Kiểm toán ngân hàng - Quy trình kiểm toán (phần 2)
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Quy trình kiểm toán (phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_toan_ngan_hang_quy_trinh_kiem_toan_phan_2.pdf
Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Quy trình kiểm toán (phần 2)
- Quy trình kiểm toán P.2 II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Trình tự, thủ tục các bước thực hiện kiểm toán các đơn vị là các tổ chức tài chính, ngân hàng được thực hiện theo các quy định tại chương 3 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Quy trình này quy định cụ thể những nội dung liên quan đến việc kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng: Kiểm toán xác nhận tính đúng đắn, trung thực về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh; Kiểm toán việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính, kế toán, tín dụng; Kiểm toán hoạt động đầu tư tài chính, tín dụng, liên doanh liên kết; Kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động của các tổ chức tài chính - ngân hàng như việc ban hành các chính sách tiền tiền tệ, tín dụng (đối với đơn vị nhà nước). Trước khi thực hiện kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán chi tiết theo quy định tại điểm 2.2 mục 2 chương 3 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cần lưu ý một số vấn đề sau: + Tuân thủ và nhất quán với Kế hoạch không kiểm toán những vấn đề đã giới hạn trong kế hoạch tổng quát; + Đặc thù về kinh doanh và phương thức hoạt động: căn cứ vào địa bàn hoạt động, quy mô, tổ chức và năng lực của mỗi đơn vị thành viên, Ban lãnh đạo của tổ
- chức tài chính, ngân hàng phân cấp về tổ chức, hoạt động cho đơn vị thành viên. Do đó, KTV cần phải xem xét những đặc thù của đơn vị được kiểm toán để xác định những trọng yếu rủi và ro ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết; + Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội và các doanh nghiệp bảo hiểm thường có các đơn vị phụ thuộc được phân cấp về công tác tài chính, kế toán, tín dụng, do vậy khi lập kế hoạch chi tiết cần chọn mẫu từ hội sở chính của Chi nhánh, Công ty đến các đơn vị trực thuộc là các Chi nhánh cấp dưới, phòng giao dịch, phòng kinh doanh để kiểm toán đảm bảo phù hợp về tỷ trọng một số chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể: Nêu một số chỉ tiêu chủ yếu của các đơn vị phụ thuộc được kiểm toán phù hợp với mục tiêu của cuộc kiểm toán như sau: Nguồn Dư Tổng vốn nợ Tổng Thuế lợi cho Doanh Tổng và các Tên đơn vị NTài huy nhuận vay thu, khoản T sản cố động kế (đối thu chi phải định (đối toán với nhập phí nộp với trước các khác NSNN các thuế NH) NH) 1 Văn phòng
- Chi nhánh (phòng giao dịch, 2 phòng kinh doanh) A Tổng cộng Tỷ trọng/tổng số (%) 1 Những vấn đề có tính nguyên tắc khi thực hiện kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng Khi thực hiện kiểm toán, KTV cần phải tuân thủ một số vấn đề có tính nguyên tắc dưới đây: 1.1 Tính có thật về sự tồn tại các khoản mục BCTC cũng như các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Sự tồn tại hoặc phát sinh về việc lập BCTC, đơn vị đã đưa vào BCTC các số liệu (số dư cuối kỳ) có theo đúng số liệu đã hạch toán trên sổ kế toán không? Những xác nhận của KTV đề cập đến các chỉ tiêu về tài sản Nợ, tài sản Có trong bảng cân đối kế toán có thực sự có vào ngày lập báo cáo hay không? Xác nhận số liệu các khoản thu, chi trong báo cáo thu nhập và chi phí có thực sự phát sinh
- trong kỳ kế toán hay không? KTV phải thu thập bằng chứng, để khẳng định rằng các nghiệp vụ được hạch toán đúng bản chất kinh tế, kịp thời, theo đúng niên độ tài chính, đảm bảo BCTC đưa ra bức tranh trung thực về thực trạng tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong một thời kỳ nhất định. Để kiểm tra hạch toán đúng kỳ, KTV nên kiểm tra một số nghiệp vụ phát sinh ngay trước hoặc sau ngày quyết toán, đối chiếu sự khớp đúng giữa các chứng từ có liên quan tới nghiệp vụ, để khẳng định rằng các nghiệp vụ này được hạch toán đúng kỳ. Đối với các tài sản như tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các khoản tiền gửi và đầu tư chứng khoán tại NHNN, vật liêu tồn kho có thể kiểm toán thông qua kiểm kê thực tế, kết hợp với đối chiếu số liệu đã được vào sổ kế toán với các chứng từ kế toán, kết hợp với việc lấy xác nhận của các bên có liên quan. Đối với các khoản phải thu thì kết hợp giữa việc lấy xác nhận của các bên có liên quan. Đối với tài sản vô hình, KTV phải thu thập được bằng chứng về chi phí thực tế đã chi 1.2. Quyền sở hữu và nghĩa vụ Những xác nhận của KTV đề cập đến việc tài sản được phản ánh trên BCTC có thuộc quyền sở hữu của đơn vị hay không? Các khoản nợ có phải là nghĩa vụ của đơn vị vào ngày lập báo cáo hay không? Thông thường, quy trình kiểm toán cũng được áp dụng giống như đối với cơ sở dữ liệu về sự tồn tại, ví dụ, lấy xác nhận của NHNN cho bằng chứng về sự tồn tại của tiền gửi tại NHNN, đồng thời cũng cho bằng chứng về quyền sở hữu của đơn vị đối với số tiền gửi đó Tuy nhiên, đối với một số tài sản khác như máy móc thiết bị , việc kiểm kê thực tế chưa cho phép có được bằng chứng về quyền sở hữu, thông qua việc kiểm tra hồ sơ lưu trữ, các chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế, dẫn tới sự hình thành tài sản như hoá đơn mua hàng, hoặc các hợp đồng kinh tế, hợp đồng đối với
- tài sản thuê tài chính thì mới có được ý kiến về quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản đó. 1.3. Xác nhận sự đầy đủ Các xác nhận của KTV cần nêu rõ: tất cả các nghiệp vụ kinh tế và các số dư tài khoản kế toán phải được phản ánh trên BCTC và được phản ánh trong hệ thống sổ kế toán. Tính đầy đủ nói về khả năng bỏ qua các khoản mục, đáng lý ra phải đưa vào trong BCTC. Một hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả sẽ đảm bảo rằng: mọi nghiệp vụ đều được ghi nhận và phản ánh trong hệ thống tài khoản, sổ kế toán, BCTC. Nếu đánh giá của KTV qua các thử nghiệm về kiểm soát cho thấy sự yếu kém, không hiệu quả thì KTV phải tăng quy mô của thử nghiệm cơ bản. Tiến trình của các bước kiểm toán bắt đầu từ các chứng từ gốc, trên cơ sở chọn mẫu, sau đó kiểm tra dựa vào sổ kế toán chi tiết có liên quan, sổ kế toán tổng hợp và BCTC. KTV thực hiện kiểm tra thực tế, sau đó so sánh số liệu kiểm tra thực tế với số liệu kế toán, cho ta bằng chứng về sự đầy đủ của tài sản, phát hiện ra các tài sản chưa được ghi chép, theo dõi trong hệ thống kế toán. Phương pháp phân tích cũng rất hữu ích để chỉ ra khả năng có tài sản chưa được ghi nhận hoặc còn tồn tại các sai sót nghiêm trọng. 1.4 Tính đúng đắn về thời gian của nghiệp vụ phát sinh - KTV phải có sự xem xét BCTC của kỳ trước để xác định sự hợp lý của số dư đầu kỳ kết chuyển sang để bảo đảm rằng các nghiệp vụ phát sinh tăng giảm trong kỳ đơn vị không có sự nhầm lẫn hoặc cố ý hạch toán trùng lắp các nghiệp vụ từ kỳ trước chuyển sang. - KTV phải xem xét các nghiệp vụ phát sinh của những tháng đầu năm của niên độ kế toán sau để bảo đảm rằng các nghiệp vụ này không bị hạch toán nhầm lẫn hoặc cố ý từ kỳ trước sang kỳ này hoặc ngược lại.
- - Các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí nếu không tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kỳ kế toán sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh. KTV phải kiểm tra sự tương thích, hạch toán đúng kỳ đối với các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí quan trọng. 1.5 Việc phân loại đúng đắn khi hạch toán - Trong chế độ kế toán hiện hành yêu cầu đơn vị khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh phải phù hợp với các tài khoản đã đăng ký mở theo quy định. Thu nhập, chi phí phát sinh ở khâu nào, lĩnh vực nào thì phải hạch toán vào tài khoản tương ứng. - Các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn phải được hạch toán vào các tài khoản tương ứng theo quy định. Tuyệt đối không bù trừ công nợ, không hạch toán từ tài sản này sang tài sản khác, từ nguồn vốn nọ sang nguồn vốn kia. - KTV phải kiểm tra tính đúng đắn việc phân loại các nghiệp vụ phát sinh của đơn vị. Trường hợp đơn vị không thực hiện đúng phân loại cần nêu rõ những ảnh hưởng của việc hạch toán sai này đối với những khoản mục của BCTC. 1.6 Đánh giá tài sản và sự phân bổ Chất lượng tài sản là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của một đơn vị, đây là một tiêu chuẩn khó đánh giá. Các nguyên tắc kế toán chung cũng đòi hỏi giá trị của tài sản cần phải được đánh giá, và có dự phòng trước đối với các khoản giảm giá, những khoản nợ khó đòi. Lập quĩ dự phòng nợ phải thu khó đòi phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá đối với từng khoản nợ, các đơn vị phải áp dụng nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro một cách thận trọng.
- KTV phải kiểm tra để khẳng định rằng: phương pháp định giá mà đơn vị áp dụng là phù hợp với loại tài sản, phù hợp với các chuẩn mực kế toán được chấp nhận và tuân thủ quy định của Nhà nước; Đồng thời phải kiểm tra tính chính xác về giá trị (số tiền) theo phương pháp đã sử dụng. Số liệu được thể hiện trên các BCTC, chính là sự tổng hợp của rất nhiều khoản mục, do vậy KTV phải kiểm tra lại sự chính xác về mặt số học. Các loại tài sản được đánh giá theo giá thực tế, do vậy, KTV phải tiến hành kiểm tra chi phí phát sinh để có được giá trị hợp lý của tài sản thông qua việc kiểm tra các chứng từ gốc về chi phí. KTV phải kiểm tra kỹ các khoản tài sản Có, việc giảm giá nếu có, có hợp lý hay không? Việc đánh giá, dự kiến giá có thể bán được trong tương lai như thế nào? Khả năng thu hồi nợ cho vay đã quá hạn ? Sau đó kiểm tra việc lập các khoản dự phòng đã tuân thủ chế độ tài chính kế toán chưa ? 1.7 Sự trình bày trên BCTC Những xác nhận của KTV phải đề cập đến việc: các chỉ tiêu trên BCTC có được trình bày đầy đủ và đúng đắn theo mẫu quy định của NHNN và Bộ Tài chính hay không? (lưu ý khi nhận xét việc lập BCTC hợp nhất của các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính). 2. Nội dung kiểm toán các đơn vị là các tổ chức tài chính, ngân hàng Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần chú ý kiểm tra trước một số vấn đề sau: 2.1 Chế độ mở sổ và sử dụng tài khoản kế toán KTV cần nắm vững tính chất, nội dung các tài khoản kế toán của hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tài chính, ngân hàng do cơ quan có thẩm quyền ban
- hành, để đối chiếu với hệ thống tài khoản kế toán do các đơn vị được kiểm toán lựa chọn, đăng ký, nhằm xác định xem hệ thống tài khoản kế toán do đơn vị sử dụng có phù hợp với qui định chung không. Sau đó, đối chiếu với các tài khoản mà đơn vị đã mở và sử dụng để phát hiện những trường hợp mở sai và hạch toán sai. 2.2 Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp KTV cần kiểm tra qui trình hạch toán và việc mở các loại sổ kế toán, có theo đúng qui định trong chế độ kế toán hay không (đặc biệt đối với các đơn vị việc hạch toán kế toán được thực hiện bằng phần mềm tin học). Để kiểm tra sự chính xác của số liệu kế toán, cần đối chiếu số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, giữa báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp, giữa bản sao kê kiểm kê với số dư trên Bảng cân đối kế toán; Căn cứ vào các qui định về nghiệp vụ và thủ tục kế toán của từng loại nghiệp vụ cụ thể như: kế toán cho vay, kế toán thanh toán, kế toán tài sản, kế toán thu, chi tài chính để đối chiếu, kiểm tra việc xử lý của đơn vị trong khi hạch toán kế toán vào các tài khoản. Chú ý kiểm tra sự chính xác giữa chứng từ ghi sổ để phát hiện các trường hợp thừa, thiếu chứng từ, độ chính xác của số liệu; Kiểm tra cân đối chi tiết từng ngày để phát hiện các tài khoản hạch toán sai tính chất như tài khoản tiền gửi dư nợ, tiền vay dư có ; kiểm tra các lý do, nội dung và phương pháp điều chỉnh bút toán. 2.3 Chế độ chứng từ kế toán đơn vị Chứng từ kế toán đơn vị gồm: chứng từ do khách hàng lập, chứng từ do đơn vị lập và chứng từ thanh toán điện tử . KTV cần kiểm tra, để phát hiện các chứng từ không hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Chứng từ đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện như: đúng mẫu qui định; Các yếu tố trên chứng từ phải ghi đầy đủ, đúng qui định, không tẩy xoá. Riêng chứng từ chi tiêu nội bộ
- của đơn vị, phải có chứng từ gốc kèm theo. Các khoản mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ phải có hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính. Chữ ký trên chứng từ của người thực hiện nghiệp vụ, người kiểm tra. Việc kiểm tra chứng từ phải trên cơ sở mẫu kiểm toán đã xác định.