Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTGVN
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTGVN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_giam_sat_rui_ro_cua_bhtgvn.pdf
Nội dung text: Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTGVN
- Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTGVN Nhóm nghiên cứu phòng Giám sát I - BHTGVN Trong 10 năm hoạt động, để góp phần giữ vững ổn định tài chính trong nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) không những tổ chức chi trả cho những tổ chứ tham gia bảo hiểm tiền gửi (TCTG BHTG) bị đổ vỡ, nâng cao niềm tin của công chúng mà còn tổ chức giám sát rủi ro và kiểm tra thường xuyên đối với tất cả tổ chức này. Công tác giám sát rủi ro ngay từ ngày đầu thành lập tổ chức BHTG đã được đánh giá là đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn của BHTGVN. Để đảm bảo hoạt động của các TCTG BHTG luôn ở trong tình trạng tốt, kịp thời phát hiện những tổ chức có vấn đề để có phương án giải quyết thích hợp, BHTGVN đã và đang tiến hành giám sát các TCTG BHTG định kì và đột xuất, theo những quy trình cụ thể. Trong những năm vừa qua, công tác giám sát của BHTGVN đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt khi so sánh với thông lệ quốc tế và hệ thống BHTG của một số nước. Bài viết này sẽ khái quát kinh nghiệm của một số tổ chức BHTG trên thế giới và thông lệ quốc tế về giám sát rủi ro; phân tích những kết quả và khó khăn của công tác giám sát đối với các TCTG BHTG; và nêu một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giám sát rủi ro. I. Kinh nghiệm quốc tế Giám sát ngân hàng liên tục bao gồm việc kết hợp giữa các quy trình giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Giám sát từ xa là công cụ tối thiểu của hoạt động giám sát liên tục. Cơ quan giám sát không có quy định hoặc không có đủ nguồn lực để kiểm tra tại chỗ định kỳ thì chủ yếu sử dụng giám sát từ xa để giám sát các điều kiện tài chính và hoạt động ngân hàng và để xác định những tổ chức nào cần quan tâm đặc biệt. Giám sát từ xa bao gồm phân tích và xem xét các thông tin tài chính định kỳ và các thông tin khác liên quan tới hoạt động ngân hàng. Về hoạt động giám sát, cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới hiện đã pháp triển và áp dụng nhiều hệ thống giám sát mới nhằm đánh giá và theo dõi những thay đổi về điều kiện tài chính và mức độ rủi ro của một ngân hàng, cảnh báo sớm để đưa ra những biện pháp hỗ trợ hoặc điều chỉnh kịp thời. Những hệ thống được xây dựng và phát triển từ khoảng cuối những năm 1990 cho phép đánh giá tình hình hiện tại cũng như đưa ra các dự báo trong tương lai, cho phép các cơ quan giám sát có thể: 1
- · Đánh giá hệ thống tổ chức tín dụng theo một cơ chế bài bản và chính thức, trong đó kết hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. · Xác định các TCTD và các lĩnh vực hoạt động của TCTD có nhiều vấn đề hoặc tiềm ẩn rủi ro. · Xác định thứ tự ưu tiên thực hiện kiểm tra tại chỗ để sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực và đặt kế hoạch trước kiểm tra. Mặc dù các phương pháp đánh giá rủi ro và cảnh báo sớm giữa các nước cũng khác nhau, có thể nhóm các hệ thống giám sát khác nhau thành 4 nhóm chính: · Hệ thống xếp hạng ngân hàng · Hệ thống phân tích theo nhóm tương đồng và chỉ số tài chính · Hệ thống đánh giá rủi ro ngân hàng toàn diện · Mô hình thống kê a. Hệ thống xếp hạng ngân hàng Hệ thống xếp hạng giám sát ngân hàng được dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra tại chỗ, cho phép cơ quan giám sát xác định được các tổ chức cần phải lưu ý theo kết quả xếp hạng hàng năm. Hệ thống CAMELS được xây dựng và các cơ quan giám sát Mỹ sử dụng từ những năm 1980. Hệ thống xếp hạng theo phương pháp CAMELS tính toán với các tiêu chí Vốn, Chất lượng tài sản, Khả năng quản lý, Thu nhập, Tính thanh khoản và Độ nhạy đối với thị trường để xếp hạng các ngân hàng theo mức từ 1 đến 5. Từ năm 1996, hệ thống này mới bổ sung thêm các tiêu chí về mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Ngoài ra, có một số mô hình khác được sử dụng ở các cơ quan giám sát khác nhau hoặc ở các quốc gia khác nhau như ORAP, PATROL nhưng về cơ bản, các mô hình đó cũng dựa trên cơ sở các tiêu chí tương đối giống như mô hình CAMELS. b. Hệ thống phân tích theo nhóm tương đồng và chỉ số tài chính Hệ thống này sử dụng các tỉ lệ và phân tích theo nhóm tương đồng để đánh giá các chỉ tiêu với mục đích có thể nhận diện được những vấn đề hoặc các dấu hiệu rủi ro của các ngân hàng để đưa ra cảnh báo sớm.Ở từng quốc gia, các cơ quan giám sát sử dụng phương pháp phân tích này với số lượng các tỉ lệ tài chính khác nhau. Ví dụ, trong hệ thống giám sát BKIS được thực hiện vào năm 1997 ở Cơ quan giám sát và Ngân hàng Trung ương Đức, sử dụng 47 tỷ lệ liên quan tới rủi ro và 2
- khả năng sinh lợi của ngân hàng để phân tích theo tháng, quý, năm, từ đó đánh giá khả năng phòng ngừa và chịu đựng rủi ro của từng ngân hàng. c. Hệ thống đánh giá rủi ro Phương pháp này cho phép các cơ quan giám sát đánh giá tổng hợp về tình hình rủi ro của toàn bộ ngân hàng. Cụ thể, các khoản mục hoạt động của ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng sẽ được phân chia thành từng mục, từ đó phân tích tình hình rủi ro, cấu trúc và kiểm soát của ngân hàng dựa trên cơ sở một số yếu tố nhất định. Trên cơ sở đó, mô hình sẽ đưa ra kết quả chấm điểm đối với từng ngân hàng trong những khoảng thời gian nhất định. Sau đó, sử dụng trọng số để kết hợp các phân tích định lượng và đánh giá định tính để đưa ra mức điểm cuối cùng. d. Mô hình thống kê Mô hình thống kê dự báo về tình hình hoạt động của các ngân hàng được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây vì những mô hình này có tác dụng cảnh báo sớm cao. Các mô hình này thường sử dụng những kĩ thuật định lượng tiên tiến để dự báo về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro dựa trên những số liệu hiện tại, qua đó cho phép các cơ quan giám sát có thể phân loại những ngân hàng có mức độ rủi ro, nguy cơ đổ vỡ cao hoặc ngân hàng có rủi ro và nguy cơ đổ vỡ thấp. Phương pháp này được áp dụng vào đầu những năm 1990, xuất phát từ nguyên nhân có hàng loạt các ngân hàng bị đổ vỡ ở Mỹ, chi phí để giải quyết những ngân hàng sau khi đổ vỡ là quá lớn. Bảng dưới đây trình bày đặc điểm của các phương pháp trên. Đặc điểm của từng phương pháp Đánh giá Dự đoán Sử dụng quy Đánh giá Phân tích Liên kết tình hình tài tình hình trình phân định rủi ro với những chính hiện tài chính tích thống lượng hoạt động tại tương lai kê và định giám sát lượng chính thức Xếp hạng giám sát - Tại chỗ - Từ xa * * * * * Phân tích theo nhóm tương đồng * * * và các chỉ số tài chính Hệ thống đánh giá rủi ro toàn diện Mô hình thống kê * * Ghi chú: * Không đóng vai trò quan trọng 3
- Đóng vai trò quan trọng Đóng vai trò rất quan trọng Cơ quan giám sát của các nước G10 thường sử dụng kết hợp từ 2 hệ thống đánh giá trở lên để đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo có thể phát hiện những tổ chức có vấn đề thông qua một trong những hệ thống đó. Các hệ thống được sử dụng thường bao gồm những đánh giá về các yếu tố định lượng kết hợp với phân tích định tính. Việc lựa chọn tỷ trọng của nhân tố định tính và nhân tố định lượng thay đổi rất khác nhau tùy theo từng quốc gia. II. Kết quả và hạn chế của công tác giám sát Giám sát từ xa được coi là hệ thống cảnh báo sớm để xác định những rủi ro tiềm ẩn của TCTG BHTG, từ đó đề xuất biện pháp giúp họ khắc phục, phòng ngừa. Tính tới 30/11/2009, BHTGVN đã thực hiện giám sát đối với 1.130 tổ chức, bao gồm 84 ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 1.034 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Kết quả giám sát thời gian qua đã phát hiện nhiều TCTG BHTG có vi phạm trong hoạt động, hoặc có những vấn đề cần lưu ý theo dõi. Dựa vào kết quả giám sát đã xây dựng hồ sơ dấu hiệu cảnh báo và tiến hành các thủ tục cảnh báo đối với những đơn vị có vi phạm. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ rõ cho đơn vị thấy được những vi phạm phát sinh, ảnh hưởng đến uy tín, sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các đơn vị nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, sớm có biện pháp khắc phục chỉnh sửa để phát triển tốt hơn. Cùng với những kết quả đạt được nêu trên, công tác giám sát từ xa của BHTGVN cũng còn nhiều hạn chế: Kết quả giám sát chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm tới các TCTD; chưa thực hiện được việc xếp loại đối với các TCTG BHTG thông qua kết quả giám sát. Những hạn chế và bất cập của kết quả giám sát nêu trên bắt nguồn từ các nguyên nhân chính sau: · Hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát Hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ và chưa ổn định, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính (Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán, các quy định về thanh tra giám sát, v.v đang trong quá trình thay đổi, hoàn thiện). Nhiều lĩnh vực chưa có 4
- luật, như lĩnh vực bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ người tiêu dùng. Tính cụ thể, minh bạch, rõ ràng và hiệu lực thi hành của nhiều luật chưa cao. Thực trạng về hệ thống chính trị, pháp luật trên đã tác động và làm hạn chế không nhỏ khả năng hoạt động của BHTGVN như chưa thể ổn định các văn bản, quy định liên quan đến hệ thống giám sát; việc triển khai hoạt động giám sát chưa thể đồng bộ và nhất quán. · Nguồn thông tin đầu vào phục vụ hoạt động giám sát Nguồn thông tin đầu vào phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa chủ yếu là báo cáo tài chính và báo cáo liên quan khác. Tuy vậy, các báo cáo này còn sai lệch về giá trị, chưa đầy đủ và không kịp thời nên việc đánh giá, phân tích chưa đạt được kết quả tốt, việc cảnh báo vi phạm còn hạn chế. Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin báo cáo, việc phối hợp sau giám sát giữa các cơ quan giám sát cũng chưa có hệ thống pháp lý rõ ràng và chưa được thực hiện đồng bộ, làm giảm hiệu quả hoạt động giám sát. Hiện nay, vấn đề về tính chính xác, minh bạch và kịp thời của thông tin báo cáo là hết sức bức thiết để có thể thiết kế các chính sách và kế hoạch ứng phó kịp thời. · Nguồn nhân lực Con người luôn là yếu tố được đề cập hàng đầu trong các hoạt động nói chung. Trong điều kiện môi trường tài chính luôn thay đổi nhanh chóng, hoạt động của TCTG BHTG ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao về chuyên môn cũng như có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là rất lớn. Trong xu thế hội nhập hiện nay, yêu cầu nhân lực cho hoạt động giám sát không chỉ hiểu và đáp ứng được các chuẩn mực trong nước mà còn nắm và hiểu rõ các chuẩn mực quốc tế. Trên thực tế, yêu cầu này chưa được đáp ứng. Ngoài ra, đi kèm với việc xây dựng và duy trì nguồn nhân lực tốt, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp, tạo được động lực đóng góp, cống hiến của đội ngũ cán bộ này. Việc xây dựng một chế độ đãi ngộ như vậy thực sự là khó khăn trong điều kiện các quy định hiện hành về chế độ đãi ngộ hiện nay của các tổ chức nhà nước. III. Đề xuất 1. Cơ sở pháp lý chặt chẽ và đầy đủ đi đôi với việc thực thi hiệu quả các quy định Cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam hiện tại là chưa hoàn chỉnh, BHTGVN hoạt động chủ yếu dưới sự điều chỉnh của Nghị định 89 và 109 và Quyết định 75 của Chính phủ. Trong khi đó, tại các quốc gia khác, tổ chức BHTG 5
- hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật BHTG. Luật BHTG sẽ là cơ sở chắc chắn và ổn định để BHTGVN có thể đảm bảo hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ được giao. Việc thực thi các quy định về BHTG là chưa hiệu quả. Các quy định về BHTG đều đã được ban hành nhưng việc thực hiện còn thiếu tính tự giác từ các đối tượng liên quan. Trước mắt, trong khi hệ thống thông tin báo cáo và chia sẻ thông tin đầy đủ theo thông lệ quốc tế chưa được xây dựng, việc thực hiện chia sẻ thông tin, báo cáo theo các quy định hiện hành giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia là rất cần thiết và cần được quy định trong các văn bản pháp luật phù hợp. 2. Cán bộ giám sát cần tăng tính tự giác trau dồi kiến thức, đồng thời cũng cần được đào tạo chuyên sâu và có hệ thống Trong những năm gần đây, thị trường tài chính – ngân hàng đã phát triển rất nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đi kèm với sự phát triển nhanh của các tổ chức tín dụng là rủi ro tăng cao, công tác giám sát vì thế cũng cần được cập nhật liên tục và ngày càng đòi hỏi tính chuyên môn cao. Một trong những lý do của sự kém hiệu quả trong công tác giám sát là sự phức tạp trong hoạt động của các tổ chức tăng lên nhưng năng lực của các cán bộ giám sát không tăng tương ứng. Do vậy, việc tự cập nhật các chuẩn mực, phương pháp giám sát mới là rất cần thiết. Công tác đào tạo cán bộ giám sát cần phải có chiến lược để theo kịp sự phát triển và hội nhập của ngành tài chính ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Tài liệu tham khảo: Supervisory risk assessment and early warning system, BIS, 2000 Early Warning Models in Real Time, Fed, 2001 Federal Reserve Board of Governors (1994), “Internal Control,” Commercial Bank Examination Manual Core principles for effective banking supervision, BIS, 2006 Core principles for effective deposit insurance systems, BIS, IADI, 2009 6