Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 1: Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại

ppt 24 trang nguyendu 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 1: Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_chuyen_de_1_tong_quan_ve_hoat.ppt

Nội dung text: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 1: Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại

  1. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Thuyết trình: TS. Thái Lâm Toàn
  2. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ 1: ❑ Đưa ra một bức tranh chung về NHTM, giúp học viên có được kiến thức nền để nghiên cứu các nghiệp vụ NHTM của những chuyên đề sau. ❑ Phân biệt NHTM với tổ chức tín dụng phi NH. ❑ Quan hệ của NHTM trong nền kinh tế, xã hội. ❑ Học viên sẽ hiểu rõ được các chức năng của NHTM. ❑ Học viên sẽ hiểu rõ hơn về các loại hình NHTM tại VN. ❑ Học viên sẽ tìm hiểu về tổ chức hệ thống của NHTM. ❑ Học viên sẽ đươc tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý của một NHTM Cổ Phần.
  3. ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN ĐỀ 1: ❑ Các chuyên viên, các CBCNV phụ trách mảng Marketing ngân hàng, mảng nguồn vốn (huy động & kế hoạch kinh doanh), kế toán, tín dụng, TTQT, KDNH, kiểm tra kiểm soát nội bộ, hậu kiểm trong các NH. ❑ Các CBNV chỉ làm một mảng nhỏ của ngân hàng muốn hoàn thiện kiến thức tổng quát và nâng cao tất cả các nghiệp vụ NHTM truyền thống và hiện đại. ❑ Những ai yêu thích tài chính NH và muốn đi theo nghề chuyên nghiệp. ❑ Sinh viên muốn chuẩn bị kiến thức thực tế trước khi tìm việc làm.
  4. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1: ❑ Các khái niệm NHTM. ❑ Phân biệt NHTM với tổ chức tín dụng phi NH. ❑ Quan hệ giữa DN, hộ gia đình, cá nhân với hệ thống tài chính. ❑ So sánh NH bán buôn và NH bán lẻ. ❑ Các chức năng của NHTM: 8 chức năng cơ bản. ❑ Hệ thống NHTM tại Việt Nam. ❑ Các loại hình NHTM. ❑ Tổ chức hệ thống NH trong nền kinh tế thị trường. ❑ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHTM.
  5. KHÁI NIỆM VỀ NHTM (Commercial Bank) ❑ NHTM là tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn, cho vay và làm các dịch vụ tài chính khác. ❑ NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gởi và cho vay tiền. ❑ NHTM là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác, cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính. ❑ Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (điều 4 mục 2): NHTM là một tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng như: kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán và các hoạt động KD khác có liên quan.
  6. KHÁI NIỆM VỀ NHTM (tt) ❑ Q1: Phân biệt NHTM với tổ chức tín dụng phi NH ❑ A1:  Trước tiên, chúng ta thấy rằng: Tổ chức tín dụng phi NH là TCTD chỉ thực hiện một số hoạt động NH.  Như vậy, NHTM và TCTD phi NH giống nhau là được phép huy động vốn.  NHTM và TCTD phi NH khác nhau ở chỗ: - NHTM huy động vốn: Bằng Tài Khoản Tiền Gửi và phát hành chứng từ có giá. - TCTD phi NH: Chỉ phát hàng chứng từ có giá, không cung cấp dv thanh toán qua NH (cái này là hệ quả của việc không mở được TK nên không chuyển khoản từ TK này qua TK khác)
  7. Quan hệ giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân với hệ thống tài chính Đơn vị thặng CÁC TỔ Đơn vị thiếu dư vốn: CHỨC TÀI hụt vốn: CHÍNH Hộ gia đình TRUNG Hộ gia đình Các nhà đầu Huy GIAN Phân Các nhà đầu tư tổ chức tư tổ chức Các DN Động bổ Các DN Chính phủ vốn vốn Chính phủ Tổ chức nước Tổ chức nước ngoài THỊ TRƯỜNG ngoài TÀI CHÍNH
  8. Quan hệ giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân với hệ thống tài chính ❑ Q2: So sánh NH bán buôn và NH bán lẻ. ❑ A2: Chủ yếu khác nhau về chiến lược KD.  NH bán buôn tập trung vào đối tượng KH Doanh Nghiệp. NH bán buôn cho vay và huy động vốn mang tính chất trung và dài hạn.  NH bán lẻ cung cấp dv NH với đối tượng KH là cá nhân. Vd: cho nông dân, tiểu thương, công nhân viên chức vay. NH bán lẻ thường cho vay và huy động vốn mang tính chất ngắn hạn.  Hiện nay, một số NH phối hợp vừa bán buôn vừa bán lẻ.
  9. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM: 1. Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế: ❑ Với mục tiêu là tìm kiếm LN như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển, các NHTM với NVKD mang tính đặc thù của mình đã thực hiện chức năng tạo tiền. Các NVKD đặc thù ấy chính là: NV tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với NHTW. Tận dụng sức mạnh của hệ thống NHTM nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế to lớn. ❑ Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở của một mức tăng trưởng vững chắc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất như vậy có thể gây ra sự ứ đọng vốn lưu động của quá trình sản xuất cho dù thực tế quá trình SX đang trong thời vụ cao điểm với nhu cầu vốn rất lớn.
  10. 1. Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế: ❑ Công thức tạo ra tiền bút tệ theo cấp số nhân: Sn = (U1) / (% Dự trữ bắt buộc)  Sn: Tổng số tiền bút tệ được tạo ra.  n: Số NH tham gia quá trình tạo tiền.  U1: Tiền gửi ban đầu.
  11. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 2. Chức năng tạo cơ chế thanh toán: ❑ Hệ thống thanh toán đã và đang phát triển từ nhiều thế kỷ. Sự đổi mới cơ chế thanh toán chính là khâu then chốt thúc đẩy hệ thống thanh toán phát triển. Cụ thể là cơ chế thanh toán tiền giấy ra đời thay cho tiền kim loại (vàng, bạc ) đã hình thành nên hệ thống thanh toán dựa trên cơ sở tiền giấy. Không dừng lại ở đó trên cơ sở nhu cầu tiện lợi trong thanh toán mà séc đã ra đời tạo ra cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. ❑ Trong những năm gần đây đã có những đổi mới quan trọng và được đưa vào sử dụng như nghiệp vụ ngân hàng không séc (checkless banking), nghĩa là sử dụng nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử.
  12. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 3. Chức năng huy động tiết kiệm: ❑ Người gửi tiền tiết kiệm nhận được một khoản tiền thưởng dưới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao. 4. Chức năng mở rộng tín dụng: ❑ Tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp của nền kinh tế.
  13. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 5. Chức năng tài trợ ngoại thương: ❑ Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động buôn bán quốc tế nhưng chúng có sự khác nhau đáng kể bắt nguồn từ sự khác nhau về hệ thống tiền tệ ở mỗi nước, năng lực tài chính của người mua và người bán thuộc các nước khác nhau. ❑ Chính từ sự khác nhau này, các NHTM cần thiết cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, mua và bán séc du lịch,
  14. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 6. Chức năng bảo quản an toàn vật có giá: ❑ Nhờ ưu thế của các NHTM là nơi kiên cố dùng để bảo quản tiền bạc và các vật có giá khác của bản thân ngân hàng, các NHTM có điều kiện thực hiện chức năng bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng. So với các chức năng khác, bảo quản vật có giá ra đời trước ngay cả chức năng tín dụng vốn là chức năng cơ bản và chủ yếu của NHTM. ❑ Công việc bảo quản vật có giá được phân thành 2 bộ phận khác nhau trong một ngân hàng: Cho thuê két sắt bảo quản; ký thác và trực tiếp bảo quản vật có giá của khách hàng.
  15. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 7. Chức năng trung gian tài chính: ❑ NHTM thu hút tiền nhàn rỗi trong XH (bao gồm tiền của DN, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đoàn thể ). Mặt khác, NHTM đem cho vay lại đến với những DN, cá nhân có nhu cầu cần tiền để sử dụng vào SXKD hoặc với mục đích tiêu dùng. ❑ NHTM còn là trung gian giữa NH Trung Ương với các doanh nghiệp, các dự án phát triển nền kinh tế. Như vậy, NHTM đã điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Mà việc điều chuyển vốn này gọi là trung gian tài chính: góp phần vào việc điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiểm soát lạm phát.
  16. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NHTM (tt): 8. Chức năng trung gian thanh toán: ❑ Ngoài nghiệp vụ huy động, cho vay, chiết khấu NHTM còn tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, đóng vai trò trung gian thanh toán cho khách hàng. Với chức năng này NH thực hiện việc chuyển tiền từ TK người trả sang TK người nhận và việc thanh toán này không có sự xuất hiện tiền mặt. Qua đó thúc đẩy sự ra đời của các phương tiện thanh toán như séc, thẻ thanh toán, giấy nhờ thu, ủy nhiệm chi, ❑ Nhờ vào chức năng này, NH góp phần làm cho lưu thông hàng hóa, tiền tệ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí lưu thông cho XH và giảm rủi ro cho con người trong thanh toán.
  17. HỆ THỐNG NHTM TẠI VIỆT NAM: ❑ NHTM Nhà Nước (NHTM Quốc Doanh). ❑ NHTM Cổ Phần. ❑ Ngân Hàng Liên Doanh. ❑ Chi Nhánh NH Nước Ngoài tại VN. ❑ Ngân Hàng với 100% vốn nước ngoài (Chưa có).
  18. CÁC LOẠI HÌNH NHTM: ❑ Xét theo tính chất và mục tiêu hoạt động: - Ngân hàng Thương Mại (Commercial Bank) - Ngân hàng Đầu Tư (Investment Bank) - Ngân Hàng Phát Triển (Development Bank) - Ngân hàng hợp tác (Co. operation Bank) ❑ Xét theo loại hình hoạt động: - Ngân hàng bán buôn (Wholesale Banking): + Khách hàng là các ngân hàng nhỏ, các TCTD. + Khách hàng là các tổng công ty, các Cty lớn. - Ngân hàng bán lẻ (Retail Banking): + Khách hàng là DN vừa và nhỏ. + Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.
  19. CÁC LOẠI HÌNH NHTM: ❑ Xét theo lĩnh vực hoạt động: - Ngân hàng chuyên doanh (Limited Speciality Banking) + Có sự tách biệt pháp lý giữa hoạt động NH, CK và Bảo hiểm. + NH tiết kiệm, NH cầm cố, N H đầu tư (Mỹ, Nhật, ) - Ngân hàng đa năng (Synthesis Banking) + NHTM đa năng hoàn toàn: Cung cấp đầy đủ dịch vụ NH, CK, BH trong một thực thể pháp lý (Đức, Hà lan, Thụy sĩ, ) + NHTM đa năng một phần: Muốn kinh doanh CK, BH phải thành lập công ty con (Anh, Australia, Canada, VN)
  20. CÁC LOẠI HÌNH NHTM: ❑ Xét theo hình thức sở hữu. - NHTM Nhà nước (State Ownes Commercial Bank), còn gọi là ngân hàng công (Public Bank) với 100% vốn của nhà nước. - NHTM cổ phần (Joint Stock Commercial Bank) vốn do cổ đông đóng góp, trong đó DNNN nắm giử tối thiểu 20% vốn điều lệ. - NH liên doanh (Joint Venture Bank) vốn do các bên LD góp. - NH nước ngoài (Foreign Bank): Chi nhánh hoặc 100% vốn nước ngoài.
  21. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
  22. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Các NH sẽ được tổ chức thành hệ thống được phân ra nhiều cấp độ tùy theo chức năng hoạt động. Thông thường hệ thống NH gồm có 2 cấp: ❑ Cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh NH: Gồm có NHNN (hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương) thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ ❑ Cấp kinh doanh: Bao gồm các định chế tài chính kinh doanh toàn bộ hay từng phần của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể như: các NHTM, NH Đầu Tư, NH Phát Triển, NH chính sách, NH hợp tác, các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, công ty tài chính,
  23. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG NHTM ❑ Hội sở. ❑ Sở giao dịch. ❑ Các chi nhánh. ❑ Phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm. ❑ Công ty trực thuộc hạch toán độc lập & các đơn vị sự nghiệp.
  24. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Q & A