu trách nhiệm về quản lý các sản phẩm cụ thể (theo đúng nghĩa sản phẩm và quản lý sản phẩm). 7. Mô hình tổ chức phân chia theo nghiệp vụ, chưa định hướng theo khách hàng 26
- Các yêu cầu của mô hình tổ chức mới 1. Tập trung vào khách hàng 2. Tập trung vào sản phẩm 3. Tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng Quản trị 4. Đơn giản, rõ ràng trách nhiệm 5. Mỗi người là một trung tâm lợi nhuận 6. Đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro mọi hoạt động Ngân hàng 27
- Khuyến nghị của tư vấn liên quan đến mô hình khối QLRR Xuất phát từ thông lệ quốc tế tốt nhất về các quy trình nghiệp vụ để xây dựng mô hình tổ chức. VD Theo thông lệ tiên tiến nhất, quy trình tín dụng được đặc trưng bởi sự phân tách giữa chức năng Khởi tạo tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng và Tác nghiệp trong toàn bộ quá trình. Sơ đồ luồng công việc của một khoản vay lớn cấp cho doanh nghiệp như sau: Khối ngân hàng bán buôn, Ban Quản lý Quan hệ Khách hàng, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (marketing, đàm phán và phân tích tín dụng ban đầu) Khối Quản lý Rủi ro, Ban Tín dụng (rà soát đề xuất tín dụng và đệ trình xin phê duyệt) Hội đồng Tín dụng (thẩm quyền phê duyệt) Khối Tác nghiệp, Phòng Xử lý Nghiệp vụ (Back Office), Tác nghiệp Cho vay, Chuyển tiền (hoàn tất văn bản giấy tờ, nhận tài sản bảo đảm và giải ngân) Khối Ngân hàng Bán buôn, Ban Quản lý Quan hệ Khách hàng, Phòng Khách hàng DN (duy trì quan hệ với khách hàng và giám sát tình hình hoạt động của họ) 28
- Khuyến nghị của tư vấn liên quan đến mô hình khối QLRR ✓ Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng. Là người kiểm tra thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi các khối “Front Office” của ngân hàng. ✓ Chức năng quản lý rủi ro phải được nằm trong các quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không phải đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh. ✓ Khối quản lý rủi ro cũng có các chức năng mang tính chất hỗ trợ quản lý rủi ro như xây dựng chính sách, quy trình, xếp hạng tín dụng, thông tin, xử lý nợ . 29
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 Khối quản lý rủi ro Ban QLRR phi Ban QLRR tín dụng Ban quản lý TD TD Xếp hạng rủi ro và KH doanh nghiệp QLRR thị trường Báo cáo danh mục KH định chế tài QLRR tác nghiệp Chính sách tín dụng chính Xử lý nợ xấu 30
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 CHỨC NĂNG CỦA BAN QLRRTD 1. Tham mưu giúp BLĐ về QLRRTD trong hoạt động kinh doanh của BIDV. 2. Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng từ các bộ phận: Ban QHKHDN, các khoản vượt hạn mức từ Chi nhánh, Ban ĐCTC và Ban Đầu tư. Chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro/phê duyệt RRTD phù hợp với thẩm quyền phê duyệt được giao. 3. Tham mưu giúp BLĐ trong việc xây dựng các văn bản chế độ về rà soát, đánh giá RRTD đối với các khách hàng, các định chế tài chính và các khoản đầu tư. 31
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QLRRTD 1 VÀ PHÒNG QLRRTD 2 1. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: • Hoạch định và xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng. • Xây dựng và thực thi các Quy trình thủ tục và các hướng dẫn của BIDV về rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng. • Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành. • Xử lý kịp thời các hồ sơ, đề xuất tín dụng do bộ phận “Front Office” đệ trình và rà soát, đánh giá RRTD để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với các quy trình thủ tục, các quy định và mức rủi ro có thể chấp nhận của BIDV. 32
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QLRRTD 1 VÀ PHÒNG QLRRTD 2 (tiếp) •Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và các đề xuất vượt hạn mức tạm thời, sửa đổi hạn mức giao dịch đối với khách hàng. Ra quyết định phê duyệt rủi ro về các đề xuất cấp tín dụng phù hợp với thẩm quyền phê duyệt được giao. •Hỗ trợ Phòng QHKHDN lớn trong việc phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề và hỗ trợ Ban QLTD và các đơn vị có liên quan trong việc xử lý nợ. •Thông báo các quyết định cấp tín dụng đã được phê duyệt tới Phòng QHKHDN lớn và Khối Tác nghiệp để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay. ▪Xử lý các đề xuất tín dụng vượt mức phân cấp uỷ quyền cho Chi nhánh theo đúng các quy định của BIDV. •Phối hợp với bộ phận phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ xây dựng các chính sách và thẻ chấm điểm phù hợp đối với các sản phẩm tín dụng bán lẻ chuẩn. •Là thường trực kiêm thư ký tổng hợp cho các kỳ họp của Hội đồng tín dụng. 33
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QLRRTD 1 VÀ PHÒNG QLRRTD 2 2. Bộ phận phụ trách Đầu tư: • Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro đối với các khoản đầu tư. • Rà soát, đánh giá một cách độc lập các khoản đầu tư do Ban Đầu tư đề xuất trước khi trình Ban lãnh đạo phê duyệt. • Thông báo các quyết định đầu tư đã được Ban Lãnh đạo phê duyệt tới Ban Đầu tư và các bộ phận liên quan để thực hiện. 34
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QLRR ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH • Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro đối với các định chế tài chính. • Xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn trong công tác quản lý rủi ro đối với các định chế tài chính. • Phân tích độc lập và trình Ban Lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh đối với các định chế tài chính trên cơ sở đề xuất của Ban Định chế tài chính (Khối Ngân hàng bán buôn). • Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức kinh doanh đối với các định chế tài chính; Đảm bảo một hệ thống đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các hạn mức kinh doanh đối với các định chế tài chính hợp lý được áp dụng trong ngân hàng. • Trình Ban Lãnh đạo phê duyệt vượt hạn mức tạm thời, điều chỉnh hạn mức giao dịch đối với các định chế tài chính. • Thông báo các hạn mức giao dịch đối với các định chế tài chính đã được Ban Lãnh đạo phê duyệt tới Ban Vốn và Kinh doanh vốn, Ban ĐCTC để thực hiện; Trung tâm DVKH - Khối Tác nghiệp để thực hiện cài đặt hạn mức. 35
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH I. Công tác quản lý tín dụng 1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: ✓Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành. ✓Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác TD phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển TD và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả TD. ✓Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín trong hoạt động tín dụng của chi nhánh; phối hợp với Phòng KHTH xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. 36
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. 4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. 5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định 6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV. 37
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 7. Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. 8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu: ✓Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. ✓Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp ). ✓Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền). ✓Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ 38
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 II. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp QLRR tín dụng: ✓Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro tín dụng. ✓Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá RRTD và các biện pháp QLRRTD. 2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: ✓Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với KH, DA từ các phòng liên để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện TD, định giá TSĐB và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất TD phù hợp với quy định. ✓Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV ✓Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng liên quan để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay. 39
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. 4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh. 40
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 III. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp 1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có. 3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. 4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. 41
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 IV. Công tác phòng chống rửa tiền 1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định. V. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO 1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh. 2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. 3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh. 4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh. 42
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 VI. Công tác kiểm tra nội bộ 1. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: ✓Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc. ✓Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh. 2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh. 3. Tham mưu cho BLĐ trong việc tổ chức tự kiểm tra; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh. 4. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho BLĐ xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị. 5. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. 43
- Mô hình khối QLRR theo tư vấn TA2 VII. Nhiệm vụ khác 1. Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro. 2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ. 3. Là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng bán nợ theo quy định. 4. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành. 5. Thực hiện thu thập, quản lý thông tin về tín dụng; lập các báo cáo về công tác tín dụng theo quy định và phục vụ quản trị điều hành của lãnh đạo. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 44
- Quản lý Rủi ro Tín dụng PHẦN III Các kỹ năng thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng 45
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 1. Nhận thức và hiểu biết đầy đủ về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, nắm bắt và thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao. 2. Nắm bắt và hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng. 3. Nắm bắt và hiểu biết thấu đáo về các chính sách, quy định của BIDV liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng của BIDV cụ thể là quy định về phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay 4. Có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, đã làm qua vị trí cán bộ quan hệ khách hàng. 5. Được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý rủi ro 46
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng II. CÁC KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO Đây là các nội dung liên quan đến việc kiểm soát rủi ro trước khi cho vay. Cán bộ QLRR cần đánh giá đầy đủ các nội dung theo mẫu báo cáo thẩm định rủi ro. 1. Đánh giá phù hợp với các quy định, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành. 2. Đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn. 3. Thẩm định, đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng 4. Thẩm định việc đánh giá chung về khách hàng 5. Thẩm định việc đánh giá, phân tích về tình hình tài chính của khách hàng. 6. Đánh giá việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng 7. Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay 8. Đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ 47
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 1. Đánh giá phù hợp với các quy định, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành. * Phù hợp với quy định của pháp luật. - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không bị cấm hoặc hạn chế. - Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt hoặc được cho phép (đối với những ngành, lĩnh vực có quy định). - Doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện đối với những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. - Đáp ứng được điều kiện cấp tín dụng theo quy định của Luật các TCTD, quy định của NHNN hoặc đã được cấp có thẩm quyền cho phép. - Đáp ứng quy định về giới hạn huy động vốn đối với Công ty Nhà nước theo quy định của Pháp luật (NĐ 09, Thông tư 242). 48
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng * Phù hợp với quy định, chính sách của BIDV: - Chính sách tiếp thị (Điều 6 QĐ 0658): Nhóm KH Chính sách tiếp thị khách hàng AAA, AA, A Khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ đối với khách hàng hiện hữu và thường xuyên quan tâm, tiếp thị với khách hàng mới BBB, BB Áp dụng “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng. Đối với khách hàng mới có mức xếp hạng BBB: xác định chính sách tiếp thị có chọn lọc phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ. 49
- - Chính sách về cấp tín dụng: + Phù hợp quy định của NHNN và BIDV + Xếp hạng BBB trở lên, BB trở xuống: giảm dần dư nợ/ cấp tín dụng có điều kiện + Hệ số nợ phải trả/ VCSH: Ngành Nợ/VCSH Nhiệt điện, Hoá dầu; Phần mềm; Vận tải hàng không; Sản xuất thiết bị viễn ≤ 5 thông và điện gia dụng; Kinh doanh bất động sản giai đoạn đầu tư; Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi; Dịch vụ vui chơi giải trí; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ y tế giáo dục công ích Chăn nuôi chế biến thức ăn; Chế biến thuỷ hải sản; Sản xuất gia công hàng da ≤ 6 giầy, dệt may; Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế Các ngành còn lại ≤ 7 50
- - Chính sách tài sản bảo đảm: Giá trị TSBĐ Tỷ lệ TSBĐ = Số tiền vay, bảo lãnh tại HĐTD, HĐBL + Điều kiện xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm: • Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên. • Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5. • Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại BIDV bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất. + Trường hợp KH chưa đủ TSBĐ theo quy định: + Cam kết lộ trình bổ sung + Duy trì tỷ lệ TSBĐ/ dư nợ, dư BL quy đổi 51
- - Chính sách theo nhóm khách hàng (Điều 7 QĐ 0658): + Tỷ lệ TSBĐ: Xếp hạng khách hàng Tỷ lệ TSBĐ (%) AAA Nợ/VCSH ≤ 2,5 0 Nợ/VCSH > 2,5 20 AA Nợ/VCSH ≤ 2,5 0 Nợ/VCSH > 2,5 30 A 50 BBB 70 BB 100 52
- + Tỷ lệ cho vay của BIDV Nhóm khách hàng CS áp dụng AAA, AA -Cho vay dự án: ≤ 85% Tổng vốn ĐT - Cho vay VLĐ, BL: theo hạn mức A -Cho vay dự án: ≤ 83% Tổng vốn ĐT - Cho vay VLĐ, BL: theo hạn mức BBB -Cho vay dự án: ≤ 80% Tổng vốn ĐT - Cho vay VLĐ, BL: xem xét áp dụng theo hạn mức, khuyến khích cấp TD theo món BB -Cho vay dự án: không khuyến khích; trường hợp cần thiết: VCSH ≥ 25% TVĐT - Cho vay VLĐ, BL: hạn chế áp dụng theo hạn mức, chủ yếu cấp TD theo món B, CCC, CC - Rút dần dư nợ: cấp TD tạo nguồn thu trả nợ - Dư nợ cho vay ko vượt 80% số thu nợ C, D - Không cấp tín dụng mới 53
- ➢ Các quy định về cấp tín dụng đối với từng lĩnh vực, sản phẩm cụ thể - Cho vay thi công xây lắp - Cho vay đóng tàu - Cho vay dự án thủy điện - Cho vay kinh doanh bất động sản - Cho vay kinh doanh chứng khoán ➢ Các chỉ đạo công tác tín dụng từng thời kỳ 54
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 2. Đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn. - Danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định tại Phụ lục VI Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm: + Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ tài chính + Hồ sơ về dự án/phương án kinh doanh. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay. Lưu ý: Đối với các dự án đầu tư, đặc biệt trong những lĩnh vực đặc thù như kinh doanh bất động sản, khai thác tài nguyên cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về những lĩnh vực này đảm bảo khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định. 55
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 3. Thẩm định, đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng - Cần có nhận xét, đánh giá đối với khách hàng có thay đổi kết quả xếp loại so với kỳ trước. + Nguyên nhân được nâng hạng: Tài chính, phi tài chính. + Lý do, nguyên nhân tụt hạng. - Cần kiểm tra việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính để đưa ra nhận xét về kết quả xếp hạng, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến tình hình quan hệ với ngân hàng như: ✓ Lịch sử trả nợ của khách hàng trong 12 tháng qua ✓ Số lần cơ cấu lại trong 12 tháng qua ✓ Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ ✓ Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại 56
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 4. Thẩm định việc đánh giá chung về khách hàng Cần rà soát theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục V- Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp để đảm bảo bộ phận quan hệ khách hàng đã đánh giá đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. - Tư cách, năng lực pháp lý: - Lịch sử hoạt động - Ngành nghề kinh doanh chính: Triển vọng ngành, nguồn cung cấp yếu tố đầu vào, cung - cầu sản phẩm, quy mô hoạt động, thị phần của DN (nếu có), mạng lưới phân phối - Đánh giá năng lực quản trị điều hành - Đánh giá mô hình tổ chức hoạt động Nguồn thông tin 57
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng Thẩm định việc đánh giá chung về khách hàng (tiếp) ▪ Đánh giá quan hệ tín dụng của DN: Tại BIDV Tại TCTD khác - Doanh số hoạt động của khách hàng tại BIDV và các TCTD khác (vay vốn, trả nợ, chuyển tiền, bảo lãnh, tiền gửi ) - Tình trạng nợ: trong hạn/ quá hạn/ cơ cấu (có thể đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng trong vòng 12 tháng) ▪ Đánh giá quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan - Có vượt các giới hạn theo quy định của NHNN không - Đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng ▪ Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng 58
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 5. Thẩm định việc đánh giá, phân tích về tình hình tài chính của khách hàng. ➢ Tập trung ở một số khoản mục (tùy đặc điểm từng DN, ngành): + Các khoản phải thu ngắn hạn → Đánh giá tình hình thu hồi công nợ + Hàng tồn kho: chất lượng, khả năng luân chuyển - Nguồn vốn: Cơ cấu vốn huy động → khả năng chiếm dụng/ vay nợ/mất cân đồi ✓ Nhận xét những thay đổi lớn trong tài sản, nguồn vốn; Đánh giá sự phù hợp cơ cấu tài sản - nguồn vốn. ➢ Một số chỉ tiêu tài chính cần quan tâm (so với trung bình ngành): + Khả năng thanh toán + Vòng quay VLĐ/ hàng tồn kho/ khoản phải thu + Hệ số nợ phải trả/ Vốn CSH → năng lực tài chính KH ➢ Hoạt động SXKD: - Doanh thu, lợi nhuận theo các lĩnh vực kinh doanh - ROA, ROE 59
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 6. Đánh giá việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng Cần rà soát đảm bảo bộ phận QHKH đã đánh giá đầy đủ các rủi ro trong quan hệ với khách hàng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. - Phân tích các rủi ro: ✓ Rủi ro vĩ mô (nền kinh tế, chính trị, quy định của chính phủ, môi trường ) ✓ Rủi ro kinh doanh (nhu cầu thị trường, cạnh tranh, cung ứng, phát triển công nghệ ) ✓ Rủi ro hoạt động (chi phí, quản lý, sản xuất ) ✓ Rủi ro tài chính (thanh khoản, khả năng sinh lợi, các nghĩa vụ ngoại bảng ) Đối với tài trợ dự án cần phân tích các rủi ro liên quan đến dự án đầu tư. - Các biện pháp phòng ngừa: ✓ Biện pháp phòng ngừa của khách hàng. ✓ Biện pháp phòng ngừa của Ngân hàng. - Lưu ý đối với những trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần phân tích ✓ Các nỗ lực giải quyết khó khăn, tồn tại và rủi ro trong thời gian vừa qua ✓ Giải thích lý do tại sao vẫn có thể cấp tín dụng trong điều kiện có rủi ro 60
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Phân tích mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh Y ếu tố vận hành Công cụ giảm thiểu Yếu tố rủi ro (chuỗi giá trị) kinh doanh RR ▪Mô hình kinh doanh phản ánh kiến trúc của chuỗi giá trị. ▪ Bộ điều khiển quan Công cụ giảm trọng đối với việc phát thiểu rủi ro là triển doanh nghiệp Các yếu tố rủi ro thước đo nhằm có thể gây tổn giảm bớt hoặc triệt thương đến sự Yếu tố vận hành kinh doanh tiêu hoàn toàn tác phát triển bền vững minh hoạ vị thế thành công động của các yếu của một công ty của một công ty theo chuỗi giá tố rủi ro lên công trị ty ▪ Minh hoạ về giá trị được tạo thành cho khách hàng và sự thành công bền vững. ▪ Cho thấy kết quả hoạt động của Công ty và tầm bao quát các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị. ▪ Điều kiện để dự tính sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hồ sơ rủi ro của khách hàng. 61
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Mô hình kinh doanh / chuỗi giá trị: Các khách hàng đã làm gì và làm như thế nào Mô hình kinh Y ếu tố vận Công cụ giảm doanh (chuỗi hành kinh Yếu tố rủi ro thiểu RR giá trị) doanh Mô hình kinh doanh (chuỗi giá trị) Nghiên cứu và phát triển / bán hàng Khâu mua nguyên liệu ▪ Việc định vị khách hàng trên thị trường thế nào ? Khâu sản xuất ▪ Các yếu tố quan trọng trong chuỗi giá trị của công ty là gì? ▪ Giá trị quan trọng nhất được tạo thành từ đâu? ▪Vị trí của khách hàng ở đâu trong chuỗi giá trị ? Khâu hậu cần ▪ Ý nghĩa của giá trị gia tăng – Khách hàng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh của họ như thế nào ? 62
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Yếu tố vận hành kinh doanh: Điều gì tác động đến thành công của công ty? Mô hình kinh Y ếu tố vận Công cụ giảm doanh (chuỗi hành kinh Yếu tố rủi ro thiểu RR giá trị) doanh Nghiên cứu và phát triển / bán hàng Hợp tác với khách hàng phát triển gói sản phẩm mới ▪ Năng lực cốt lõi ? ▪ Phát triển công nghệ ? ▪ Giá trị của khách hàng ? ▪ Mức tăng trưởng ? ▪ Sáng kiến đổi mới ? ▪ Mạng lưới ? ▪ Lợi thế cạnh tranh ? ▪ Rào cản gia nhập thị trường ? 63
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Yếu tố rủi ro: Những loại rủi ro nào gây tổn thương đến thành công của công ty Mô hình kinh Y ếu tố vận hành Công cụ giảm doanh (chuỗi giá Yếu tố rủi ro kinh doanh thiểu RR trị) Phối hợp Nghiên cứu với khách Việc sao chép mẫu mã sản và phát triển hàng phát phẩm có thể tăng sự cạnh / bán hàng triển gói sản tranh và giảm biên lợi phẩm mới nhuận ▪ Rào cản gia nhập thị trường không đáng kể / rào cản rút khỏi thị trường rất lớn ? ▪ Tình trạng bão hoà thị trường (nguồn cung ) ? ▪ Sự thay đổi hành vi của khách hàng ? ▪ Tốc độ phục hồi nội tại ? ▪ Chu kỳ của ngành ? 64
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Công cụ giảm thiểu rủi ro: Có những phương pháp phòng ngừa an toàn nào? Mô hình kinh Y ếu tố vận hành Công cụ giảm doanh (chuỗi Yếu tố rủi ro kinh doanh thiểu RR giá trị) Việc sao Phối hợp với chép mẫu mã Thanh lý các hợp đồng mua Nghiên cứu khách hàng sản phẩm có hàng kéo dài. Bồi thường và phát triển phát triển gói thể tăng sự / bán hàng sản phẩm cạnh tranh và chất lượng cao. Liên tục mới giảm biên lợi sáng tạo, đổi mới. nhuận ▪ Thanh lý các hợp đồng kéo dài (nhà cung cấp / người tiêu dùng). ▪ Bằng sáng chế. ▪ Hợp tác (Các trường đại học ) ▪ Phòng ngừa / Chứng khoán. ▪ Phòng ngừa / ràng buộc kỹ năng (đối với nhân viên). 65
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Mô hình kinh doanh Khả năng trả nợ Chuỗi giá trị Yếu tố vận hành Yếu tố rủi ro Công cụ giảm kinh doanh thiểu Phát triển sản phẩm Khâu mua nguyên liệu Khâu sản xuất Khâu hậu cần 66
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 7. Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay Cơ sở đánh giá: dựa chính sách cấp tín dụng, quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay. Lưu ý đánh giá việc thẩm định các điều kiện của tài sản đảm bảo ➢ Xác định TSBĐ được phép giao dịch ➢ TSBĐ hạn chế giao dịch ➢ TSBĐ có điều kiện ➢ Tổ chức định giá có đúng quy định? ➢ Tình trạng tài sản bảo đảm: hợp pháp/ hợp lệ? ➢ Xác định hệ số giá trị TSBĐ (theo phụ lục QĐ 6020) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm chưa đáp ứng theo quy định cần đưa ra hướng xử lý: - Lộ trình bổ sung tài sản. - Kiểm soát dư nợ cho vay/bảo lãnh theo giá trị tài sản - Giảm dư nợ nếu tỷ lệ dư nợ có TSBĐ hiện tại không đáp ứng 67
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng Chuyển đổi số dư bảo lãnh: Loại bảo lãnh Hệ số quy đổi (%) (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) Bảo lãnh thanh toán; (3) Các 100 khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán (1) Thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư tín dụng quy 30 định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 20 (1) Bảo lãnh dự thầu; (2) Thư tín dụng có thể hủy ngang; 0 (3) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 8. Đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ ❖ Thẩm định kết quả tính hạn mức vốn lưu động - Thẩm định phương án SXKD: Dự báo kinh tế vĩ mô, dự báo ngành - Tình hình SXKD của DN những năm gần đây (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của từng lĩnh vực hoạt động) - So sánh doanh thu, sản lượng, mức giá tiêu thụ dự kiến năm kế hoạch ❖ Đánh giá doanh thu, sản lượng hợp lý để xác định nhu cầu VLĐ ❖ Thẩm định các nguồn vốn tài trợ VLĐ: - Vốn tự có/ coi như tự có - Các khoản huy động khác: chiếm dụng của người bán, người mua trả tiền trước - Vốn vay các TCTD khác ➢ Đánh giá các chỉ tiêu, số liệu và nhận xét kết quả tính toán 69
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 8. Đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ (tiếp) ❖ Đánh giá kết quả thẩm định dự án về - Sự cần thiết đầu tư + Quy hoạch ngành (nếu có) + Cung - cầu thị trường về sản phẩm của DA → Khả năng gia nhập thị trường của sản phẩm. (thiếu hụt nguồn cung/ SP có ưu thế so với SP hiện có/ mạng lưới phân phối sẵn có ) - Phương diện kỹ thuật: quy mô, công nghệ - Chi phí đầu tư: Tổng mức đầu tư, suất đầu tư có phù hợp? - Nguồn vốn đầu tư dự án: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay - Hiệu quả tài chính dự án NPV, IRR, PP ➢ Đưa ra các nhận xét, khuyến nghị về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa 70
- Quản lý Rủi ro Tín dụng Bốn trụ cột trong phân tích tín dụng Chính sách tín dụng Xếp hạng ▪ Chính sách rủi ro tín dụng. ▪ Chính sách danh mục tín dụng. ▪ Đo lường xác suất vỡ nợ trong ▪ Chính sách danh mục bất động vòng 12 tháng tiếp theo. sản. ▪ Sổ tay chỉ dẫn nghiệp vụ. Phê duyệt tín dụng Giới hạn cho vay 1 KH Khả năng trả nợ ▪ Lượng hoá mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng trên cơ sở danh mục. ▪ Dòng tiền nhàn rỗi bền vững. ▪ Giới hạn tập trung tín dụng đối ▪ Đánh giá khả năng trả nợ tối đa. với một khách hàng / nhóm khách hàng. 71
- Tóm tắt quan hệ giữa phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng Phân tích tín dụng Rủi ro tín Quyết định dụng cho vay Mục tiêu Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Giảm thiểu Ra quyết rủi ro định đúng Nội dung Phân tích và Phân tích Rủi ro thế Cho vay hay tình hình tài phương án nào? không cho chính DN SXKD vay Kết quả Tốt + Khả thi => Rủi ro thấp Cho vay Tốt + T/đốiKhôngkhả khả thi Có rủi ro Có thể cho thi=> => vay BKhôngình thường tốt + Khả thi => Có rủi ro Có thể cho vay Không tốt + Không khả Rủi ro cao Không cho thi => vay Đặc tính Phản ánh quá + Phản ánh Kỳ vọng Kỳ vọng khứ tương lai 72
- Tóm tắt quan hệ giữa thẩm định tín dụng và rủi ro tín dụng Thẩm định tín dụng Rủi ro tín Quyết định dụng cho vay Mục tiêu Đánh giá mức độ tin cậy của PA SXKD và Giảm thiểu Ra quyết dự án đầu tư rủi ro định đúng Nội dung Thẩm định Thẩm định Thẩm định Rủi ro thế Cho vay hay dòng tiền chi phí sử các chỉ tiêu nào? không cho dụng vốn NPV, IRR, vay? PP Kết quả Tin cậy cao Tin cậy cao Tin cậy cao Rủi ro thấp Cho vay Không rõ Không rõ Không rõ Có rủi ro Làm lại dự ràng ràng ràng án Không đáng Không đáng Không đáng Rủi ro cao Không cho tin cậy tin cậy tin cậy vay Đặc tính Phản ánh kỳ Phản ánh kỳ Phản ánh kỳ Kỳ vọng Kỳ vọng vọng vọng vọng 73
- Kỹ năng thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng 9. Nhận xét, khuyến nghị - Đưa ra nhận xét chung về những rủi ro và lợi ích thu được trong việc cấp tín dụng, so sánh giữa lợi nhuận và rủi ro. - Khuyến nghị: Trình cấp có thẩm quyền chấp thuận/từ chối cấp tín dụng. => Trường hợp đề nghị cấp tín dụng trong báo cáo cần nêu rõ các nội dung đề xuất cụ thể về số tiền, thời hạn, lãi suất và các điều kiện kèm theo. 74
- Quản lý Rủi ro Tín dụng PHẦN IV Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới 75
- Quản lý Rủi ro Tín dụng PHẦN IV Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới 76
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng của BIDV trong đó tập trung vào: - Hoàn thiện và ban hành các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) để kiểm soát định kỳ. - Xây dựng quy định về cấp tín dụng cho nhóm khách hàng có liên quan. - Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý danh mục tín dụng, tính toán tổn thất tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực. Triển khai các công cụ để quản lý dư nợ cấp tín dụng theo ngành nghề lĩnh vực theo Nghị quyết của HĐQT. - Xây dựng và triển khai việc quản lý danh mục cho vay theo khu vực địa lý. - Xây dựng công cụ quản lý tổng giới hạn cấp tín dụng theo khách hàng và theo chi nhánh. - Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Tăng cường công tác quản lý rủi ro sau khi cấp tín dụng. 77
- Quy định về cấp tín dụng cho nhóm khách hàng có liên quan 1. Xây dựng tiêu chí xác định nhóm khách hàng liên quan: - Nhóm khách hàng có liên quan là các doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn kinh tế /Tổng Công ty/Công ty). - Nhóm khách hàng có liên quan là nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Nhóm khách hàng có liên quan là nhóm khách hàng cá nhân 2. Quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với khách hàng cho vay tại nhiều chi nhánh. 3. Quy định thẩm quyền duyệt tổng giới hạn tín dụng đối với toàn bộ nhóm khách hàng có liên quan tại chi nhánh 4. Quy định về việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 78
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng - Các trường hợp cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của CN. - Các trường hợp nghi ngờ cho vay đảo nợ. - Cho vay khách hàng mới thành lập (mới đăng ký kinh doanh). - Cho vay không đủ tài sản đảm bảo theo quy định. - Cho vay lòng vòng trong nhóm khách hàng có liên quan - Cho vay khách hàng không hoạt động kinh doanh - Chia tách dự án/khoản vay để quyết định cho vay trong thẩm quyền - Cho vay trùng lắp giữa các chi nhánh. 79
- Tăng cường công tác quản lý rủi ro sau khi cấp tín dụng - Chú trọng việc kiểm soát dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. -Thường xuyên phân tích đánh giá hàng tồn kho, tình hình công nợ của khách hàng. - Chú trọng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay, vật tư bảo đảm nợ vay, tài sản bảo đảm của khách hàng. - Đối với nghiệp vụ bảo lãnh: + Xây dựng quy định về việc quản lý tiền ứng trước của khách hàng đảm bảo sử dụng đúng mục đích. + Thường xuyên đánh giá năng lực, tiến độ thi công của khách hàng tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 80
- Câu hỏi và giải đáp 81