Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 3: Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt của ngân hàng trung ương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 3: Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt của ngân hàng trung ương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghiep_vu_ngan_hang_trung_uong_chuong_3_nghiep_vu_phat_hanh.ppt
Nội dung text: Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 3: Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt của ngân hàng trung ương
- NGHIỆP VỤ NHTW GVC.ThS.Nguyễn Thị Minh Quế Trường Đại học Kinh tế quốc dân 13/07/2021 1
- Chương 3 Nghiệp vụ phát hành và Điều hòa tiền mặt của NHTW 13/07/2021 2
- Luật NHNN 2010, Chương 3, Mục 2, Điều 17.Phát hành tiền giấy, tiền kim loại 1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 13/07/2021 3
- Luật NHNN 2010, Chương 3, Mục 2, Điều 17.Phát hành tiền giấy, tiền kim loại 3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế. 4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước. 13/07/2021 4
- Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW Khoản 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; →Phát hành tiền là một chức năng riêng có , một nghiệp vụ độc quyền của NHTW, được pháp luật quy định. 13/07/2021 5
- Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW Trong mỗi quốc gia, NHTW là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm chính, thay mặt CP để phát hành tiền pháp định, tiền này có hiệu lực lưu thông bắt buộc trong toàn quốc. Đơn vị chịu trách nhiệm phát hành trong NHTW là Cục Phát hành và Kho quỹ: có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTWvề lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật. 13/07/2021
- 1. Nguyên tắc phát hành tiền 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng (chế độ phát hành theo dự trữ vàng) 1.2. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng giá trị hàng hóa (chế độ phát hành tiền pháp định) 13/07/2021 7
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng CP quy định việc phát hành tiền phải dưa vào dự trữ vàng. Vàng trở thành hàng hóa bảo đảm cho giá trị của tiền giấy. NHTW cho lưu hành tiền giấy với một khối lượng giá trị tương đương dự trữ vàng. NHTW bảo đảm và cam kết rằng người có tiền giấy có quyền đổi ra vàng bất cứ lúc nào nếu họ muốn. 13/07/2021 8
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng → Tiền giấy được định nghĩa là Giấy Nợ của NHTW, dùng để thay thế cho những đồng tiền vàng hay bạc trong lưu thông trước đây. Tiền giấy lúc này được gọi là tín tệ vì cơ sở để nó được lưu hành đó là lòng tin của nhân dân vào việc tiền giấy có thể đổi ra vàng bất cứ lúc nào. 13/07/2021 9
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng Phát hành tiền theo nguyên tắc bảo đảm bằng vàng có ưu điểm là không xảy ra lạm phát, nhưng nhược điểm là hạn chế số lượng tiền phát hành, trong khi nhu cầu của nền kinh tế lại cần có nhiều tiền để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. 13/07/2021 10
- 1.2. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng giá trị hàng hóa Thực chất nguyên tắc này là việc xác định số lượng tiền cần thiết đưa vào lưu thông. Xuất phát từ chức năng của tiền tệ là phương tiện lưu thông, nên cơ sở của việc phát hành tiền là dựa trên quan hệ lưu thông hàng hóa. 13/07/2021 11
- Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định dựa trên các yếu tố: - P: Mức giá bình quân của hàng hóa tại thời điểm đang xét trong nền kinh tế - Y: Tổng số lượng các đơn vị hàng hóa,SP, DV do nền kinh tế tạo ra - V: Tốc độ lưu thông trung bình của đồng tiền trong nền kinh tế - M: Khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế. 13/07/2021 12
- Các phương trình về lượng tiền cung ứng MV = PY (1) P.Y M = (2) V M Y L = = (3) P V 13/07/2021 13
- Quan điểm của Fisher (2,3) “Nhà nước và NHTW chỉ nên phát hành thêm tiền vào lưu thông khi và chỉ khi có những đơn vị hàng hóa, SP, DV tăng thêm trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu số lượng SP được tạo ra ít hơn trước thì phải rút bớt tiền về nếu muốn giữ cho giá cả tiếp tục ổn định”. 13/07/2021 14
- Cơ sở cho việc phát hành tiền của các quốc gia Trong XH hiện đại, mọi thứ đều là hàng hóa: Trái phiếu CP hay TP DN, vàng, ngoại tệ, SDR, các chứng thư, tài sản khác, đều là những tài sản mà CP, các DN hoặc cá nhân có thể sử dụng nó để thế chấp vay tiền. Khi CP, DN hoặc nước ngoài mang các tài sản như vậy đến ký quỹ tại NHTW để xin vay. Khi đó Tài sản Có của NHTW tăng lên, và để cân đối với TS Có, NHTW phải tăng TS Nợ tương đương với giá trị của các tài sản ký quỹ, bằng cách phát hành thêm tiền. 13/07/2021 15
- Cơ sở cho việc phát hành tiền của các quốc gia →Việc xác địnhkhối lượng tiền cần phát hành của NHTW không còn lệ thuộc vào khối lượng vàng dự trữ, mà lệ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế, cụ thể là nguồn bảo đảm cho khối lượng tiền trong lưu thông ở một thời kỳ nhất định là khối lượng hàng hóa và DV được SX ra và đưa vào lưu thông trong thời kỳ đó. 13/07/2021 16
- Để thực hiện nguyên tắc này NHTW xác định khối lượng tiền phát hành tăng thêm hàng năm dựa trên cơ sở các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (% GDP tăng thêm), Sự biến động của giá cả (Tỷ lệ % lạm phát dự kiến), Tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính 13/07/2021 17
- 2. Các kênh phát hành tiền của NHTW 2.1. Phát hành tiền qua kênh Chính phủ 2.2. Phát hành tiền qua kênh tín dụng 2.3. Phát hành tiền qua kênh thị trường mở 2.4. Phát hành tiền qua kênh thị trường vàng và ngoại tệ 2.5. Phát hành để cân đối Bảng CĐTS 13/07/2021 18
- 2.1. Phát hành tiền qua kênh Chính phủ Nếu CP vay tiền của NHTW, NHTW phải tạm ứng cho NSNN hoặc mua trái phiếu của CP Nếu CP vay nước ngoài bằng hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ; những tài sản này đem về nước sẽ được ký quỹ tại NHTW để đổi thành nội tệ chi tiêu. 13/07/2021 19
- 2.2. Phát hành tiền qua kênh Tín dụng NHTW cho các NHTM vay dưới các hình thức: Thế chấp hoặc ứng trước Cầm cố các chứng từ có giá Tái chiết khấu các thương phiếu và các GTCG Qua đó khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM tăng lên 13/07/2021 20
- 2.3. Phát hành tiền qua kênh Thị trường mở Khi mua các chứng khoán ngắn hạn, NHTW bơm tiền vào nền kinh tế (Xem Bảng CĐTS NHTW tóm tắt) 13/07/2021 21
- 2.4. Phát hành tiền qua kênh thị trường vàng và ngoại tệ Khi NHTW mua vàng, ngoại tệ trên thị trường, làm tăng dự trữ ngoại hối và vàng tại NHTW, đồng thời làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông 13/07/2021 22
- 2.5. Phát hành để cân đối Bảng CĐTS Khi có sự gia tăng không chủ động của các khoản mục bên TS Có, NHTW phát hành thêm tiền để tăng TS Nợ nhằm cân đối giữa TS Nợ và TS Có. Vàng và ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước được sử dụng dưới dạng ký quỹ để vay trên NHTW, nên cần bơm tiền vào lưu thông 13/07/2021 23
- 3. Sơ đồ phát hành và điều hòa tiền mặt trong hệ thồng NH ở một số quốc gia 3.1. Ngân hàng Trung ương Pháp 3.2. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 3.3. Ngân hàng Trung ương Trung quốc (Tham khảo trong Giáo trình) 13/07/2021 24
- 4. Nghiệp vụ phát hành và tổ chức điều hòa tiền mặt trong Hệ thống NHNN VN 4.1. Cơ sở phát hành tiền 4.2. Tổ chức in, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền 4.3. Tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt 4.4. Tổ chức thu hồi, thay thế tiền, tiêu hủy tiền 13/07/2021 25
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền 4.1.1. Các yếu tố tác động đến khối lượng tiền cần phát hành - Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến - Tỷ lệ lạm phát dự tính - Sự thay đổi tốc độ lưu thông tiền tệ - Các nhân tố khác như: sự biến động của TS Có ngoại tệ ròng, tín dụng trong nước,v.v . 13/07/2021 26
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền 4.1.2. Các cơ sở phát hành tiền: a- Giai đoạn trước 1992: Khối lượng tiền cần phát hành (thực chất là khối lượng tiền mặt) dựa vào nhu cầu tiền của nền kinh tế, được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các ngân hàng 13/07/2021 27
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền b- Giai đoạn 1992- 1995: Khối lượng tiền cần phát hành được tính trên cơ sở tính toán mức tiền cung ứng tăng thêm vào đầu kỳ kế hoạch dựa vào các yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến, tỷ lệ lạm phát dự tính, sự thay đổi tốc độ LTTT và các nhân tố khác. 13/07/2021 28
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền Xác định khối lượng tiền cần phát hành tăng thêm: Lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kỳ = Lượng tiền lưu thông đầu kỳ x Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến x Tỷ lệ lạm phát dự kiến Trên cơ sở đó NHNN xác định lượng tiền cần thiết phát hành ra lưu thông 13/07/2021 29
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền Ngoài ra, NHNN có thể xem xét đến các yếu tố khác để điều chỉnh lượng tiền cung ứng như: - Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng tiền và tỷ lệ tăng GDP danh nghĩa trong quá khứ, - Hoặc những cam kết của NHNN với IMF về tăng tiền Xem VD trong Giáo trình (tr113) 13/07/2021 30
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền c- Giai đoạn 1996 đến nay: NHNN áp dụng phương pháp xác định lượng tiền cung ứng hàng năm gắn liền với một chương trình tiền tệ theo định lượng, tức là thực hiện việc dự báo các chỉ tiêu tiền tệ trên Bảng cân đối tiền tệ toàn ngành và Bảng cân đối tiền tệ của NHNN: TS Có ngoại tệ ròng (NFA), TS Có trong nước ròng (NDA), tổng phương tiện thanh toán (MS), 13/07/2021 31
- NHNN xác định lượng tiền cần phát hành theo 2 bước @1- Bước 1: Dự tính sự biến động của lượng tiền cung ứng MS @2- Bước 2: Xác định lượng tiền cần phát hành thêm dự kiến Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành (thêm), NHNN lập tờ trình Chính phủ phê duyệt; khi kế hoạch phát hành tiền được CP phê duyệt, NHNN thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền mặt đưa vào lưu thông. 13/07/2021 32
- @1- Bước 1: Dự tính sự biến động của lượng tiền cung ứng MS Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiền tệ: + Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến, + Tỷ lệ lạm phát dự tính, + Sự thay đổi tốc độ LTTT dự kiến + Và các nhân tố khác như: sự biến động của TS Có ngoại tệ ròng, sự thay đổi của tín dụng trong nước 13/07/2021 33
- @1- Bước 1: Dự tính sự biến động của lượng tiền cung ứng MS Cách xác định MS dự tính GDP MS = V ∆MS = Tỷ lệ tăng trưởng dự tính x Tỷ lệ lạm phátdự tính MS = NFA + NDA MS = C + D 13/07/2021 34
- @2- Bước 2: Xác định lượng tiền cần phát hành thêm dự kiến ∆MB = MB kế hoạch - MB thực tế MB kế hoạch = MS/ m MB thực tế = Tiền ngoài NHNN + Tiền gửi của các TCTD m là hệ số nhân tiền 13/07/2021 35
- 4.1. Cơ sở phát hành tiền Trên cơ sở xác định số lượng tiền cần phát hành (thêm), NHNN lập tờ trình Chính phủ phê duyệt; khi kế hoạch phát hành tiền được CP phê duyệt, NHNN thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền mặt đưa vào lưu thông. 13/07/2021 36
- 4.2. Tổ chức in, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền 4.2.1. Tổ chức in, đúc tiền 4.2.2. Tổ chức vận chuyển và bảo quản tiền 13/07/2021 37
- 4.2.1. Tổ chức in, đúc tiền NHNN nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng CP phê duyệt. NHNN nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền. (Điều 18. Luật NHNN) 13/07/2021 38
- 4.2.1. Tổ chức in, đúc tiền Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. (Điều 21. Luật NHNN) 13/07/2021 39
- 4.2.2. Tổ chức vận chuyển và bảo quản tiền @1- Về nguyên tắc, tất cả số tiền mới in, đúc được nhập về từ Nhà máy in tiền Quốc gia, sẽ được quản lý tại Kho tiền TW1. 13/07/2021 40
- 4.2.2. Tổ chức vận chuyển và bảo quản tiền Nếu số tiền đó đã công bố lưu hành, thì nhập Quỹ Dự trữ phát hành và hạch toán nội bảng. Nếu là tiền chưa công bố lưu hành thì được theo dõi và hạch toán ngoại bảng. Khi có lệnh phát hành loại tiền này, thì số tiền này mới được xuất sang Quỹ Dự trữ phát hành và hạch toán nội bảng. 13/07/2021 41
- 4.2.2. Tổ chức vận chuyển và bảo quản tiền @Tiền được phát hành, theo Lệnh chuyển tiền, tiền được chuyển về các Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP, rồi nhập vào Kho quỹ Dự trữ phát hành. Theo lệnh của Giám đốc các Chi nhánh NHNN, tiền sẽ được chuyển tiếp cho Quỹ Nghiệp vụ phát hành. Tại đây, trên cơ sở số dư TK tiền gửi và nhu cầu của các TCTD và KBNN, các chi nhánh NHNN thực hiện nghiệp vụ cấp tiền cho nền kinh tế thông qua các TCTD và KBNN 13/07/2021 42
- 4.3. Tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt 4.3.1. Sơ đồ tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành 4.3.3. Điều hòa tiền mặt trong Hệ thống NHNN Việt Nam 13/07/2021 43
- 4.3.1. Sơ đồ tổ chức phát hành và điều hòa tiền mặt (Xem Sơ đồ trang 116- Giáo trình NVNHTW) 13/07/2021 44
- 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành Quỹ Dự trữ phát hành (DTPH) - Quỹ DTPH quản lý các loại tiền giấy và tiền kim loại đã công bố lưu hành, chưa công bố lưu hành, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (nhập từ Quỹ NVPH) - Quỹ DTPH được quản lý tại các Kho tiền TW và Kho tiền các Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP (không bao gồm tiền chưa công bố phát hành) 45
- 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành Quỹ Dự trữ phát hành (DTPH) - Quỹ DTPH tại Kho tiền TW được nhập tiền mới sản xuất từ Nhà máy in đúc tiền Quốc gia; đồng thời thực hiện việc xuất tiền, nhập tiền với Quỹ NVPH tại Sở Giao dịch NHNN và các Kho tiền Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP. 13/07/2021 46
- 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành Quỹ Dự trữ phát hành (DTPH) - Quỹ DTPH tại Kho tiền Chi nhánh NHNN Tỉnh/TP được xuất tiền, nhập tiền trực tiếp với Quỹ NVPH do chi nhánh đó quản lý, đồng thời xuất – nhập tiền với Quỹ DTPH tại Kho tiền TW và Kho tiền các chi nhánh NHNN khác. 13/07/2021 47
- 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành Quỹ Nghiệp vụ phát hành (NVPH) - Quỹ NVPH quản lý các loại tiền giấy và tiền kim loại nhập từ Quỹ DTPH, tiền thu hồi từ lưu thông,kể cả các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đã đình chỉ lưu hành. 13/07/2021 48
- 4.3.2. Quản lý Quỹ Dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành Quỹ Nghiệp vụ phát hành (NVPH) - Quỹ NVPH được bảo quản và quản lý tại Kho tiền Sở Giao dịch NHNN và tại Kho tiền của các Chi nhánh NHNN 13/07/2021 49
- 4.3.3. Điều hòa tiền mặt trong Hệ thống NHNN Việt Nam Cơ sở để tổ chức điều hòa tiền mặt - Tình hình tiền mặt của các chi nhánh và kho tiền trong hệ thống. - Định mức ngân quỹ DTPH, định mức tồn quỹ NVPH Tổ chức điều hòa tiền mặt trong hệ thống NHNN - Tại NHTW - Tại các chi nhánh NHNN 13/07/2021 50
- 4.4. Tổ chức thu hồi, thay thế tiền, tiêu hủy tiền 4.4.1. Tổ chức thu hồi, thay thế tiền - Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. - Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. - Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành. 13/07/2021 51
- 4.4. Tổ chức thu hồi, thay thế tiền, tiêu hủy tiền 4.4.2. Tổ chức tiêu hủy tiền ⚫ Điều 19. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại. 13/07/2021 52
- Các hành vi bị cấm 1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. 2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật. 3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành. 4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. 13/07/2021 53
- Phần trình bày kết thúc Xin chân thành cám ơn! 13/07/2021 54