Ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 3: Nghiệp vụ ký thác
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 3: Nghiệp vụ ký thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ngan_hang_va_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_chuyen_de_3_nghi.pdf
Nội dung text: Ngân hàng và nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chuyên đề 3: Nghiệp vụ ký thác
- Chuyên đề 3 Nghiệp vụ ký thác Biên soạn: TS Trương Quang Thông Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế TP.HCM 1
- Mục tiêu Mục tiêu của bài nầy là nghiên cứu các loại hình dịch vụ tiền gửi mà ngân hàng cung cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguồn vốn của ngân hàng cùng với các phương pháp định giá tiền gửi. 2
- Hướng dẫn đọc thêm tại nhà P. Rose. Quản trị ngân hàng thương mại. Chương 12: Quản lý dịch vụ nhận tiền gửi và các công cụ đầu tư phi tiền gửi + Chương 13: Định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi. Bản dịch Việt ngữ của Đại học Kinh tế Quốc dân (2001). 3
- Ký thác giao dịch Transaction Deposit Tài khoản ký thác giao dịch thường chủ yếu được sử dụng để thanh toán việc mua bán hàng hoá và dịch vụ 4
- Các loại tài khoản giao dịch Tài khoản giao dịch không hưởng lãi (Noninterest-Bearing Demand Deposits) Tài khoản giao dịch được hưởng lãi (Interest- Bearing Demand Deposits) Negotiable Orders of Withdrawal (NOW) Money Market Deposit Account (MMDA) Super NOW Account 5
- Ký thác tiết kiệm Thrift or Savings Deposit Dạng tài khoản mà mục đích chủ yếu của nó là khuyến khích khách hàng tiết kiêm thông qua việc hưởng lãi hơn là được dùng để thanh toán 6
- Các loại tài khoản tiết kiệm Passbook Savings Account Statement Savings Deposit Time Deposit CD Individual Retirement Account (IRA) 7
- Các hình thức CD thông dụng Bump-Up CD – điều chỉnh lãi suất cao hơn nếu lãi suất thị trường gia tăng Step-Up CD – điều chỉnh tăng lãi suất định kỳ, căn cứ vào một lãi suất hứa hẹn bởi ngân hàng Liquid CD – với quyền được rút một phần vốn mà không bị phạt (Withdrawal Penalty) 8
- Lãi suất ký thác phụ thuộc vào: Kỳ hạn Qui mô ngân hàng cung ứng Rủi ro của ngân hàng cung ứng Chính sách marketing và mục tiêu của ngân hàng cung ứng 9
- Khái niệm về ký thác lõi Core Deposits Nguồn vốn ký thác cơ bản của ngân hàng, ít nhạy cảm với lãi suất thị trường và xu hướng được giữ ổn định tại ngân hàng 10
- Luật lệ về tài khoản ký thác Khách hàng phải được thông tin về các điều kiện ký thác trước khi tài khoản được mở Ngân hàng phải công khai: Số dư tối thiểu Mức tối thiểu để tránh phí dịch vụ Khi nào lãi bắt đầu cộng gộp Phạt khi rút tiền sớm APY (Annual Percentage Yield) 11
- Phương pháp định giá chi phí bình quân lịch sử Historical Average Cost Approach Phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến. Tính toán đơn giản, nhưng chỉ nhìn về quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng phải hoạch định cho tương lai. 12
- Phương pháp nguồn vốn chung (Pooled Funds Approach) Phương pháp nầy dựa trên giả định rằng chi phí của từng nguồn huy động không quan trọng bằng chi phí bình quân gia quyền của của tất cả các nguồn vốn của ngân hàng. Chi phí vốn của ngân hàng như thế có tính hướng đến tương lai vì dựa vào đó, ngân hàng có thể biết được đâu là mức tỷ suất thu nhập tối thiểu mà ngân hàng phải có với bất kỳ món cho vay / đầu tư nào trong tương lai đủ để bù đắp chi phí của tất cả các nguồn huy động mới. 13
- Phương pháp nguồn vốn chung (Pooled Funds Approach) Yêu cầu của phương pháp Xác định chi phí vốn của từng nguồn huy động, có tính đến các điều chỉnh do DTBB, bảo hiểm tiên gửi, Nhân từng chi phí vốn với tỷ lệ vốn tương ứng trên tổng nguồn huy động Cộng các kết quả để tính ra chi phí bình quân gia quyền của nguồn vốn chung Ví dụ (tham khảo tài liệu) 14
- Phương pháp chi phí vốn biên tế Nhiều nhà phân tích tài chính lý luận rằng nên áp dụng chi phí gia tăng cho các khoản huy động mới (chứ không phải chi phí bình quân gia quyền) trong việc tính toán chi phí huy động ký thác. Lý do là, theo họ, những thay đổi thường xuyên của lãi suất sẽ làm chi phí lịch sử bình quân không còn đáng tin cậy nữa 15
- Phương pháp chi phí vốn biên tế Ngân hàng XYZ hy vọng huy động thêm được 25 tỷ đồng bằng lãi suất chào 7%. Họ cũng hy vọng rằng, nếu lãi suất chào nâng lên thành 7.50%, thì số tiền huy động được có thể gia tăng lên 50 tỷ đồng và con số đó sẽ là 80 tỷ với lãi suất chào 8%, 100 tỷ với lãi suất 8.5%. Kỳ vọng cuối cùng của họ về tổng số huy động sẽ là 125 tỷ với lãi suất chào 9%. Ngân hàng dự định cho vay/ đầu tư những nguồn vốn huy động mới đó với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là 10%. Chúng ta sẽ giúp Ngân hàng XYZ lựa chọn như thế nào? 16
- Phương pháp chi phí vốn biên tế Chi phí biên tế = Thay đổi trong tổng chi phí = Lãi suất mới x Tổng số vốn huy động với lãi suất mới Lãi suất vốn biên tế = Thay đổi trong tổng chi phí / Vốn huy động tăng thêm 17
- Định giá thâm nhập thị trường Market Penetration Deposit Pricing Theo phương pháp nầy, ngân hàng ban đầu chào lãi suất và chi phí dịch vụ có liên quan thấp nhằm khuyến khích khách hàng mở tài khoản, giành thị phần cao, sau đó sẽ 18
- Phương pháp định giá có điều kiện Conditional Pricing Ngân hàng sẽ thiết lập dạng biểu phí sao cho khách hàng sẽ thanh toán mức phí thấp, thậm chí miễn phí nếu họ duy trì một số dư ký thác cao hơn một mức tối thiểu nào đó. Nhưng khách hàng sẽ chịu phí cao hơn nếu số dư rơi xuống dưới mức tối thiểu đó. 19
- Phương pháp định giá có điều kiện Conditional Pricing Kỹ thuật định giá theo điều kiện dựa vào một hoặc nhiều hơn trong số các yếu tố sau đây: Số lượng giao dịch qua tài khoản Số dư bình quân trong kỳ thỏa thuận Kỳ hạn ký thác 20
- Phương pháp định giá có điều kiện Conditional Pricing Flat-rate pricing: phí dịch vụ được tính cố định cho từng đơn vị, từng thời kỳ (tháng), hoặc cả hai. Free pricing: chỉ thích hợp khi lãi suất thị trường cao + món tiền lớn và ít cơ động. Conditionally free pricing: thay thế cho hai phương cách trên. Chủ yếu dựa vào việc duy trì số dư tối thiểu. 21
- Conditionally Free Pricing Lợi ích đối với khách hàng: có thể lựa chọn kế hoạch ký thác phù hợp. Lợi ích đối với ngân hàng Tín hiệu thị trường: hành vi khách hàng, giá cả thị trường Giúp ngân hàng phân chia thị trường ra nhiều đoạn khác nhau như số dư cao, số dư thấp, hoạt động mạnh, hoạt động yếu - 22
- Phương pháp định giá theo quan hệ Relationship Pricing Ngân hàng sẽ định giá ký thác theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Khách hàng có thể được định giá dịch vụ thấp hoặc được miễn nếu sử dụng từ hai/ba dịch vụ trở lên. Ý tưởng của phương pháp nầy là một khi khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, họ sẽ lệ thuộc ngân hàng nhiều hơn, nếu không muốn nói cách khác, họ sẽ trung thành hơn, ít bị cạnh tranh thu hút qua ngân hàng khác. 23
- Lifeline Banking Với quan điểm cho rằng tất cả mọi người đều phải cần đến một dịch vụ tài chính tối thiểu nào đó bất kể mức thu nhập của họ. Vấn đề tranh luận: làm thế nào để đem các dịch vụ ký thác/thanh toán đến những người có thu nhập thấp, những người khó hay bị hạn chế điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính? 24