Phân tích tài chính - Bài 2: Phân tích các Báo cáo tài chính doanh nghiệp

pdf 21 trang nguyendu 8511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tài chính - Bài 2: Phân tích các Báo cáo tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_tai_chinh_bai_2_phan_tich_cac_bao_cao_tai_chinh_do.pdf

Nội dung text: Phân tích tài chính - Bài 2: Phân tích các Báo cáo tài chính doanh nghiệp

  1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bài 2: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu chung Phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính công ty có thể do: • Bản thân doanh nghiệp • Các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, nhà cung cấp và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư cá nhân, Tùy theo lợi ích khác nhau, các bên có liên quan thường chú trọng đến những loại phân tích khác nhau. Nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong khi các nhà đầu tư thì chú trọng đến khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian. Về mặt nội bộ, công ty cũng tiến hành phân tích tài chính để có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính công ty. Để hoạch định cho tương lai, giám đốc tài chính cần phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại và những cơ hội và thách thức có liên quan đến tình hình hiện tại của công ty. Cuối cùng, phân tích tài chính giúp giám đốc tài chính có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính công ty, nhờ đó, có thể gia tăng sức mạnh của công ty trong việc thương lượng với ngân hàng và các nhà cung cấp vốn, hàng hoá và dịch vụ bên ngoài. Trong phạm vi bài này khi nói đến phân tích các báo cáo tài chính là nói đến phân tích dựa trên giác độ của doanh nghiệp, tức là phân tích để nắm tình hình tài chính doanh nghiệp để từ đó đo lường và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm có những quyết định phù hợp cho hoạch định tài chính trong tương lai. 2. Tài liệu sử dụng cho phân tích Như đã nói trong phần 1, phân tích tài chính ở đây dựa vào các báo cáo tài chính do công ty lập ra. Theo qui định của Bộ Tài chính, theo định kỳ các doanh nghiệp phải hoàn tất các báo cáo tài chính sau đây: Nguyễn Minh Kiều 1
  2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp • Bảng cân đối kế toán hay còn gọi bảng tổng kết tài sản • Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng ngân lưu • Thuyết minh các báo cáo tài chính. Bảng cân đối tài sản (Balance sheet) Bảng cân đối tài sản là bảng tóm tắt tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nào đó, thường là cuối năm hoặc cuối quý. Ở đây chúng ta xem xét bảng cân đối tài sản của công ty MINEXCO, gồm Bảng 1a: Bảng cân đối tài sản của MINEXCO – Phần tài sản, và Bảng 1b: Bảng cân đối tài sản của MINEXCO – Phần nguồn vốn). Từ bảng cân đối tài sản trên chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như sau: (1) Tổng tài sản, trong đó có tài sản lưu động, tài sản cố định, (2) Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong đó có nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu. Bảng 1a: Bảng cân đối tài sản của MINEXCO – Phần tài sản Đơn vị: đồng Tài sản 2001 2002 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 19,034,807,257 26,227,103,858 1. Tiền 14,546,723,756 20,530,752,078 Tiền mặt tại quỹ 70,530,953 104,999,290 Tiền gửi ngân hàng 14,476,192,803 20,425,752,788 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3. Các khoản phải thu 2,912,961,200 4,064,554,078 Phải thu khách hàng 1,887,327,034 2,188,501,127 Trả trước cho khách hàng 1,020,345,050 2,041,775,400 Các khoản phải thu khác 5,289,116 43,201,869 Dự phòng khoản phải thu khó đòi (208,924,318) 4. Hàng tồn kho 983,654,569 1,255,954,803 Nguyên vật liệu tồn kho 181,342,681 250,526,891 Công cụ, dụng cụ tồn kho 30,714,156 15,993,656 Chi phí sản xuất dở dang 975,200 975,200 Thành phẩm tồn kho 770,622,532 988,459,056 5. Tài sản lưu động khác 591,467,732 375,842,899 Tạm ứng 264,059,142 191,727,744 Chi phí trả trước 327,408,590 184,115,155 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 32,731,292,429 29,033,865,768 1. Tài sản cố định 24,784,313,438 24,829,221,333 Tài sản cố định hữu hình 23,452,706,935 23,610,444,032 Tài sản cố định vô hình 1,331,606,503 1,218,777,301 2. Các khoản đầu tư dài hạn 7,200,000,000 3,880,000,000 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 746,978,991 324,644,435 Tổng cộng tài sản 51,766,099,686 55,260,969,626 Nguyễn Minh Kiều 2
  3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 1b: Bảng cân đối tài sản của MINEXCO – Phần nguồn vốn Đơn vị: đồng Nợ và vốn chủ sở hữu A. Nợ phải trả 18,233,383,267 20,798,372,102 1. Nợ ngắn hạn 1,377,360,423 1,086,075,472 Phải trả người bán 404,914,308 290,965,386 Người mua trả trước tiền hàng 270,979,222 69,804,064 Thuế và các khoản phải nộp (117,741,601) 98,940,111 Phải trả CNV 407,811,647 188,201,493 Các khoản phải trả khác 411,396,847 438,164,418 2. Nợ dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 Vay dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 B. Vốn chủ sở hữu 33,532,716,419 34,462,597,524 1. Nguồn vốn quỹ 31,881,614,814 32,970,374,741 Nguồn vốn kinh doanh 18,762,959,659 21,627,070,960 Chênh lệch tỷ giá (604,060,106) (2,878,264,541) Quỹ đầu tư phát triển 10,932,773,501 11,813,929,560 Quỹ dự phòng tài chính 1,902,501,285 1,911,797,656 Lợi nhuận chưa phân phối 263,006,369 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 624,434,106 495,841,106 2. Nguồn kinh phí 1,651,101,605 1,492,222,783 Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm 834,112,643 925,878,328 Quỹ khen thưởng phúc lợi 816,988,962 566,344,455 Tổng cộng nguồn vốn 51,766,099,686 55,260,969,626 Báo cáo thu nhập (Income statement) Báo cáo thu nhập, ở VN thường gọi là báo cáo kết quả kinh doanh, là báo cáo tổng kết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua một thời kỳ nhất định, thường là quý hoặc năm. Ở đây chúng ta sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MINEXCO (Bảng 2). Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của MINEXCO Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tổng doanh thu 29,317,222,931 33,312,184,144 Doanh thu ròng 29,317,222,931 33,312,184,144 Giá vốn hàng bán 11,629,594,137 14,058,290,186 Lãi gộp 17,687,628,794 19,253,893,958 Chi phí bán hàng 7,988,035,788 9,617,593,464 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,218,431,142 2,119,516,655 Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh 7,481,161,864 7,516,783,839 Nguyễn Minh Kiều 3
  4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Thu nhập từ hoạt động tài chính 524,118,778 771,803,991 Chi phí từ hoạt động tài chính 1,616,200 3,127,954 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 522,502,578 768,676,037 Các khoản thu nhập bất thường 52,850,000 15,860,905 Chi phí bất thường 1,180,000 33,913,000 Lợi nhuận bất thường 51,670,000 (18,052,095) Tổng lợi nhuận trước thuế 8,055,334,442 8,267,407,781 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,013,833,611 2,066,851,945 Lợi nhuận sau thuế 6,041,500,832 6,200,555,836 Từ báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta có được những thông tin tài chính có thể sử dụng trong công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm: • Doanh thu ròng • Giá vốn hàng bán • Lãi gộp • Chi phí lãi vay • Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Các thông tin này sẽ được sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Khuôn khổ phân tích Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính công ty. Trong phạm vi bài này chúng ta tiếp cận phân tích tài chính từ các khuôn khổ như mô tả ở hình vẽ 1 và 2, trong đó hình 1 mô tả khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào mục đích còn hình 2 mô tả phân tích tài chính dựa theo loại phân tích. Sự tách biệt này để giúp bạn dễ dàng theo dõi chứ thực ra khi phân tích tài chính bao giờ nhà phân tích cũng kết hợp cả hai. Hình 1: Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào mục đích • Phân tích nhu cầu nguồn vốn của công ty • Quyết định nhu cầu Phân tích tình hình tài Thương nguồn vốn của công chính và khả năng sinh lượng với ty lợi của công ty nhà cung • Phân tích rủi ro kinh cấp vốn doanh của công ty Nguyễn Minh Kiều 4
  5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Hình 2: Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích Phân tích tỷ số: • Tỷ số thanh khoản • Tỷ số nợ • Tỷ số chi phí tài chính Đo lường và đánh giá: • Tỷ số hoạt động • Tình hình tài chính • Tỷ số khả năng sinh lợi • Tình hình hoạt động • Tỷ số tăng trưởng của công ty Phân tích so sánh: • So sánh xu hướng • So sánh trong ngành • Phântíchcơcấu Đứng trên giác độ ngân hàng, thường phân tích tài chính theo khuôn khổ trình bày trên hình 2, ở đó mục đích của phân tích là nhằm đánh giá được tình hình tài chính và tình hình hoạt động để từ đó có nhận định đúng đắn về khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp. 4. Phân tích các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lợi, và các tỷ số tăng trưởng. Phần sau sẽ hướng dẫn cách xác định và phân tích các tỷ số này. Tuy nhiên, trước hết bạn cần biết qua trình tự các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính. Các bước thực hiện phân tích tỷ số tài chính Nhiều sinh viên sau khi hoàn tất chương trình học ở nhà trường đi vào thực tiễn vẫn gặp không ít khó khăn khi đối diện với việc phân tích tỷ số tài chính của một công ty. Đa số sinh viên không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào. Để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong thực hành, chúng tôi, sau nhiều năm nghiên cứu và tham khảo ý kiến của nhiều người thực hành, đề nghị các bước tiến hành phân tích tỷ số tài chính như sau: Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính Nguyễn Minh Kiều 5
  6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bước 3: Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán Bước 4: Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp, hay phù hợp) Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bám chặt vào các bước này bạn không chỉ dễ dàng trong việc phân tích các tỷ số tài chính như được trình bày trong tài liệu hướng dẫn và học tập, mà bạn còn có thể vận dụng sáng tạo để từ đó có thể bổ sung thêm một số loại tỷ số khác phục vụ cho nhu cầu phân tích của riêng bạn. Có điều cần lưu ý là các bước phân tích nêu trên có thể thay đổi tùy theo mục tiêu và góc độ phân tích của bạn. Nếu bạn đứng trên góc độ ngân hàng thì thực hiện các bước như trên nhưng nếu đứng trên góc độ doanh nghiệp thì bạn còn phải quan tâm thêm một số bước nữa, chẳng hạn bạn phải phân tích thêm nguyên nhân và đề ra các giải pháp cải thiện hoặc củng cố các tỷ số vừa phân tích. Đến đây là lúc bạn thử phân tích từng tỷ số tài chính. Phân tích các tỷ số thanh khoản (liquidity ratios) Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio). Cả hai loại tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối tài sản, do đó, chúng thường được xem là tỷ số được xác định từ bảng cân đối tài sản, tức là chỉ dựa vào dữ liệu của bảng cân đối tài sản là đủ để xác định hai loại tỷ số này. Đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Công thức xác định tỷ số này áp dụng trong trường hợp công ty Minexco như sau: Giá trị tài sản lưu động 26.227 Tỷ số thanh khoản lưu động = = = 24,15 Giá trị nợ ngắn hạn 1.086 Sau khi xác định xong, bước tiếp theo chúng ta phải giải thích xem tỷ số này nói lên điều gì? Tỷ số thanh toán hiện thời của Minexco là 24,15. Điều này có nghĩa là trung bình mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty có đến 24,14 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả. Như vậy, khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt. Tuy nhiên, đứng trên góc độ công ty việc duy trì tỷ số này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Bước tiếp theo sau khi giải thích là đánh giá tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty như thế nào? Muốn đánh giá chúng ta phải tìm ra cơ sở để so sánh. Cơ sở so sánh trước tiên chúng ta chọn là 1 kế đến là chọn tỷ số bình quân của ngành. Nguyễn Minh Kiều 6
  7. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp • Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất thấp, doanh nghiệp không có đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay. • Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thì có thể kết luận khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay. Tuy nhiên, do đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ số thanh khoản hiện thời nên ngoài việc so sánh với 1, chúng ta còn phải so sánh với tỷ số thanh khoản bình quân của ngành để có thể hiểu kỹ thêm về khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp. Khi xác định tỷ số thanh khoản hiện thời chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhược điểm này, tỷ số thanh khoản nhanh nên được sử dụng. Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán. Công thức xác định tỷ số thanh khoản nhanh như sau: Giá trị tài sản lưu động - GT hàng tồn kho Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị nợ ngắn hạn 26.227 -1.255 = = 22,99 1.086 Qua tính toán các tỷ số thanh khoản lưu động và tỷ số thanh khoản nhanh của công ty MINEXCO, chúng ta thấy rằng khả năng thanh khoản của công ty này khá cao. Một đồng nợ có đến 23 đồng tài sản có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ. Điều này tốt cho chủ nợ nhưng không có lợi cho công ty bởi vì việc duy trì tỷ số thanh khoản quá cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Cần lưu ý có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn khi xác định tỷ số thanh khoản nhanh. Về mặt lý thuyết trên tử số của tỷ số này chúng ta có thể lấy giá trị tài sản lưu động trừ giá trị hàng tồn kho, nhưng trên thực tế giá trị tài sản lưu động còn bao gồm nhiều loại tài sản khác nữa mà những tài sản này đôi khi còn kém thanh khoản hơn cả hàng tồn kho. Do vậy, để xác chính xác hơn tỷ số thanh khoản nhanh, trên tử số thay vì lấy giá trị tài sản lưu động trừ giá trị hàng tồn kho, chúng ta có thể xác định bằng cách cộng dồn các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu, nghĩa là chỉ kể những loại tài sản lưu động nào có tính thanh khoản cao hơn tồn kho mà thôi. Nguyễn Minh Kiều 7
  8. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính (financial leverage or debt ratios) Tỷ số đòn bẩy tài chính, còn được gọi là tỷ số nợ, là tỷ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Loại tỷ số này gồm có tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (Debt-to-equity ratio), tỷ số nợ so với tổng tài sản (Debt-to-total-assets ratio) và tỷ số nợ dài hạn (Long-term-debt-to-total-capitalization ratio). Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu – Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Công thức xác định tỷ số này áp dụng cho trường hợp của Minexco như sau: Tổng giátrị nợ 20.798 Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = = = 0,60 Giá trị vốn chủ sở hữu 34.462 Tỷ số này cho thấy tương ứng với mỗi 100 đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, chủ nợ cung cấp có 60 đồng tài trợ. Tỷ số này cho thấy quan hệ đối ứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng. Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này chỉ nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng gánh chịu. Tỷ số nợ so với tổng tài sản – Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty. Công thức xác định tỷ số nợ so với tổng tài sản áp dụng cho trường hợp Minexco như sau: Tổng giá trị nợ 20.798 Tỷ số nợ so với tổng tài sản = = = 0,38 Tổng tài sản 55260 Tỷ số này cho thấy rằng 38% nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản của Minexco là từ nợ phải trả. Mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều cho nên không ảnh hưởng lớn lắm đến khả năng thanh khoản của Minexco. Nói chung tỷ số này nên biến động từ 0 đến dưới 1. Nếu bằng 1 hoặc lớn hơn 1 có nghĩa là toàn bộ giá trị tài sản của công ty không đủ để trả nợ và thực tế công ty sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Nói chung khi cho vay ngân hàng không thích khách hàng nào có tỷ số nợ quá lớn vì như vậy khả năng hoàn trả nợ vay giảm rất nhiều. Tỷ số nợ dài hạn – Tỷ số này xác định bằng cách lấy nợ dài hạn chia cho tổng giá trị vốn cố định (total capitalization), bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu. Công thức xác định tỷ số nợ dài hạn áp dụng cho trường hợp Minexco như sau: Giá trị nợ dài hạn 19.712 Tỷ số nợ dài hạn = = = 0,36 Giá trị nguồn vốn dài hạn 19.712 + 34.462 Nguyễn Minh Kiều 8
  9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Tỷ số này cho thấy rằng nợ dài hạn chiếm 36% nguồn vốn dài hạn của Minexco. Đứng trên góc độ ngân hàng tỷ số này không cao lắm và ngân hàng còn có thể cho Minexco vay dài hạn thêm nếu công ty có nhu cầu. Qua tính toán các tỷ số nợ trên đây, chúng ta thấy rằng công ty MINEXCO sử dụng 60% nợ so với vốn chủ sở hữu như một nguồn tài trợ cho hoạt động của công ty nhưng so với tổng giá trị tài sản thì tỷ lệ nợ chỉ chiếm 38%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của công ty khá hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ số nợ dài hạn của công ty là 0,36 trong khi tỷ số nợ so với tài sản ở mức 0,38. Như vậy, đại bộ phân nợ của công ty là nợ dài hạn. Phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay (coverage ratio) Tỷ số trang trải lãi vay là loại tỷ số xác định từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh chính là những tỷ số chúng ta có thể xác định dựa vào thông tin có được từ bảng báo cáo này. Loại tỷ số này thường được gọi là tỷ số trang trải chi phí tài chính (coverage ratios). Nó là loại tỷ số phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí và chi phí tài chính công ty phải gánh chịu. Tỷ số trang trải tài chính thường gặp là tỷ số trang trải lãi vay. Đây là tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay. Công thức xác định tỷ số này áp dụng cho trường hợp Minexco như sau: Lợi nhuận trước thuế và lãi 7516 Tỷ số trang trải lãi vay = = = 2505 Chi phí lãi vay 3 Trong trường hợp của công ty MINEXCO, do không đủ thông tin chi tiết nên khó biết chính xác được số chi phí lãi vay của công ty. Tổng số nợ phải trả của công ty là 20.798 triệu đồng trong đó nợ ngắn hạn là 1086 triệu và nợ dài hạn là 19.712 triệu nhưng chi phí lãi vay chỉ có 3 triệu đồng. Đây là điều bất hợp lý cần làm rõ thêm. Tiếc rằng ở đây chỉ sử dụng bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh nên không đủ thông tin để làm rõ vấn đề này. Cần xem thêm chi tiết trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động (activity ratios) Đứng trên góc độ ngân hàng khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta quan tâm nhiều nhất đến các tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay vì các tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách hàng. Tuy nhiên cũng cần phân tích thêm tỷ số hoạt động để hiểu thêm về hiệu quả hoạt động của khách hàng, từ đó củng cố thêm niềm tin về khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ số hoạt động là những tỷ số tài chính được xác định dựa vào thông tin rút ra từ cả bảng cân đối tài sản lẫn báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Các tỷ số này bao gồm hai nhóm: nhóm tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Nguyễn Minh Kiều 9
  10. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp doanh và nhóm tỷ số đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ số đo lường khả năng sinh lợi sẽ xem xét sau, trong phần này chỉ tập trung xem xét các tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Tỷ số hoạt động khoản phải thu (Receivables activity) – Tỷ số này cho chúng ta cái nhìn sâu vào chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của công ty, nó thường được biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover ratio). Công thức xác định tỷ số này như sau: Doanh thu bán chịu ròng hàng năm Vòng quay khoản phải thu = Bình quân giá trị khoản phải thu Để xác định vòng quay khoản phải thu, chúng ta cần biết doanh thu bán chịu ròng. Thường thì báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam không thể hiện khoản doanh thu này. Do đó, cần dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính hoặc ước lượng xem tỷ trọng bán chịu trong tổng doanh thu là bao nhiêu. Trong trường hợp của Minexco, 100% doanh thu là do xuất khẩu trả chậm nên có thể xem tỷ trọng bán chịu chiếm 100% tổng doanh thu. Như vậy, vòng quay khoản phải thu ước chừng: Doanh thu bán chịu ròng hàng năm 33.312 Vòng quay khoản phải thu = = Bình quân giá trị khoản phải thu (2.912 + 4.064)/2 = 9,55 vòng Từ số liệu vòng quay khoản phải thu, chúng ta có thể xác định được kỳ thu tiền bình quân hay vòng quay khoản phải thu tính theo ngày qua công thức sau: Số ngày trong năm 360 Kỳ thu tiền bình quân = = = 38 ngày Số vòng quay khoản phải thu 9,55 Kỳ thu tiền bình quân cho thấy rằng phải mất 38 ngày công ty thu hồi được khoản phải thu. Tỷ số hoạt động khoản phải trả (Payables activity) Tỷ số này đo lường uy tín của công ty trong việc trả nợ đúng hạn. Tương tự tỷ số hoạt động khoản phải thu, tỷ số hoạt động khoản phải trả cũng có thể xác định bằng chỉ tiêu số vòng quay và kỳ trả tiền bình quân của khoản phải trả. Số vòng quay khoản phải trả được xác định bởi công thức: Nguyễn Minh Kiều 10
  11. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Doanh số mua chịu ròng hàng năm Vòng quay khoản phải trả = Bình quân giá trị khoản phải trả Kỳ trả tiền bình quân của khoản phải trả xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay bình quân của khoản phải trả: Số ngày trong năm Kỳ trả tiền bình quân = Số vòng quay khoản phải trả Trong trường hợp công ty Minexco chúng ta đang xem xét do không có thuyết minh báo cáo tài chính nên không có thông tin về doanh số mua chịu hàng năm, do vậy, không đủ thông tin để xác định các tỷ số hoạt động khoản phải trả. Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity) Để đánh giá hiệu quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. Giá vốn hàng bán 14.058 Vòng quay hàng tồn kho = = = 12,56 vòng Bình quân giá trị hàng tồn kho (1255 + 983)/2 Số ngày trong năm 360 Số ngày tồn kho = = = 28,66 ngày Số vòng quay hàng tồn kho 12,56 Các tỷ số vừa tính toán cho thấy trung bình tồn kho của Minexco quay 12,56 vòng một năm, nói khác đi số ngày tồn kho của công ty trung bình khoảng 29 ngày. Điều này cho thấy rằng thời gian tồn kho của công ty rất thấp do vòng quay hàng tồn kho nhanh, nghĩa là hiệu quả hoạt động tồn kho của công ty khá cao. Tỷ số hoạt động tổng tài sản (Total asset turnover) Tỷ số này sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của công ty nói chung. Hiệu quả hoạt động của tổng tài sản được đo bằng chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu ròng 33.312 Vòng quay tổng tài sản = = = 0,62 Bình quân giá trị tổng tài sản (55.260 + 51.766)/2 Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty không cao. Nói chung 1 đồng giá trị tài sản chỉ tạo ra được có 0,62 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty quá thấp. Nguyên nhân có thể là do (1) đặc Nguyễn Minh Kiều 11
  12. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp điểm công ty hoạt động trong ngành khai khoáng nên cần đầu tư tài sản cố định rất lớn khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản nói chung thấp, và (2) do công ty có các khoản đầu tư dài hạn lên đến 3,8 tỷ đồng trong khi thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính hàng năm chỉ mang lại có khoản 771 triệu đồng, tức là bình quân mỗi đồng vốn đầu tư dài hạn chỉ mang lại được có 0,2 đồng doanh thu. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Do vậy, khi cho vay cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tùy theo mục tiêu phân tích khả năng sinh lợi, chúng ta có thể sử dụng các tỷ số sau đây: Khả năng sinh lợi so với doanh thu – Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu. Thường thường tỷ số này có thể sử dụng lãi gộp hoặc lãi ròng so với doanh thu nên còn được gọi là chỉ tiêu tỷ suất lãi gộp (gross profit margin) hay lợi nhuận trên doanh thu (return on sales) nếu sử dụng lãi gộp, hoặc chỉ tiêu tỷ suất lãi ròng (net profit margin) hay lợi nhuận ròng trên doanh thu nếu sử dụng lãi ròng. Công thức xác định các tỷ suất này như sau: Doanh thu ròng - Giávốn hàng bán 33.312 -14.058 Tỷ số lãi gộp = = = 0,57 hay 57% Doanh thu ròng 33.312 Lợi nhuận ròng sau thuế 6.200 Tỷ số lãi ròng = = = 0,186 hay 18,6% Doanh thu ròng 33.312 Khả năng sinh lợi so với tài sản – Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với tài sản, hay nói khác đi tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sử dụng trong công thức tính toán có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế, tùy theo mục tiêu phân tích. Chẳng hạn, cổ đông thường quan tâm đến phần lợi nhuận họ được phân chia nên khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thường sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế. Lợi nhuận ròng sau thuế 6.200 Tỷ số lãi ròng so với tài sản (ROA) = = = 0,112 hay 11,2% Giá trị tổng tài sản 55.260 Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu – Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Chủ doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến phần lợi nhuận sau cùng mà họ nhận được, cho nên thường thì chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế được sử dụng trong việc tính toán tỷ số này. Lợi nhuận ròng sau thuế 6.200 Tỷ số lãi ròng so với vốn chủ sở hữu (ROE) = = = 17,9% Vốn chủ sở hữu 34.462 Nguyễn Minh Kiều 12
  13. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Đứng trên góc độ ngân hàng, chúng ta thường quan tâm đến tỷ số lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ gốc và lãi là phần chi trả trước khi nộp thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận sau thuế cao đủ đảm bảo trả nợ và lãi thì càng tốt vì khi ấy khả năng thu hồi nợ càng đảm bảo hơn. Phân tích các tỷ số tăng trưởng Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Do vậy, nếu cho vay dài hạn thường ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến các tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp có thể sử dụng hai tỷ số sau: Tỷ số lợi nhuận tích lũy - Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư. Do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số này xác định theo công thức sau: Lợi nhuận tích lũy 58.000 Tỷ số lợi nhuận tích lũy = = = 0,29 Lợi nhuận sau thuế 201.000 Trong trường hợp của Minexco, chúng ta thấy rằng công ty đã dành khoản 29% lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đính tái đầu tư sau này. Đây là một tỷ lệ tích lũy khá tốt. Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác hơn cần so sánh với tỷ số tích lũy của ngành. Tỷ số tăng trưởng bền vững - Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận tích lũy Tỷ số tăng trưởng bền vững = Vốn chủ sở hữu TS LN tích lũy x LN sau thuế = Vốn chủ sở hữu = TS LN tích lũy x Lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu = 0,29 x 11,2 = 3,25% Những hạn chế của phân tích tỷ số tài chính Các phần trước đã trình bày với các bạn tầm quan trọng cũng như các kỹ thuật thực hiện phân tích báo cáo tài chính công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam phân tích báo cáo tài chính còn một số hạn chế nhất định do điều kiện và trình độ tổ chức hệ thống thông tin tài chính của công ty nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế. Nguyễn Minh Kiều 13
  14. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp • Hạn chế thứ nhất là mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tài chính. Như đã trình bày, phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn dựa vào số liệu và thông tin rút ra từ các báo cáo tài chính cho nên nếu các số liệu này thiếu chính xác thì những kết luận rút ra từ phân tích chắc chắn sẽ bị sai lệch. • Hạn chế thứ hai là không có đầy đủ thông tin về các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh. Mặc dù còn những hạn chế như vừa nêu nhưng nếu ban giám đốc công ty nắm được kỹ thuật phân tích và biết cách tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán-tài chính thì vẫn có thể khắc phục được những hạn chế trên và góp phần nâng cao mức độ tin cậy của công tác phân tích. Phần 4 đã giới thiệu và trình bày cách tính các tỷ số tài chính và ý nghĩa của từng loại tỷ số. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở mức độ tính toán và hiểu ý nghĩa của từng tỷ số tài chính riêng lẽ chúng ta cũng chưa thể đánh giá đầy đủ được tình hình tài chính công ty. Muốn am hiểu hơn tình hình và hoạt động tài chính công ty, cần phải so sánh các tỷ số đã xác định so với các tỷ số của những kỳ trước và so sánh với các tỷ số bình quân của ngành. Để làm điều này, sau khi thực hiện tính toán và giải thích ý nghĩa của từng loại tỷ số tài chính, chúng ta cần thực hiện phân tích so sánh. Phần tiếp theo dưới đây sẽ trình bày chi tiết về cách thức thực hiện các loại phân tích so sánh bao gồm phân tích xu hướng, phân tích cơ cấu và phân tích chỉ số. 5. Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính đã tính toán với các tỷ số của những kỳ trước và các tỷ số bình quân ngành. Các tỷ số này được đặt chung trong một bảng phân tích có dạng như sau để dễ dàng so sánh thấy được xu hướng thay đổi trong tình hình tài chính công ty. Nguyễn Minh Kiều 14
  15. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp 2001 2002 Bình quân ngành Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản lưu động 13,82 24,15 ? Tỷ số thanh khoản nhanh 13,11 22,99 ? Tỷ số đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ so với vốn 0,54 0,60 ? Tỷ số nợ so với tổng tài sản 0,35 0,38 ? Tỷ số trang trải lãi vay Tỷ số trang trải lãi vay 4628,86 2403,10 ? Tỷ số hiệu quả hoạt động Kỳ thu tiền bình quân 36 ngày 44 ngày ? Số ngày vòng quay tồn kho 15,1 vòng 14,23 vòng ? Vòng quay tổng tài sản 0,57 0,60 ? Tỷ số khả năng sinh lợi Tỷ số lãi gộp 0,60 0,57 ? Tỷ số lãi ròng 20,6% 18,6% ? Lợi nhuận trên tài sản (ROA) 11,6% 11,2% ? Lợi nhuận trên vốn (ROE) 18,0% 17,9% ? Bảng phân tích trên đây chỉ là dạng cơ bản. Khi phân tích tình hình cụ thể ở công ty nếu các bạn có điều kiện thông tin đầy đủ hơn có thể so sánh cho nhiều năm hơn và nếu được cần so sánh với tỷ số bình quân ngành. 6. Phân tích cơ cấu Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích tỷ trọng của từng khoản mục của báo cáo tài chính trong đó tất cả các khoản mục của bảng cân đối tài sản được so sánh với tổng giá trị tài sản và tất cả các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh được so sánh với doanh thu ròng. Để thực hiện phân tích cơ cấu chúng ta lập bảng phân tích có dạng như bảng 3a, 3b và 3c dưới đây. Nguyễn Minh Kiều 15
  16. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 3a: Phân tích cơ cấu tài sản Giá trị Tỷ trọng Tài sản 2001 2002 2001 2002 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 19,034,807,257 26,227,103,858 36.77% 47.46% 1. Tiền 14,546,723,756 20,530,752,078 28.10% 37.15% Tiền mặt tại quỹ 70,530,953 104,999,290 0.14% 0.19% Tiền gửi ngân hàng 14,476,192,803 20,425,752,788 27.96% 36.96% 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 0.00% 0.00% 3. Các khoản phải thu 2,912,961,200 4,064,554,078 5.63% 7.36% Phải thu khách hàng 1,887,327,034 2,188,501,127 3.65% 3.96% Trả trước cho khách hàng 1,020,345,050 2,041,775,400 1.97% 3.69% Các khoản phải thu khác 5,289,116 43,201,869 0.01% 0.08% Dự phòng khoản phải thu khó đòi (208,924,318) 0.00% -0.38% 4. Hàng tồn kho 983,654,569 1,255,954,803 1.90% 2.27% Nguyên vật liệu tồn kho 181,342,681 250,526,891 0.35% 0.45% Công cụ, dụng cụ tồn kho 30,714,156 15,993,656 0.06% 0.03% Chi phí sản xuất dở dang 975,200 975,200 0.00% 0.00% Thành phẩm tồn kho 770,622,532 988,459,056 1.49% 1.79% 5. Tài sản lưu động khác 591,467,732 375,842,899 1.14% 0.68% Tạm ứng 264,059,142 191,727,744 0.51% 0.35% Chi phí trả trước 327,408,590 184,115,155 0.63% 0.33% B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 32,731,292,429 29,033,865,768 63.23% 52.54% 1. Tài sản cố định 24,784,313,438 24,829,221,333 47.88% 44.93% Tài sản cố định hữu hình 23,452,706,935 23,610,444,032 45.31% 42.73% Tài sản cố định vô hình 1,331,606,503 1,218,777,301 2.57% 2.21% 2. Các khoản đầu tư dài hạn 7,200,000,000 3,880,000,000 13.91% 7.02% 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 746,978,991 324,644,435 1.44% 0.59% Tổng cộng tài sản 51,766,099,686 55,260,969,626 100.00% 100.00% Nguyễn Minh Kiều 16
  17. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 3b: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng Nợ và vốn chủ sở hữu 2001 2002 2001 2002 A. Nợ phải trả 18,233,383,267 20,798,372,102 33.00% 37.64% 1. Nợ ngắn hạn 1,377,360,423 1,086,075,472 2.66% 1.97% Phải trả người bán 404,914,308 290,965,386 0.78% 0.53% Người mua trả trước tiền hàng 270,979,222 69,804,064 0.52% 0.13% Thuế và các khoản phải nộp (117,741,601) 98,940,111 -0.23% 0.18% Phải trả CNV 407,811,647 188,201,493 0.79% 0.34% Các khoản phải trả khác 411,396,847 438,164,418 0.79% 0.79% 2. Nợ dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 32.56% 35.67% Vay dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 32.56% 35.67% B. Vốn chủ sở hữu 33,532,716,419 34,462,597,524 64.78% 62.36% 1. Nguồn vốn quỹ 31,881,614,814 32,970,374,741 61.59% 59.66% Nguồn vốn kinh doanh 18,762,959,659 21,627,070,960 36.25% 39.14% Chênh lệch tỷ giá (604,060,106)(2,878,264,541) -1.17% -5.21% Quỹ đầu tư phát triển 10,932,773,501 11,813,929,560 21.12% 21.38% Quỹ dự phòng tài chính 1,902,501,285 1,911,797,656 3.68% 3.46% Lợi nhuận chưa phân phối 263,006,369 - 0.51% 0.00% Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 624,434,106 495,841,106 1.21% 0.90% 2. Nguồn kinh phí 1,651,101,605 1,492,222,783 3.19% 2.70% Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm 834,112,643 925,878,328 1.61% 1.68% Quỹ khen thưởng phúc lợi 816,988,962 566,344,455 1.58% 1.02% Tổng cộng nguồn vốn 51,766,099,686 55,260,969,626 100.00% 100.00% Nguyễn Minh Kiều 17
  18. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 3c: Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh Giá trị Tỷ trọng Chỉ tiêu 2001 2002 2001 2002 Doanh thu ròng 29,317,222,931 33,312,184,144 100.00% 100.00% Giá vốn hàng bán 11,629,594,137 14,058,290,186 39.67% 42.20% Lãi gộp 17,687,628,794 19,253,893,958 60.33% 57.80% Chi phí bán hàng 7,988,035,788 9,617,593,464 27.25% 28.87% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,218,431,142 2,119,516,655 7.57% 6.36% Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh 7,481,161,864 7,516,783,839 25.52% 22.56% Thu nhập từ hoạt động tài chính 524,118,778 771,803,991 1.79% 2.32% Chi phí từ hoạt động tài chính 1,616,200 3,127,954 0.01% 0.01% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 522,502,578 768,676,037 1.78% 2.31% Các khoản thu nhập bất thường 52,850,000 15,860,905 0.18% 0.05% Chi phí bất thường 1,180,000 33,913,000 0.00% 0.10% Lợi nhuận bất thường 51,670,000 (18,052,095) 0.18% -0.05% Tổng lợi nhuận trước thuế 8,055,334,442 8,267,407,781 27.48% 24.82% Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,013,833,611 2,066,851,945 6.87% 6.20% Lợi nhuận sau thuế 6,041,500,832 6,200,555,836 20.61% 18.61% Nhờ Excel chúng ta có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các bảng tính toán tỷ trọng tài sản và tỷ trọng nguồn vốn như được trình bày trong bảng 3a và 3b. 7. Phân tích chỉ số Phân tích chỉ số là kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính trong đó tất cả các khoản mục của bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của một năm nào đó được chọn làm gốc sau đó tính toán và so sánh tất cả các khoản mục của bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh của những năm tiếp theo so với năm gốc. Để thực hiện phân tích chỉ số chúng ta sử dụng Excel lập ra các bảng tính có dạng như bảng 4a, 4b và 4c dưới đây. Nguyễn Minh Kiều 18
  19. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 4a: Phân tích chỉ số bảng các khoản mục tài sản Giá trị Chỉ số Tài sản 2001 2002 2001 2002 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 19,034,807,257 26,227,103,858 100.00% 137.78% 1. Tiền 14,546,723,756 20,530,752,078 100.00% 141.14% Tiền mặt tại quỹ 70,530,953 104,999,290 100.00% 148.87% Tiền gửi ngân hàng 14,476,192,803 20,425,752,788 100.00% 141.10% 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3. Các khoản phải thu 2,912,961,200 4,064,554,078 100.00% 139.53% Phải thu khách hàng 1,887,327,034 2,188,501,127 100.00% 115.96% Trả trước cho khách hàng 1,020,345,050 2,041,775,400 100.00% 200.11% Các khoản phải thu khác 5,289,116 43,201,869 100.00% 816.81% Dự phòng khoản phải thu khó đòi (208,924,318) 4. Hàng tồn kho 983,654,569 1,255,954,803 100.00% 127.68% Nguyên vật liệu tồn kho 181,342,681 250,526,891 100.00% 138.15% Công cụ, dụng cụ tồn kho 30,714,156 15,993,656 100.00% 52.07% Chi phí sản xuất dở dang 975,200 975,200 100.00% 100.00% Thành phẩm tồn kho 770,622,532 988,459,056 100.00% 128.27% 5. Tài sản lưu động khác 591,467,732 375,842,899 100.00% 63.54% Tạm ứng 264,059,142 191,727,744 100.00% 72.61% Chi phí trả trước 327,408,590 184,115,155 100.00% 56.23% B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 32,731,292,429 29,033,865,768 100.00% 88.70% 1. Tài sản cố định 24,784,313,438 24,829,221,333 100.00% 100.18% Tài sản cố định hữu hình 23,452,706,935 23,610,444,032 100.00% 100.67% Tài sản cố định vô hình 1,331,606,503 1,218,777,301 100.00% 91.53% 2. Các khoản đầu tư dài hạn 7,200,000,000 3,880,000,000 100.00% 53.89% 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 746,978,991 324,644,435 100.00% 43.46% Tổng cộng tài sản 51,766,099,686 55,260,969,626 100.00% 106.75% Nguyễn Minh Kiều 19
  20. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Bảng 4b: Phân tích chỉ số các khoản mục nguồn vốn Giá trị Chỉ số Nợ và vốn chủ sở hữu 2001 2002 2001 2002 A. Nợ phải trả 18,233,383,267 20,798,372,102 100.00% 114.07% 1. Nợ ngắn hạn 1,377,360,423 1,086,075,472 100.00% 78.85% Phải trả người bán 404,914,308 290,965,386 100.00% 71.86% Người mua trả trước tiền hàng 270,979,222 69,804,064 100.00% 25.76% Thuế và các khoản phải nộp (117,741,601) 98,940,111 100.00% -84.03% Phải trả CNV 407,811,647 188,201,493 100.00% 46.15% Các khoản phải trả khác 411,396,847 438,164,418 100.00% 106.51% 2. Nợ dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 100.00% 116.95% Vay dài hạn 16,856,022,844 19,712,296,630 100.00% 116.95% B. Vốn chủ sở hữu 33,532,716,419 34,462,597,524 100.00% 102.77% 1. Nguồn vốn quỹ 31,881,614,814 32,970,374,741 100.00% 103.42% Nguồn vốn kinh doanh 18,762,959,659 21,627,070,960 100.00% 115.26% Chênh lệch tỷ giá (604,060,106) (2,878,264,541) 100.00% 476.49% Quỹ đầu tư phát triển 10,932,773,501 11,813,929,560 100.00% 108.06% Quỹ dự phòng tài chính 1,902,501,285 1,911,797,656 100.00% 100.49% Lợi nhuận chưa phân phối 263,006,369 - 100.00% 0.00% Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 624,434,106 495,841,106 100.00% 79.41% 2. Nguồn kinh phí 1,651,101,605 1,492,222,783 100.00% 90.38% Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm 834,112,643 925,878,328 100.00% 111.00% Quỹ khen thưởng phúc lợi 816,988,962 566,344,455 100.00% 69.32% Tổng cộng nguồn vốn 51,766,099,686 55,260,969,626 100.00% 106.75% Bảng 4c: Phân tích chỉ số báo cáo kết quả kinh doanh Giá trị Chỉ số Chỉ tiêu 2001 2002 2001 2002 Doanh thu ròng 29,317,222,931 33,312,184,144 100.00% 113.63% Giá vốn hàng bán 11,629,594,137 14,058,290,186 100.00% 120.88% Lãi gộp 17,687,628,794 19,253,893,958 100.00% 108.86% Chi phí bán hàng 7,988,035,788 9,617,593,464 100.00% 120.40% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,218,431,142 2,119,516,655 100.00% 95.54% Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh 7,481,161,864 7,516,783,839 100.00% 100.48% Thu nhập từ hoạt động tài chính 524,118,778 771,803,991 100.00% 147.26% Chi phí từ hoạt động tài chính 1,616,200 3,127,954 100.00% 193.54% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 522,502,578 768,676,037 100.00% 147.11% Các khoản thu nhập bất thường 52,850,000 15,860,905 100.00% 30.01% Chi phí bất thường 1,180,000 33,913,000 100.00% 2873.98% Lợi nhuận bất thường 51,670,000 (18,052,095) 100.00% -34.94% Tổng lợi nhuận trước thuế 8,055,334,442 8,267,407,781 100.00% 102.63% Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,013,833,611 2,066,851,945 100.00% 102.63% Lợi nhuận sau thuế 6,041,500,832 6,200,555,836 100.00% 102.63% Nguyễn Minh Kiều 20
  21. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Phân tích các báo cáo tài chính Niên khoá 2004-2005 Bài đọc doanh nghiệp Nguyễn Minh Kiều 21