Phương pháp lập và phân tích Báo cáo tài chính

ppt 55 trang nguyendu 7590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp lập và phân tích Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphuong_phap_lap_va_phan_tich_bao_cao_tai_chinh.ppt

Nội dung text: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo tài chính

  1. PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TS.Nguyễn Thanh Bình Giám đốc phân tích, Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán APEC
  2. Khái niệm ◼ BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp như tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. ◼ BCTC cung cấp các thông tin kinh tế-tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ◼ BCTC là những báo cáo mang tính bắt buộc do Nhà nước quy định. ◼ Tóm lại, BCTC là sản phẩm quan trọng nhất của quy trình kế toán, là công cụ cơ bản để công bố thông tin kế toán của DN.
  3. Mục đích ◼ Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của DN về:  Tài sản  Nợ phải trả  Vốn chủ sở hữu  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ  Thuế và các khoản nộp Nhà nước  Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán  Các luồng tiền.
  4. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC (CMKT số 21) ◼ Nguyên tắc hoạt động liên tục ◼ Cơ sở dồn tích ◼ Nguyên tắc nhất quán ◼ Trọng yếu và tập hợp ◼ Nguyên tắc bù trừ ◼ Nguyên tắc có thể so sánh ◼ Nguyên tắc phù hợp
  5. Nguyên tắc hoạt động liên tục ◼ BCTC thường được lập trên giả thiết rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai. ◼ Nếu doanh nghiệp dự định kết thúc hoạt động trong tương lai thì BCTC có thể phải lập trên một cơ sở khác, khi đó cần phải làm khai báo về cơ sở này.
  6. Cơ sở dồn tích ◼ Để đạt được mục tiêu của mình, các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở dồn tích. Theo đó, ảnh hưởng của các nghiệp vụ và sự kiện phải được ghi nhận khi chúng xảy ra chứ không phải khi thu tiền hay chi tiền và chúng được ghi chép vào sổ kế toán, được tổng hợp trên các BCTC.
  7. Nguyên tắc nhất quán ◼ Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp tính toán nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
  8. Trọng yếu và tập hợp ◼ Nguyên tắc này cho rằng có thể có những sai sót nhỏ, không trọng yếu, có thể chấp nhận được nếu các khoản mục này không ảnh hưởng tới tính trung thực và hợp lý của BCTC, tức là không làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin. ◼ Thông tin cung cấp phải dựa trên cơ sở tập hợp đầy đủ, không phân tán rải rác làm nhiễu thông tin cho người đưa ra quyết định.
  9. Nguyên tắc bù trừ ◼ Không được phép bù trừ giữa các khoản phải thu với khoản phải trả của cùng một đối tác vì trong trường hợp DN bị phá sản thì việc xử lý các khoản phải thu và phải trả là khác nhau. ◼ Khi lập BCKQKD, DN không được bù trừ giữa chi phí và thu nhập của từng loại hoạt động mà chúng phải được trình bày thành từng khoản mục riêng, sau đó, chi phí được trừ vào doanh thu hoặc thu nhập tương ứng để xác định KQKD của từng hoạt động.
  10. Nguyên tắc có thể so sánh ◼ Các BCTC phải cung cấp thông tin có tính so sánh của một số kỳ kế toán liên tiếp nhằm giúp người sử dụng hiểu được các biến động trong các chỉ tiêu trên báo cáo giữa các kỳ. ◼ Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số trong BCTC của kỳ trước. ◼ BCTC bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.
  11. Nguyên tắc phù hợp ◼ Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi công tác hạch toán chi phí phù hợp với doanh thu.
  12. Nguyên tắc thận trọng ◼ Nguyên tắc thận trọng yêu cầu kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi có chứng cớ chắc chắn. Tài sản có xu hướng giảm giá , mất giá không bán được phải dự tính thiệt hại để trích lập dự phòng.
  13. Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống BCTC tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo ◼ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN ◼ Báo cáo kết quả HĐKD Mẫu số B 02-DN ◼ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN ◼ Bản thuyết minh BCTC Mẫu số B 09-DN Đối với công ty mẹ và tập đoàn thì phải lập BCTC hợp nhất.
  14. Bảng cân đối kế toán ◼ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. ◼ Nói một cách khác, BCĐKT là báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.
  15. Kết cấu của BCĐKT ◼ BCĐKT được lập dựa trên phương trình kế toán cơ bản Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Tổng NVCSH ◼ BCĐKT được trình bày theo kết cấu dạng hai bên (kết cấu ngang, kết cấu tài khoản): bên trái là tài sản, bên phải là nguồn vốn. ◼ BCĐKT được trình bày theo kết cấu dạng một bên (kết cấu dọc, kết cấu dạng báo cáo): bên trên là tài sản, bên dưới là nguồn vốn.
  16. Nguồn số liệu để lập BCĐKT Để lập BCĐKT cần thiết phải sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau trong đó chủ yếu :  Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước, năm trước  Sổ cái các TK tổng hợp và TK phân tích  Bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối phát sinh)  Các tài liệu khác có liên quan (bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê )
  17. Phương pháp lập Chuyển số dư của các tài khoản loại 1 đến loại 4 vào biểu mẫu tương ứng theo hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 (xem bảng)
  18. Các nghiệp vụ kế toán và ảnh hưởng đến BCTC ◼ Các nghiệp vụ làm tăng cả tài sản và nguồn vốn (hạch toán lợi nhuận, vay vốn, bổ sung vốn chủ sở hữu). ◼ Các nghiệp vụ làm giảm tổng tài sản và nguồn vốn (trả nợ, trả cổ tức, lợi nhuận âm). ◼ Các nghiệp vụ làm thay đổi kết cấu tài sản ◼ Các nghiệp vụ làm thay đổi kết cấu nguồn vốn
  19. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ◼ BCKQHĐKD thể hiện kết quả các hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). ◼ Báo cáo này phản ánh tổng quát các khoản doanh thu (hay thu nhập) phát sinh và các khoản chi phí tương ứng tạo ra khoản doanh thu hay thu nhập đó và lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. ◼ Chức năng của báo cáo này là cung cấp các căn cứ cho người sử dụng đánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  20. Nguồn số liệu để lập báo cáo Để lập BCKQHĐKD, người lập phải sử dụng nguồn số liệu chủ yếu sau: ◼ BCKQHĐKD quý trước, năm trước. ◼ Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản loại 5- doanh thu; loại 6- chi phí; loại 7- thu nhập khác; loại 8- chi phí khác; loại 9- xác định kết quả kinh doanh. ◼ Các tài liệu khác có liên quan như sổ chi tiết TK 3334- thuế TNDN, thông báo nộp thuế TNDN
  21. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ◼ BCLCTT là báo cáo trình bày nguồn gốc và phương thức sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin về luồng tiền vào và ra chủ yếu trong một thời kỳ nhất định. ◼ Các thông tin này phục vụ cho việc giải thích các hoạt động đầu tư và huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
  22. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm các phần chính ◼ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh ◼ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư ◼ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính ◼ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ◼ Tiền tồn đầu kỳ và cuối kỳ
  23. Nguồn số liệu ◼ Bảng cân đối kế toán ◼ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ◼ Thuyết minh báo cáo tài chính ◼ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước ◼ Các tài liệu khác như sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
  24. Phương pháp lập Có 2 phương pháp lập BCLCTT  Phương pháp trực tiếp  Phương pháp gián tiếp
  25. Phương pháp trực tiếp ◼ BCLCTT được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu, chi trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
  26. Phương pháp trực tiếp BCLCTT được lập bằng cách điều chỉnh chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” của hoạt động SXKD khỏi ảnh hưởng :  Các khoản mục không phải bằng tiền.  Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh  Các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng thuộc hoạt động đầu tư. Sau đó, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi của vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh.
  27. Thuyết minh BCTC ◼ TMBCTC là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác.
  28. Kết cấu Nội dung cơ bản của TMBCTC được trình bày trong 7 phần chính sau ◼ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp ◼ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán ◼ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng ◼ Các chính sách kế toán áp dụng
  29. Nguồn số liệu Để lập TMBCTC cần căn cứ vào ◼ Các sổ kế toán kỳ báo cáo ◼ Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo ◼ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ◼ Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước
  30. Báo cáo tài chính và nghành kinh doanh Ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến kết cấu báo cáo tài chính, một số ngành kinh doanh chính: Ngành dịch vụ Ngành sản xuất công nghiệp, hàng tiêu dùng. Ngành xây dựng, đóng tầu, trồng rừng Ngành thương mại, xuất nhập khẩu Tài chính, ngân hàng
  31. Ngành dịch vụ ◼ Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định lớn, đặc biệt lớn trong giai đoạn mới hoạt động. ◼ Tỷ trọng tài sản ngắn hạn ít, nhưng có xu hướng tăng lên cùng với thời gian hoạt động của doanh nghiệp. ◼ Dòng tiền tương đối ổn định, rõ ràng, dễ dự báo trừ một số doanh nghiệp có tỷ trọng đầu tư tài chính lớn ◼ Giá vốn tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào vật liệu cơ bản hơn so với các nghành khác.
  32. Ngành sản xuất công nghiệp ◼ Tài sản cố định lớn, và có xu hướng giảm dần tỷ trọng. ◼ Hàng tồn kho lớn, có kết cấu phức tạp. Biến động giá hàng tồn kho ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. ◼ Giá vốn phụ thuộc vào giá vật liệu cơ bản. ◼ Doanh thu biến động theo tỷ lệ lạm phát (tốc độ tùy theo ngành). ◼ Cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ giá vốn và doanh thu khi dự báo lợi nhuận
  33. Ngành xây dựng, bất động sản ◼ Chu kỳ kinh doanh dài, hạch toán treo chi phí, doanh thu hạch toán theo tiến độ thi công. ◼ Cơ chế hạch toán khá phức tạp, chú ý tài khoản 154, tài khoản 241 xem xét sự biến động tương ứng với tài khoản khách hàng trả trước (331). ◼ Phân tích các chỉ số doanh nghiệp bất động sản không phản ánh đủ giá trị của doanh nghiệp. ◼ Để định giá doanh nghiệp BĐS phải định giá danh mục BĐS theo giá trị hợp lý (giá trị sổ sách không phản ánh đầy đủ giá trị hợp lý của BĐS) ◼ Kết quả kinh doanh của DN BĐS phụ thuộc nhiều vào lãi suất ngân hàng và kinh tế vĩ mô.
  34. Thương mại, xuất, nhập khẩu ◼ Các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu có Tài sản ngắn hạn lớn. Tỷ trọng tài sản cố định thấp (trừ các doanh nghiệp có hoạt động chế biến). ◼ Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào: Phụ thuộc nhiều vào giá hàng hóa trên thị trường QT Rủi ro tỷ giá cao Rủi ro lãi suất thường thấp hơn khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ.
  35. Một số thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính ◼ Một số thủ thuật điều chỉnh doanh thu trong kỳ Tăng cường bán hàng bằng cách ưu đãi tín dụng, bán hàng giảm giá cho khách hàng. Đẩy mạnh (trì hoãn) hạch toán nhanh các khoản doanh thu có lãi lớn (doanh nghiệp chu kỳ kinh doanh dài). Trì hoãn hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại. Bán các tài sản có giá trị kinh tế cao để thu lợi nhuận bất thường (nhà, đất, thanh lý tầu ). Hạch toán các khoản doanh thu không chắc chắn.
  36. Một số thủ thuật điều chỉnh chi phí  Không thực hiện trích lập dự phòng các tài giảm giảm giá (chứng khoán, hàng tồn kho, nợ khó đòi).  Sử dụng các ước tính kế toán không phù hợp (đặc biệt thường dùng với các trích lập dự phòng).  Cắt giảm những chi phí hữu ích (duy tu, bảo dưỡng, quảng cáo, nhân sự).  Không thanh lý các tài sản không còn giá trị kinh tế.  Hạch toán chi phí không phù hợp với chi phí. Vận dụng chế độ kế toán, các tiêu thức phân bổ kế toán để treo gác các khoản chi phí trong kỳ.  Không sử lý các khoản nợ khó đòi. Không thông báo rủi ro tiềm ẩn của các khoản nợ khó đòi.  Kéo dài thời gian khấu hao tài sản.  Sử dụng tài sản nhưng không tính khấu hao, sử dụng công cụ dụng cụ nhưng không xuất kho.
  37. Các chỉ số tài chính và định giá cổ phiếu ➢ Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu ➢ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ➢ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn ➢ Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ➢ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ➢ Các chỉ số, phương pháp định giá cổ phiếu
  38. Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu Lộ trình tăng vốn của doanh nghiệp Xem xét cơ cấu vốn hiện tại cũng như nhu cầu tăng vốn trong thời gian tới: ➢ Khả năng pha loãng cổ phiếu của doanh nghiệp. ➢ Xem xét doanh nghiệp có trái phiếu chuyển đổi không, nếu có phải xem xét ảnh hưởng. Cơ cấu sở hữu vốn Nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm; cổ đông chiến lược, cổ đông tổ chức, cá nhân nắm số lượng lớn; cổ phiếu lưu hành, số cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.
  39. Phân tích hiệu quả sinh lời ◼ Phân tích hiệu quả sinh lời nhằm xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự báo khả năng sinh lợi trong tương lai. ◼ Phân tích môi trường quốc tế, chính sách vĩ mô để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả doanh nghiệp (các yếu tổ ảnh hưởng nhu cầu sản phẩm, biến động giá đầu vào, lãi suất, tỷ giá ). ◼ Trước khi phân tích, so sánh giữa các doanh nghiệp nên điều chỉnh các chính sách kế toán của doanh nghiệp về cùng mặt bằng (khấu hao, trích dự phòng ) ◼ Nên xây dựng tiêu chí so sánh và tiêu chí đầu tư để đánh giá ◼ Cần kết hợp với phân tích tài sản, nguồn vốn để xem xét các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận trong tương lai như: đầu tư tài chính ngắn, dài hạn, đòn bẩy tài chính, tốc độ quay vòng vốn ◼ Cần xem xét kỹ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong các năm ◼ Dự báo các rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý rủi ro đặc trưng của ngành nghề
  40. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận trên vốn CSH ( ROE) ROE Lợi nhuận sau thuế = (lợi nhuận trên vốn Vốn chủ sở hữu CSH) • ROE được dùng để đo lường xem hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này có ý nghĩa mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (có thể tính theo tỷ lệ %). • Thông thường thì một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phải có ROE cao hơn lãi suất vay vốn và ROE trung bình của các doanh nghiệp trong ngành.
  41. Sử dụng tiêu chí ROE để lựa chọn cổ phiếu ◼ Doanh nghiệp có ROE cao so với ngành và thị trường. Nên chọn doanh nghiệp có ROE trên 20%. ◼ Doanh nghiệp có ROE thấp nhưng có những yếu tố làm tăng ROE trong các kỳ sau. ◼ Doanh nghiêp tăng vốn chủ sở hữu mà ROE vẫn tăng hoặc giữ ổn định ở mức cao. ◼ Doanh nghiệp có ROE ổn định ở mức cao hoặc liên tục tăng trưởng trong nhiều năm.
  42. Tỷ suất doanh lợi Tỷ suất doanh Lợi nhuận sau thuế TNDN (MS 60) = lợi Doanh thu thuần
  43. Hệ số lợi nhuận tổng tài sản (ROA) ROA Lợi nhuận sau thuế = (hệ số lợi Tổng tài sản nhuận tổng tài sản) • ROA cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (gồm vốn CSH và các khoản nợ). • Nên lựa chọn ngành có ROA cao so với các lĩnh vực khác • Nên lựa chọn doanh nghiệp có ROA cao trong ngành.
  44. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn (đặc thù ngành) ◼ Đánh giá khái quát tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu tài sản và nguồn vốn. ◼ Việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn phải dựa trên chính sách huy động vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể. Nên có tiêu chí so sánh với doanh nghiệp trong ngành để đưa ra những nhận định phù hợp ◼ Phân tích còn kết hợp phân tích dọc (phân tích cơ cấu) với phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc theo từng loại tài sản và nguồn vốn.
  45. Phân tích cơ cấu tài sản Kết cấu tài sản Giá trị tài sản (nhóm tài sản) doanh nghiệp = Tổng tài sản (nhóm tài sản)
  46. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất tự Nguồn vốn chủ sở hữu = tài trợ Tổng nguồn vốn Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = (Tỷ suất nợ) Tổng nguồn vốn
  47. Phân tích khả năng thanh toán ◼ Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm đánh giá sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai và ạn ninh tài chính của doanh nghiệp.
  48. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Hệ số khả năng Tổng tài sản = thanh toán tổng Tổng nợ phải trả quát Hệ số thanh toán Tổng tài sản ngắn hạn = nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
  49. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành thanh toán = bằng vốn vay và nợ dài hạn nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn Tiền và các khoản t/đương tiền+ Hệ số Các khoản đầu tư TC ngắn hạn+ thanh toán = Các khoản phải thu ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn nhanh
  50. Phân tích dupont Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần X ROR = = Doanh thu thuần TAU Tổng tài sản Lợi nhuận Tổng tài sản thuần X ROA = FL = Tổng tài sản Vốn CSH Lợi nhuận thuần ROE = Vốn CSH
  51. Các chỉ số và phương pháp định giá cổ phiếu • Chỉ số P/E • Chỉ số P/BV • Định giá theo luồng cổ tức • Định giá theo luồng tiền (DCF)
  52. Định giá bằng phương pháp P/E • Phương pháp này không có ý nghĩa nếu doanh nghiệp có lợi nhuận âm • Không hiệu quả nếu doanh nghiệp có EPS tăng, giảm không ổn định • EPS trong quá khứ khá quan trọng nhưng thị giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào EPS tương lai. Kết hợp phân tích đòn bẩy tài chính, ROA, ROE để dự báo lợi nhuận và mức độ ảnh hưởng đến EPS. • EPS trượt quan trọng hơn EPS cuối năm • Phải điều chỉnh EPS ngay khi thay đổi số lượng cố phiếu phát hành (cổ phiếu bị pha loãng hoặc doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ). • So sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành, cố gắng tìm hiểu tại sao có sự khác biệt giữa P/E của doanh nghiệp trong ngành.
  53. Định giá bằng phương pháp P/BV ◼ Là chỉ số quan trọng nhằm so sánh thị giá với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. ◼ Trong thời gian kinh tế tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán nóng P/BV và P/E thường tăng cao. ◼ Trong thời gian khủng hoảng kinh tế, hoặc doanh nghiệp thua lỗ P/BV bị suy giảm mạnh. ◼ Cũng như P/E, P/BV phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp, doanh nghiệp có ROE cao hơn thường có P/BV cao hơn. ◼ Khi đầu tư không nên chỉ sử dụng riêng chỉ tiêu này, cần kết hợp phân tích chỉ số tài chính của doanh nghiệp và chỉ tiêu P/E trước khi ra quyết định đầu tư
  54. Tìm các doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt ◼ Thu thập dữ liệu lập cơ sở dữ liệu ◼ Xây dựng tiêu chí đầu tư ◼ Sử dụng các công cụ lọc tìm nhanh ◼ Sau khi tìm ra cổ phiếu thoả mãn tiêu chí nên phân tích kỹ lại các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và các doanh nghiệp trong ngành trong khoảng 2 – 3 năm. ◼ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua đó dự báo các chỉ tiêu cho những năm tới (có thể đưa ra các giả định để làm cơ sở dự báo). ◼ Kết hợp với phân tích kỹ thuật, tin tức để ra quyết định mua, bán cổ phiếu.
  55. Xin trân trọng cảm ơn