Quản lý rủi ro - Chủ đề: Các ví dụ về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại

pdf 52 trang nguyendu 9470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý rủi ro - Chủ đề: Các ví dụ về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_rui_ro_chu_de_cac_vi_du_ve_rui_ro_hoat_dong_cua_ngan.pdf

Nội dung text: Quản lý rủi ro - Chủ đề: Các ví dụ về rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Chủ đề: CÁC VÍ DỤ VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Nhóm thực hiện: Nhóm Quản trị viên trẻ GVHD: TS. Đỗ Kim Hảo Hà Nội, Tháng 10/2011
  2. MỤC LỤC PHẦN I: RỦI RO QUY TRÌNH NỘI BỘ 4 1.1. Ngân hàng chậm tiếp quỹ, hàng loạt máy ATM tê liệt 9/2011 4 1.2. Hàng loạt vụ lừa đảo do lỗ hổng quy trình nội bộ 5 1.3. Rửa hàng tỉ USD tiền bẩn qua ngân hàng Mỹ 6 1.4. ACB bị đòi bổi thường 58 tỷ do lỗi giao dịch 7 1.5. Vụ các ngân hàng Anh bán sai bảo hiểm phải bồi thường 9 tỷ GBP 8 1.6. Vụ Vietinbank thiệt hại 5,4 triệu USD do thiếu kiểm soát giao dịch ngoại tệ 2006 9 1.7. Vụ rửa tiền liên quan đến Commerzbank (Đức) 9 PHẦN II: RỦI RO CON NGƢỜI 12 2.1. Tranh chấp hợp đồng lao động ở ABBank 2011 12 2.2. Vụ MHB CN Đồng Tháp: Một cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng 2011 . 14 2.3. Vụ Agribank PGD huyện Châu Thành (Bến Tre): Cựu cán bộ ngân hàng lừa đảo gần 2 tỷ 14 2.4. Vụ Agribank chi nhánh Tân Bình: 'Sếp' ngân hàng tiếp tay lừa đảo 120 tỷ đồng 15 2.5. Vụ Agribank CN Sa Đéc (Đồng Tháp) 2010: Nhân viên bảo vệ lừa hơn 12 tỷ 16 2.6. Vụ Agribank chi nhánh Như Xuân (Thanh Hóa): Kế toán ngân hàng lừa đảo gần 22 tỷ 16 2.7. Vụ Agribank CN Bố Trạch (Quảng Bình): Cán bộ tín dụng vỡ nợ 17 2.8. Vụ Agribank chi nhánh Đắk Lắk 2010: Nữ cán bộ ngân hàng lừa đảo hàng chục tỷ 18 2.9. Vụ SCB, chi nhánh Nghệ An 2011: Cán bộ ngân hàng lừa đảo 17 tỷ 19 2.10. Vụ Techcombank, CN Cần Thơ 2011: Giám đốc chi nhánh lừa đảo hơn 14 tỉ 19 2.11. Vụ Vietcombank, CN Bà Rịa – Vũng Tàu 2010: Cán bộ ngân hàng làm giả giấy tờ để bán nhà “ảo” 20 2.12. Vụ Vietcombank, chi nhánh Gia Lai 2009: Hành trình lừa đảo của nữ cán bộ ngân hàng 20 2.13. Vụ ACB, chi nhánh Cần Thơ 2011: nhân viên ngân hàng lừa đảo gần 20 tỉ 21 2.14. Vụ VietA Bank, chi nhánh Cần Thơ 2011: Nhân viên lừa đảo 21 2.15. Vụ Kienlong Bank 2008: Nhân viên lừa đảo 3 tỷ đồng 22 2.16. Vụ Vietinbank, chi nhánh Quảng Bình: Bắt giam một cán bộ ngân hàng 22 2.17. Vụ Vietinbank, chi nhánh Ba Đình (Hà Nội) 2007: Phạt tù chung thân cán bộ ngân hàng lừa vay 7 tỷ 23 2.18. Vụ Vietinbank, chi nhánh Tiền Giang 2008: Nhân viên lừa đảo 2,5 tỷ đồng 23 2.19. Vụ SHB, chi nhánh Khánh Hòa 2010: 2 nhân viên làm khống sổ tiết kiệm 50 tỷ đồng 25 2.20. Vụ SHB, CN Hà Nội 2010: Nhân viên tham ô 24 tỷ 25 Nhóm Quản trị viên trẻ 2
  3. 2.21. Vụ Eximbank, CN Đà Nẵng 2010: Nhân viên tạp vụ giả danh lừa đảo 26 2.22. Vụ Eximbank, Hà Nội 2006: Nhân viên lừa đảo 2,6 tỷ đồng 27 2.23. Vụ DongA Bank, chi nhánh Phú Yên 2011: Nhân viên ngân hàng mê cá độ 28 2.24. Vụ UBS (Thụy Sĩ) chi nhánh London 2011: Ngân hàng trúng quả lừa! 29 2.25. Vụ ICBC (Trung Quốc) 2003: Vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay 31 PHẦN III: RỦI RO HỆ THỐNG 33 3.1. SCB bị tin tặc ăn cắp 1 triệu USD 2007 33 3.2. Nhân viên Ngân hàng Vietcombank nhập sai đơn vị tiền tệ 2006 33 3.3. Tin tặc tấn công vào hệ thống Citigroup 2011 34 3.4. Tin tặc xâm nhập dữ liệu ngân hàng MHB rút trộm tiền 2011 34 3.5. Tin tặc tấn công ngân hàng trung ương Anh 2003 35 3.6. Sự cố máy tính ở ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) khiến giám đốc từ chức 2011 36 3.7. Máy tính lớn ở HSBC gặp sự cố 2010 36 PHẦN IV: RỦI RO BÊN NGOÀI 38 4.1. Vụ mối tấn công NHTW Ấn Độ 2011 gây thiệt hại hàng trăm nghìn USD 38 4.2. Sóng thần, động đất gây thiệt hại hàng trăm tỷ JPY cho ngân hàng Nhật 38 4.3. Cháy lớn gây thiệt hại ở Agribank chi nhánh Nam Đàn (Nghệ An) 2011 39 4.4. Ngân hàng Pakistan bị cướp trong 5 phút 2011 40 4.5. Maritime Bank bị cướp 2010 giữa ban ngày 40 4.6. Vụ cướp VietA Bank chi nhánh Đà Nẵng 2006 41 4.7. Vụ cướp quỹ tiết kiệm thuộc Vietinbank 2004 42 4.8. Vụ cướp thế kỷ ở UBS (Thụy Sĩ) 1990 42 PHẦN V: RỦI RO PHÁP LÝ 45 5.1. Agribank thua kiện vì thu phí sai 2010 45 5.2. Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản phạt chi nhánh Citigroup tại Nhật Bản 46 5.3. 17 ngân hàng lớn trên thế giới bị kiện bởi FHFA 2011 46 5.4. Deutsche Bank thua kiện vì tư vấn không thỏa đáng 47 5.5. Ngân hàng và doanh nghiệp tranh chấp tài sản 2009: Rối như canh hẹ 48 5.6. Ngân hàng ngừng dịch vụ đổi tiền 2 USD mới trước Tết 50 5.7. Ngân hàng ANZ bị kiện tập thể đòi bồi thường 50 triệu đô la 50 DANH SÁCH NHÓM Quản trị viên trẻ 52 Nhóm Quản trị viên trẻ 3
  4. PHẦN I: RỦI RO QUY TRÌNH NỘI BỘ 1.1. Ngân hàng chậm tiếp quỹ, hàng loạt máy ATM tê liệt 9/2011 Giải đáp bức xúc trước tình trạng cây ATM nhiều ngân hàng tại HN khó giao dịch trong những ngày tháng 9/2011, các NH cho rằng do chưa kịp tiếp quỹ. Nhiều cây ATM hết tiền do chưa kịp tiếp quỹ Những ngày gần đây, khách hàng sử dụng thẻ ATM rất búc xúc trước tình trạng khó, thậm chí không thể giao dịch được tại cây ATM của nhiều ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Không ít khách hàng đã nổi cáu khi chạy lòng vòng đến 5,6 cây ATM không rút nổi 2 triệu đồng. Tình trạng tê liệt này lên đến đỉnh điểm vào 2 ngày cuối tuần vừa qua khi hàng loạt khách hàng không thể giao dịch được vì nhiều cây ATM bị tê liệt. Về ý kiến bức xúc của khách hàng khi cho rằng ngân hàng hết tiền để giao dịch với khách tại cây ATM là không đúng vì hiện tại việc cây gặp “lỗi” trong giao dịch không liên quan đến thanh khoản của ngân hàng. ATM hết tiền, một phần do liên doanh giữa các ngân hàng Ông Phạm Anh Tuấn - phó Tổng Giám đốc Ngân Hàng Công thương Việt Nam đánh giá: Hiện nay VietinBank là một trong những ngân hàng có số lượng máy ATM lớn và trải rộng trên cả nước. Số lượng giao dịch trung bình vào khoảng 500.000 lần/ngày. Theo ông Phạm Anh Tuấn, thực tế vào ngày chủ nhật một số cây rơi vào tình trạng hết tiền là không tránh khỏi vì ngày cuối tuần, ngân hàng không kiểm soát được tích lũy tiền trong cây. Trong khi đó, nhu cầu rút tiền vào những ngày cuối tuần hoặc sát lễ tết lại rất lớn. Nếu địa điểm ATM nào có sự cố kéo dài, khách hàng có thể báo về bộ phận dịch vụ khách hàng để các ngân hàng có biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Hệ thống khách hàng dùng thẻ Viettinbank rất lớn và số tiền tiếp lũy trong cây ATM cũng lớn để phục vụ khách hàng của mình. Tại các điểm đặt cây ATM Viettinbank trong nội thành luôn được ngân hàng này tiếp quỹ đúng quy định. Tuy nhiên, trong những thời điểm khách hàng giao dịch cao điểm, hiện tượng hết tiền ở một số cây ATM là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến các cây ATM của Viettinbank hết tiền do khách hàng của hệ thống ngân hàng khác liên doanh cùng VietinBank đến cây của Viettinbank rút tiền. Nhóm Quản trị viên trẻ 4
  5. Khi khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền tại các cây ATM Viettinbank, phía ngân hàng không thể kiểm soát được lượng tiền tích lũy trong cây còn bao nhiêu dẫn đến tính trạng các cây của Vietinbank bị hết tiền. Điều đặc biệt, một số ngân hàng khuyến khích khách hàng của mình đến các cây của Ngân hàng Viettinbank rút tiền và ngân hàng chỉ thu phí một lần giao dịch. Theo đó có thể Viettinbank không phục vụ đủ cho lượng khách hàng của mình. Theo thống kê, giao dịch rút tiền tại các cây ATM của Viettinbank chiếm một phần lớn hệ thống khách hàng của ngân hàng khác. Nguồn: hang-loat-may-ATM-te-liet/56009.gd 1.2. Hàng loạt vụ lừa đảo do lỗ hổng quy trình nội bộ Hàng loạt vụ án và các hành vi vi phạm pháp luật trong các ngân hàng tại Hà Nội đã xảy ra, như các vụ: Phạm Chí Vinh, nguyên cán bộ Ngân hàng cổ phần Techcombank, chi nhánh Hoàn Kiếm đã biển thủ 1,28 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và 8.000 USD để chi tiêu cá nhân; Vụ Hoàng Văn Luận, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Gia Lâm đã chiếm đoạt 11 tỷ đồng của ngân hàng để cá độ bóng đá; Vụ tham ô tài sản xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Long Biên với 5 đối tượng bị khởi tố đều là những người đứng đầu chi nhánh như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng dịch vụ marketing Thực tiễn điều tra các vụ án xảy ra trong ngân hàng cho thấy, các đối tượng phạm tội có nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Chúng thường là những đối tượng được ngân hàng giao chức trách trực tiếp giao dịch với khách hàng, lợi dụng các kẽ hở trong việc kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng để phạm tội, có hành vi diễn ra trong thời gian dài mới bị phát hiện. Điển hình là Lê Hoài Phương, nguyên là trưởng phòng giao dịch Đông Ngạc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy đã lợi dụng chức vụ và lòng tin của nhân viên để lấy mật khẩu truy cập và mã giao dịch để vào chương trình quản lý tiền của ngân hàng chiếm đoạt tài sản trong thời gian hơn 6 tháng với số tiền lên đến hơn 27 tỷ đồng; Hay như Nguyễn Thanh Hà, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tam Trinh đã làm giả chứng từ của 51 khách hàng và 59 món tiền gửi tiết kiệm, không nhập kho quỹ và không hạch toán vào hệ thống của ngân hàng để chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng Các đối tượng phạm tội trong các ngân hàng thường tự kê khai trên giấy gửi tiền và ghi vào sổ tiết kiệm đúng số tiền mà khách hàng gửi tiền tiết kiệm, ký tên, đóng dấu giao cho khách hàng giữ. Tiếp đó hủy giấy gửi tiền mà khách hàng kê khai và làm giả giấy gửi tiền khác với số tiền ghi ít hơn số tiền gửi thực của khách hàng và lúc đó mới hạch toán vào hệ thống chứng từ của ngân hàng, chiếm đoạt số tiền chênh lệch ngoài sổ sách. Với những khách hàng gửi Nhóm Quản trị viên trẻ 5
  6. góp theo tháng, khi khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm lần đầu, đối tượng thường hạch toán đầy đủ vào hệ thống chứng từ nhưng lần sau thì đối tượng không hạch toán số tiền gửi của khách hàng vào hệ thống chứng từ nữa mà chiếm đoạt luôn số tiền đó. Cũng có trường hợp đối tượng làm giả giấy rút tiền, mạo tên khách hàng gửi tiền tiết kiệm để rút một phần tiền từ ngân hàng. Chúng cũng có thể hủy giấy gửi tiền của khách và làm giả giấy gửi tiền mạo tên người khác và ghi số tiền gửi ít hơn, tạo ra số tiền chênh lệch. Với những trường hợp rút tiền mặt bằng séc, đối tượng có thể sửa chữa, thêm số vào trước số tiền rút để chiếm đoạt Nguyên nhân của tình trạng này là sự thiếu chặt chẽ trong một số khâu của hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, đặc biệt là tại khâu giao dịch khiến nhân viên giao dịch có thể lợi dụng. Bên cạnh đó là kẽ hở trong hệ thống bảo mật thông tin trong nội bộ ngân hàng. Nhiều ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chặt chẽ nên có đối tượng không chỉ phạm tội trong thời gian ngắn mà trong thời gian rất dài, chỉ đến khi đối chiếu sổ sách cuối năm mới phát hiện. Một số cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng cả tin, dễ dãi, không thực hiện đúng quy trình công tác theo quy định của khách hàng nên bị đồng nghiệp lợi dụng để hoạt động phạm tội. Đối với khách hàng gửi tiền, một số người thiếu cẩn trọng hoặc quá cả tin nên đã không kiểm tra chữ ký, không thực hiện đúng các quy định về giao dịch tiền tệ khi gửi hoặc rút tiền, sử dụng séc, không kiểm tra tài khoản thường xuyên đã bị một số đối tượng xấu lợi dụng. Nguồn: pham-trong-linh-vuc-ngan-hang.aspx 1.3. Rửa hàng tỉ USD tiền bẩn qua ngân hàng Mỹ TT - Hàng tỉ USD tiền bẩn được cảnh báo là đang lọt qua hệ thống ngân hàng Mỹ mỗi năm, còn các đại gia Phố Wall lại sẵn sàng làm ngơ để thu lợi nhuận. Cuộc điều trần này diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách Mỹ đang tình nghi tiền bẩn lẫn trong các giao dịch trị giá tới 1.000 tỉ USD trong sáu năm qua giữa các công ty ở Trung Đông và Mỹ. Các vụ rửa tiền liên quan đến các ngân hàng Barclay và Wachovia gần đây đã chấn động dư luận Mỹ. Một vụ việc cũng gây ầm ĩ khác là gia tộc Al-Gosaibi ở Saudi Arabia đâm đơn kiện cựu đối tác Mann Al-Sanea, chủ tịch Tập đoàn Saad, đã bòn rút 10 tỉ USD của nhà Al- Gosaibi qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Trong đơn kiện đưa lên tòa án ở New York, nhà Al- Gosaibi khẳng định rất nhiều giao dịch lừa đảo của ông Al-Sanea được thực hiện qua Ngân hàng Mỹ quốc (Bank of America). Rửa tiền với quy mô chóng mặt Nhóm Quản trị viên trẻ 6
  7. Trong thời gian qua, đã có không ít ngân hàng Mỹ hoặc hoạt động tại Mỹ bị phạt hàng trăm triệu USD do cho phép dòng tiền bẩn chảy qua hệ thống của mình. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Wachovia, trực thuộc đại gia Wells Fargo & Co, thừa nhận đã không phát hiện các giao dịch rửa tiền trị giá tới 378,4 tỉ USD của các băng đảng ma túy Mexico từ năm 2004-2007. Số tiền này tương đương 1/3 tổng GDP Mexico. Wachovia đã chấp nhận nộp phạt 160 triệu USD. Trước đó, Ngân hàng Anh Barclay cũng thú nhận đã che giấu các giao dịch tổng cộng 500 triệu USD trong thời gian 1995-2006 từ các nước bị Mỹ cấm vận tài chính, và đồng ý nộp phạt 298 triệu USD. Năm 2006, Ngân hàng Mỹ quốc tiết lộ các băng nhóm rửa tiền Nam Mỹ đã chuyển 3 tỉ USD qua một tài khoản ở Manhattan của ngân hàng này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cây chứ chưa phải là rừng cây. Các nhà điều tra Mỹ hiện vẫn chưa xác định được bao nhiêu tiền bẩn và tiền liên quan đến khủng bố trong tổng số giao dịch 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên, chuyên gia Eric Lewis khẳng định con số này thông qua các giao dịch tiền mặt đáng ngờ trong hệ thống ngân hàng Mỹ là “có quy mô gây chóng mặt” nhưng “chẳng ai đặt thành vấn đề”. 1.4. ACB bị đòi bổi thƣờng 58 tỷ do lỗi giao dịch Cho rằng việc nhầm lẫn “tai hại” và cách làm vi phạm pháp luật của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu gây thiệt hại nặng nề cho mình, ông Trần đã khởi kiện, yêu cầu được bồi thường hơn 58 tỷ đồng. Theo đơn, ngày 1/12/2007, ông Trần có ký hợp đồng giao dịch vàng với ACB để kinh doanh trên sàn vàng. Đến sáng 24/12/2007, ông đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng với giá 15,69 triệu đồng/lượng và được nhân viên của ACB thông báo đã khớp được 150 lượng, còn 2.850 lượng chưa khớp. Sau đó, ông này đã đặt lệnh hủy số lượng vàng chưa khớp rồi bán tiếp 2.850 lượng khác với giá chỉ còn 15,66 triệu đồng/lượng. Lần này, nhân viên của ACB thông báo lệnh trên đã khớp. Đến chiều cùng ngày, ông Trần nhận được điện thoại của nhân viên ACB cho biết, họ đã nhầm khi báo kết quả giao dịch lần đầu cho ông. Cụ thể, khi ông Trần đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng thì đã khớp lệnh bán 2.850 lượng chứ không phải 150 lượng như đã thông báo. Như vậy, ông Trần cho rằng, sự nhầm lẫn này khiến ông đã bán khống tiếp 2.850 lượng vàng nên tài khoản của bị âm 2.700 lượng vàng. Cũng theo đơn kiện, ngày hôm sau, Sàn giao dịch vàng (SGDV) đã thừa nhận nhầm lẫn trên và đồng ý bồi thường thiệt hại bằng cách bán cho ông Trần 2.700 lượng vàng với giá 15,66 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cho đến nay, SGDV vẫn chưa bán vàng để thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho ông. Nhóm Quản trị viên trẻ 7
  8. Nguyên đơn cho rằng, nếu tính giá vàng vào thời điểm ngày khởi kiện (17/12) là 27 triệu đồng/lượng thì ông bị thiệt hại hơn 30,6 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trần còn nêu, tháng 3/2008, ông nhận được điện thoại của ngân hàng đề nghị phải ký lại hợp đồng về giao dịch vàng. Sau vài ngày chưa trả lời, ACB đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đến ngày 21/3/2008, ACB tự bán 3.000 lượng vàng trên tài khoản của ông với giá 17,825 triệu đồng/lượng. Như vậy, ông Trần cho rằng, với sự cố trên, ông tiếp tục bị thiệt hại thêm 27,5 tỷ đồng. Nguồn: Vnexpress.net năm 2010 1.5. Vụ các ngân hàng Anh bán sai bảo hiểm phải bồi thƣờng 9 tỷ GBP Hiệp hội Các chủ ngân hàng Anh (BBA) sẽ không kháng lại phán quyết của tòa án cấp cao trong tháng trước về việc thắt chặt quy định đối với PPI. Với hơn 3 triệu khách hàng đang chờ được bồi thường, tổng chí phí của các ngân hàng cho việc sửa sai dự kiến lên tới 9 tỷ bảng (14,9 tỷ USD). Đây là vụ bê bối gây tốn kém nhất trong lĩnh vực ngân hàng Anh. Ngân hàng Barclays Plc thông báo sẽ dành 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD) cho việc bồi thường, trong khi ngân hàng HSBC lớn nhất châu Âu dự định chi 270 triệu bảng (440 triệu USD) cho vụ việc này. Ngân hàng Hoàng gia Xcốtlen có thể cũng phải hoàn trả 1 tỷ bảng cho những khách hàng đã mua PPI. Tuần trước, tập đoàn ngân hàng Lloyds cho biết sẽ trả lại cho khách hàng 3,2 tỷ bảng. PPI là loại bảo hiểm không bắt buộc và khách hàng có quyền hủy cũng như yêu cầu bồi thường. Những khách hàng mua PPI sẽ được thanh toán khi bị mất việc vì ốm đau, song sẽ không được hưởng lợi từ loại bảo hiểm này nếu được hưởng trợ cấp của nhà nước hay những người lao động tự do. PPI không được phép bán đồng thời với các sản phẩm tín dụng như các khoản vay hoặc thế chấp. Vụ việc PPI đã tăng thêm gánh nặng tài chính cho các ngân hàng Anh đang đối mặt với chi phí gia tăng khi phải thực hiện yêu cầu của chính phủ về tăng vốn và thành lập các chi nhánh ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán lẻ, nhằm bảo vệ tốt hơn các khách hàng và che đỡ cho các ngân hàng trước một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Với các chi phí phát sinh, trong đó có khoản bồi thường cho các khách hàng Anh đã mua PPI, lợi nhuận trước thuế của HSBC trong quý I/2011 giảm từ 6,01 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái xuống 5,5 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của tập đoàn tăng tới 58%, lên hơn 4,15 tỷ USD, nhờ thuế và nợ xấu giảm. Khoản dự phòng cho nợ xấu của tập đoàn HSBC giảm 37%, xuống 2,4 tỷ USD. Nguồn: tamnhin.net Nhóm Quản trị viên trẻ 8
  9. 1.6. Vụ Vietinbank thiệt hại 5,4 triệu USD do thiếu kiểm soát giao dịch ngoại tệ 2006 Tháng 8/2006, đại diện của ABN-Amro từ Hà Lan làm việc với Ngân hàng Công thương Việt Nam để bàn cách bồi thường thiệt hại cho những giao dịch ngoại tệ trái phép giữa ABN-Amro - Chi nhánh Hà Nội với Ngân hàng Công thương VN – Chi nhánh Hải Phòng. Trong cuộc làm việc này, hai bên đánh giá lại mức độ vi phạm của mỗi bên trong vụ việc và thống nhất mức bồi thường thiệt hại cụ thể. Theo lý giải của Ngân hàng Công thương VN, ABN-Amro kinh doanh tại Việt Nam và phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Vì vậy, ABN- Amro không được phép giao dịch ngoại tệ với Chi nhánh Ngân hàng Công thương VN tại Hải Phòng. Tuy nhiên, phía ABN-Amro – Chi nhánh Hà Nội đã cố tình câu kết với một số cán bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương VN tại Hải Phòng để giao dịch ngoại tệ trái phép, với tổng số tiền lên khoảng 4,5 tỷ USD, gây thiệt hại cho Ngân hàng Công thương VN trên 85 tỷ đồng (5,4 triệu USD). Đến nay, các cán bộ, nhân viên liên quan đến sai phạm ở hai ngân hàng này đã bị khởi tố điều tra. Nguồn: SGGP:: Cập nhật ngày 07/08/2006 lúc 01:25'(GMT+7) 1.7. Vụ rửa tiền liên quan đến Commerzbank (Đức) Mọi việc được bắt đầu sau khi Viện Kiểm sát tại Frankfurt cho tiến hành điều tra Trưởng phòng nhân sự Andreas de Maiziere từ chức vì bị nghi ngờ tham gia vào một vụ rửa tiền tầm cỡ quốc tế. Theo một đại diện của Viện Kiểm sát, họ nghi ngờ và điều tra về việc Commerzbank đã nhận và rửa nhiều khoản tiền trái phép đến từ nhiều công ty khác nhau của Nga. Các nhà chức trách đang quan tâm đến một nhóm các nhân vật đã dính líu vào nhiều hoạt động trái phép trong nhiều năm qua, trong đó có 4 nhân viên của Commerzbank. Văn phòng của Maiziere đã bị lục soát. Sự kiện này diễn ra chỉ một ngày, sau khi quan chức 55 tuổi của ngân hàng này từ chức vì những lý do cá nhân. Maiziere trong một thời gian dài từng chịu trách nhiệm giao dịch với các quốc gia Trung và Đông Âu. Nhóm Quản trị viên trẻ 9
  10. Commerzbank bắt đầu rơi vào tầm ngắm, khi hai phe phái của các trùm tài phiệt Nga - Công ty tư nhân Alfa-Group của nhà tỉ phú Mikhail Fridman và Công ty cổ phần Telecomivest (TCI) có liên quan đến Bộ trưởng Thông tin Nga Leonia Reiman - cùng nhau tranh giành 25% số cổ phần của Công ty Điện thoại di động Megafon. Công ty Điện thoại di động lớn thứ 3 tại Nga với mức độ tăng trưởng đến chóng mặt cùng với lợi nhuận lớn đang trở thành món mồi tranh giành béo bở của giới tài phiệt. Các phương tiện truyền thông đại chúng cho biết, Telecomivest trên thực tế được điều hành bởi Bộ trưởng Thông tin Nga Leonia Reiman thông qua một viên luật sư người Đan Mạch. Các nhân viên Commerzbank đã giúp ông ta thu thập được một số tài sản và chuyển nó tới nhiều quỹ khác nhau thông qua các công ty và hợp đồng giả mạo, những trò gian lận về cổ phiếu. Hồi những năm 1990, Commerzbank từng gián tiếp nắm lượng cổ phần điều hành lớn nhất của TCI, và sau đó vào năm 2002 đã bán lại cho một quỹ đăng ký tại quần đảo Bermudas. Ngay từ đầu năm 2004, Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang Đức đã rất quan tâm đến mối quan hệ này và đang tiến hành điều tra. Vụ điều tra này còn liên quan đến cựu quan chức hàng đầu Michael Noth của Commerzbank, người đã trực tiếp xử lý những khoản tiền chi phí của quỹ Eurokapital có trụ sở tại Frankfurt. Thông qua các quỹ xã hội giả mạo kiểu này, người ta có thể dễ dàng mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp tại Nga. Tính chung trong khuôn khổ vụ điều tra này, chính quyền Đức đã tiến hành khám xét cả chục văn phòng và căn hộ tại khu vực Rhein và Main. Theo yêu cầu của các cơ quan mật vụ Đức, lệnh điều tra cũng được gửi tới nhiều nước khác có liên quan như Thụy Sĩ, Liechtenstein, Luxemburg và Cyprus. Cụ thể là theo Viện Kiểm sát Zurich, một số vụ lục soát và tịch thu tài liệu đã được tiến hành tại các khu vực Zurich và Zug. Cơ quan điều hành các thị trường tài chính BaFin của Đức đang xem xét kỹ càng 3 tài khoản đáng ngờ tại Commerzbank. Các điều tra viên đang làm rõ, liệu ngân hàng này có che giấu việc phần lớn cổ phần của các công ty viễn thông Nga thuộc về Jeffrey Galmond, một luật sư Đan Mạch là người thân cận của Reiman hay không. Ngoài Maiziere và Noth, Viện Kiểm sát còn quan tâm đến một số tên tuổi khác như Torsten Erdman (đại diện của Commerzbank tại Nhóm Quản trị viên trẻ 10
  11. Uzbekistan), Uve Ensen (một quan chức của ngân hàng hiện đang nghỉ phép) và Vadim Vinogradov (người đã bị sa thải vào năm 2002 và đang làm việc cho một công ty của Galdmond). Thật ra, vụ bê bối của một trong những ngân hàng lớn nhất tại Đức trên hoàn toàn không phải là chuyện hiếm. Nhiều ngân hàng phương Tây không phải lúc nào cũng “quá cứng nhắc” trước những khoản tiền lớn của các nhà độc tài, hay tiền nhận hối lộ của các chính trị gia. Như các nhân viên điều tra từng phát hiện ra hàng triệu USD của bà quả phụ nhà cựu độc tài Marcos (Philippines) tại một chi nhánh của Deutsche Bank ở Dusseldolf. Điều này cũng không cản trở ngân hàng lớn nhất tại Đức này “điều hành” một quỹ đặc biệt 5 triệu USD của Tổng thống Turkmenistan Sapamurad Niazov. Một ngân hàng khác của Đức là Dresdner Bank cũng không phải trong sạch gì. Các tài liệu của Ủy ban điều tra Ukraina cho thấy, ngân hàng này đang điều hành rất nhiều tài khoản của cựu Tổng thống Leonid Kuchma. Các ngân hàng khác của Thụy Sĩ hay Mỹ cũng là nơi gửi gắm hàng tỉ USD của các nhà độc tài và chính trị gia tham nhũng. Chính bởi việc dễ dàng chấp nhận những khoản “tiền đen” này vì lợi nhuận, các ngân hàng rất dễ bị lạc lối trong một mạng lưới chằng chịt các công ty ở nước ngoài có tên tuổi các chủ nhân thực sự luôn đượ giữ trong bí mật - một thực tế có thể dẫn tới những hậu quả tài chính rất nặng nề. Nguồn: Báo Công an nhân d n Nhóm Quản trị viên trẻ 11
  12. PHẦN II: RỦI RO CON NGƢỜI 2.1. Tranh chấp hợp đồng lao động ở ABBank 2011 Các quyết định đơn phương Mâu thuẫn mới đây đã phát sinh tranh chấp lao động giữa bà Đinh Thị Thanh Thảo với Ngân hàng ABBank: Nguyên, vào ngày 20.6.2007, bà Thảo được TGĐ ABBank Lưu Đức Khánh ký QĐ đơn phương bổ nhiệm làm GĐ điều hành khối nghiệp vụ Back Office. Đến 1.7.2007, phía ABBank có đưa bản HĐLĐ cho bà Thảo ký với chức danh GĐ khối nghiệp vụ Back Office. Tuy nhiên, do HĐLĐ chưa hoàn chỉnh nên ABBank thu hồi lại, rồi giữ lấy. Tuy vậy, TGĐ ABBank vẫn sử dụng bà Thảo và còn ban hành QĐ ghi rõ: “Bà Thảo được tuyển dụng làm việc chính thức tại ABBank, chức danh GĐ khối nghiệp vụ Back Office”. Nhiều năm sau, bà Thảo vẫn làm công việc được giao với mức lương 55,5 triệu đồng/tháng như thỏa thuận. Đến ngày 27.4.2010, TGĐ ABBank Nguyễn Hùng Mạnh (thay ông Khánh) đã thành lập Uỷ ban Kiểm soát chất lượng dịch vụ (UBKSCLDV), có phân công bà Thảo làm thành viên thường trực. Sau đó, ngày 23.8.2010, ông Mạnh ra QĐ miễn nhiệm chức danh GĐ khối điều hành nghiệp vụ Back Office của bà Thảo. Bà Thảo cho biết: “ABBank đã không phổ biến QĐ này trong toàn hệ thống, thậm chí tôi (Thảo) cũng không hề hay biết, trong khi tiền lương tôi vẫn nhận đủ”. Đến 28.1.2011, TGĐ mới của ABBank là bà Trần Thanh Hoa (thay ông Mạnh) bỗng dưng ra thông báo hạ mức lương bà Thảo từ 55,5 triệu đồng/tháng xuống còn 25 triệu đồng/tháng và thay đổi luôn cả địa điểm làm việc của bà Thảo. Chưa hết, trong một văn bản gửi bà Thảo, bà Hoa còn nêu rõ: “Ngay khi nhận được xác nhận của bà (bà Thảo – PV) chấp nhận làm việc tại ABBank với chức danh (thành viên thường trực UBKSCLDV – PV) và mức lương nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục ký HĐLĐ với bà theo quy định hiện hành. Đến 28.2.2011, nếu chưa nhận được xác nhận tiếp tục làm việc của bà, ngân hàng sẽ chính thức chấm dứt quan hệ lao động với bà”. Nhằm thu hút người giỏi(?) Nhóm Quản trị viên trẻ 12
  13. Tại buổi làm việc với nhóm PV Công đoàn, đại diện ABBank cho chúng tôi xem một bản HĐLĐ được ABBank soạn sẵn từ tháng 7.2007 để ký với bà Thảo, nhưng bà Thảo chưa ký, có ý lý giải rằng giữa ABBank với bà Thảo không có HĐLĐ. Tuy nhiên, qua tranh luận pháp lý, đại diện ABBank phải thừa nhận QĐ của TGĐ ABBank Lưu Đức Khánh bổ nhiệm bà Thảo làm GĐ điều hành khối nghiệp vụ Back Office từ năm 2007 về hình thức dù mang “dáng dấp” một “QĐ hành chính đơn phương” (như đối với công chức), nhưng vì được bà Thảo chấp nhận, nên xét mặt nội dung nó đã trở thành kết quả thỏa thuận giữa ABBank (NSDLĐ) với bà Thảo (NLĐ) về công việc, mức lương và địa điểm làm việc – đây là 3 nội dung chính của HĐLĐ”. Như vậy có nghĩa, giữa ABBank với bà Thảo đã thiết lập HĐLĐ từ 2007 và nó đã trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Còn việc HĐLĐ đó chưa thể hiện đúng như HĐLĐ mẫu là do lỗi của ABBank. Theo đó, chúng tôi khuyến cáo: ABBank muốn thay đổi 1 trong 3 nội dung chính của HĐLĐ (gồm công việc, mức lương và địa điểm làm việc), thì phải thỏa thuận với bà Thảo theo Điều 33 BLLĐ. Trường hợp thỏa thuận không thành thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ cũ hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ cũ. Còn đối với câu hỏi của PV: “Vì sao ABBank cứ áp dụng luật “lởm khởm” bằng cách ban hành các QĐ hành chính đơn phương để bổ nhiệm và miễn nhiệm NLĐ như đối với công chức?” - đại diện ABBank tâm sự: “Trong lúc các ngân hàng cạnh tranh về nguồn nhân lực, nếu không làm thế không thu hút được người giỏi”! Mặc dù mục đích buổi làm việc giữa PV với ABBank nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại ABBank, thế nhưng sau đó ABBank không tổ chức thương lượng với bà Thảo như luật định. Thế rồi, TGĐ ABBank Trần Thanh Hoa lập tức ký QĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bà Thảo kể từ 1.3.2011, trong đó không hề viện dẫn được bất kỳ căn cứ pháp luật nào. Hiện, bà Thảo đang yêu cầu tổ chức công đoàn và các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho bà. Nguồn: dong/35504 Nhóm Quản trị viên trẻ 13
  14. 2.2. Vụ MHB CN Đồng Tháp: Một cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng 2011 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp hoàn tất hồ sơ chuyển Viện KSND tỉnh truy tố Hồ Thanh Tùng (33 tuổi, ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) - nguyên cán bộ Phòng giao dịch TP Cao Lãnh - Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Đồng Tháp về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Kết quả điều tra xác định, từ tháng 11/2003, Trung được phân công làm nhân viên hỗ trợ kinh doanh, Phòng giao dịch TP Cao Lãnh. Trong quá trình công tác, Trung quen biết với nhiều khách hàng đến giao dịch, lợi dụng mối quan hệ này, Trung đã vay tiền của nhiều người với lãi suất từ 3 - 4,5%/tháng rồi cho người khác vay lại với lại suất từ 6-9%/tháng, để hưởng chênh lệch. Tuy nhiên, được một thời gian, nhiều người Trung cho vay tiền đã không trả vốn và lãi suất khiến Trung lâm vào “thế bí”. Đến tháng 10/2007, Trung mất khả năng trả vốn và lãi cho những người Trung đã vay tiền. Sợ sự việc vỡ lở làm ảnh hưởng đến công việc, Trung tiếp tục vay tiền của nhiều người khác với lãi suất cao từ 9-12%/tháng với lý do để đáo hạn ngân hàng nhưng thực chất dùng để trả vốn và lãi người khác. Do vậy, số tiền Trung nợ ngày càng nhiều, đến khi không còn khả năng xoay xở Trung đã đến cơ quan Công an tự thú. Tính từ năm 2007 đến tháng 6/2011, Trung nợ của 12 người với số tiền hơn 10 tỷ đồng và gần 300 triệu đồng tiền lãi. 2.3. Vụ Agribank PGD huyện Châu Thành (Bến Tre): Cựu cán bộ ngân hàng lừa đảo gần 2 tỷ Ngày 25/7/2011, Công an tỉnh Bến Tre tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Thanh Hồng, cựu cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Bến Tre) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Gần một tháng điều tra, công an xác định trong quá trình công tác ông Hồng đã lập ra 12 bộ hồ sơ tín dụng khống mang tên 9 người để vay gần 2 tỷ đồng với mục đích chiếm dụng chi xài cá nhân. Trước khi bị bắt, ông Hồng đã bị đình chỉ công tác. Bị đình chỉ, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an cùng với ông Hồng còn có ông Nguyễn Duy Nhóm Quản trị viên trẻ 14
  15. Khoa từng là cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh tỉnh Bến Tre. Bước đầu nhà chức trách xác định hành vi của ông Khoa cũng là lập ra hai bộ hồ sơ tín dụng giả để vay nhằm chiếm đoạt 450 triệu đồng. Ngoài ra, ông Khoa còn chiếm tiền lãi của 3 khách hàng trên 480 triệu, vay của khách hàng trên 1 tỷ đồng nhưng mới khắc phục được 20 triệu đồng. Nguồn: 2.4. Vụ Agribank chi nhánh Tân Bình: 'Sếp' ngân hàng tiếp tay lừa đảo 120 tỷ đồng Cầm đầu nhóm người lừa đảo chiếm đoạt 120 tỷ đồng của ngân hàng Agribank Tân Bình là Nguyễn Thị Phương Hoa (41 tuổi) hiện đã bỏ trốn. Chồng bà này là Huỳnh Công Phúc cùng Trần Huỳnh Nghĩa (nguyên giám đốc công ty Cát Phương Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trường Phát Đạt); Trần Thị Lệ Thu; Phạm Duy Soạn bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có mức án lên đến chung thân. Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Phương Hoa làm ở phòng kinh doanh công ty cổ phần Cơ điện lạnh (Ree) từ 16 năm trước. Đầu năm 2005, Hoa được bổ nhiệm là phó giám đốc Phát triển Reetech nhưng đến cuối năm thì bị sa thải do vi phạm nội quy. Cũng trong thời gian này, Hoa nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của Agribank Tân Bình nên đến gặp giám đốc Nguyễn Tám xin vay đầu tư góp vốn vào Ree. Hình thức vay không có tài sản đảm bảo, vay vốn có thế chấp bằng cổ phiếu, việc giải ngân theo phương thức đối ứng và được ông Tám "duyệt". Sau đó Hoa đã bàn bạc với Trần Huỳnh Nghĩa dùng pháp nhân các công ty làm giả hồ sơ góp vốn với công ty Ree, phiếu thu tiền, giấy giới thiệu, cổ phiếu của Ree để Agribank Tân Bình cho vay không có tài sản đảm bảo và cho vay thế chấp cổ phiếu giả. Từ những việc làm trên, từ năm 2005 đến năm 2008, Nghĩa và Hoa thông qua công ty Cát Phương Nam và Trường Phát Đạt đã được Agribank Tân Bình giải quyết cho vay 200 tỷ đồng theo 11 hợp đồng và phụ lục hợp đồng tín dụng. Trong đó, cặp đôi này đã chiếm đoạt 120 tỷ đồng. Riêng vợ chồng Hoa "bỏ túi" hơn 111 tỷ. Đối với Nguyễn Tám, cáo trạng xác định, dù biết rõ 2 công ty của Nghĩa không có năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi, không có tài sản đảm bảo nhưng ông này vẫn đồng ý cho Nghĩa và Hoa vay vốn. Dưới sự chỉ đạo cuả giám đốc, những hồ sơ Nhóm Quản trị viên trẻ 15
  16. giả này đã được cấp dưới xem và sửa chữa lại nội dung cho phù hợp. Sau đó lập báo cáo thẩm định khống để hợp thức hoá việc đề xuất cho vay. Khai với cơ quan điều tra, vị giám đốc này thừa nhận biết rõ 2 công ty này không đủ điều kiện vay vốn nhưng vẫn quyết định cho vay vì ngân hàng dư vốn. Sau khi bị cơ quan điều tra phát hiện, Nguyễn Thị Phương Hoa bỏ trốn qua Mỹ. Ngày 5/4/2010, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM ra quyết định truy nã đặc biệt, Interpol truy nã quốc tế, khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Nguồn: dong-sap-hau-toa/ 2.5. Vụ Agribank CN Sa Đéc (Đồng Tháp) 2010: Nhân viên bảo vệ lừa hơn 12 tỷ Mai Trần Quang nguyên là nhân viên bảo vệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp). Lợi dụng sự quen biết với cán bộ ngân hàng và khách hàng ra vào thường xuyên để vay tiền, nhất là những khách hàng có nhu cầu tiền để thực hiện đáo hạn, Quang đã kiêm làm luôn "cò" ngân hàng. Theo trình báo chưa đầy đủ của người dân, cho tới nay, tổng số tiền mà Quang đã lừa của họ trên 12 tỷ đồng. Tháng 1/2010, Quang đã bỏ trốn. Nguồn: 2.6. Vụ Agribank chi nhánh Nhƣ Xuân (Thanh Hóa): Kế toán ngân hàng lừa đảo gần 22 tỷ Ngô Bình Sơn, nguyên Phó phòng Kế toán ngân quỹ của Phòng Giao dịch huyện Như Xuân, Thanh Hóa đã bị bắt theo lệnh truy nã đặc biệt. Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 10.2010 đến tháng 4.2011, Ngô Bình Sơn đã tất toán 399 tài khoản tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt 21,668 tỷ đồng tiền gốc và hơn 70 triệu đồng tiền lãi rồi bỏ trốn. Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh truy nã đặc biệt đối với Ngô Bình Sơn. Tại cơ quan công an, Ngô Bình Sơn khai nhận do ham mê chơi cá độ bóng đá, nên Sơn đã lập 6 tài khoản khống, sau đó tất toán các tài khoản tiết kiệm của khách hàng nộp tiền từ phòng giao dịch Bãi Trành chuyển tiền đến các tài khoản mình đã lập, với số tiền nêu trên. Nguồn: Nhóm Quản trị viên trẻ 16
  17. 2.7. Vụ Agribank CN Bố Trạch (Quảng Bình): Cán bộ tín dụng vỡ nợ (Dân trí) - Tiểu thương chợ Lý Hòa (Bố Trạch, Quảng Bình) chưa hết xôn xao chuyện một người bán hoa quả vỡ nợ hàng chục tỷ đồng thì lại bàng hoàng khi nghe một cán bộ ngân hàng đang “ôm” tiền của họ tuyên bố “thà đi tù chứ không có tiền trả”. Bà Hoa là cán bộ của Phòng Giao dịch Lý Hòa, có trụ sở ngay ở chợ Lý Hòa, đã vay nợ của hàng chục tiểu thương trong chợ với lãi suất từ 1,5 tới 2%/tháng. Bà Hoa vay tiền để làm gì thì đến lúc này các tiểu thương cũng không rõ. Sau nhiều lần gọi điện và tìm gặp trực tiếp bà Hoa bất thành, 10 tiểu thương chợ Lý Hòa đã viết tờ trình gửi Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Bố Trạch trình báo sự việc, đề nghị Ngân hàng can thiệp để bà Hoa trả tiền cho họ. Theo con số các tiểu thương này thống kê, người cho bà Hoa vay nhiều nhất cũng tới 820 triệu đồng. Chủ nợ “đen đủi” này là bà Phan Thị P, bà này cho biết đã cắm sổ đỏ và gom tiền trong nhà để có tiền cho bà Hoa vay. Bà P cho biết đã nhiều lần gọi cho bà Hoa nhưng bà này nói “không trả được, chấp nhận đi tù thôi”. Ông Hồ Thăng Long - Chủ tịch UBND xã Hải Trạch - cho biết hai vụ vỡ nợ có liên quan tới 2 cán bộ ngân hàng. Tới nay theo những người trình báo lên Công an xã thì con số đã lên tới 9 tỷ đồng, nhưng đó chỉ là “mặt nổi”. Tổng thiệt hại mà những người cho vay có thể mất phải trên 20 tỷ đồng. Cán bộ ngân hàng gợi ý cho dân cách vay tiền có lãi? Khi PV Dân trí tới chợ Lý Hòa, dễ nhận thấy một cảnh buôn bán đình trệ ở đây. Các tiểu thương không còn tâm trí để bán buôn mà thường ngồi lại với nhau bàn cách đòi nợ. Tờ giấy ghi nợ của bà Anh (trái) và tờ trình các tiểu thương gửi NH NN&PTNT chi nhánh Bố Trạch. Khi biết chúng tôi là các PV, các tiểu thương không ai bảo ai xúm lại kể chuyện. Bầu không khí “nóng” tới mức khi PV vừa cầm máy ảnh lên chụp Phòng giao dịch nơi bà Hoa làm việc, một người xưng là cán bộ phòng đã xông tới ngăn cản. Theo bà P và nhiều tiểu thương khác, bà Anh chỉ bán hoa quả, nếu không có sự “bảo lãnh” của những người “có uy tín” thì chẳng dễ dàng vay được nhiều tiền đến thế. Còn bà Hoa khi đi vay tiền của tiểu thương quanh chợ thì nói rằng bà đang đi huy động vốn vì dạo này doanh thu của phòng giao dịch không đạt chỉ tiêu. Các tiểu thương còn cho biết:: không chỉ bảo lãnh cho bà Anh, một số cán bộ ngân hàng còn dùng “chiêu” khác để vay nợ trực tiếp. Theo đó, khi người dân đến vay ngân hàng một số tiền, cán bộ ngân hàng vốn quen biết đề nghị người dân vay thêm, rồi lấy khoản vay thêm đó Nhóm Quản trị viên trẻ 17
  18. cho chính cán bộ ngân hàng vay lại với lãi suất cao hơn. Theo cách đó, người dân nghiễm nhiên được “ăn” chênh lệch lãi, thành ra đi vay tiền có lãi. Theo tường trình bà Hoa gửi tới Công an xã Hải Trạch thì chính bà cũng cho bà Anh vay 2,42 tỷ đồng. Người dân đang nghi ngờ, số tiền này bà Hoa có được là do vay lại từ bà con tiểu thương. Vì vậy mới dẫn đến vụ vỡ nợ dây chuyền nói trên. Vị Chủ tịch xã Hải Trạch cho hay: “Thông tin về việc các khoản vay được “mua đi bán lại” giữa những người liên quan tôi cũng có nghe nói, cả việc đề nghị dân vay thêm để cho cán bộ ngâng hàng vay lại. Hiện Công an huyện và xã đang gọi những người tố giác lên tường trình sự việc để làm rõ trắng đen, xác định trách nhiệm của những người liên quan”. Nguồn: tiep.htm 2.8. Vụ Agribank chi nhánh Đắk Lắk 2010: Nữ cán bộ ngân hàng lừa đảo hàng chục tỷ Cụ thể, Võ Thị Hồng Điệp đã lấy tài sản thế chấp (giấy CNQSDĐ) 4 bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng đem làm hồ sơ vay mới để chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện vấn đề trên, vào cuối năm 2009, đầu năm 2010 các khách hàng Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thị Lan và Vũ Thị Út đến nhờ Điệp giúp đáo hạn ngân hàng. Điệp giới thiệu các cá nhân trên đến vay tiền "nóng" của Nguyễn Phi Hải (DNTN xe máy Phi Long, TP Buôn Ma Thuột) 920 triệu đồng rồi nộp cho Điệp thanh toán nợ để đáo hạn ngân hàng. Nhưng khi nhận số tiền trên của khách hàng, Điệp không nộp vào tiền thanh toán nợ đến hạn cho khách hàng mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Sau đó, Điệp lấy lý do kiểm tra hồ sơ vay vốn khách hàng nên đề xuất Trưởng phòng Tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tân Lập, Lương Ngọc Hoàng và Phó Giám đốc phụ trách Hoàng Văn Nguyên ký duyệt cho mượn hồ sơ vay vốn của 4 khách hàng trên. Lấy được hồ sơ ra ngoài, Điệp nói dối khách hàng đã trả hết nợ và làm thủ tục vay mới trở lại. Sau khi ngân hàng giải ngân số tiền vay mới, Điệp đã chiếm dụng số tiền 920 triệu đồng. Ngoài ra, theo xác định của cơ quan điều tra, trong thời gian từ tháng 11/2009 đến 2/2010, Võ Thị Hồng Điệp lợi dụng lòng tin một số người, nói dối cần tiền để đáo hạn ngân hàng và kinh doanh nông sản, mua bán đất đai để vay vốn của 14 cá nhân với tổng số tiền hơn 27,8 tỷ đồng. Điệp sử dụng tiền vay của người này trả cho người khác hơn 4,2 tỷ đồng, số còn lại hơn 23,6 tỷ đồng chiếm đoạt cá nhân. Theo Võ Thị Hồng Điệp khai nhận, số tiền trên chuyển cho một số cá nhân ở Gia Lai vay lãi suất cao nhưng thực tế kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy việc khai nhận của Điệp không đúng sự thật, không có cơ sở chứng minh. Nguon: cand.com.vn Nhóm Quản trị viên trẻ 18
  19. 2.9. Vụ SCB, chi nhánh Nghệ An 2011: Cán bộ ngân hàng lừa đảo 17 tỷ Trong thời gian đang làm cán bộ tại Phòng hành chính, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Nghệ An, Nguyễn Trọng Hưng(1976, ở khu chung cư Tân Phúc, phường Vinh Tân, TP Vinh) đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết để vay tiền của khách hàng. Theo thông tin ban đầu, số tiền Hưng chiếm dụng của các nạn nhân khoảng 17 tỷ đồng. Hiện Hưng cùng vợ con đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sáng 21-9-11, Công an Nghệ An cho biết, đã nhận được đơn tố cáo của một số nạn nhân và đang điều tra làm rõ sự việc. Ông Phan Hữu Phùng, lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh Nghệ An cho biết, từ ngày 6-9, Hưng có đơn xin nghỉ việc, rồi đi đâu không rõ. Cũng theo ông Phùng, Hưng công tác tại ngân hàng từ năm 2007, được bố trí làm tại phòng Hành chính, không liên quan gì đến công tác huy động vốn. Nguồn: 170654.aspx 2.10. Vụ Techcombank, CN Cần Thơ 2011: Giám đốc chi nhánh lừa đảo hơn 14 tỉ (NLĐO)- Ngày 10-7-11, nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch quận Cái Răng, Ngân hàng Techcombank-Chi nhánh Cần Thơ, ông Trần Lương Bình (SN 1976, ngụ ở phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã đến cơ quan CSĐT, Công an TP Cần Thơ đầu thú về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Từ năm 2008, khi còn là cán bộ tín dụng của ngân hàng Techcombank tại Cần Thơ, Trần Lương Bình đã vay mượn nợ của 34 người với số tiền trên 14 tỉ đồng, lãi suất từ 0,45- 1%/ngày. Để dụ được những chủ nợ này, ông Bình lấy lý do dùng tiền đáo hạn ngân hàng, trả lãi suất hấp dẫn. Ngoài ra, một số khách hàng khi đến gửi tiền tiết kiệm, ông Bình tìm cách tiếp cận và thuyết phục họ vay lại số tiền này đưa cho Bình để “làm ăn” và Bình trả lãi 10%/tháng Bằng những thủ đoạn trên, Bình đã lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước và chi xài cá nhân. Đến nay, với số tiền vay và lãi quá lớn, ông Bình không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ. Sợ bị chủ nợ đe đọa và nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật của mình, ông Bình đã đến cơ quan Công an đầu thú. Nguồn: dao-hon-14-ti-dong.htm Nhóm Quản trị viên trẻ 19
  20. 2.11. Vụ Vietcombank, CN Bà Rịa – Vũng Tàu 2010: Cán bộ ngân hàng làm giả giấy tờ để bán nhà “ảo” Như Pháp Luật TP.HCM ngày 4-11-10 đưa tin, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Quốc Thái (cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thái khai cha mẹ Thái đứng tên chủ sở hữu căn nhà 33 Đồ Chiểu (TP Vũng Tàu). Sau khi được cha mẹ ủy quyền, Thái đã thế chấp căn nhà này tại ngân hàng Vietcombank (Chi nhánh Bà Rịa) để vay 4,5 tỉ đồng. Đến hạn thanh toán, Thái đã thỏa thuận với bà PTLD thế chấp giấy chủ quyền căn nhà trên vay tiền trả cho ngân hàng. Đầu tháng 8-2010, đến hạn trả nợ cho bà D. nhưng Thái không đủ tiền. Lúc này, vợ chồng Thái đã làm thủ tục chuyển nhượng căn nhà đang thế chấp cho bà D. với giá 4,5 tỉ đồng. Dù đã bán nhà cho bà D. nhưng Thái làm giả ba bộ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và lần lượt bán nhà cho ba người khác, chiếm đoạt hơn 10 tỉ đồng. Tương tự, với thủ đoạn trên, sau khi đã bán hai căn nhà khác tại trung tâm thương mại và khu Á Châu (TP Vũng Tàu), Thái cũng “sao chép” ra thành nhiều giấy chứng nhận khác nhau để lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều người khác tổng số tiền gần 7 tỉ đồng. Nguồn: gia-giay-to-de-ban-nha-ao/58/5139995.epi 2.12. Vụ Vietcombank, chi nhánh Gia Lai 2009: Hành trình lừa đảo của một nữ cán bộ ngân hàng (Dân trí) - Lợi dụng là cán bộ ngân hàng, Trang đã lừa đảo hàng chục tỷ đồng của khách hàng để kinh doanh rồi tẩu tán tài sản, bỏ trốn khiến nhiều chủ nợ lâm vào cảnh túng quẫn, mất sạch nhà cửa Lê Thị Thuỳ Trang (SN 1974, thường trú tại 72A, Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, TP Pleiku, Gia Lai) vốn là cán bộ Phòng Quản lý nợ, kiêm đáo hạn cho khách hàng của ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh Gia Lai từ năm 2000 đến 26/5/2008 thì xin nghỉ việc. Trong thời gian làm việc tại đây, Trang đã làm quen với một số khách hàng thường giao dịch tại ngân hàng để thực hiện âm mưu vay rồi tẩu tán tiền của khách. Bị Trang “xù” hơn 8 tỉ đồng, bà H.T.H (sinh năm 1967) cho biết vì thấy Trang làm việc tại ngân hàng nên rất tin tưởng, đã cho Trang vay 8 lần, mỗi lần vay Trang đều viết giấy nợ. Khi hay tin Trang nghỉ việc tại ngân hàng, bà H. mới tá hỏa đi dò hỏi thông tin. Bà mếu máo cho biết chưa được Trang trả một đồng nợ nào. Một nạn nhân khác của Trang là bà B.T.T.Linh. Quá tin Trang, bà Linh đã không ngần ngại vay ngân hàng và thế chấp toàn bộ tài sản của mình để có được hơn 1,8 tỉ đồng đưa cho Nhóm Quản trị viên trẻ 20
  21. Trang vay. Biết Trang bỏ trốn, bà Linh đã đi khắp nơi tìm nhưng đều vô vọng. Trong khi tiền lãi ngân hàng ngày càng tăng, không có tiền trả, năm 2009, bà Linh phản gán căn nhà cho ngân hàng. Không chỉ có bà H, bà Linh mà còn nhiều người khác do tin tưởng Trang là cán bộ ngân hàng đều cho Trang vay số tiền từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Ngoài ra, Trang còn tham gia chơi 3 chân hụi và xin lấy trước. Sau khi lấy hụi, Trang chỉ đóng vài kỳ rồi bỏ trốn. Tổng số tiền Trang nợ hụi là gần 1,2 tỉ đồng. Sau khi nhận được đơn tố cáo của nạn nhân, Công an tỉnh Gia Lai đã vào cuộc điều tra. Trong thời gian này, Trang luôn tìm mọi cách lẩn trốn, đối phó, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, không hợp tác và đã làm nhiều đơn xin vắng mặt. Chưa hết, Trang còn đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Gia Lai phải đến TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk thì Trang sẽ hợp tác. Ngày 1/10/2009, khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Gia Lai đến làm việc với Trang tại Phòng CSĐTTP về TTXH Công an Đắk Lắk thì ngày 3/10/2009 Trang bỏ trốn. Nguồn: hang.htm 2.13. Vụ ACB, chi nhánh Cần Thơ 2011: nhân viên ngân hàng lừa đảo gần 20 tỉ PC46 nhận được nhiều đơn thư tố giác về hành vi lừa đảo của Hương. Hương lợi dụng danh nghĩa nhân viên ngân hàng để vay vốn của các cá nhân bên ngoài, nói là để đáo hạn cho khách hàng, nhưng thực chất là lừa đảo, chiếm đoạt. PC46 đã xác định có ít nhất 5 người bị Hương lừa bằng thủ đoạn trên, chiếm đoạt gần 20 tỉ đồng. Ngoài ra, Hương còn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một khách hàng nhờ Hương làm thủ tục vay tiền, sau đó giả chữ ký của người đứng tên trong giấy ủy quyền cho con ruột được thế chấp, rồi thuê người đóng vai người con thế chấp giấy chứng nhận trên cho ông T. để lấy 1,6 tỉ đồng. Sau khi có thông tin về hành vi lừa đảo của Hương, ngày 15.5.11, Ngân hàng ACB đã cho Hương nghỉ việc. Nguồn: gan-20-ti-dong-14-6-2011.aspx 2.14. Vụ VietA Bank, chi nhánh Cần Thơ 2011: Nhân viên lừa đảo Sáng 8.9.11, thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về QLKT-CV (PC46) Công an TP Cần Thơ cho biết, PC46 vừa ký quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Phòng Nhóm Quản trị viên trẻ 21
  22. giao dịch Phú An (Q.Cái Răng) và Phòng giao dịch An Nghiệp (Q.Ninh Kiều) thuộc Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) chi nhánh Cần Thơ để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo PC46, trong thời gian qua, một số cán bộ tại 2 phòng giao dịch trên đã làm sai quy trình, tạo điều kiện cho một số cá nhân bên ngoài thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hậu quả là tổng dư nợ tại 2 phòng giao dịch trên hiện tại hơn 100 tỉ đồng. Sau khi vụ việc bị phát hiện, Chủ tịch HĐQT VietABank có công văn tạm đình chỉ chức vụ 3 tháng đối với ông Lê Văn Tám (Giám đốc VietABank chi nhánh Cần Thơ) do có liên đới về sai phạm của lãnh đạo tại 2 phòng giao dịch trên là ông Nguyễn Minh Bảo (Trưởng phòng giao dịch Phú An) và ông Nguyễn Phương Giang (Trưởng phòng giao dịch An Nghiệp). Nguồn: A.aspx 2.15. Vụ Kienlong Bank 2008: Nhân viên lừa đảo 3 tỷ đồng Từ năm 2007 đến 2008, Hiếu làm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng Kiên Long lợi dụng công việc và quan hệ Hiếu đã dụ dỗ nhiều người dân và khách hàng của Kiên Long cho mình vay với lãi suất cao. Thông tin từ phòng cảnh sát An ninh kinh tế Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, chiều 15/12/08 đã bắt tạm giam Nguyễn Minh Hiếu (SN 1982) tại Vĩnh Lạc - TP Rạch Giá về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn mồi chài lãi cao Hiếu đã lừa gạt, chiếm đoạt của người dân gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra Hiếu còn thu gom 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng đến vay tiền của Ngân hàng Kiên Long để cầm cố, trị giá hàng trăm triệu. Toàn bộ số tiền lừa đảo được Hiếu sử dụng vào việc cá nhân. Nguồn: 2.16. Vụ Vietinbank, chi nhánh Quảng Bình: Bắt giam một cán bộ ngân hàng 14.9.11, cơ quan CSĐT – công an Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng và tiến hành khám xét nơi ở của Nguyễn Đức Hải (SN 1981, trú tại tiểu khu 3, phường Đồng Mỹ, TP. Đồng Hới) về tội “tham ô tài sản”. Nguyễn Đức Hải là Trưởng phòng Giao dịch Hải Đình – Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Quảng Bình. Lợi dụng là trưởng phòng giao dịch, khi khách hàng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền tại Ngân hàng, Hải đã lấy thẻ đỏ đó và giả mạo hồ sơ vay tiền ngân hàng với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán. Sau đó Hải xin nghỉ ốm từ ngày 5.8, rời khỏi nơi cư trú, mất liên lạc hoàn toàn và đến nay mới ra tự thú. Nhóm Quản trị viên trẻ 22
  23. Với “chiêu bài” nắm sơ hở, thiếu sót của các cán bộ ngân hàng trong việc quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm, Hải đã lấy hồ sơ và làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp khi chưa làm thủ tục tất toán. Tiếp đó, Hải thực hiện việc xóa tài sản thế chấp và lợi dụng chức năng nhiệm vụ được giao trong quản lý tài sản, lập hồ sơ khống về vay vốn để chiếm đoạt 3,2 tỷ đồng (và tiền lãi đến ngày 13/9/2011 là hơn 83 triệu đồng) của Vietinbank. Nguồn: tien-ty/56495.gd 2.17. Vụ Vietinbank, chi nhánh Ba Đình (Hà Nội) 2007: Phạt tù chung thân cán bộ ngân hàng lừa vay 7 tỷ Khoảng 30 người là đồng nghiệp, người thân vì tin tưởng "mác cán bộ nhà nước" tại Ngân hàng Công thương Ba Đình (Hà Nội) của Nghiêm Thúy Phương đã cho vay hơn 7 tỷ đồng. Khi vay, Phương năn nỉ bị hại với lý do đang cần gấp tiền mua một số ngôi nhà giá rẻ. Nữ cán bộ ngân hàng này hứa thanh toán tiền lãi cao. Nhưng thực tế, Phương không hề có phi vụ đầu tư bất động sản, mà dùng tiền vay của người này để trả cho người khác. Nhiều đồng nghiệp tin lời đã tạo điều kiện, giúp đỡ Phương vay tiền của một số cá nhân. Các mối quan hệ thân quen của những người họ hàng cũng được Phương tận dụng triệt để cho mục đích trên. Ngày 25/7/11, hành vi của Phương bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mức án chung thân. Đồng phạm Lê Xuân Hòa (chồng Phương) chịu án 20 năm tù. Tạo lòng tin với người cho vay, Lê Xuân Hòa đã cùng đứng tên ký nhận các giấy tờ vay mượn. Cơ quan chức năng xác định, từ năm 1993 đến 5/2003, Phương nhận gần 6,7 tỷ đồng của 23 người, song không có khả năng thanh toán. Hòa là đồng phạm giúp sức trong vụ án này. Liên quan vụ án, Phương còn vay tiền của 8 người khác, tổng cộng hơn 800 triệu đồng. Nhưng những người này đã rút đơn yêu cầu bồi thường và đề nghị tự giải quyết với Phương, cơ quan điều tra không đề cập xử lý. Nguồn: 2.18. Vụ Vietinbank, chi nhánh Tiền Giang 2008: Nhân viên lừa đảo 2,5 tỷ đồng Từ đơn tố cáo lộ ra “siêu lừa” Liên quan tới vụ việc, ông Trần Văn Cửu, giám đốc ngân hàng Công thương Chi nhánh Tiền Giang xác nhận bà Trần Thị Diệu Hồng - nhân viên ngân hàng này đã bị kỷ luật với hình thức hạ bậc lương và chuyển công tác khác. Nhóm Quản trị viên trẻ 23
  24. Nguyên nhân là bà Hồng đã vay số tiền 2,5 tỷ đồng của ông Lý Thanh Phương (ngụ tại phường 5, TP Mỹ Tho) từ năm 2008 đến nay nhưng đến nay cố tình quên không trả. Trong đơn gửi cơ quan công an, ông Lý Thanh Phương cho biết vào năm 2008 có quen biết bà Hồng khi vào ngân hàng Công thương Tiền Giang giao dịch. Dịp này bà Hồng gợi ý là có người cần đáo hạn vay ngân hàng, nên muốn vay ông Phương 2,5 tỷ đồng để lấy “vốn” làm dịch vụ. Điều đáng nói là khi mượn tiền, bà Hồng luôn miệng xưng là cháu Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, thậm chí còn nói có thể mang căn nhà số 100 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Mỹ Tho (hiện là nơi cư ngụ của Bí thư tỉnh ủy) ra thế chấp, nên ông Phương đã tin tưởng giao số tiền 2,5 tỷ đồng (giao thành 5 lần) cho bà Hồng. Đến hạn thanh toán, bà Hồng khất hẹn nhiều lần nhưng không trả. Thấy nghi ngờ, ông Phương tìm hiểu sự việc thì té ngửa khi biết mình bị lừa. Căn nhà số 100 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa mà bà Hồng đưa ra để “cam kết” với ông Phương đã được bán từ lâu Chiếm dụng tiền của khách hàng. Ngoài vụ 2,5 tỷ đồng trên, Công an Tiền Giang đang điều tra làm rõ hành vi của bà Hồng có dấu hiệu “tham ô tài sản”. Ngày 3/8/2008, ngân hàng Công thương Chi nhánh Tiền Giang phát hiện một khách hàng vay vốn chuyển sang nợ quá hạn 100 triệu đồng, nhưng thực tế không có chuyện này. Khi ngân hàng truy trách nhiệm thì phát hiện bà Hồng chính là giao dịch viên thực hiện việc này. Có điều lạ, chỉ 3 ngày sau (6/8/2008) món nợ đã được ai đó nộp tiền vào để khắc phục. Chưa dừng lại, qua kiểm tra, ngân hàng Công thương Tiền Giang còn phát hiện Công ty TNHH C.D nộp 350 triệu đồng nhưng bà Hồng chỉ hạch toán 50 triệu đồng. Ngoài ra, khi bà Hồng bị đình chỉ công tác, cơ quan chức năng còn phát hiện việc bà Hồng lợi dụng sự tin tưởng của một số khách hàng đến giao dịch trả nợ, đưa tiền rồi lấy biên lai thu nợ sau. Thậm chí khi lấy biên lai thu nợ họ còn không biết có hợp lệ hay không. Từ đó, bà Hồng đã lấy tiền của khách hàng này để hạch toán thu nợ cho người khác nhờ có sự thông đồng với thủ qũy. Do vậy, khách hàng dù đã trả nợ nhưng vẫn bị ghi vào diện “nợ quá hạn”. Nguồn: 908857/ Nhóm Quản trị viên trẻ 24
  25. 2.19. Vụ SHB, chi nhánh Khánh Hòa 2010: kỷ luật 2 nhân viên làm khống sổ tiết kiệm 50 tỷ đồng SHB cho biết tối 8/12/10, khi kiểm kê kho quỹ cuối ngày, hội đồng kiểm kê kho quỹ chi nhánh ngân hàng tại Khánh Hòa phát hiện mất một sổ tiết kiệm trắng (sổ in sẵn chờ điền thông tin người gửi). Sau vài giờ xác minh Ban Giám đốc chi nhánh SHB Khánh Hòa kết luận vụ việc có sự cấu kết của chính nhân viên chi nhánh. Cụ thể, hai cán bộ của chi nhánh tên là Nguyễn Thị Trúc Kiều (Phó Trưởng phòng Kế toán Tài chính) và Chu Thị Hằng Nga (Kiểm soát viên, Phòng Dịch vụ khách hàng Chi nhánh đã cùng nhau phát hành sổ tiết kiệm khống cho khách hàng mang tên Vũ Xuân Lai (trú quán Hà Nội), với số tiền năm mươi tỷ đồng. Lãnh đạo chi nhánh SHB Khánh Hòa đã chủ động phối hợp với cơ quan công an địa phương xử lý và thu hồi ngay bản gốc sổ tiết kiệm khống nêu trên. SHB cho biết đã cử đoàn kiểm tra của hội sở chính để xác minh toàn bộ sự việc, đồng thời quyết định tạm đình chỉ công tác đối với hai nhân viên chi nhánh, cắt quyền truy cập vào hệ thống corebanking của SHB đối với hai nhân viên này. Theo SHB, sổ tiết kiệm này do Trúc Kiều và Hằng Nga phát hành khống, không thông qua thu chi tiền mặt tại Chi nhánh SHB Khánh Hòa. Tuy nhiên, Công an Khánh Hòa đã giữ bản chính của sổ tiết kiệm vì vậy vụ việc không gây thất thoát tài sản cho ngân hàng. Giám đốc SHB Khánh Hòa mất chức vì vụ 'lừa' 10.000 tỷ đồng Ông Trương Ngọc Nguyên, Giám đốc chi nhánh Khánh Hòa của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa bị lãnh đạo ngân hàng này đình chỉ chức vụ do có liên quan đến vụ lập sổ tiết kiệm khống trị giá 50 tỷ đồng. Quyết định nêu trên được Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê đưa ra 3 ngày sau khi ngân hàng này tiến hành đình chỉ công tác đối với 2 nhân viên dưới quyền ông Nguyên là kiểm soát viên Chu Thị Hằng Nga và kế toán Nguyễn Thị Trúc Kiều. Tuy không trực tiếp tham gia lập sổ tiết kiệm khống với 2 bà Nga và Kiều, nhưng theo đại diện SHB, ông Nguyên phải chịu trách nhiệm trong việc cho phép nhân viên của mình tiếp xúc và thương thảo với ông Vũ Xuân Lai, người có nhu cầu gửi 10.000 tỷ đồng vào ngân hàng. Trước đó, ông Nguyên đã nhận được cảnh báo từ phía lãnh đạo SHB về khoản tiền “chắc chắn không có thật” này cũng như yêu cầu không được phép tiếp cận. Nguồn: 2.20. Vụ SHB, CN Hà Nội 2010: Nhân viên tham ô 24 tỷ Ngày 8/9/2009, qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Ngân hàng SHB phát hiện thấy nhân viên Nguyễn Thị Thùy Vân có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, tự hạch Nhóm Quản trị viên trẻ 25
  26. toán chuyển trên 24 tỉ đồng từ các tài khoản chi trả của ngân hàng vào tài khoản khống để chiếm đoạt. Sau khi điều tra, CQĐT – CATP Hà Nội đã làm rõ vụ án trên như sau: Vân được nhận vào làm việc tại Ngân hàng SHB, chi nhánh Hà Nội từ tháng 12/2006. Gần một năm sau, do có năng lực, Vân đã được bổ nhiệm làm kiểm soát viên Phòng giao dịch Thái Hà với nhiệm vụ thực hiện kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng SHB; kiểm soát việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đảm bảo đúng tính chất tài khoản. Trong quá trình làm việc, Vân đã nắm được kẽ hở trong công tác quản lý các tài khoản chi trả lãi tiết kiệm của Ngân hàng SHB nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Bước đầu, Vân đã tạo dựng một tài khoản khống mang tên An Thị Nhâm ở Hà Nội. Sau đó, Vân sử dụng user (tên truy cập) của một nhân viên đã từng công tác tại Phòng Giao dịch Thái Hà để truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng, dùng quyền kiểm soát viên của mình phê duyệt để được hệ thống xác nhận. Để tránh bị phát hiện, Vân tự ý ký chữ “Nhâm” đưa vào lưu tại mục thông tin cá nhân trên hệ thống chữ kỹ mẫu của khách hàng. Khi tài khoản khống mang tên An Thị Nhâm được lập, Vân tiếp tục tạo các giao dịch thanh toán nhiều sổ tiết kiệm không có thật để “bòn rút” tiền ngân hàng này. CQĐT đã chứng minh với thủ đoạn trên (từ tháng 8/2008 đến tháng 9/2009) bằng tài khoản giả mang tên An Thị Nhâm bị cáo đã chiếm đoạt số tiền gần 24 tỉ 500 triệu đồng của Ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội. Sau khi bị bắt giữ, Vân khai nhận số tiền trên sử dụng cùng chồng để mua ba ngôi nhà, một căn hộ chung cư trên địa bàn Hà Nội và Vân còn mua một xe ôtô Camry “mới cóng” trị giá gần 1 tỷ đồng CQĐT nhận định, liên quan đến vụ án này còn có nguyên Phó trưởng Phòng phụ trách phòng Giao dịch Thái Hà của Ngân hàng SHB và 7 nhân viên khác cùng phòng nhưng do Ngân hàng SHB đã xử lý hành chính nên CQĐT không đề cập xử lý. Nguồn: 2.21. Vụ Eximbank, CN Đà Nẵng 2010: Nhân viên tạp vụ giả danh lừa đảo Ngày 1/9/10, Công an kinh tế Đà Nẵng cho hay, đang tiến hành điều tra làm rõ đơn tố cáo của bà Phan Thị Ngọc Thạch (sinh năm 1967, trú trên đường Lê Đình Dương, Đà Nẵng) về việc bà Vũ Thị Kim Chi, nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Đà Nẵng(Eximbank Đà Nẵng) lừa đảo chiếm đoạt 350 triệu đồng. Nhóm Quản trị viên trẻ 26
  27. Theo đơn trình bày của bà Thạch, ngày 4/9/2009, bà Vũ Thị Kim Chi (trú Phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đến vay gia đình bà Thạch 50 triệu đồng để sử dụng vào việc riêng với thời hạn trả nợ là 2 tháng. Tin lời bà Chi tự xưng là cán bộ tín dụng của Chi nhánh Eximbank Đà Nẵng nên gia đình bà Thạch đã đồng ý cho vay. Tiếp đó, ngày 30/10/2009, bà Chi cũng với danh nghĩa nêu trên đã vay thêm của bà Thạch 300 triệu đồng, nói là để đáo hạn ngân hàng. Tại giấy vay tiền có cả hai bên ký tên, điểm chỉ, bà Chi khẳng định sẽ trả đủ 350 triệu đồng cho bà Thạch vào ngày 8/11/2009. Tuy nhiên, đến nay đã gần 1 năm, bà Chi vẫn chưa trả nợ. Khi bà Thạch gọi điện đòi tiền thì bà Chi có những lời lẽ hăm doạ rất thô tục. “Vốn là khách hàng quen thuộc của Chi nhánh Eximbank Đà Nẵng nên tôi hay gặp bà Chi ở ngân hàng này. Vì vậy, khi bà Chi nói mình là cán bộ tín dụng của Chi nhánh Eximbank Đà Nẵng, tôi rất tin tưởng và cho vay. Không ngờ bà Chi lại cố tình lừa đảo, chiếm đoạt khiến gia đình tôi rơi vào cảnh nợ nần, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn” bà Thạch cho hay. Lãnh đạo Chi nhánh Eximbank Đà Nẵng xác nhận, bà Vũ Thị Kim Chi chỉ là nhân viên tạp vụ tại phòng hành chính chứ không phải là cán bộ tín dụng của chi nhánh này. Nguồn: 642692475-33554432.html 2.22. Vụ Eximbank, Hà Nội 2006: Nhân viên lừa đảo 2,6 tỷ đồng Lỗ hổng từ sự cả tin Kết quả điều tra cho thấy, vợ chồng Nguyễn Lê Việt - Nguyễn Lê Thúy Mai đã “rút ruột” các ngân hàng bằng thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) phát hành. Là nhân viên Eximbank, trong quá trình làm thẻ cho 60 bác sĩ Viện Quân y 103 ở thị xã Hà Đông, vợ chồng Việt đã phát hiện ra kẽ hở của ngân hàng nên đã làm các thủ tục để rút tiền của ngân hàng. Theo trung tá Hải, tháng 7-2005, thông qua một người họ hàng là bà Đỗ Thị Toan, công tác tại Khoa Dược - Quân y viện 103, Nguyễn Lê Việt đã lập hồ sơ làm 60 thẻ tín dụng quốc tế cho các bác sĩ. “Đây là loại thẻ tín chấp, dùng để chi trả các dịch vụ, mua sắm sau đó chủ thẻ mới thanh toán cho ngân hàng. Loại thẻ này là một trong những biện pháp khuyến mại, thu hút khách hàng của các ngân hàng”, trung tá Hải nói. Theo đó, loại thẻ này chỉ cấp cho những người trên 18 tuổi, có thu nhập hợp pháp, ổn định, được bảo đảm về tín dụng (khác với ATM, là loại thẻ mà người sử dụng phải nộp tiền trước, rút ra sau và chỉ rút số tiền mình đã nộp). Để làm thẻ tín dụng, khách hàng phải cung cấp ảnh chân dung, chữ ký mẫu và xác nhận của cơ quan về nguồn thu nhập cũng như khả năng tài chính. Nhóm Quản trị viên trẻ 27
  28. Nguyễn Lê Việt đưa ra chiêu tiếp thị là ngân hàng hiện đang có chương trình khuyến mại, người làm thẻ dù có sử dụng hay không cũng sẽ được tặng ngay 400.000 đồng. Bằng thủ đoạn này, Việt đã có trong tay 60 bộ hồ sơ của các bác sĩ Viện Quân y 103, bao gồm cả ảnh chân dung và chữ ký. Khi đã có các dữ liệu trong tay, Nguyễn Lê Việt làm thủ tục đề nghị ngân hàng ở Eximbank cấp cho các bác sĩ 2 loại thẻ là thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế. Sau đó Việt chỉ đưa cho các bác sĩ thẻ ATM và giữ lại thẻ tín dụng quốc tế của họ. Để có thể rút tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng, Nguyễn Lê Việt đã cùng vợ lập ra Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giải trí Nguyễn Lê do vợ là Nguyễn Lê Thúy Mai làm giám đốc với chức năng mở Beauty Salon, shop thời trang, hàng lưu niệm Thực chất, đây là thủ đoạn để tạo niềm tin nhằm được cung cấp máy đọc thẻ tín dụng và làm đại lý thanh toán qua thẻ của các ngân hàng. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) sau đó đã chấp nhận ký hợp đồng cho vợ chồng Việt mở 4 đại lý thanh toán bằng thẻ tín dụng; Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ký hợp đồng mở 1 đại lý. Sau khi được làm đại lý ngân hàng, đến nay, vợ chồng Nguyễn Lê Việt đã rút trót lọt 5,11 tỷ đồng, trong đó, làm thủ tục thanh toán qua 5 đại lý là 4,36 tỷ đồng, rút tiền tự động tại Hà Nội và TPHCM là 717 triệu đồng và làm thủ tục thanh toán khi mua hàng ở Bangkok, Thái Lan 15,5 triệu đồng. Nhằm che mắt ngân hàng, sau khi sử dụng thẻ để rút 5,11 tỷ đồng, vợ chồng Nguyễn Lê Việt đã nộp lại vào các tài khoản 2,57 tỷ đồng. Còn 2,6 tỷ đồng vợ chồng này chiếm đoạt mua ô tô, xe máy, tiêu xài cá nhân. Ông Tào Ngọc Hải cho biết, sở dĩ Việt lừa đảo trót lọt, ngoài việc thiếu kiểm tra từ phía ngân hàng còn do khách hàng ham tiền khuyến mại và thiếu hiểu biết về quy định của ngân hàng. Bài học đắt giá này hoàn toàn có thể lặp lại trên diện rộng nếu những lỗ hổng trên không được kịp thời bịt kín. Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng 2.23. Vụ DongA Bank, chi nhánh Phú Yên 2011: Nhân viên ngân hàng mê cá độ Đầu năm 2011, CA tỉnh Phú Yên nhận được đơn tố cáo của chị Đào Thị Hoa (1960, trú xã Hòa Thắng, H. Phú Hòa, Phú Yên) về việc chị bị nhân viên tín dụng NH Đông Á, chi nhánh Phú Yên lừa đảo chiếm đoạt hơn 550 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi công tác. Đơn tố cáo của người bị hại cho biết, ngày 26-1-2010, chị Hoa đến Chi nhánh NH Đông Á tại Phú Yên thế chấp ô-tô Hyundai 5 chỗ, BKS 78K-9568 vay 300 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng để lấy vốn làm ăn. Tại đây, chị Hoa được Trần Quốc Việt, lúc này là nhân viên tín dụng của NH trực tiếp hướng dẫn các thủ tục cho vay. Theo thỏa thuận, chị Hoa chỉ phải trả lãi hằng tháng, hết hạn mới thanh toán nợ gốc. Quá trình trả lãi hằng tháng, phát hiện chị Hoa không nắm rõ các điều khoản ghi trong hợp đồng nên Trần Quốc Việt đã nảy sinh ý định chiếm đoạt. Việt đã chủ động gọi điện thoại đề nghị chị Hoa định kỳ hằng tháng trả tiền gốc lẫn lãi cho Việt Nhóm Quản trị viên trẻ 28
  29. mà không cần thông qua kế toán ngân hàng vì “khỏi phải thủ tục rườm rà, đi lại mất thời gian”. Tin lời cán bộ tín dụng NH, từ tháng 1 đến 6-2010, chị Hoa đã 6 lần chuyển tiền cho Trần Quốc Việt. Lấy được tiền, Việt chỉ đóng lãi, không thanh toán gốc để chiếm đoạt 53,7 triệu đồng Thấy dễ dàng “qua mặt” nạn nhân, Việt liền nghĩ cách “đánh quả” lớn. Để tạo lòng tin, ngày 23-6-10, Việt điện thoại cho chị Hoa đề nghị vay 200 triệu đồng để “đáo hạn ngân hàng cho khách”, hẹn 3 ngày sau sẽ trả đủ cả gốc lẫn lãi. Ngày 28-6-10, với lý do tương tự, Trần Quốc Việt tiếp tục vay của chị Hoa 270 triệu đồng. Khi thấy chị Hoa đã hoàn toàn tin tưởng, ngày 1-7-10, Việt tiếp tục gọi điện thoại đề nghị chị Hoa cho vay 500 triệu đồng. Thấy số tiền quá lớn, chị Hoa thắc mắc thì Việt nói vay giúp cho chị Võ Thị Nguyệt (1962, trú xã An Hòa, H. Tuy An) vì chị Nguyệt “cần vốn làm ăn gấp”. Tin lời Việt, chị Hoa đem tiền đến trước cổng NH giao, đồng thời đề nghị Việt phải đưa sổ đỏ nhà đất của khách hàng Võ Thị Nguyệt cho chị Hoa giữ để làm tin. Tuy nhiên, Việt cho biết sổ đỏ này NH đang giữ để cho khách hàng Võ Thị Nguyệt vay lại lần nữa. Tưởng thật, chị Hoa đồng ý giao tiền nhưng đề nghị Việt phải đưa phiếu thu. Việt liền vào NH tự in phiếu thu rồi giả chữ ký của khách hàng Võ Thị Nguyệt, giả luôn chữ ký của thủ quỹ, sau đó lén lấy dấu “Đã thu tiền” của NH đóng vào, đưa cho chị Hoa, sau đó tiếp tục làm giả giấy “Hoạt động khế ước cho vay tín dụng” thể hiện NH đã thu 500 triệu đồng của khách hàng Võ Thị Nguyệt để chị Hoa tin tưởng. Đến hẹn, chờ mãi vẫn không thấy Việt đả động gì đến việc trả lại tiền, chị Hoa sốt ruột gọi điện thoại hỏi thì Việt ậm ừ trả lời cho qua chuyện, sau đó thì lẩn tránh không gặp mặt. Thấy có dấu hiệu khuất tất, chị Hoa đến nhà chị Võ Thị Nguyệt để hỏi thì mới vỡ lẽ khi biết chị Nguyệt không hề vay số tiền trên. Chữ ký của khách hàng trên phiếu thu mà chị Hoa đang giữ cũng không phải là của chị Nguyệt. Sốt ruột, chị Hoa đến gặp trực tiếp lãnh đạo chi nhánh NH Đông Á thì té ngửa khi biết Việt đã bị đuổi việc. Số nợ 300 triệu đồng vay của NH mà chị Hoa đã đều đặn trả tiền gốc, lãi hằng tháng vẫn còn nguyên. Với thủ đoạn tương tự, trong thời gian làm cán bộ tín dụng, Việt cũng lừa một số DN, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên với số tiền gần 2 tỷ đồng để cá độ bóng đá và thua hết. Bản án mà tòa tuyên đối với Việt là thỏa đáng, nhưng còn số tiền mà bị cáo phải bồi thường thì có lẽ các bị hại sẽ phải đợi đến tít tắp mù khơi, bởi tất cả đã được Việt ném vào những trận bóng đá bên trời Tây. Nguồn: 2.24. Vụ UBS (Thụy Sĩ) chi nhánh London 2011: Ngân hàng trúng quả lừa! Dù đã lãnh nhiều bài học đau thương, hệ thống ngân hàng châu Âu vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của các “siêu lừa”. Nhà chức trách châu Âu đặt câu hỏi: Làm thế nào mà một nhân viên giao dịch 31 tuổi có thể “thổi bay” 2 tỉ USD của Ngân hàng Thụy Sĩ UBS? Nhóm Quản trị viên trẻ 29
  30. Ngày 16/9/11, Cơ quan Dịch vụ tài chính Anh và Cơ quan Thị trường tài chính Thụy Sĩ đã mở cuộc điều tra vụ lừa đảo của nhân viên giao dịch Kweku Adoboli thuộc chi nhánh của UBS tại London. Cảnh sát London cũng đã chính thức buộc tội Adoboli. Theo cáo trạng của Tòa án thành phố London, Adoboli - thuộc bộ phận giao dịch chứng khoán tổng hợp toàn cầu của UBS ở London - đã thực hiện các giao dịch bất hợp pháp và làm giả sổ sách kế toán để che đậy dấu vết từ tháng 10-2008 đến nay. Tổng thiệt hại mà Adoboli gây ra đối với UBS lên tới 2 tỉ USD. Cần sự giám sát Theo nguồn tin từ báo chí Anh, Adoboli là con trai của một nhân viên Liên Hiệp Quốc gốc Ghana, tốt nghiệp khoa quản trị và khoa học vi tính ĐH Nottingham năm 2003 và bắt đầu làm việc tại UBS từ năm 2006. Bộ phận của Adoboli còn được gọi là Delta One, chuyên thực hiện giao dịch cho các khách hàng và mạo hiểm với chính tiền của UBS trong việc sắp xếp các giao dịch như mua và bán chứng khoán. Đến bây giờ, các quan chức UBS vẫn chưa thể giải thích được tại sao một nhân viên của một bộ phận giao dịch tương đối nhỏ như Delta One lại có thể khiến ngân hàng thiệt hại tới 2 tỉ USD. Adoboli bắt đầu trò lừa đảo vào năm 2008, năm mà “siêu lừa” Jerome Kerviel gây chấn động châu Âu khi làm Ngân hàng Pháp Société Générale thiệt hại tới 7,2 tỉ USD. Khi đó, nhà chức trách và Ngân hàng châu Âu đã cam kết thắt chặt kiểm soát các hoạt động giao dịch có tính mạo hiểm cao. Trong cuộc khủng hoảng 2007-2008, UBS thua lỗ tới hơn 50 tỉ USD, chủ yếu do đầu tư vào các chứng khoán đảm bảo bằng vay thế chấp đầy mạo hiểm. Khi lên nắm quyền năm 2009, giám đốc UBS Oswald J. Grübel cũng thề sẽ cải thiện khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng. “Rõ ràng hệ thống kiểm soát rủi ro của UBS quá yếu kém” - giáo sư tài chính Giorgio Questa thuộc Trường kinh doanh Cass ở London bình luận. Trên thực tế, sau cuộc khủng hoảng 2007-2008, cơ quan quản lý tài chính các quốc gia Âu - Mỹ đã nỗ lực cải tổ các biện pháp quản lý hệ thống ngân hàng - tài chính nhằm đảm bảo những giao dịch mang tính “đánh bạc” không còn đất sống và ngăn chặn khủng hoảng tái diễn. Tuy nhiên, trong hơn hai năm qua, giới lãnh đạo các ngân hàng Âu - Mỹ đã tìm đủ mọi cách để chống lại các quy định giám sát việc quản lý rủi ro, lương cao thưởng lớn ở các ngân hàng. Các giám đốc ngân hàng luôn lớn tiếng cho rằng những quy định chặt chẽ sẽ khiến lợi nhuận của ngành ngân hàng sụt giảm, dẫn tới nguy cơ hoạt động cho vay bị hạn chế trong thời điểm châu Âu đang vật vã với cuộc khủng hoảng nợ. “Vụ Adoboli sẽ là chiếc đinh đóng vào cỗ quan tài chôn vùi những nỗ lực chống lại các quy định chặt chẽ mới” - một giám đốc ngân hàng Anh thừa nhận. Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về thị trường và dịch vụ Michel Barnier khẳng định rõ ràng EU cần mạnh tay hơn để thiết lập các quy định chặt chẽ nhằm giám sát ngành ngân hàng. Một số quan chức tài chính châu Âu đã lên tiếng kêu gọi các ngân hàng phải chia tách hoạt động đầu tư với hoạt động Nhóm Quản trị viên trẻ 30
  31. bán lẻ thành những mảng riêng biệt. Các nhà làm luật châu Âu cũng đặt vấn đề đánh thuế lên các giao dịch ngân hàng. Nguồn: 2.25. Vụ ICBC (Trung Quốc) 2003: Vụ lừa đảo ngân hàng lớn nhất từ trƣớc đến nay Theo Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, được sự giúp sức của một số quan chức biến chất, Feng Mingchang - Chủ tịch một Cty tư nhân ở quận Nanhai - đã chiếm dụng nhiều tỷ nhân dân tệ của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC). Theo kết quả cuộc điều tra, được tiến hành hơn 1 năm, tổng cộng 233 người đã tham gia vào vụ lừa đảo, trong đó có 80 quan chức ngành ngân hàng và chính phủ. Tân Hoa xã cho biết: Sau khi vụ việc vỡ lở, toàn bộ các quan chức biến chất đã bị cách chức. 29 cựu quan chức đã bị bắt giữ và đang đợi đưa ra xét xử. Trong số này có Ye Jiasheng - Cựu Phó giám đốc chi nhánh ICBC ở Quảng Đông, Lin Junjiang - Cựu Giám đốc chi nhánh ICBC ở Foshan, Lin Yuhang - Cựu Giám đốc chi nhánh ICBC ở quận Nanhai và Sun Bokuan - Cựu Giám đốc Sở Tài chính quận Nanhai. Theo Cơ quan Kiểm toán Quốc gia, năm 1990 Feng bỏ nghề buôn bán cá và thành lập nhà máy sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất Huaguang với một cửa hàng bán đồ gỗ ở Shatou (Nanhai). Tháng 5/1993, Feng cùng 2 Cty Hồng Công thành lập liên doanh có tên Cty sản xuất đồ gỗ trang trí Huaguang do Feng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Để có vốn mở rộng hoạt động của Cty, Feng đã làm giả các hồ sơ tài chính và đút lót, thông đồng với các nhân viên, quan chức ngành ngân hàng để vay tổng cộng 7,4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 894 triệu USD) từ chi nhánh Nanhai của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc. Phần lớn số tiền này sau đó đã được chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiện hơn 2 tỷ nhân dân tệ (233 triệu USD) tiền nợ vẫn chưa được các cơ quan chức năng thu hồi. Để việc vay tiền được thông qua dễ dàng, Feng đã mở một “chiến dịch” hối lộ dưới nhiều hình thức khác nhau đối với hàng chục quan chức ngành ngân hàng và chính phủ. Các quan chức biến chất này sau khi nhận tiền đã giúp Feng làm giả các hồ sơ, giấy tờ thế chấp tài sản hoặc bằng đất giả mạo. Được sự hỗ trợ của các quan chức biến chất và số tiền vay được, Feng vung tiền khắp nơi và nhanh chóng trở thành một chủ thầu nổi tiếng nhất ở Foshan. Các cuộc đình đám với các quan chức cao cấp thành phố liên tục được Feng tổ chức. Nhiều quan chức địa phương đã ca tụng Feng như một nhà kinh doanh tài ba và Cty của Feng là một lá cờ đầu trong lĩnh vực tư Nhóm Quản trị viên trẻ 31
  32. nhân địa phương. Feng mang danh là chủ một nhà máy sản xuất đồ gỗ trang trí lớn nhất châu Á. Tháng 8/2003, việc kinh doanh mờ ám của Feng bị phanh phui sau khi Cơ quan Kiểm toán Quốc gia phát hiện nhiều chi nhánh ngân hàng của ICBC, chủ yếu ở Nanhai và Foshan, có những khoản nợ quá hạn khổng lồ. Phần lớn những khoản nợ này tập trung vào Cty Huaguang. Feng cùng một số quan chức đã bị bắt giữ ngay sau đó nhằm phục vụ điều tra. Nguồn: nhat-tu-truoc-den-nay.html Nhóm Quản trị viên trẻ 32
  33. PHẦN III: RỦI RO HỆ THỐNG 3.1. SCB bị tin tặc ăn cắp 1 triệu USD 2007 Năm 2007, hệ thống thanh toán trực tuyến của Ngân hàng SCB đã bị hacker chiếm quyền điều khiển, tấn công và lấy đi số tiền trị giá 1 triệu USD. Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng cho biết, hacker này đã giăng bẫy một nhân viên ngân hàng. Diễn biến tóm tắt sự việc: Sau 1 hồi Đăng nhập - Thoát ra liên tục trên Yahoo và giả vờ ngắt kết nối, hacker đã làm cho một nhân viên của SCB phải sử dụng một đường truyền khác để chat. Hacker này nhanh chóng xác định, người nhân viên này đang dùng wifi qua 1 kết nối ADSL công cộng của FPT. Không những vậy, hắn còn khiến cho nạn nhân truy cập vào 1 đường link giả trên Internet, qua đó thu thập được phiên bản hệ điều hành và trình duyệt của nhân viên đó. Hacker trở thành kẻ có quyền hành cao nhất, hắn bắt đầu lọc dần ra các tài khoản người sử dụng từ Trưởng phòng trở lên và tiếp tục thử. Sau đó Tài khoản của 1 sếp Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị đã được chấp nhận. Kể từ đó hacker đường hoàng đăng nhập từ cửa chính của SCB (trên cương vị là vị Phó chủ tịch kia) thực hiện hàng loạt các giao dịch trực tuyến với các đối tác nước ngoài. Hàng loạt các yêu cầu chuyển tiền được gửi đi từ Hội sở làm hệ thống giám sát của SCB lúng túng. Tuy nhiên, các giao dịch này rất nhỏ, chỉ 1 vài chục đến gần trăm ngàn đô lại dưới tên Phó chủ tịch HĐQT nên hầu như không ai có thắc mắc hay biện pháp ngăn chặn gì Nguồn: hacker-xau-viet-nam.html 3.2. Nhân viên Ngân hàng Vietcombank nhập sai đơn vị tiền tệ 2006 Bố ở Nghệ An, gửi vào tài khoản ATM cho con 4 triệu đồng. Khi con trai ở Hà Nội rút tiền lại thấy số dư đội lên thêm hơn 48 tỷ đồng.Nguyên nhân theo giải thích của ngân hàng là do nhân viên nhập sai đơn vị tiền tệ từ VND thành đôla Australia. Diến biến sự việc: Sáng 30/10/2006, ông Nguyễn Thế Hùng (trú ở Vinh, Nghệ An) đến Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) chi nhánh thành phố Vinh gửi vào tài khoản cho con trai 4 triệu đồng. Con trai ông là Nguyễn Việt Dũng, học tại Đại học Bách Khoa, Hà Nội. Ngay sau khi bố thông báo đã gửi tiền, Dũng ra ATM gần trường để rút. Sau lần rút 2 triệu đồng đầu tiên, Dũng đọc biên lai thấy số dư trong tài khoản lên đến hơn 48,5 tỷ đồng. Anh đặt lệnh rút 2 triệu đồng lần thứ 2, số dư vẫn lớn đến mức không thể tin nổi. Tưởng ATM trục trặc, anh thử rút tiếp lần thứ 3, con số vẫn không hề thay đổi. Nhóm Quản trị viên trẻ 33
  34. Thấy số tiền quá nhiều, Dũng gọi điện về hỏi gia đình, ông Hùng ngạc nhiên vì ông chỉ gửi có 4 triệu, trong tài khoản trước đó số dư chỉ còn 56.000 đồng. Ông Hùng bảo con đến máy ATM khác để thử lại xem có phải máy trục trặc không. Khi đến máy khác Dũng vẫn tiếp tục rút thêm được 1 triệu đồng nữa. Gia đình ông Hùng đã chủ động đến chi nhánh Vietcombank ở Vinh để thông báo. Khi đó tài khoản thẻ của ông cũng đã bị khoá lại. Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Nghệ An Nguyễn Duy Quang cho biết sự cố xảy ra là do nhân viên đã nạp sai đơn vị tiền tệ. Khách hàng gửi tiền đồng nhưng nhân viên nhập thành đôla Australia. Theo tỷ giá tiền mặt mà Vietcombank Vinh áp dụng cho hôm 30/10, mỗi đôla Australia tương đương 12.127,59 đồng, và đã làm cho số tiền bị đội lên một cách khủng khiếp. Nguồn: 3.3. Tin tặc tấn công vào hệ thống Citigroup 2011 Hồi tháng 5 năm 2011 tin tặc nặc danh đã phá vỡ hệ thống an ninh và tiếp cận được với dữ liệu của 360.083 tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng tại Bắc Mỹ, chúng đã ăn cắp được thông tin liên quan đến tên, số thẻ tín dụng, địa chỉ và địa chỉ email của khách hàng. Ngay khi phát hiện ra, Ngân hàng đã tìm phương thức bảo mật mới cho toàn hệ thống và hoàn toàn chịu trách nhiệm thay thế cho hầu hết những thẻ đã bị ăn cắp dữ liệu. Nguồn: 09547446.html 3.4. Tin tặc xâm nhập dữ liệu ngân hàng MHB rút trộm tiền 2011 Được cử đến Trung tâm thẻ thuộc Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) để khắc phục sự cố máy tính, Toàn đã tìm ra mật mã hệ thống rồi truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhà băng. Theo nhà chức trách, Toàn được Công ty Trans Infotech Việt Nam cử sang Trung tâm thẻ thuộc MHB để khắc phục sự cố máy tính. Qua làm việc, Toàn đã tìm ra mật mã của hệ thống rồi truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhà băng. Tháng 1, Toàn làm giả chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Nan bằng đồ họa. Anh ta đăng ký mở thẻ ATM mang tên giả tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Với dữ liệu ăn trộm được, Toàn bị cho là đã hơn 100 lần rút tiền từ tài khoản này, chiếm đoạt gần 330 triệu đồng của ngân hàng. Khám xét nơi ở của Toàn, cảnh sát thu được 1.500 USD, 4.000 đôla Singapore và gần 124 triệu đồng. Cảnh sát phát hiện, vào tháng 2 với thủ đoạn tương tự Toàn tiếp tục ghi khống số Nhóm Quản trị viên trẻ 34
  35. tiền 1,5 tỷ đồng vào một tài khoản khác với mục đích rút tiền. Tuy nhiên, việc làm này chưa kịp thực hiện đã bị MHB phát giác. Một tháng trước đó cũng tại MHB, cơ quan điều tra đã phát hiện Lâm Nguyễn Minh Tâm (28 tuổi ở Long An) có hành vi đột nhập vào tài khoản nội bộ của ngân hàng trộm cắp hơn 500 triệu đồng. Tâm khai lấy trộm mật khẩu của hai người đang công tác tại MHB để ghi khống tiền vào tài khoản, sau đó rút ra chiếm đoạt. Nguồn: tien/ 3.5. Tin tặc tấn công ngân hàng trung ƣơng Anh 2003 Ngân hàng Trung ương Anh đã trở thành nạn nhân của tin tặc hôm 30-12-03 sau khi hàng trăm nghìn người nhận được một bức thư điện tử gửi từ một địa chỉ Internet không có thật giả danh Ngân hàng Trung ương Anh. Nội dung thư thông báo rằng chương trình gửi kèm theo thư sẽ giúp ngăn chặn được người ngoài truy cập vào các máy tính ở nhà riêng. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng trung ương Anh trở thành nạn nhân của tệ lừa đảo bằng thư điện tử. Ngân hàng trung ương Anh phát hiện ra rằng địa chỉ Internet của họ đã bị sử dụng trái phép sau khi nhận được hơn 100.000 thư trả lời và lượt truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng trong đêm 30-12-03. Ngân hàng trung ương Anh đã nhanh chóng phối hợp với Đơn vị chống tội phạm công nghệ cao quốc gia của Anh mở cuộc điều tra để xác định rõ những nội dung của chương trình gửi kèm theo thư điện tử này. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra đây là một loại virus máy tính, nhưng chưa thể xác định chính xác tác hại của virus này. Hiện có những lo ngại đây là một chương trình nhằm cho phép tin tặc truy cập vào máy tính của người khác để ăn cắp các thông tin mật như mật khẩu của các tài khoản ngân hàng. Các chuyên gia cho biết nạn lừa đảo bằng thư điện tử ở Anh đã tăng 400% trong thời gian Giáng sinh. Hai tháng trước đây, một loạt các thư điện tử tương tự đã được gửi từ các địa chỉ không có thật của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng ở Anh với nội dung yêu cầu người sử dụng máy tính đăng ký lại tài khoản ngân hàng và mã số trên những trang Web giả mạo.Vấn đề này khiến hai ngân hàng lớn ở Anh là Halifax và Nat West phải tạm thời ngừng các dịch vụ ngân hàng qua Internet. Nguồn: uong-Anh.html Nhóm Quản trị viên trẻ 35
  36. 3.6. Sự cố máy tính ở ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) khiến giám đốc từ chức 2011 Nhật báo Asahi cho biết ông Satoru Nishibori, Chủ tịch Ngân hàng Mizuho, trực thuộc tập đoàn tài chính lớn thứ hai nước Nhật Mizuho Financial Group, từ chức để nhận trách nhiệm về sự cố máy tính lớn xảy ra. Hôm 15/3/11, hệ thống máy tính của ngân hàng này bị lỗi sau khi hai tài khoản được lập ra để nhận cứu trợ đã quá tải bởi có quá nhiều người chuyển tiền vào. Hai tài khoản này được dùng để tiếp nhận tiền cứu trợ cho các nạn nhân của thảm họa kép động đất - sóng thần. Ngay sau sự cố, Mizuho đã phong tỏa toàn bộ hệ thống máy rút tiền tự động và ngừng tất cả hoạt động giao dịch. Tuy nhiên quyết định này lại càng làm trầm trọng thêm sự lo lắng trên thị trường tài chính cũng như tâm lý người dân, lúc đó đang hoảng loạn vì thảm họa kép vừa xảy ra trước đó 4 ngày. Sự cố cũng khiến 1,6 triệu giao dịch với tổng trị giá khoảng 830 tỷ yen (10 tỷ USD) bị gián đoạn. Chưa hết, hệ thống máy tính của ngân hàng này lại quá cũ kỹ, có tuổi thọ trên 20 năm, nên không thể phục hồi ngay. Trong suốt 3 ngày cuối tuần sau thảm họa, chủ tài khoản của Mizuho trên khắp nước Nhật không thể sử dụng máy rút tiền tự động mà phải rút thông qua giao dịch thủ công tại ngân hàng, với số tiền được giao dịch tối đa là 100.000 yen. Phải đến 10 ngày sau, hệ thống máy tính mới được khôi phục hoàn toàn. Trong suốt thời gian đó, những nạn nhân của thảm họa, vốn đã mất hết tiền bạc, nhà cửa, không thể rút tiền để trang trải cuộc sống và nhiều người bị chậm lương vài ba ngày, tờ Asahi cho biết. Đây không phải là lần đầu tiên Ngân hàng Mizuho gặp sự cố máy tính. Năm 2002 khi ngân hàng này được thành lập bởi ba ngân hàng nhỏ sáp nhập lại, việc kết nối hệ thống máy tính giữa các ngân hàng đã xảy ra sự cố. Thời gian đó, 3 cố vấn cấp cao phụ trách việc sáp nhập đã nhận trách nhiệm và lần lượt từ chức. Nguồn: su-co-may-tinh/ 3.7. Máy tính lớn ở HSBC gặp sự cố 2010 Ngân hàng HSBC gặp sự cố kỹ thuật lần thứ hai trong vòng sáu tháng trở lại khiến khách hàng không thể rút tiền hoặc truy cập dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Các khách hàng của HSBC không thể rút tiền từ máy rút tiền và truy cập ngân hàng trực tuyến đầu ngày 8/1/10 sau khi máy tính lớn (mainframe computer) của ngân hàng bị “sập”. Nhóm Quản trị viên trẻ 36
  37. Sự cố này kéo dài trong vài giờ nhưng người phát ngôn của HSBC nói nó không ảnh hưởng đến tất cả khách hàng và mọi thứ nay đã hoạt động trở lại. “Khoảng 12 giờ kém 15 phút sáng 8/1/10 chúng tôi đã gặp một vấn đề ảnh hưởng đến mạng lưới ATM của chúng tôi, một số gián đoạn đối với dịch vụ ngân hàng trực tuyến,”, người phát ngôn HSBC nói. “Việc này liên quan đến một sự cố máy tính lớn và [mặc dù tất cả được dự phòng và vẫn đang chạy] chúng tôi đang giám sát rất chặt chẽ để phát hiện nguồn gốc trục trặc và đảm bảo sự cố không lặp lại nữa”. Một sự kiện tương tự đã xảy ra trong tháng Sáu năm ngoái khi khách hàng không thể rút tiền hoặc truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến nhưng người phát ngôn của HSBC không đưa ra thông tin nào có sự liên quan giữa hai sự cố nói trên. HSBC hiện đang nâng cấp toàn bộ hệ thống theo dự án “Một HSBC” để chuyển tất cả công nghệ vào một nền tảng. Quá trình này tốn kém 1 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Nguồn: o-HSBC-gap-su-co/2010/01/2CMSV9823820/View.htm Nhóm Quản trị viên trẻ 37
  38. PHẦN IV: RỦI RO BÊN NGOÀI 4.1. Vụ mối tấn công NHTW Ấn Độ 2011 gây thiệt hại hàng trăm nghìn USD Đàn mối đã gặm các bọc tiền để trong két sắt, khoảng 10 triệu Rupee, tương đương 222.000 USD tiền mặt. Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra vụ mối đã đột nhập và "xơi tái" hàng triệu rupee tại một ngân hàng miền đông nước này. Cảnh sát Ấn Độ cho biết một chi nhánh của Ngân hàng trung ương Ấn Độ ở gần thành phố Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh - bang lớn thứ hai nước này về mặt kinh tế - đã bị mối tấn công. Trước đó vào thứ tư, nhân viên ngân hàng hết sức kinh hãi khi mở hầm kiên cố ra và phát hiện hàng đàn mối đang gặm rau ráu các bọc tiền để trong két sắt. Sau khi kiểm kê, họ tính toán mối đã xơi tái khoảng 10 triệu rupee, tương đương 222.000 USD tiền mặt. Quản lý ngân hàng, ông J.P. Dived cho biết, ngân hàng này đã quá cũ kỹ, do đó tạo điều kiện cho mối tấn công. “Chúng tôi đã cố hết sức để giữ cho tiền giấy được an toàn. Nhưng ở đây, mối là một rắc rối quá lớn đến nỗi không có cách nào xử lý chúng. Có khi chỉ còn cách chuyển ngân hàng đi nơi khác”, ông nói với tờ Daily News & Analysis của Ấn Độ. Đây không phải là lần đầu ngân hàng này bị mối tấn công. Trước đó, mối đã phá hủy nhiều đồ đạc, tài liệu trong văn phòng. Còn lần này chúng chuyển hướng sang hầm kiên cố đựng tiền. Cảnh sát cho biết khác với những vụ ngân hàng mất tiền khác, ở vụ này họ phải điều tra xem mối đã tấn công hầm kiên cố như thế nào, đồng thời điều tra cách quản lý tiền bạc của ngân hàng trên. Nguồn: nghin-usd-vi-moi/ 4.2. Sóng thần, động đất gây thiệt hại hàng trăm tỷ JPY cho ngân hàng Nhật Chỉ số chứng khoán Topix của Nhật đã giảm gần 18% kể từ sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp ngày 11/3, làm thiệt hại nặng nề giá trị tài sản bằng cổ phiếu trong nước của các ngân hàng nước này. Hôm 25/3, chỉ số này lại tiếp tục giảm 0,83% và đóng cửa ở mức 853,95 điểm. Các nhà phân tích tại CreditSights ước tính, mức giảm 10% hôm 15/3 trên thị trường chứng khoán Nhật đã làm giá trị các cổ phiếu mà ba ngân hàng lớn nhất nước này đang có, rơi xuống dưới điểm hoà vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc danh mục đầu tư của họ đang bị lỗ. Nhóm Quản trị viên trẻ 38
  39. Cũng theo CreditSights, ba tập đoàn tài chính Mizuho, Sumitomo Mitsui và Mitsubishi UKFJ đang nắm giữ tổng cộng 8,42 nghìn tỉ yên (63,8 tỉ bảng Anh) vào ngày 10/3/2011 – một ngày trước khi trận động đất xảy ra. Chỉ số chứng khoán Topix mất điểm đồng nghĩa với việc các ngân hàng này đang phải chịu lỗ. Mức hòa vốn của họ tương đương với Topix ở 800 điểm, còn đóng cửa hôm thứ ba tuần trước, chỉ số này là 766,73 điểm. CreditSights ước tính nếu chỉ số này tiếp tục giảm xuống dưới 700 điểm thì khoản lỗ ròng trước thuế của các ngân hàng này sẽ là 2,3 tỉ bảng Anh. Ảnh hưởng của việc thị trường đi xuống tới từng ngân hàng có thể sẽ dao động rất lớn khi họ tổng kết năm tài chính vào cuối tháng này. Mitsubishi UKFJ định giá số cổ phiếu trong nước mà họ đang nắm giữ theo giá đóng cửa cuối tháng của thị trường. Trong khi đó, Mizuho và Sumitomo lại dùng chỉ số trung bình hàng tháng, có nghĩa là họ có thể chịu mức lỗ lớn hơn với danh mục đầu tư của mình. Trong quá khứ, giá chứng khoán trong nước đi xuống là một trong những nguyên nhân gây thua lỗ và gần như làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của Nhật Bản sau khi bùng nổ kinh tế chấm dứt vào đầu những năm 1990. Kể từ đó, hệ thống ngân hàng của Nhật Bản đã được tái cơ cấu một cách mạnh mẽ và tài sản nắm giữ bằng cổ phiếu cũng giảm đi, đồng nghĩa với việc thị trường đi xuống cũng không thể đe doạ đến toàn bộ ngân hàng nước này. Nguồn: hai-hang-tram-ti-yen/ 4.3. Cháy lớn gây thiệt hại ở Agribank chi nhánh Nam Đàn (Nghệ An) 2011 Vào lúc 21h ngày 25/9/11, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện Nam Đàn (tỉnh NghệAn). Nhận được tin báo, cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Nghệ An điều khẩn cấp 4 xe chữa cháy chuyên dùng lên để đập tắt đám cháy. Tuy nhiên, do quãng đường quá xa (cách thành phố Vinh 25 km), khi lực lượng cứu hỏa lên đến địa điểm xẩy ra cháy, ngọn lửa đã bùng phát dữ dội, lan ra toàn trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp huyện Nam Đàn. Cùng với nhân dân địa phương, Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Nghệ An đã dùng vòi rồng phun nước, dập lửa. Cảnh sát giao thông đã huy động cán bộ chiến sỹ, phân luồng giao thông, giải tán đám đông để lực lượng cứu hỏa làm nhiệm vụ. Phải đến 22h30’ ngọn lửa mới cơ bản được dập tắt. Theo đại diện Ngân hàng Nông nghiệp huyện Nam Đàn, đến thời điểm này chưa thông kê được thiệt hại. Giấy tờ, sổ sách của Ngân hàng đã bị lửa thiêu rụi. Nhóm Quản trị viên trẻ 39
  40. Nguồn: Dan/59906 4.4. Ngân hàng Pakistan bị cƣớp trong 5 phút 2011 Sáng 5/8/11, một nhóm gồm 6 tên cướp đã đột nhập chớp nhoáng một ngân hàng tư nhân gần đồn cảnh sát Saudabad ở thành phố Karachi (Pakistan) và cướp đi 4,6 triệu rupee (hơn 53.000 USD). Vụ cướp trên diễn ra chỉ trong vòng 5 phút, ngay sau đó bọn cướp đã kịp tẩu thoát an toàn cùng với số tiền cướp được và các máy điện thoại di động của 7 nhân viên ngân hàng. Bọn cướp đột nhập ngân hàng lúc 9 giờ 10, đập vỡ các camera theo dõi, thu các băng ghi hình của các camere này, giữ tất cả các nhân viên làm con tin sau đó cướp tiền mang đi. Theo cảnh sát địa phương, 5 tên cướp đã xông vào ngân hàng trong khi tên còn lại đứng bên ngoài để cảnh giới. Nguồn: phut/20118/100425.vnplus 4.5.Maritime Bank bị cƣớp 2010 giữa ban ngày (VnMedia) - Trưa 5/4/10, một vụ cướp ngân hàng táo tợn đã xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu lần này của bọn cướp là Phòng giao dịch chi nhánh ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) tại số 29 Đê La Thành. Thời điểm xảy ra vụ cướp là thời điểm giờ nghỉ trưa. Khi ấy, chi nhánh của Ngân hàng này đã vãn khách. Một đối tượng bịt mặt, cầm dao và một vật giống như súng ngắn chĩa thẳng về phía ba nhân viên ngân hàng đang ngồi tại quầy giao dịch. Đối tượng bịt mặt đã đe doạ, khống chế và cướp đi số tiền khoảng 90 triệu đồng. Sau khi tên cướp bỏ chạy ra đường, các nạn nhân mới hô hoán. Lực lượng bảo vệ ở bên ngoài ngân hàng đã không kịp bắt giữ. Do hung thủ bịt mặt nên các nhân viên cũng không thể nhận diện hay ước đoán tuổi tác của đối tượng. Vụ cướp cho thấy tính nghiêm trọng của vụ án khi chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải nằm tại tầng 1 của tòa nhà trung tâm thương mại, chỉ cách trụ sở Công an phường Ô Chợ Dừa khoảng 10 mét. Nguồn: %E1%BA%A3ng+h%E1%BA%A3i+b%E1%BB%8B+c%C6%B0%E1%BB%9Bp+gi%E1% BB%AFa+ban+ng%C3%A0y.html Nhóm Quản trị viên trẻ 40
  41. 4.6. Vụ cƣớp VietA Bank chi nhánh Đà Nẵng 2006 Đêm 19/5/2003, Ban giải toả đền bù Đà Nẵng bị kẻ gian đột nhập đục két sắt lấy tiền. Thủ phạm không để lại một dấu vết nào. Vụ mất tiền này gây xôn xao dư luận, đưa ra chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố. Thậm chí có cả dư luận cho rằng đã có “tay trong” giúp sức. Im ắng một thời gian, rạng sáng ngày 6/5/2005 tại Đà Nẵng, lại xảy ra vụ cướp tại Chi nhánh Ngân hàng Việt Á. Kẻ gian khống chế bảo vệ cướp 3,5 tỷ đồng và 60.000 USD, cũng không để lại dấu vết nào. Tiếp đến, rạng sáng 16/3, một tiệm nữ trang lớn của Đà Nẵng là Thanh Nhàn lại bị kẻ cướp trèo vào, khống chế người nhà đập tủ kính lấy lượng lớn vàng, nữ trang. Thủ phạm trước khi hành động đã bẻ hỏng camera tự động đặt phía trên quầy. Tuy nhiên, chúng không ngờ đã để lại một dấu vân tay, mẩu tàn thuốc lá và sợi tóc. Manh mối điều tra thủ phạm bắt nguồn từ chiều 11/4, tại tổ 26, phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), công an đã bắt quả tang vụ đánh bạcquy mô lớn, thu 60 triệu đồng và tạm giữ 11 con bạc. Trong đó có Nguyễn Văn Hùng (Hùng "Cự", 49 tuổi). Sáng 27/5/05, Ban chuyên án đã khám xét khẩn cấp nơi ở của Hùng cùng vợ là Nguyễn Thị Châu (Châu "Đá") và Nguyễn Đăng Thanh (Thanh "Cu Búa", 35 tuổi, con riêng của Châu). Tại đây, ban chuyên án đã thu giữ được nhiều tang vật cùng khoảng 300 triệu đồng. Thanh "Cu Búa" thừa nhận cùng với Hùng "Cự" thực hiện các vụ cướp Đào bới sau vườn nhà một người quen của Hùng - Thanh tại xã miền núi Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) và kiểm tra trong 2 cánh cửa sắt cũ bọn chúng gửi ở nhà một người quen, trinh sát phát hiện có 10 kg vàng và bạch kim. Toàn bộ số tiền và vàng này là tài sản bọn chúng có được sau 3 vụ cướp. Tổng tài sản lên đến hơn 10 tỷ đồng. Hùng "Cự", Thanh "Cu Búa", Châu "Đá" và một người liên quan là Nguyễn Xuân Sơn đã bị bắt tạm giam. Cướp để đánh bạc, mua đất và chơi gái Theo lời khai ban đầu, Hùng "Cự" và Thanh "Cu Búa" chỉ tập trung “đột vòm” vào những nơi mà chúng cho rằng có nhiều tiền và vàng. Phương tiện gây án là kìm cộng lực và máy cắt gió đá để cắt cửa sắt và két bạc. Vụ cướp Ban giải toả đền bù, Hùng "Cự" chỉ đạo để Thanh "Cu Búa" trực tiếp thực hiện. Lần cướp tại Ngân hàng Việt Á do Hùng "Cự" trực tiếp ra tay. Còn sự việc xảy ở tiệm vàng Thanh Nhàn, cả hai cùng thực hiện. Cả 3 vụ, Thanh "Cu Búa" được chia phần tổng cộng hơn 300 triệu và 16 cây vàng. Có tiền, Thanh Cu Búa mua xe Rebel và đổ hết vào thú chơi gái. Trong các thành phần bị cơ quan điều tra triệu tập sáng 28/5, có cô gái trẻ đẹp làm vũ nữ Vũ trường Phương Đông, được Nhóm Quản trị viên trẻ 41
  42. Thanh Cu Búa “bao” nhiều tháng nay. Mỗi lần đi chơi với người đẹp, Cu Búa dắt theo một cây vàng. Còn Hùng Cự “đầu tư” tiền vàng cướp được vào các chiếu bạc. Châu Đá “kỹ” hơn, đem vàng lên núi chôn, và mua 2 lô đất. Nguồn: 4.7. Vụ cƣớp quỹ tiết kiệm thuộc Vietinbank 2004 Trưa ngày 5-5-2004, một thanh niên chừng 20 tuổi, cao khoảng gần 1,6m giả làm khách hàng vào Quỹ tiết kiệm số 78 thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (số 125 đường Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm) đã dùng dao khống chế, đe dọa nhân viên của Quỹ, bắt phải mở két lấy tiền đưa cho hắn. Theo kết quả xác minh ban đầu của cơ quan điều tra, thủ phạm đã lợi dụng vào cuối giờ làm việc buổi sáng, khi khách đến giao dịch đã vắng, tên cướp dùng hung khí uy hiếp chị Lê Thị Hằng (trưởng quỹ) và Cao Thị Sâm (thủ quỹ). Quá sợ hãi, chị Hằng và chị Sâm đã phải mở két, đưa toàn bộ số tiền trong két gồm 51,1 triệu đồng và 2 tờ công trái mệnh giá 200.000 đồng cho tên cướp. Tên cướp sau khi lấy được tiền đã dồn hai người phụ nữ vào nhà vệ sinh rồi trốn thoát. Hiện công an quận Long Biên đang truy tìm thủ phạm vụ cướp. Đây là lần thứ 2 quỹ tiết kiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam bị cướp. Được biết, vào tháng 11-2003, một nhóm thanh niên đã dùng ớt bột để tấn công nhân viên của Quỹ tiết kiệm số 73 (đường Xuân Diệu, Tây Hồ) và lấy đi 30 triệu đồng. Nguồn: m7897t-qu7929 ti7871t-ki7879m-thu7897c-ngan-hang-cong-th432417ng-vi7879t-nam.htm 4.8. Vụ cƣớp thế kỷ ở UBS (Thụy Sĩ) 1990 7h ngày 25/3/1990 tại trụ sở Liên hiệp các ngân hàng Thụy Sĩ (UBS), 5 tên cướp mang súng, đeo găng, bịt mặt tấn công bảo vệ và một số nhân viên khác của ngân hàng. Chỉ trong vòng 1 giờ 45 phút, chúng lấy đi gần 220kg tiền. Patrick, một nhân viên bảo vệ kể lại: "Bọn cướp vô hiệu hóa hệ thống báo động. Chúng rành rẽ mọi thứ một cách đáng kinh ngạc: chúng biết khóa số để mở két sắt phòng ngoại tệ. Chúng nhồi vào các túi xách thể thao những xấp ngoại tệ". Sau đó, chúng tẩu thoát qua thành phố còn đang ngái ngủ trong chiếc Renault Espace và một chiếc xe nhỏ mang biển số ở Haute- Savoie. Hôm ấy là phiên trực của chánh thanh tra Marco Mattille ở Sở Cảnh sát. Mattille nghi ngờ có sự đồng lõa bên trong ngân hàng. Và trực giác của ông đã không lầm. Buổi tối hôm 25/3/1990 tại Genève, một người đàn ông đang chăm chú xem bản tin trên truyền hình. Michel F. mỉm cười khi nghe phóng viên nhắc đến “vụ cướp thế kỷ”. Nếu không Nhóm Quản trị viên trẻ 42
  43. có ông ta, một huấn luyện viên thể thao, vụ cướp đó sẽ không thể diễn ra. Michel đã mua từ một nhân viên của UBS bản đồ ngân hàng và bộ khóa số két sắt rồi trao cho nhóm hành động. Ông đã kết hôn với nữ trợ lý của ông trưởng ban ngoại tệ ở UBS. Nhờ vợ, ông thường đi lướt ván với ông chủ ngân hàng. Tuy nhiên, khi hành động bọn cướp đã qua mặt Michel F. Đêm trước xảy ra vụ cướp, Michel mặc áo len vào rồi ra khỏi nhà để đến gặp nhóm hành động nơi họ đang ẩn náu. Ông đã gặp họ nhiều lần qua một người trung gian nhưng vì lý do an toàn nên ông không biết tên của họ. Khi đến số 47 bến Rhône, ông chỉ thấy nhiều mẩu tàn thuốc lá vương vãi dưới đất. Bọn cướp đã chơi khăm ông. Vị giáo sư thể dục nổi giận, lao vào cuộc truy đuổi. Trước tiên Michel buộc người trung gian đã giới thiệu họ với ông giải thích sự việc. Vào lúc ấy, theo lời khuyên của một luật sư, họ chỉ muốn tìm một ngân hàng Thụy Sĩ để gửi tiền. Người trung gian đề nghị ông đến gặp vị luật sư. Nhưng rõ ràng là Michel không gặp may. Số tiền thưởng bằng 10% số tiền bị cướp mà UBS đưa ra bắt đầu khiến người ta thèm thuồng. Ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc, người trung gian tố cáo Michel với ngân hàng. Chẳng nghi ngại gì, Michel đến Côte d'Azur để gặp vị luật sư. Nhờ thế ông ta có được manh mối hướng ông đến Bastia. Michel phái người em trai và một người bạn đến Bastia. Trong 3 ngày, từ 9 - 11/5/1990, họ theo dõi 2 gã cướp có máu mặt. Một gã tên là André Benedetti, biệt danh Dédé. Từng là cướp nhưng giờ đây Benedetti đã chuyển sang kinh doanh địa ốc và nhà hàng và rất đam mê hội họa. Mục tiêu thứ nhì là Jacques Patacchini, một cựu thủy thủ. Trong khi đó, tại Genève, Michel F. tiếp tục thu thập thông tin. Còn thanh tra Marco Mattille vẫn quan sát, đánh giá ông ta. Mattille chưa muốn mất mối dây dẫn ông đến bọn cướp. Cuối cùng, ngày 29/5/1990, Michel bị bắt tại một phòng điện thoại công cộng. Trước cảnh sát, Michel F. nhanh chóng thú nhận vai trò của mình. Michel F. đã khai gì? Vào tháng 11/1989, trong lúc thế giới đang chứng kiến sự sụp đổ của bức tường Berlin, Michel làm công việc chuyển các vali tiền từ Pháp sang Thụy Sĩ. Người ta yêu cầu ông liên hệ với UBS theo yêu cầu của một người ở đảo Corse tên là Dédé Benedetti, người này muốn gửi 5 triệu frăng bằng đồng lire Italia. Nhưng ngân hàng không chấp thuận vì cảm thấy có gì mờ ám. Phải chăng do chạm tự ái nên Benedetti đã nảy sinh ra ý tưởng cướp? Vào đầu năm 1990 đã có 5 cuộc họp mặt, lúc tại Genève lúc ở nhà ga Annecy, cùng với những tên cướp gốc ở đảo Corse. Nhưng bất chấp vẻ ngoài “đàng hoàng” của chúng, Michel F. vẫn không an tâm. Thậm chí vào tháng 2/1990, ông còn nhờ một người bạn lén chụp ảnh bọn chúng khi đang họp. Michel muốn giữ lại bằng chứng nếu rủi ro ông bị kết thúc cuộc đời dưới đáy hồ Leman. Trong lời khai trước cảnh sát, Michel cũng cho biết tên 2 nhân viên bảo vệ của UBS, bị xem như đồng lõa. Nhóm Quản trị viên trẻ 43
  44. Với các lời khai đó, cảnh sát nhanh chóng kết thúc cuộc điều tra. Ngày 13/5/1992, Michel F. cùng 2 bảo vệ bị kết án 7 năm rưỡi tù giam về tội “cướp đặc biệt nghiêm trọng”. Chỉ có Sebastiano Hoyos là kêu oan. Hoyos người gốc Brazil sinh sống tại Pháp, nhưng không lâu sau, trốn sang Genève cùng với vợ con và được hưởng quy chế tị nạn chính trị. Để kiếm sống, ông xin vào làm bảo vệ cho UBS. Sau khi bị kết án, một ủy ban ủng hộ kêu gọi phục hồi quyền công dân cho ông. Hoyos đệ đơn kháng cáo lên tòa án liên bang. Cuối cùng, đến năm 1996 tòa án tha bổng ông trước sự hò reo của những người ủng hộ. Vụ việc ở Thụy Sĩ coi như kết thúc. Nhưng tiến trình điều tra ở Pháp lại có vẻ rắc rối hơn. Một mẻ lưới lớn được tung ra ngày 15/1/1991. Thanh tra Mattille và người trợ lý từ Genève đi đến Bastia. Nhưng Jacques Patacchini đã bỏ trốn, cả André Benedetti cũng thế. Sau một thời gian ngắn, Benedetti trở về nhà và làm một chỗ trú ẩn trong cái tủ chứa máy giặt. Hắn lắp 2 cái chốt khóa mà hắn kéo từ bên trong khi có báo động. Nhưng đến tháng 9/1991, hắn bị bắt trong chỗ trú. Jacques Patacchini bị bắt ngày 13/1/1992 tại Saint-Laurent-du-Var trong lúc đang mua ống nhòm. Em hắn, Joel, và cả tên đồng bọn Alexandre Chevrière cũng bị bắt. Nhưng Chevrière khai ra một chứng cứ ngoại phạm: vào ngày diễn ra vụ cướp, lúc 9h hắn bị cảnh sát kiểm tra trong một quán bar ở Marseille. Biên bản kiểm tra được giữ tại Sở Cảnh sát Marseille. Tuy nhiên khi cảnh sát xem xét kỹ, phát hiện ra rằng biên bản đó là giả, do một tên đồng lõa trong Sở cảnh sát làm. Ngày 7/6/2004, 3 người đã được trả tự do, chỉ có Chevrière còn bị giam. Các luật sư bào chữa rằng họ đã lẩn trốn vì bị buộc tội một cách oan ức, cảnh sát không tìm thấy ADN của họ trên những tàn thuốc lá ở nơi ẩn náu (47 bến Rhône) và cuối cùng là lời khai của các nhân chứng không nhất quán. Nhân chứng là chìa khóa của phiên tòa, nhưng những người này lại không chịu ra làm chứng. Michel F. không chịu ra làm chứng vì lo sợ. Nhân viên bảo vệ đang bị giam cũng không chịu ra tòa. Người trung gian từng tố cáo Michel F. đã qua đời vì bệnh tật trước đó 2 năm. Còn ông luật sư ở Côte d'Azur cũng không có mặt. Những nhân chứng chấp thuận ra trước tòa lại không dám nói nhiều. Theo phán quyết cuối cùng của toà án, được tuyên lúc 2h ngày 12/6/2004: 4 bị cáo được tha bổng. Như thế, người ta đã không tìm lại được một xu nào trong số 124 triệu frăng ngoại tệ của UBS. Và tại Genève, người ta gọi đây là vụ cướp của thế kỷ. Nguồn: Nhóm Quản trị viên trẻ 44