Nguyên lý kế toán - Bài đọc thêm về thanh lý tài sản cố định

pdf 3 trang nguyendu 8630
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên lý kế toán - Bài đọc thêm về thanh lý tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_ly_ke_toan_bai_doc_them_ve_thanh_ly_tai_san_co_dinh.pdf

Nội dung text: Nguyên lý kế toán - Bài đọc thêm về thanh lý tài sản cố định

  1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Bài đọc thêm Niên khóa 2004-2005 Thanh lý tài sản Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Năm học 2004-2005 Nguyên lý Kế toán BÀI ĐỌC THÊM VỀ THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Trở lại vấn đề bán thanh lý tài sản cố định, có thể một số anh chị chưa rõ về cách ghi nhận trong kế toán nên tôi muốn đưa thêm một ví dụ nhỏ. Công ty có một thiết bị nguyên giá 5.000, từ ngày mua về đến nay đã khấu hao 3.000, giá trị còn lại theo sổ sách là 2.000. Tất nhiên con số 2.000 không phải là giá trị của tài sản này trên thị trường. Theo nguyên tắc giá gốc của kế toán, tài sản này thể hiện trên bản cân đối kế toán như sau: Thiết bị (nguyên giá) 5.000 Trừ: Khấu hao lũy kế (3.000) Giá trị còn lại trên sổ sách 2.000 Tình huống 1: Công ty bán thiết bị này đi và thu được đúng 2.000 tiền mặt. Người làm kế toán đơn giản sẽ ghi nhật ký như sau: Nợ Có Tiền mặt 2.000 Thiết bị (theo giá trị trên sổ sách) 2.000 Tài khoản tiền mặt tăng lên 2.000, tài khoản thiết bị giảm đi 2.000. Vốn chủ sở hữu không thay đổi. Nhưng chính xác thì người làm kế toán phải ghi nhật ký như sau: Nợ Có Tiền mặt 2.000 Khấu hao lũy kế 3.000 Thiết bị (theo nguyên giá) 5.000 Như vậy là mục tài sản (nguyên giá) của thiết bị này đã bị xóa đi trên bảng cân đối kế toán, và tất nhiên là tài sản không còn thì khấu hao cũng không còn. Thông thường khấu hao lũy kế tăng lên hàng năm và những khoản tăng thêm này được ghi nhận vào bên Có (lưu ý tài khoản khấu hao lũy kế là một tài khoản nghịch đảo trong nhóm tài sản: các tài sản khi tăng lên thì ghi bên Nợ, riêng khấu hao lũy kế khi tăng lên thì ghi vào bên Có). Trong mục nhật ký này chúng ta ghi 3.000 vào bên Có là để xóa đi khấu hao lũy kế của tài sản đã bán đi. Nhận xét: - Nghiệp vụ bán này không được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do không phát sinh lãi/lỗ. - Báo cáo ngân lưu thể hiện dòng tiền vào 2.000 trong hoạt động đầu tư. Tình huống 2: Công ty bán thiết bị này đi và thu được 2.500 tiền mặt. Bui Van 1 8/30/2004
  2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Bài đọc thêm Niên khóa 2004-2005 Thanh lý tài sản Nhật ký kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như sau: Nợ Có Tiền mặt 2.500 Khấu hao lũy kế 3.000 Thiết bị (theo nguyên giá) 5.000 Lãi do bán thanh lý thiết bị 500 Nhận xét: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: phải thể hiện 500 ở phần “lãi do thanh lý thiết bị” và sẽ làm cho lợi nhuận ròng tăng lên 500 (giả định không có thuế). Lưu ý là lãi/lỗ do thanh lý thiết bị là một tài khoản riêng, có một bảng chữ T riêng, và thể hiện ở một dòng riêng trên báo cáo thu nhập. - Bảng cân đối kế toán: tài khoản thiết bị (ròng) giảm 2.000, tài khoản tiền mặt tăng 2.500, vốn chủ sở hữu sẽ tăng 500 (do lợi nhuận ròng tăng 500). - Báo cáo ngân lưu: phần “hoạt động đầu tư” thể hiện đúng 2.500 ngân lưu vào. Tuy nhiên trong toàn bộ 2.500 tiền mặt thu được, có 500 đã được tính vào lợi nhuận ròng, nên phần điều chỉnh ở “ngân lưu hoạt động kinh doanh” phải trừ đi 500 để cho khoản 500 này không thể hiện hai lần ở trong bảng báo cáo ngân lưu. Báo cáo ngân lưu: Phần I: Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng xxx (đã cộng 500 trước đó) Điều chỉnh chi phí khấu hao xxx Điều chỉnh tăng/giảm tài sản lưu động xxx Điều chỉnh tăng/giảm các khoản phải trả xxx Điều chỉnh: lãi do thanh lý thiết bị -500 (nay trừ đi 500) Cộng: ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. xxx Phần II: Ngân lưu từ hoạt động đầu tư Bán thanh lý thiết bị 2.500 Mua thiết bị xxx Cộng: ngân lưu từ hoạt động đầu tư xxx Tình huống 3: Công ty bán thiết bị này và thu được 1.700 tiền mặt Nhật ký tế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ này như sau: Nợ Có Tiền mặt 1.700 Khấu hao lũy kế 3.000 Lỗ do thanh lý thiết bị 300 Thiết bị (theo nguyên giá) 5.000 Nhận xét: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: phần “lỗ do thanh lý thiết bị” thể hiện con số -300 và sẽ làm cho lợi nhuận ròng giảm 300 (ở đây cũng giả định không có thuế). Bui Van 2 8/30/2004
  3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyên lý Kế toán Bài đọc thêm Niên khóa 2004-2005 Thanh lý tài sản - Bảng cân đối kế toán: tài khoản thiết bị (ròng) giảm 2.000, tài khoản tiền mặt tăng 1.700, vốn chủ sở hữu sẽ giảm 300 (do lợi nhuận ròng giảm 300). - Báo cáo ngân lưu: phần “hoạt động đầu tư” thể hiện toàn bộ 1.700 tiền mặt thu được. Tuy nhiên trước đó lợi nhuận ròng đã bị báo cáo giảm đi 300, nên khi điều chỉnh ở “ngân lưu hoạt động kinh doanh” phải cộng thêm 300 để khoản 300 này không bị thể hiện hai lần trong báo cáo ngân lưu. Báo cáo ngân lưu: Phần I: Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận ròng xxx (đã trừ 300 trước đó) Điều chỉnh chi phí khấu hao xxx Điều chỉnh tăng/giảm tài sản lưu động xxx Điều chỉnh tăng/giảm các khoản phải trả xxx Điều chỉnh: lỗ do thanh lý thiết bị +300 (nay cộng 300 trở lại) Cộng: ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. xxx Phần II: Ngân lưu từ hoạt động đầu tư Bán thanh lý thiết bị 1.700 Mua thiết bị xxx Cộng: ngân lưu từ hoạt động đầu tư xxx Các anh chị có thể giả định là có thuế thu nhập, tình thế sẽ phức tạp hơn một chút, do lãi/lỗ thanh lý thiết bị là X nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng/giảm một lượng là X(1-t), đồng thời dòng tiền đóng thuế thay đổi một lượng X*t. Tuy nhiên về nguyên lý và phương pháp hoàn toàn không có gì thay đổi. ### Bui Van 3 8/30/2004