Nguyên lý kế toán - Chương 4: Phương pháp tính giá

ppt 26 trang nguyendu 20350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nguyên lý kế toán - Chương 4: Phương pháp tính giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnguyen_ly_ke_toan_chuong_4_phuong_phap_tinh_gia.ppt

Nội dung text: Nguyên lý kế toán - Chương 4: Phương pháp tính giá

  1. NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ThS. Đường Thị Quỳnh Liên Bộ môn Kế toán – Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh 7/1/2021 1
  2. Chương 4 Phương pháp tính giá 7/1/2021 2
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 4 ◼ 4.1. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ◼ 4.2. NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ 7/1/2021 3
  4. 4.1. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ◼ 4.1.1. Khái niệm ◼ 4.1.2. Ý nghĩa 7/1/2021 4
  5. 4.1.1. Khái niệm ◼ Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. ◼ Tính giá là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý để thực hiện các phương pháp khác của hạch toán kế toán. ◼ Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng kế toán. 7/1/2021 5
  6. 4.1.1. Khái niệm ◼ Nội dung phương pháp tính giá được thể hiện cụ thể qua hình thức biểu hiện của nó là sổ (bảng) tính giá và trình tự tính giá. ◼ Sổ (bảng) tính giá được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản (đối tượng tính giá) trong đơn vị làm cơ sở để xác định đúng đắn giá trị tài sản được hình thành. ◼ Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để tiến hành tính giá tài sản hình thành. 7/1/2021 6
  7. 4.1.2. Ý nghĩa ◼ Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của hạch toán kế toán. ◼ Có thể tính toán chính xác chi phí từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh ◼ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp ◼ Xác định được nội dung chi phí cấu thành giá của từng đối tượng cần tính giá tại thời điểm tính giá. ◼ Tính giá tài sản thống nhất, theo một trình tự khoa học, xác định giá các đối tượng tính giá một cách khách quan, trung thực ◼ Kiểm tra giám sát được những hoạt động và những chi phí mà đơn vị đã chi ra để tạo nên tài sản của đơn vị, giúp quản lý có hiệu quả các chi phí đã bỏ ra; 7/1/2021 7
  8. 4.2. NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ ◼ 4.2.1. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá ◼ 4.2.2. Các mô hình tính giá cơ bản 7/1/2021 8
  9. 4.2.1. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá 4.2.1.1. Yêu cầu ◼ Chính xác : giá trị của tài sản được tính phải phù hợp với giá thị trường, với chất lượng, số lượng của tài sản. ◼ Thống nhất : nhằm đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế ở từng thời kỳ khác nhau. 7/1/2021 9
  10. 4.2.1. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá ◼ 4.2.1.2. Nguyên tắc ◼ Xác định đối tượng tính giá phù hợp ◼ Phân loại chi phí hợp lý ◼ Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp 7/1/2021 10
  11. 4.2.1.2. Nguyên tắc ◼ Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp ◼ Đối tượng tính giá cần phải phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất, tiêu thụ. ◼ Đối tượng tính giá có thể là từng loại vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào, sản phẩm, dịch vụ ◼ Tùy theo yêu cầu quản lý và nhu cầu về thông tin kế toán mà đối tượng tính giá có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. 7/1/2021 11
  12. 4.2.1.2. Nguyên tắc ◼ Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý ◼ Căn cứ trên lĩnh vực phát sinh chi phí: ◼ + Chi phí thu mua ◼ + Chi phí sản xuất ◼ + Chi phí bán hàng ◼ + Chi phí quản lý doanh nghiệp ◼ Căn cứ trên quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất: ◼ + Biến phí: là các chi phí có tổng số biến đổi tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất ◼ + Định phí: là các chi phí có tổng số không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi trong phạm vi công suất thiết kế 7/1/2021 12
  13. 4.2.1.2. Nguyên tắc ◼ Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp ◼ Đối với những chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được cho từng đối tượng, phải tiến hành phân bỏ chi phí đó cho từng đối tượng theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. ◼ Chi phí phân bổ cho từng đối tượng = (Tổng chi phí cần phân bổ/Tổng tiêu thức phân bổ) x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng 7/1/2021 13
  14. 4.2.2. CÁC MÔ HÌNH TÍNH GIÁ CƠ BẢN ◼ 4.2.2.1. Tính giá tài sản mua vào ◼ 4.2.2.2. Mô hình tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất ◼ 4.2.2.3. Mô hình tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh 7/1/2021 14
  15. 4.2.2.1. Tính giá tài sản mua vào (Vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ ) ◼ Bước 1: Xác định giá mua ghi trên hóa đơn người bán ◼ Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình mua tài sản ◼ Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá ban đầu của tài sản ◼ Tổng giá trị tài sản mua = Giá hóa đơn + Chi phí thu mua + Các khoản thuế không hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) – Giám giá, chiết khấu thương mại hàng mua ◼ Giá đơn vị tài sản mua = Tổng giá trị tài sản mua / Số lượng tài sản mua 7/1/2021 15
  16. Ví dụ ◼ Ví dụ 1: Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua một ô tô theo giá bao gồm cả thuế GTGT 10% là 440trđ. Lệ phí trước bạ phải nộp 5%. Chi phí trước khi sử dụng 10trđ. Hãy xác định nguyên giá của ô tô. ◼ Ví dụ 2: Công ty B tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu một lô nguyên vật liệu theo giá CIF 350trđ, thuế suất thuế nhập khẩu phải nộp là 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển lô nguyên vật liệu về kho công ty bao gồm cả thuế GTGT 5% là 6,3trđ. Hãy xác định giá trị lô nguyên vật liệu nhập khẩu theo tài liệu trên. 7/1/2021 16
  17. 4.2.2.2. Mô hình tính giá sản phẩm, dịch vụ SX ◼ Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) liên quan đến từng đối tượng tính giá. ◼ Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá ◼ Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = (Tổng chi phí SXC cần phân bổ/Tổng tiêu thức phân bổ) x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng 7/1/2021 17
  18. 4.2.2.2. Mô hình tính giá sản phẩm, dịch vụ SX ◼ Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ◼ Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm ◼ Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ ◼ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm / Số lượng sản phẩm hoàn thành 7/1/2021 18
  19. Ví dụ ◼ Một doanh nghiệp có tài liệu sau (đơn vị 1000đ) ◼ Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng: 40.000 ◼ Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: ◼ + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 170.000 ◼ + Chi phí nhân công trực tiếp: 55.000 ◼ + Chi phí sản xuất chung: 80.000 ◼ Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng: 26.000 ◼ Cuối tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 110 sản phẩm, còn dở dang 25 sản phẩm. ◼ Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 7/1/2021 19
  20. 4.2.2.3. Mô hình tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh ◼ Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ theo từng loại, số lượng vật liệu, công cụ đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. ◼ Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng 7/1/2021 20
  21. Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng ◼ Sản phẩm, dịch vụ: giá đơn vị là giá thành sản xuất ◼ Hàng hóa: giá đơn vị là đơn giá mua ◼ Vật tư xuất dùng: giá đơn vị là giá thực tế xuất kho ◼ Để xác định giá đơn vị của hàng xuất bán, vật tư xuất dùng có thể sử dụng một trong 4 phương pháp: Phương pháp giá đơn vị bình quân, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá thực tế đích danh. 7/1/2021 21
  22. Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng ◼ Phương pháp giá đơn vị bình quân ◼ Giá trị hàng hàng tồn kho xuất được xác định trên cơ sở số lượng hàng tồn kho xuất nhân với giá đơn vị bình quân. ◼ Giá đơn vị bình quân cả kỳ = Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ / Số lượng thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ ◼ Phương pháp nhập trước, xuất trước (fifo) ◼ Số vật tư nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. ◼ Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định và có xu hướng giảm. 7/1/2021 22
  23. Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng ◼ Phương pháp nhập sau, xuất trước (lifo) ◼ Giả định những vật tư mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. ◼ Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. ◼ Phương pháp giá thực tế đích danh ◼ Giá vật tư, hàng hoá xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô vật tư xuất kho đó. ◼ Phương pháp này thường áp dụng với vật tư có giá trị cao và có tính tách biệt. 7/1/2021 23
  24. 4.2.2.3. Mô hình tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh ◼ Bước 3: Phân bổ phí thu mua cho hàng tiêu thụ (kinh doanh thương mại) theo tiêu thức phù hợp (số lượng, khối lượng, doanh thu, trị giá mua ) ◼ Bước 4: Nhân số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất bán, vật tư xuất dùng với giá đơn vị từng loại tương ứng. ◼ Với kinh doanh thương mại thì cộng thêm chi phí thu mua phân bổ hàng hóa tiêu thụ. 7/1/2021 24
  25. Bước 4 ◼ Giá trị vật tư xuất (Chi phí vật tư)= Số lượng vật tư xuất x giá đơn vị vật tư xuất ◼ Giá trị sản phẩm, hàng hóa xuất bán (Giá vốn) = Số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất bán x giá đơn vị sản phẩm, hàng hóa xuất bán 7/1/2021 25
  26. Ví dụ ◼ Cho tài liệu về vật liệu X tại doanh nghiệp tháng 5/N (đơn vị tính: 1.000đ) ◼ Tồn kho đầu kỳ 200m, đơn giá 80 ◼ Trong kỳ: ◼ Ngày 5: Nhập 150m, đơn giá 120 ◼ Ngày 10: Nhập 120m, đơn giá 100 ◼ Ngày 18: Xuất 300m cho sản xuất ◼ Ngày 25: Nhập 90m, đơn giá 110 ◼ Ngày 27: Xuất 180m cho sản xuất ◼ Ngày 30: Nhập 70 m, đơn giá 130 ◼ Yêu cầu: Tính giá thực tế vật liệu X xuất kho theo các phương pháp. 7/1/2021 26