Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp nội dung kiểm tra nghiệp vụ cho vay

pptx 69 trang nguyendu 10020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp nội dung kiểm tra nghiệp vụ cho vay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxkiem_toan_ngan_hang_phuong_phap_noi_dung_kiem_tra_nghiep_vu.pptx

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp nội dung kiểm tra nghiệp vụ cho vay

  1. Ban KTKSNB Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2010
  2. Các nội dung về kiểm tra tín dụng 1. Hồ sơ pháp lý 2. Hồ sơ vay vốn 3. Điều kiện vay vốn 4. Tài sản bảo đảm 5. Thẩm định tín dụng 6. Giải ngân, kiểm soát sau 7. Cơ cấu khoản vay, phân loại nợ 8. Kiểm tra hồ sơ máy
  3. Hồ sơ pháp lý Hồ sơ pháp lý • Đăng ký kinh doanh • Quyết định thành lập • Quyết định bổ nhiệm các chức danh Đối với khách hàng GĐ,PGĐ, KTT là doanh nghiệp • NQ/BB họp HĐQT hoặc HĐTV v/v vay vốn, thế chấp, • Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị. • Quy chế tài chính (nếu có). • Chứng minh thư Đối với khách hàng là • Sộ hộ khẩu • Giấy đăng ký kinh doanh cá nhân, hộ gia đình • Văn bản ủy quyền
  4. Hồ sơ vay vốn • Giấy đề nghị vay vốn • Tài liệu, báo cáo về tình hình SXKD, DV, khả năng tài chính của khách hàng • Dự án/phương án vay vốn • Hồ sơ bảo đảm tiền vay • Hợp đồng bảo hiểm • Tài liệu khác • Bản vấn tin CIC • TT thẩm định • Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro • Tài liệu liên quan đến việc quyết định GHTD: biên bản họp HĐTD; Phiếu biểu quyết của các thành vên; thông báo quyết định của người có thẩm quyền; BBKT việc sử dụng vốn vay • HĐTD, các văn bản sửa đổi bổ sung/phụ lục HĐTD • Bảng kê chứng từ giải ngân, giấy nhận nợ • Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TT đề nghị cơ cấu thời hạn trả nợ.
  5. Hồ sơ vay vốn • Giấy đề nghị vay vốn • Tài liệu, báo cáo về tình hình SXKD, DV, khả năng tài chính của khách hàng • Dự án/phương án vay vốn • Hồ sơ bảo đảm tiền vay • Hợp đồng bảo hiểm • Tài liệu khác • Bản vấn tin CIC • TT thẩm định • Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro • Tài liệu liên quan đến việc quyết định GHTD: biên bản họp HĐTD; Phiếu biểu quyết của các thành vên; thông báo quyết định của người có thẩm quyền; BBKT việc sử dụng vốn vay • HĐTD, các văn bản sửa đổi bổ sung/phụ lục HĐTD • Bảng kê chứng từ giải ngân, giấy nhận nợ • Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TT đề nghị cơ cấu thời hạn trả nợ.
  6. Điều kiện cho vay chung (theo QĐ 221-222) 1. Được NHCT cấp GHCV không có bảo đảm bằng tài sản hoặc đủ điều kiện cấp GHTD không có bảo đảm. 2. Có dự án/phương án khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật 3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp để thực hiện dự án/phương án phù hợp với ĐKKD 4. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết 5. Phải cung cấp các thông tin cần thiết khác liên quan đến khoản vay.
  7. Điều kiện cho vay (khả năng tài chính) CV không có BĐTS CV có bảo đảm bằng TS • KH là tổ chức: • KH là tổ chức: • Ngắn hạn: CN xem xét , quyết định KH có • Ngắn hạn: hoặc không có VCSH tham gia • KH mới thành lập: VCSH tối thiểu 20% • TDH: VCSH tham gia tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn; 10% khi CV VLĐ duy tổng nhu cầu vốn hoặc TVĐT -VLD trì hoạt động các DA NHCT đã cho vay. • KH có tài liệu chứng minh thu xếp đủ • Không phải KH mới: tùy từng khoản vay. vốn/giải trình về tính khả thi của viêc thu • Trung,dài hạn: xếp đủ vốn • KH cá nhân • 20% nếu TGCV đến 3 năm • VTC tham gia vào DA/PA tối thiểu bằng • 25% nếu TGCV trên 3 đến 5 năm 30% tổng nhu cầu vốn thực hiện DA/PA • 30% nếu TGCV trên 5 năm • Trường hợp KH có 15% VTC phải trình • 5% đối với DA cải tiến kỹ thuật NHCT VN • KH cá nhân: • Ngắn hạn: VTC tối thiểu 20% • TDH: tối thiểu 30% • Trình NHCTVN nếu đảm bảo bằng: • 10% TSBĐ hoặc BL của bên thứ ba • 15% đối với TSHTTTL
  8. Điều kiện được cấp GHTD (theo QĐ208) • Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật • Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với NHCT trong thời hạn được cấp GHTD. • Phải báo cáo tài chính và các thông tin theo yêu cầu. • Có trụ sở chính cùng địa bản tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi NH đóng trụ sở • Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng và thanh toán với NH • Mở tài khoản tiền gửi và cam kết thực hiện các giao dịch
  9. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp, HTX ▪ Được chấm điểm và xếp hạng tín dụng từ BB+ của năm liền kề trước GHTD không có thời điểm đề nghị cấp GHTD ▪ Có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý: bảo đảm +Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kế trước thời điểm đề nghị cấp GHTD thể hiện: ✓ Hệ số tự tài trợ tối thiểu 20%; KH có khả năng tài ✓ Hệ số thanh toán ngắn hạn tối thiểu 1 ✓ Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE tối thiểu 5%), không có lỗ chính đảm bảo thực lũy kế, trừ TH có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận/có hiện các nghĩa vụ quyết định cấp bù. +Trường hợp khách hàng chưa có BCTC nhưng có bằng chứng đang thực với NHCT trong hiện kiểm toán và các năm trước đã kiểm toán: thời gian được cấp ✓ Xem xét cấp GHTD theo quy định GHTD ✓ Thỏa thuận với khách hàng các biện pháp xử lý tín dụng ✓ Yêu cầu khách hàng gửi BCTC được kiểm toán chậm nhất 6 thánh kể từ thời điểm lập BCTC năm liền kề. ✓ Trường hợp gửi chậm, hoặc kết quả thể hiện không đáp ứng được các chỉ tiêu trên, NH dừng việc cấp GHTD và áp dụng biện pháp xử lý. + Nếu xét việc ấp GHTD không có bảo đảm là an toàn, hiệu quả, HĐTD cơ sở trình TSC xem xét, quyết định.
  10. • Đối với khách hàng là tổ chức khác: GHTD không có Hoạt động thu – chi của năm liền kề bảo đảm trước thời điểm đề nghị cấp GHTD có lãi hoặc chênh lệch thu lớn hơn Có khả năng tài chi. chính đảm bảo • Đối với khách hàng là cá nhân, hộ thực hiện nghĩa gia đình: Được chấm điểm, xếp hạng vụ của NHCTVN tín dụng từ loại Bb+ trở lên trong thời gian được cấp GHTD
  11. GHTD có bảo đảm Đối với khách hàng là doanh nghiệp, HTX • Được chấm điểm và xếp hạng tín dụng từ BB- của năm liền kề trước thời điểm đề nghị cấp GHTD • Có năng lực tài chính, cơ cấu tài chính hợp lý: + Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kế trước thời điểm đề nghị cấp GHTD thể hiện: ✓ Hệ số tự tài trợ tối thiểu 15%; ✓ Hệ số thanh toán ngắn hạn tối thiểu 0,8 ✓ Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE tối thiểu 5%), không có lỗ lũy kế, trừ TH có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận/có quyết định cấp bù; có lỗ theo kế hoạch do khách hàng mới thành lập/DA mới triển khai, đi vào hoạt động chưa quá 3 năm.
  12. GHTD có bảo đảm • Đối với khách hàng là tổ chức khác: - Hoạt động thu – chi của năm liền kề trước thời điểm đề nghị cấp GHTD có lãi hoặc chênh lệch thu lớn hơn chi. • Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Được chấm điểm, xếp hạng tín dụng từ loại Bb- trở lên
  13. GHTD có bảo đảm • Có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/bên thứ ba, bảo lãnh của bên thứ ba • Nếu GHTD được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính thanh khoản cao, NH được cấp GHTD. • Không cấp GHTD không có bảo đảm cho khách hàng mới thành lập, khách hàng là tổ hợp tác, doanh nghiệp hợp danh; không được cấp GHTD cho khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài. • Không cấp GHTD cho các khách hàng xếp hạng CC+, CC, CC-, C (KH là tổ chức); Cc+,Cc, C (KH là cá nhân) • TH KH không đáp ứng được điều kiện về năng lực tài chính, nằm ngoài địa bàn, có nợ xấu hoặc nợ XLRR, không có đủ TSBĐ, khách hàng mới thành lập nhưng xét thấy KH có kế hoạch phát triển tốt, có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, NH quản lý giám sát được khoản vay, HĐTD cơ sở trình TSC xem xét, quyết định. • TH KH nằm ngoài địa bàn, CN chỉ trình TSC xem xét khi khách hàng bắt đầu có nhu cầu quan hệ tín dụng. • TH KH không đáp ứng được điều kiện GHTD không có bảo đảm, có bảo đảm hoặc không có đủ TSBĐ có tính thanh khoản cao xét thấy cần phải tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng, HĐTD cơ sở trình HĐTD TSC xem xét, quyết định.
  14. GIỚI HẠN TÍN DỤNG Trường hợp KH không đáp ứng được điều kiện GHTD không có bảo đảm, GHTD có bảo đảm hoặc không có đủ TSBĐ có tính thanh khoản cao xét thấy cần phải tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng, HĐTD cơ sở trình HĐTD TSC xem xét, quyết định.
  15. Mức cấp GHTD không có bảo đảm • KH là doanh nghiệp, HTX: việc cấp GHTD không có bảo đảm trong mức phán quyết tín dụng của loại khách hàng này, đồng thời không vượt tích số giữa VCSH tại thời điểm cấp GHTD với hệ số được xác định cho từng hạng khách hàng: AA+ hệ số 5; AA hệ số 4; AA- hệ số 3; BB+ hệ số 2. • KH là CBCNCV: tối đa bằng 12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của KH • KH là cá nhân khác, hộ gia đình: theo quy định của TGĐ trong từng thời kỳ.
  16. Mức cấp GHTD không có bảo đảm Khách hàng đã được cấp GHTD không có bảo đảm có nhu cầu cấp GHTD vượt mức quy định trên: ✓ CN xem xét điều chỉnh tăng GHTD cho KH nếu phần GHTD tăng thêm được bảo đảm đầy đủ bằng TS, bảo lãnh của bên thứ ba và GHTD sau khi tăng không vượt mức phán quyết của Chi nhánh ✓ HĐTD cơ sở trình TSC xem xét, quyết định GHTD không có bảo đảm vượt mức quy định trên.
  17. Thẩm định, quyết định cấp GHTD • Thẩm định cấp GHTD: ✓ Cấp GHTD khách hàng: do CBTD và Phòng khách hàng/Phòng giao dịch thực hiện ✓ Cấp GHTD nhóm KHLQ: do cán bộ và lãnh đạo Phòng QLRRTD phối hợp với Phòng KH/Phòng GD thực hiện • Thẩm định rủi ro TD
  18. Thẩm định rủi ro TD độc lập Cấp GHTD cho khách hàng Cấp GHTD phải thông qua là tổ chức lần đầu quan hệ . HĐTD TSC tín dụng; cấp GHTD từ 1 tỷ GHTD cho KH thuộc nhóm đồng trở lên đối với KH cá KHLQ mà GHTD đề nghị nhân lần đầu có quan hệ vượt mức phán quyết của GHTD vượt 50% mức phán Chi nhánh. quyết đối với từng loại KH. Các TH do TGĐ quy định GHTD phải thông qua trong từng thời kỳ hoặc cấp HĐTD. có thẩm quyền yêu cầu GHTD đối với nhóm KHLQ Chi nhánh Chi Các TH khác do TGĐ quy định chính sở Trụ
  19. Các trường hợp không được cho vay • Đối với KH là tổ chức ➢ Khách hàng mà NHCV khó xác định, quản lý được nguồn trả nợ cho khoản vay đó. ➢ Các trường hợp không được cho vay khác trong từng thời kỳ do TGĐ quy định
  20. Các trường hợp không được cho vay • Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình ✓ Thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ Chi nhánh. ✓ Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thẩm định ✓ Bố mẹ, vợ chồng, con của các thành viên HĐQT, BKS, TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ Chi nhánh.
  21. Hạn chế cho vay • Đối với KH là tổ chức: NHCT không cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi LS, về mức cho vay đối với ➢ Tổ chức kiểm toán có trách nhiệm kiểm toán tại hệ thống NHCT. ➢ Tổ chức kinh tế có một trong những đối tượng sau sở hữu trên 10% vốn điều lệ của tổ chức đó: thành viên HĐGT, BKS, TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ CN; cán bộ nhân viên NHCT thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; bố mẹ vợ chông của các thành viên trên; ➢ Các cổ đông lớn của NHCT là các tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu; doanh nghiệp mà vốn đầu tư của NHCT chiếm 25% vốn điều lệ của Cty CP; chiếm 51% vốn điều lệ Cty TNHH.
  22. Hạn chế cho vay • Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình ✓ Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại hệ thống NHCT. ✓ Thanh tra viên thực hiện nhiệm vu thanh tra tại hệ thống NHCT ✓ Kế toán trưởng NHCT ✓ Cổ đông là cá nhân sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu
  23. Những nhu cầu không đươc vay vốn • Để mua sắm các tài sản, các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi • Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dich mà pháp luật cấm • Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm • Để trả gốc, lãi vốn vay cho hệ thống NHCT hoặc tổ chức tài chính, TCTD khác trừ các trường hợp sau: ✓ Lãi tiền vay trả cho NHCT trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng đối với khoản vay TDH để ĐT TSCĐ mà khoản lãi tiền vay được tính vào GT TSCĐ ✓ Cho vay bằng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài trước hạn (trừ TH được TSC chấp thuận bằng văn bản). ✓ Để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt trực tiếp thanh toán cho ngân sách nhà nước.
  24. CÁC TRƯỜNG HỢP TRÌNH TSC ▪ KH không đáp ứng đủ điều kiện được cấp GHTD ▪ KH là tổ chức, cá nhân nước ngoài ▪ Khách hàng là tổ chức xếp hạng CC+, CC, CC-, C, KH là cá nhân xếp hạng Cc+, Cc, Cc-, C nhưng đang còn dư nợ ▪ Cấp GHTD không có bảo đảm cho khách hàng mới thành lập, khách hàng là tổ hợp tác. ▪ KH có nhu cầu cấp GHTD không có bảo đảm vượt thẩm quyền của Chi nhánh. ▪ Điều chỉnh GHTD vượt thẩm quyền của CN ▪ KH có nhu cầu cấp tín dụng tại nhiều CN ▪ KH là đơn vị phụ thuộc không đáp ứng các điều kiện về phân bổ GHTD cho đơn vị phụ thuộc của NHCT
  25. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH GHTD CỦA NHCT ▪ Đối với 1 khách hàng: ✓ GHCV, GHBL, GHBTT không vượt quá 15% VTC của NHCT. ✓ GHCK GTCG (không bao gồm GTCG do NHCT phát hành và GTCG do chính phủ phát hành) không vượt quá 15% VTC của NHCT; ✓ GHCV & BL không vượt quá 25 % VTC của NHCT. ✓ GHCV, GHCK giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của NHCT.
  26. CÁC VẤN ĐỀ CHÚ Ý KHI KIỂM TRA DỰ ÁN
  27. Các vấn đề cần chú ý khi KT hồ sơ DA • Tính pháp lý của hồ sơ dự án: quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền phù hợp với nhóm của dự án; BC nghien cứ khả thi dự án; Duyệt quy hoạch 1/500; GPXD; Dự toán kinh tế kỹ thuật, thiết kế tổng dự toán; sự cần thiết của việc đầu tư dự án; các tài liệu chứng minh tính ổn định của nguồn NVL đầu vào; BC đánh giá môi trường; PCCC, • Tính pháp lý của người đại diện cho khách hàng khi quan hệ tín dụng (QĐ bổ nhiệm, điều lệ tổ chức, quy chế tài chính, ). • Tính hiệu quả của dự án: các chỉ số tài chính; các giả thiết dữ liệu đầu vào (lưu ý tỷ lệ LS khi thực hiện chiết khấu dòng tiền để so sánh với chỉ tiêu IRR của dự án).
  28. Các vấn đề chú ý khi KT hồ sơ dự án • Sự đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ rút vốn: ✓ Hồ sơ đấu thầu các hạng mục ✓ Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị ✓ Hợp đồng tư vấn (thiết kế, xây dựng, giám sát, ) ✓ Tài liệu chứng minh vốn tự có tham gia vào dự án ✓ Báo cáo khối lượng hoàn thành, báo cáo tiến độ dự án. ✓ Hóa đơn mua bán vật tư, MMTB, biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên giám sát • Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện tín dụng do NHCT VN đưa ra (đối với các DA do NHCT VN duyệt).
  29. Các vấn đề cần chú ý Khi xem xét phương án của khách hàng Khi xem xét các chứng từ giải ngân
  30. Phương án/dự án • Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong phương án/dự án của khách hàng. • So sánh, đối chiếu với phương án/dự án của các khách hàng khác có cùng đối tượng kinh doanh (nếu có) về suất đầu tư bình quân. • Tham khảo các thông tin thị trường về giá thành, giá bán của các sản phẩm, dịch vụ. • So sánh, đối chiếu số liệu kế hoạch năm nay so với số liệu thực tế năm trước để có nhận định về tính chính xác của phương án/dự án.
  31. Chứng từ giải ngân • Chứng từ giải ngân: Hợp đồng kinh tế Phiếu báo giá Bảng kê chứng từ vay vốn (trường hợp có nhiều HĐ chứng từ) Hóa đơn VAT. Phiếu nhập kho • Hóa đơn bán lẻ, giấy tờ viết tay có được coi là chứng từ hợp pháp, hợp lệ?
  32. NHẬN DẠNG NỢ XẤU
  33. Nhận dạng khoản nợ có vấn đề • Khái niệm: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 ✓ Nợ nhóm 3: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không ddur khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐ. ✓ Nợ nhóm 4: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lai thời hạn trả nợ lần hai. ✓ Nợ nhóm 5: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ xử lý; các khoản nợ khoanh; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
  34. Nhận dạng khoản nợ có vấn đề • Dựa trên BC phân loại nợ của CN qua các tháng để nắm được kết quả PLN của CN, rà soát các khoản nợ mới phát sinh, các khoản nợ cũ qua tháng/năm, để nhận định tính chính xác về số liệu báo cáo của CN. • Các khoản nợ được khai báo là phân loại nợ thủ công • Các khoản nợ thường xuyên có sự nhảy nhóm. • Các khoản nợ thường xuyên chậm trả gốc, lãi. • Các khoản vay trả trong ngày cùng một số tiền. • Các khoản nợ có việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi dài (thường là trả cùng một kỳ). • Các khoản nợ đầu tư vào các lĩnh vực nhảy cảm (BĐS, vận tải thủy, đóng tàu) hoặc có sự biến động trong từng thời kỳ (kinh doanh thương mại thuần túy sắt thép, gạch, cao su, chế biến nuôi trồng thủy hải sản, ).
  35. Nhận dạng khoản nợ có vấn đề • Các khoản nợ có sự tăng trưởng dư nợ đột biến trong thời gian ngắn đối với các khách hàng mới có quan hệ tín dụng. • Các khách hàng có sự biến động lớn về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính (công nợ, hàng tồn kho tăng, chi phí SXKD dở dang tăng, kết quả sản xuất kinh doanh giảm sút, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường xuyên âm, ). • Các khách hàng có thông tin bất lợi trên thị trường (GĐ bị bắt; bị bạn hàng lừa đảo; hạn chế về thị trường tiêu thụ, ). • Các khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng (sử dụng khai thác thông tin CIC). • Các khách hàng thuộc nhóm khách hàng có liên quan • Xem xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Chi nhánh để phát hiện các điểm không hợp lý.
  36. TỔNG KẾT KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ CÁC SAI SÓT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN QUA KT • Về tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng • Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng. • Một số ví dụ điển hình
  37. Về tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng • Về xây dựng và tổ chức, triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch – Chưa có sự gắn kết chặt chẽ với định hướng chỉ đạo tín dụng của NHCT VN trong từng thời kỳ. – Việc giao chỉ tiêu kế hoạch không có thuyết minh cụ thể, chi tiết; không có sự phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết. • Về triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của NHCT VN Việc triển khai các nội dung chỉ đạo của NHCT VN chỉ dừng lại trong Ban lãnh đạo chi nhánh và lãnh đạo một số phòng ban hoặc có triển khai, phổ biến đến cán bộ tín dụng, nhưng lại thiếu các biện pháp kiểm tra thực hiện. Vì vậy, nhiều vấn đề đã được NHCT VN cảnh báo (như cho vay nhóm khách hàng có liên quan, lĩnh vực đầu tư kinh doanh vận tải, đóng tàu, lĩnh vực bất động sản) nhưng do chậm xử lý, quán triệt không triệt để dẫn đến nợ có vấn đề tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhiều chi nhánh, do áp lực tăng trưởng dư nợ, đã thực hiện việc giảm thấp dư nợ tín dụng đối với khách hàng có năng lực tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định còn rất chậm so với yêu cầu đặt ra; chưa tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát vốn vay và khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro Nhiều chi nhánh chưa triển khai thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, phân tích bảo đảm nợ vay theo quy định của NHCT VN để có định hướng và giải pháp phù hợp trong quan hệ tín dụng với từng đối tượng khách hàng
  38. Về tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng • Về trật tự, kỷ cương trong điều hành tại chi nhánh ▪ Hiệu lực quản trị, điều hành tại một số chi nhánh chưa cao. Việc phân công nhiệm vụ của các thành viên trong Ban lãnh đạo không sát, chưa phù hợp với năng lực điều hành của từng người, khả năng kiểm tra, giám sát còn hạn chế nên nên để cán bộ làm sai nguyên tắc, chế độ của NHCT VN, phát sinh các vụ việc ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của NHCT VN. ▪ Vẫn còn trường hợp GĐ chi nhánh chỉ phụ trách, điều hành chung, không quy định mảng nghiệp vụ cụ thể, không phụ trách trực tiếp nghiệp vụ tín dụng. ▪ Giám đốc buông lỏng quản lý, không sâu sát, do vậy để lãnh đạo phòng ra các văn bản, quy định trái với cơ chế hiện hành, tạo các kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực trong hoạt động của các đơn vị. Chất lượng giải quyết công việc của CBTD còn nhiều hạn chế, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, lợi dung chức năng nhiệm vụ của mình cố ý làm sai các quy chế, cơ chế của NHCTVN; nhiều lỗi sai bị lặp đi, lặp lại mặc dù đã được đề cập ở nhiều biên bản kiểm tra nghiệp vụ tín dụng của NHCT VN ▪ Công tác đào tạo nâng cao trình độ và giáo dục về đạo đức, văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ tín dụng còn chưa được chú trọng. Việc bố trí, sắp xếp CBTD theo dõi, quản lý đơn vị chưa phù hợp, có chủ định để dễ điều hành: Bố trí một cán bộ trẻ, không có kinh nghiệm chịu trách nhiệm chuyên quản nhiều khách hàng trong đó khách hàng là những công ty TNHH, cá nhân vay trong nhóm khách hàng, CBTD lúng túng, non kém trong xử lý nghiệp vụ, không kiểm soát được hoạt động của khách hàng, hoàn toàn lệ thuộc vào thông tin một chiều của khách hàng hoặc chỉ đạo điều hành của lãnh đạo. Hoặc cũng còn trường hợp số lượng cán bộ tín dụng còn ít, trình độ, kinh nghiệm và đạo đức, tác phong chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ để giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người
  39. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD • Hồ sơ tín dụng Hiện tượng hồ sơ tín dụng còn thiếu các tài liệu cần thiết (thiếu đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm ) hoặc không bảo đảm đầy đủ các yếu tố pháp lý (người ký hợp đồng tín dụng không đúng thẩm quyền, dự án thiếu phê duyệt của cấp có thẩm quyền ) vẫn còn khá phổ biến. Ví dụ: Cho vay không có giấy đề nghị vay vốn, không có phương án SXKD của khách hàng, vi phạm nghiêm trọng qui định về hồ sơ vay vốn, hồ sơ thẩm định cho vay (Cty TNHH Nguyễn Hoà-5 hồ sơ), không có hồ sơ dự án xây dựng (Cty TNHH TM và DV Minh Ngọc), không phê duyệt thiết kế của cơ quan đăng kiểm khi cho vay đóng sà lan (Cty TNHH 1 TV Hoàng Phúc, DNTN Năm Đông). Thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản và HĐ vay vốn ký kết với NH phải được HĐQT thông qua (theo qui định tại điều lệ của CTy), nhưng tất cả các HĐ, kể cả HĐVV ngân hàng và các HĐKT này đều không được HĐQT Cty thông qua (CTy CP Đầu tư Trường Sơn); Không có sự chấp thuận của ĐHCĐ đối với HĐVV ngân hàng có giá trị lớn hơn 20% tổng TS (CTy CP phát triển AIT)
  40. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD • Một số chi nhánh chưa chấp hành nghiêm túc uỷ quyền phán quyết và thẩm quyền quyết định tín dụng theo uỷ quyền của NHCT VN – Cho khách hàng vay vốn vượt mức uỷ quyền phán quyết của NHCT Việt Nam. – Cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không trình NHCT Việt Nam (sản xuất kinh doanh thua lỗ; không đủ vốn chủ sở hữu tham gia phương án kinh doanh, dự án đầu tư; không đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản ) • Ví dụ: Cty D Là doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn, CN vẫn quyết định cho vay khi đã xác định khách hàng thua lỗ có khả năng mất vốn; Cho vay mua lại phần vốn góp của các thành viên trong Cty không trình NHCTVN; Nhận TSBĐ tiền vay là hàng hóa khi đã xác định khách hàng thiếu hàng hóa cầm cố 11,490 tỷ đồng nhưng Chi nhánh vẫn tiếp tục giải ngân 15,72 tỷ đồng bằng tiền mặt không quản lý giám sát đựơc vốn vay.
  41. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD • Ví dụ: DNTN H được thành lập và hoạt động năm 2006, có quan hệ tín dụng với chi nhánh trong năm 2007 bằng HĐTD vay số tiền 10,5 tỷ đồng cho vay mua đất mở rộng địa điểm kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Sau khi đã giải ngân khoản vay trên, khách hàng ký tiếp HĐTD mới, vay 11 tỷ đồng cũng với mục đích trên. Cũng trong năm 2007, ký tiếp 2 HĐTD với tổng số tiền cho vay là 41,6 tỷ đồng để cho vay mua đất, xây dựng khách sạn tại một địa điểm khác. Có thể thấy rằng, các khoản vay chưa phát huy được hiệu quả kinh tế nhưng chi nhánh vẫn quyết định cho Công ty vay vốn và cho vay vượt mức uỷ quyền phán quyết: – Không thông qua hội đồng tín dụng cơ sở đối với khách hàng có dư nợ vượt quá 70% mức uỷ quyền của NHCT VN cho chi nhánh (mức phán quyết của GĐ CN là 80 tỷ đồng); – Cho vay vượt quyền phán quyết đối với khách hàng vay vốn trung dài hạn của 1 dự án nhưng không trình NHCT VN (mức phán quyết 1 món dự án là 40 tỷ đồng). CN đã thống nhất với khách hàng chia nhỏ dự án thành nhiều tiểu dự án khác nhau để không phải trình và chịu sự kiểm soát của NHCTVN. – Khách hàng không có vốn tự có tham gia vào dự án nhưng vẫn khẳng định khách hàng có đủ vốn tự có mà không có đủ căn cứ chứng minh VTC (vốn ghi trong điều lệ là 15 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên sổ sách kế toán là 22 tỷ đồng). – Định giá tài sản tăng lên không có căn cứ: cùng một tài sản, sau một thời gian nhất định đã định giá tăng lên để cho vay thêm, trong khi giá cả đất đai trên địa bàn không có sự biến động (tại HĐTD số 1, định giá TSBĐ là 15.340 trđ nhưng khi đến HĐTD số 4, cách HĐTD số 1 là 10 tháng, định giá là 21.500 trđ); định giá chưa tuân thủ đúng thành phần của tổ định giá (định giá TSBĐ để đảm bảo cho khoản vay có giá trị trên 2 tỷ đồng nhưng không có QĐ thành lập tổ định giá, thiếu thành phần lãnh đạo TD của phòng KH). Người quyết định tín dụng đồng thời là người định giá tài sản cho vay (GĐ CN vừa là người trực tiếp định giá tài sản vừa là người trực tiếp QĐ cho vay). • Không thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (khoản vay thuộc đối tượng phải thẩm định rủi ro tín dụng nhưng do CN đã tách thành nhiều dự án nhỏ để không thẩm định rủi ro)
  42. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD • Chất lượng thẩm định chưa cao Thực trạng hiện nay: Nội dung tờ trình thẩm định còn sơ sài, tiếp nhận thông tin từ khách hàng một cách thụ động, mang tính sao chép lại từ các tài liệu do khách hàng cung cấp; chưa đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh, tài chính và quan hệ tín dụng của khách hàng; tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của khách hàng. Còn nhiều sai sót, yếu kém trong khâu thẩm định: không thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, cho vay đơn vị phụ thuộc không thẩm định đơn vị chính, phương thức cho vay không phù hợp với đối tượng, đặc điểm luân chuyển vốn của khách hàng, xác định thời hạn cho vay không phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn
  43. Các ví dụ điển hình VD1: Tại thời điểm vay vốn, khách hàng đang có nợ xấu tại tổ chức TD khác nhưng vẫn giải quyết cho vay: Cty TNHH HL đang có nợ xấu 6.383 trđ tại TCTD khác, DN tại thời điểm kiểm tra 1.000 trđ), Cty TNHH QB, NT có nợ nhóm 3, 4 tại Vietcombank Hải Dương. VD2: DNTN SXTG LA dư nợ 34.936 trđ, trong đó dư nợ ngắn hạn 29.010 trđ, dư nợ trung hạn: 5.926 tr đ. • Khách hàng có quan hệ với 06 tổ chức TD trên địa bàn tỉnh với dư nợ 63.424 trđ và 97.650 USD (đến ngày 22/12/2009) nhưng CN không phân tích đảm bảo nợ vay và Phân tích tình hình tài chính DN để có quyết định cấp giới hạn tín dụng. • Quá trình xét duyệt cho vay chưa có sự thống nhất, không có cơ sở: Tờ trình thẩm định xác định GHTD là 45tỷ đồng và tờ trình thẩm định rủi ro tín dụng đề nghị cấp giới hạn tín dụng 31 tỷ đồng nhưng Hội đồng tín dụng quyết định cấp tín dụng 35 tỷ đồng. Định giá TSBĐ là QSD đất SXKD áp dụng đơn giá của tỉnh không đúng, cao gấp 2,45 lần (cao hơn 36.898 trđ) so với đơn giá của tỉnh, nếu rủi ro xảy ra khó thu hồi đủ vốn vay cho NHCT. Cho vay bù đắp vốn lưu động số tiền 4.050 trđ đã nộp ngân sách tiền chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng nhà xưởng, là tài sản thế chấp NHNT.
  44. Các ví dụ điển hình (tiếp) CÔNG TY A • Thẩm định và quyền quyết định tín dụng: ✓ Nhận hồ sơ doanh nghiệp không đảm bảo tính pháp lý: Điều lệ Cty lập ngày 11/11/2002 đã chuyển nhượng vốn góp thay đổi thành viên, thay đổi vốn ĐKKD nhưng không có điều lệ. Báo cáo tài chính số dư năm trước chuyển sang đầu năm sau không khớp nhau, từ năm 2006 đến 2008 cho thấy dấu hiệu bất minh về tài chính, nhưng không phân tích đề ra giải pháp xử lý. ✓Thẩm định, quyết định cho vay khi khách hàng có phương án không khả thi, không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn, hàng hóa sản xuất không có khả năng tiêu thụ, dư nợ không có vật tư hàng hóa đảm bảo nợ vay, vi phạm khỏan 2, khỏan 4 điều 7 Quyết định số 072/QĐ-NHCT35: ▪ Theo biên bản kiểm tra kho hàng hóa thế chấp ngày 02/12/2008 do chi nhánh cùng KH thiết lập, Cty có tình hình tài chính, thế chấp hàng hóa, dư nợ vay như sau: Dư nợ vay ngắn hạn: 43,919 tỷ đồng (vay thế chấp kho là 37,919 tỷ đồng); tương ứng giá trị vật tư hàng hóa đảm bảo là: 60,17 tỷ đồng, thực tế hàng hóa kho thế chấp là 48,679 tỷ đồng, thiếu vật tư hàng hóa làm đảm bảo là 11,490 tỷ đồng. Các thành viên của chi nhánh kiểm tra kho hàng hóa thế chấp ngày 02/12/2008 kết luận: “Công ty hiện còn thiếu hàng hóa đảm bảo nợ vay với giá trị 11.490.164.808 đ do từ tháng 08/2008 đến ngày kiểm tra tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giá nhân hạt điều giảm đáng kể (chỉ gần 2/3 so với giá xuất đầu vụ) và nghiêm trọng hơn trong giữa tháng 10- 11/2008 các thị trường truyền thống (Mỹ và Trung Quốc) hầu như ngưng giao dịch, do đó Công ty không bán được hàng hóa dẫn đến tồn kho nguyên vật liệu cũng như thành phẩm cao“ ▪ Tuy nhiên trong 5 ngày (từ 12/12/2008 đến 17/12/2008) Chi nhánh vẫn tiếp tục giải ngân bằng tiền mặt cho vay 4 món với tổng số tiền là 15,72 tỷ đồng, trong các tờ trình thẩm định CBTD kết luận Cty “kinh doanh có lãi, tình hình tài chính của khách hàng ổn định, lành mạnh, tiềm năng phát triển, rủi ro thấp có khả năng trả nợ“, trái ngược với kết luận biên bản kiểm tra kho hàng hóa thế chấp.
  45. Các ví dụ điển hình (tiếp) CÔNG TY A (tiếp) • Cho vay vượt thẩm quyền: Cho vay 6.220 trđ, (còn nợ 4.970 trđ) mua lại phần vốn góp của các thành viên trong Cty, không thuộc đối tượng được quyết định cho vay (chi nhánh phải trình trụ sở chính NHCT theo quy định tại khoản 1.8, điều 19 quyết định 072/QĐ-HĐQT ngày 3/4/2006). Duyệt cho vay có thời hạn không phù hợp với chu kỳ luân chuyển • Về đảm bảo tiền vay: ➢ Đăng ký GDĐB: Phụ lục HĐTC ngày 21/02/2008 thay đổi tên người đại diện của HĐTC QSD nhưng không thực hiện công chứng, ĐKGDĐB theo quy định tại điều 14.3, điều 15.2 điểm a quyết định số 071/QĐ-HĐQT ngày 03/04/2006 (HĐ có thể vô hiệu) ➢ Nhận cầm cố kho hàng không thực hiện đúng theo Quyết định 194/QĐ ngày 12/2/2007 (4 HĐTC hàng hoá điều thô, điều nhân trị giá 29.400 trđ, bảo đảm cho dư nợ 17.869 trđ): ✓ Định giá lại TSĐB là hàng hoá thực nhập có số lượng nhập nhỏ hơn số lượng tạm nhập nhưng vẫn giữ nguyên giá trị (Ngày 15/08/2008 định giá lại 483 tấn điều cũng bằng giá trị với 500 tấn điều (tạm tính) khi định giá ngày 17/04/2008 là 6.929 trđ ) ✓ Không công chứng/chứng thực HĐĐB: 4 HĐTC hàng hoá điều thô, điều nhân (HĐTC 08101018, 08101019, 08101020, 08101013) trị giá 29.400 trđ. ✓ Đến nay toàn bộ hàng hoá thế chấp của 4 HĐ giá trị 29.400 trđ, bảo đảm cho dư nợ 17.869 trđ đã xuất hết, không còn tài sản đảm bảo.
  46. Các ví dụ điển hình (tiếp) CÔNG TY A (tiếp) • Giải ngân và kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay: ✓Giải ngân bằng tiền mặt với số tiền lớn: 15.720 trđ, GNN ngày 12/12/2008: 4.250 trđ, ngày 15/12/2008: 3.190 trđ, ngày 16/12/2008: 4.500 trđ, ngày 17/12/2008: 3.780 trđ (không thực hiện theo Công văn 482/CV-NHCT ngày 23/10/2008) ✓Giải ngân trước khi ĐKGDĐB (giải ngân ngày 12/12/2008 mua nhân điều 4.250 trđ, ĐKGD ngày 22/12/2008). •
  47. Quản lý khách hàng, khoản vay ✓ Việc kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay sau khi cho vay chưa được thực hiện thường xuyên và còn mang tính hình thức; kết quả kiểm tra chưa có đủ cơ sở để khẳng định khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đặc biệt, đối với các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, do chưa thực hiện giải ngân và kiểm tra, giám sát vốn vay theo từng công trình nên không xác định được tiền ngân hàng đầu tư vào công trình nào, do đó không xác định được khả năng trả nợ của khách hàng. ✓ Việc quản lý nguồn thu không chặt chẽ dẫn đến hiện tượng khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và thu hồi vốn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. ✓ Chưa thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; phân tích bảo đảm nợ vay, xếp hạng tín dụng KH theo định kỳ để phân loại KH và nhận biết các dấu hiệu rủi ro và có giải pháp phù hợp trong quan hệ tín dụng.
  48. Các vấn đề liên quan đến nhóm KH ✓ Mặc dù NHCT VN đã có nhiều cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra của nhóm khách hàng này nhưng tại nhiều chi nhánh vẫn chưa nhận thức đầy đủ và chưa tăng cường quản lý giám sát nhóm khách hàng này. ✓ Hoạt động của nhóm khách hàng liên quan được biến tướng dưới nhiều hình thức không chỉ góp vốn, tham gia quản trị điều hành mà còn có biểu hiện của việc ”tuồn tài sản”; cân đối dòng tiền của từng khách hàng trong nhóm có sự đan xen, lẫn lộn, không rõ ràng, thoát ly việc kiểm soát. Phần lớn các khách hàng trong nhóm sử dụng vốn vay sai mục đích. Nhiều khách hàng trong nhóm có hành vi đảo nợ ngân hàng bằng cách vay để thanh toán lòng vòng giữa các khách hàng trong nhóm. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng đã phải trả giá khi một khách hàng trong nhóm có vấn đề đã kéo theo khó khăn cho cả nhóm và tạo phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh, đi ngược với nguyên tắc tín dụng là ”phân tán rủi ro” vì các nhóm khách hàng thường chiếm tỷ trọng dư nợ không nhỏ trong chi nhánh. ✓ Ví dụ: Phụ lục đính kèm
  49. Các ví dụ điển hình • Thu nợ khống để cho vay đảo nợ – Ngày 30/6/2009 cán bộ thủ quỹ đã xác nhận đã thu tiền khống vào 24 giấy nộp tiền, tổng số 17.537 triệu đồng, trong đó 15 giấy nộp tiền trả nợ vay quá hạn của Cty TNHH VT X, tổng số tiền 14.773 triệu đồng (nợ gốc là 14 tỷ đồng); 9 giấy nộp tiền trả nợ vay của Cty CPTM Y, tổng số tiền là 2,764 triệu đồng. Việc này đã được Trưởng phòng Kho quỹ đồng ý. – Sau khi kế toán GD hạch toán thu nợ trên hệ thống, 2 Cty được cho vay lại 17,62 tỷ đồng (X: 14 tỷ; Y 3,62 tỷ) và đều được chuyển vào tài khoản tiền gửi của Cty Z (Giám đốc của 3 công ty này là 3 anh em trai). Ngay lập tức số tiền trên được rút ra bằng séc lĩnh tiền mặt và được sử dụng để bù trừ cho 24 giấy nộp tiền đã được ký khống trước đó.
  50. Các ví dụ điển hình (tiếp) • Điều chuyển cán bộ ký giải ngân sai quy định, có dấu hiệu cho vay đảo nợ ✓ Ngày 30/9/2009 Giám đốc Chi nhánh đã có QĐ số 132/QĐ-CNHD -TCHC điều động cán bộ X thuộc phòng Khách hàng DN làm công tác thu nợ tại Phòng Quản lý RR vì có nhiều nợ xấu (trong đó có 3 khách hàng có nợ xấu lớn nhất đã được xử lý RR). ✓ Nhưng ngày 18/11/2009, Trưởng phòng Khách hàng có tờ trình đề nghị cho phép CB X tiếp tục ký và quản lý Cty Y vì cán bộ mới chưa nhận bàn giao xong (việc bàn giao được thực hiện từ ngày 1/10/2009), và đề nghị này đã được Giám đốc đồng ý. ✓ Thực chất Cty Y có 2 khoản nợ (2 tỷ và 3 tỷ) đến hạn ngày 20/11/2009. Việc điều động CB X nhằm ký giải ngân cho 2 khoản nợ này. Ngày 19 và 20 CB X đã ký giải ngân bằng tiền mặt 2 khoản tiền 2 tỷ đồng và 3 tỷ đồng và việc thu nợ 2 khoản nợ đến hạn được thực hiện ngay trong ngày. Theo giải trình của Chi nhánh, CB X đã bị khóa mã từ khi có quyết định chuyển công tác nên chỉ ký giải ngân trên hồ sơ giấy, Trưởng phòng khách hàng chỉ đạo cho 2 CBTD là N (ngày 19/11) và CBTD H (ngày 20/11) thực hiện nhập dữ liệu trên hệ thống để phê duyệt giải ngân. ✓ Như vậy, việc điều chuyển CB X sai quy định nhằm mục đích cho vay đảo nợ cho Công ty Y.
  51. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD (tiếp) • Cơ cấu l¹i thêi h¹n tr¶ nî – Không kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và sử dụng vốn vay của khách hàng, khoản vay, không có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, không có tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng; không có phụ lục hợp đồng tín dụng khi gia hạn nợ. – Gia hạn nợ với những lý do thiếu tính thuyết phục: khách hàng không còn nguồn thu hoặc khách hàng đã sử dụng tiền vào mục đích khác; sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. ➢ Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thiếu căn cứ và không đúng với quy định của NHCT VN, phản ảnh không đúng thực trạng chất lượng khoản vay, quản lý nguồn thu của khách hàng thiếu chặt chẽ, không sát với thực tế luân chuyển vốn; tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng tiền vay vào mục đích khác ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, khó có khả năng thu hồi nợ đúng hạn, nguy cơ rủi ro cao • Ví dụ: k/h Vũ Xuân Thật: phải bị phân loại nợ nhóm 4 do đã điều chỉnh lịch trả nợ 4 lần cho 2 HĐ tín dụng số 01 và 02, hiện nay Chi nhánh đang xếp nhóm 1, tổng dư nợ 3,31 tỷ, ước tính số tiền phải trích lập dự phòng là 971,666,667đ
  52. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD (tiếp) Biện pháp bảo đảm tiền vay. – Tài sản chưa đủ tính pháp lý, không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định: • Không giữ bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật. • Nhận tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất không đúng tên khách hàng vay vốn (tài sản góp vốn vào công ty TNHH nhưng vẫn mang tên cá nhân, chưa sang tên khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá). • Nhận tài sản bảo đảm là công trình xây dựng không có nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình. • Chưa thực hiện việc mua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm với đối tượng pháp luật quy định phải mua bảo hiểm (phương tiện vận tải, cây xăng ). • Nhận cầm cố phương tiện vận tải không có chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc bảo hiểm hết hạn; không gửi thông báo phong toả tài sản tới cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của NHCT VN. • Nhận tài sản bảo đảm khi chưa được người đồng sở hữu chấp thuận và ký tên trên hợp đồng. – Định giá và quản lý tài sản bảo đảm: • Thành phần tổ thẩm định tài sản tại nhiều chi nhánh chưa đúng quy định của NHCT VN. • Định giá thiếu căn cứ. Chưa thực hiện định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ. – Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. • Tài sản bảo đảm chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHCT VN. • Chưa thực hiện công chứng, chứng thực đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  53. Về chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ TD (tiếp) • Đăng ký giao dịch bảo đảm Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm là việc làm bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cả ngân hàng và khách hàng: ✓Bảo đảm tính công khai, minh bạch của các quan hệ về giao dịch bảo đảm; ✓Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dùng một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ. ✓Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm; phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. ✓Bảo đảm cho hoạt động tín dụng phát triển an toàn, lành mạnh. Nhưng vẫn còn nhiều trường hợp không thực hiện đăng ký GDBĐ, đặc biệt là với TSBĐ là QSDĐ và tài sản trên đất, tiềm ẩn các nguy cơ HĐ TCTS bị vô hiệu.
  54. Các ví dụ điển hình (tiếp) Trường hợp điển hình về hành vi lừa đảo của khách hàng trong việc làm giả hồ sơ tài sản bảo đảm để vay vốn tại nhiều ngân hàng: • Công ty TNHH SXTM Dệt, quan hệ tín dụng với 02 chi nhánh NHCT VN và một số NHTM khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, với thủ đoạn lừa đảo là thành lập thêm công ty mới lấy tên là Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Sao Vàng và sử dụng nhiều hoá đơn, hợp đồng mua bán giả thiết bị máy móc với các doanh nghiệp trong nước để cầm cố một thiết bị máy móc tại nhiều ngân hàng. Do khách hàng cố tình lừa đảo nên các hợp đồng bảo đảm tiền vay mặc dù đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng không phát hiện được khách hàng dùng một tài sản để cầm cố tại nhiều TCTD. ➢ Từ vụ việc xảy ra tại 02 Chi nhánh NHCTVN, các chi nhánh khi nhận cầm cố tài sản là dây chuyền máy móc thiết bị không đăng ký quyền sở hữu cần lưu ý: • Thu thập, phân tích thông tin và thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu lừa đảo từ phía khách hàng. • Hồ sơ tài sản phải đầy đủ và bảo đảm tính đồng bộ như: Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hình thành tài sản; các hồ sơ quản lý tài sản như sổ theo dõi TSCĐ, số hiệu phân loại, thống kê TSCĐ, thẻ TSCĐ đồng thời phải đối chiếu với số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. • Trước khi nhận TSBĐ các chi nhánh phải kiểm tra tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để xác định tài sản này đã được bảo đảm cho TCTD khác chưa. • Thường xuyên kiểm tra tình hình thực tế tài TSBĐ
  55. Quản lý khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – Các NHCV thiếu thông tin cần thiết trong quá trình thẩm định về năng lực điều hành hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty mẹ, chủ đầu tư, đối tác liên doanh nên dẫn đến tình trạng vốn góp không đủ, đối tác huỷ hợp đồng liên doanh, công ty mẹ phá sản, ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng. – Một số DNĐTNN lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước, thường sử dụng phương pháp hạch toán tăng chi phí (hạch toán chênh lệch tỷ giá, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn ) để chốn thuế thu nhập doanh nghiệp. – Nhiều DNĐTNN tại Việt Nam là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Do vậy, có hiện tượng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ thông qua việc nâng giá máy móc thiết bị, vật tư, hàng hoá, sử dụng thương hiệu của công ty mẹ với giá phải trả quá cao làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này thường xuyên thua lỗ. Trong khi các NHCV chưa có đầy đủ cơ sở và thông tin cần thiết để xác định giá trị thực của máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá.
  56. Quản lý khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ví dụ: Thẩm định doanh nghiệp không xác minh kỹ nên cho vay đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài nhận phần góp vốn bằng máy móc thiết bị đã lỗi thời giá trị 1,1 triệu USD trong khi đó công ty mẹ tại Hàn Quốc chỉ có vốn tự có 1,3 triệu USD, (Công ty mẹ phá sản ngay sau khi nhận được tiền trả từ liên doanh), Công ty liên doanh lỗ từ năm 2007 đến nay, không sản xuất kinh doanh không trả được nợ ngân hàng, Cán bộ tín dụng can thiệp trên hệ thống cơ cấu lại thời hạn trả nợ lãi và gốc từ 31/12/2008 đến 15/03/2010 nên món vay vẫn ở nhóm I (lẽ ra phải phân loại nợ tại nhóm 4), vì vậy đến ngày kiểm tra 10/03/2010 chi nhánh vẫn tiếp tục cho vay lương. Xét mức độ rủi ro tại công ty này tương đối lớn.
  57. Ý thức của cán bộ làm công tác tín dụng NHCT VN đã có nhiều văn bản chấn chỉnh cán bộ làm công tác tín dụng. Tuy nhiên, tại một số chi nhánh vẫn còn xảy ra nhiều sai phạm của cán bộ tín dụng như – Cán bộ tín dụng lập hồ sơ vay vốn giả và thông đồng với khách hàng để vay tiền. – Cán bộ tín dụng đi thu nợ, trực tiếp nhận nợ của khách hàng nhưng không nộp vào quỹ ngân hàng mà đã biển thủ sử dụng vào mục đích cá nhân. – Không chấp hành đúng các quy định về thẩm định, định giá tài sản bảo đảm, định giá tài sản quá cao so với giá thị trường để thực hiện vay ké. – Thoả thuận nhận tiền của người vay để xử lý rủi ro, tiết lộ thông tin cho khách hàng về việc xử lý rủi ro của ngân hàng.
  58. Ý thức của cán bộ làm công tác tín dụng Ví dụ: • Do không tuân thủ đúng quy trình thẩm định khách hàng, định giá tài sản bảo đảm; đạo đức nghề nghiệp yếu kém, cán bộ tín dụng Dương Văn X đã lợi dụng tín nhiệm của khách hàng để vay ké số tiền 1.430 triệu đồng, tự thu nợ từ khách hàng và chiếm dụng số tiền 790 triệu đồng. • Do có quyền lợi trực tiếp liên quan đến dự án mà khách hàng đầu tư nên CBTD Nguyễn Văn Y đã không thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy định, không đánh giá tình hình tài chính khó khăn của khách hàng, lập biên bản kiểm tra không trung thực, với nội dung khống (Đánh giá khách hàng đã đổ xong 500 tim cọc móng, thi công xong phần móng 28 căn nhà, thi công xong cơ sở hạ tầng hệ thống điện nước khu nhà lồng chợ, thực tế khách hàng mới chỉ san lấp mặt bằng đường nội bộ) để tiếp tục đề xuất giải quyết cho vay. Đồng thời đang bị cơ quan công an về việc nhận tiền hối lộ của khách hàng.
  59. Ý thức của cán bộ làm công tác tín dụng Ví dụ: • CBTD đánh cắp mật khẩu truy cập hệ thống BDS của Lãnh đạo phòng (vi phạm chế độ bảo mật thông tin), cố ý điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay của các khoản đến hạn không có khả năng trả nợ (17 KH với tổng dư nợ 26.581trđ), với mục đích phân loại khoản vay ở nhóm 1, phản ánh chất lượng tín dụng sai. • CBTD cùng với TP khách hàng chủ động làm sai quy định của NHCTVN, đã cùng với khách hàng báo cáo sai sự thật về việc khách hàng không được bên bán hàng xuất hóa đơn GTGT, khách hàng không sử dụng tiền vay theo mục đích vay vốn giải ngân, tạo hoá đơn “khống” để hợp thức hóa thủ tục giải ngân; hoặc biết là không có vật tư hàng hóa thuộc đối tượng vay, không mua hàng theo mục đích vay vốn nhưng vẫn hợp thức để giải ngân theo bản foto hóa đơn GTGT “khống”.
  60. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đối với Chi nhánh: • Để hạn chế rủi ro, cần thẩm định kỹ các thông tin liên quan đến người vay và các thông tin khác có liên quan (từ UBND xã phường, cơ quan, đoàn thể, bạn hàng, ) để xem xét năng lực sản xuất, kinh doanh, tài chính, xu hướng vận động của khách hàng vay vốn, đảm bảo có nguồn thu ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình thu nợ). • Cần quan tâm đúng mức đến công tác thẩm định, tiếp nhận và phân tích khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để có nhận định đầy đủ, chính xác về khách hàng vay vốn. Không hạ thấp hay “đơn giản hoá” điều kiện vay vốn khi thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn. Mặt khác, không thể tách rời phương án, dự án vay vốn ra khỏi sự vận động về tài chính và năng lực, kinh nghiệm điều hành hoạt động SXKD của khách hàng. • Chỉ nhận hàng hoá luân chuyển làm TSBĐ khi có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với tài sản: (i) Ngân hàng phải giữ chìa khoá kho và giám sát mọi việc nhập xuất hàng hoá. (ii) Định kỳ tiến hành kiểm kê, đánh giá số lượng, chất lượng hàng đảm bảo giá trị hàng trong kho luôn đủ bảo đảm cho nghĩa vụ nợ. • Chú trọng công tác kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn để kịp thời nắm bắt thông tin và ứng phó trước những tình huống bất lợi.
  61. Đối với các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát • Do trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên không phát hiện được vụ việc, có nhiều lỗi sai phạm không khó khăn trong phát hiện vụ việc như: ngay từ bề mặt hồ sơ các chữ ký của khách hàng không thống nhất (chữ ký trên giấy đề nghị vay vốn, HĐTD, HĐBĐ không trùng khớp; chữ ký trên chứng từ nhận tiền vay và chữ ký trên biên bản kiểm tra sử dụng vốn), khách hàng lại không có văn bản ủy quyền cho người khác trong quan hệ giao dịch với NH, khi kiểm tra CBTD đã không phát hiện điểm bất hợp lý này để có kiểm tra chuyên sâu về toàn bộ hồ sơ tín dụng hoặc đi thực tế gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu vụ việc. • Do ý thức trách nhiệm trong công việc thấp (biết vụ việc nhưng có hành vi bao che, né tránh, không báo cáo, gửi về NHCT VN). • Chính vì vậy, bỏ qua các lỗi sai phạm của chi nhánh, thiếu thông tin báo cáo lên cơ quan cấp trên hoặc khi phát hiện vụ việc, kiến nghị các nội dung không kịp thời, không chuẩn xác ảnh hưởng lớn đến công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành nhằm hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống.
  62. Một số lưu ý về việc phát hiện lỗi sai sót nghiệp vụ • Tập trung vào các khách hàng có tăng trưởng dư nợ đột biến; các khách hàng có vay trả trong ngày cùng một số tiền; các khách hàng có nợ nhóm 2 để phát hiện các khách hàng tiềm ẩn. • Để nắm được diễn biến mọi hoạt động của chi nhánh trong ngày cũng như diễn biến các khoản vay trên, cần theo dõi số liệu trên báo cáo liệt kê các chứng từ phát sinh trong ngày tại Chi nháh (BC trong ISAPP) để tìm hiểu các mối quan hệ liên quan. • Kiểm tra đối chiếu các khoản tiền chuyển đi/chuyển đến của các khoản vay có dấu hiệu bất thường (người gửi, từ ngân hàng nào chuyển về, mức độ phát sinh giao dịch). Từ đó, kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu tín dụng. • Khi đã có đủ cơ sở chắc chắn về các dấu hiệu bất thường, cần tăng cường trao đổi, phỏng vấn đối với các cán bộ có liên quan (CBTD, CBKT, CB kho quỹ) để làm rõ các tình tiết, các nội dung có liên quan.
  63. THẢO LUẬN Câu 1: Công ty X được chi nhánh A xác định GHTD năm 2010 là 100 tỷ đồng, số dư tín dụng đến ngày 05/2/2010 là 100 tỷ đồng, Công ty có nhu cầu mở L/C nhập khẩu nguyên liệu trị giá 1.000.000 USD được ký quỹ 100 % giá trị thanh toán. Khi đó: - GHTD của khách hàng được CBTD xác định là 119 tỷ đồng. Đúng hay sai? (Tỷ giá là 19.000VND/USD). - Cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng trong trường hợp này là cấp nào? (mức uỷ quyền phán quyết GHTD KH của CN là 100 tỷ đồng).
  64. THẢO LUẬN Câu 2: Khách hàng X được chi nhánh A (có mức phán quyết GHTD là 110 tỷ đồng, mức phán quyết tín dụng 1 món là 60 tỷ đồng) xác định GHTD năm 2010 là 100 tỷ đồng; trong đó GHCV là 65 tỷ đồng; GHBL là 50 tỷ đồng. Tính đến ngày 19/2/2010, dư nợ của khách hàng X là 60 tỷ đồng; số dư mở L/C là 33 tỷ đồng. Khách hàng đề nghị mở L/C để nhập khẩu nguyên liệu trị giá 1.000.000 USD (tỷ giá 19.000VND/USD) được bảo đảm bằng số dư tiền gửi. Chi nhánh xử lý thế nào?
  65. THẢO LUẬN Câu 3: Khách hàng X có đăng ký kinh doanh của hộ và là đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn HTLS tại chi nhánh NHCT; trực tiếp ký các HĐTD; các điều kiện về cho vay HTLS , k/h đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, do bị mất chứng minh thư nhân dân nên để có thể nhận tiền vay tại NH, k/h X đã có văn bản ủy quyền cho vợ mình đứng ra nhận tiền vay. Vợ của k/h X là cán bộ NH (không đảm nhận các công việc liên quan đến nghiệp vụ TD) GĐ CN có văn bản yêu cầu k/h phải dừng HTLS và truy thu số tiền lãi đã HT. Việc làm của GĐ CN là đúng hay sai?
  66. THẢO LUẬN Câu 3: Khách hàng X có đăng ký kinh doanh của hộ và là đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn HTLS tại chi nhánh NHCT; trực tiếp ký các HĐTD; các điều kiện về cho vay HTLS , k/h đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, do bị mất chứng minh thư nhân dân nên để có thể nhận tiền vay tại NH, k/h X đã có văn bản ủy quyền cho vợ mình đứng ra nhận tiền vay. Vợ của k/h X là cán bộ NH (không đảm nhận các công việc liên quan đến nghiệp vụ TD) GĐ CN có văn bản yêu cầu k/h phải dừng HTLS và truy thu số tiền lãi đã HT. Việc làm của GĐ CN là đúng hay sai?
  67. THẢO LUẬN Câu 4: Cty X là Cty CP đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh NHCT X. Một cổ đông sáng lập trong Cty muốn chuyển nhượng phần vốn góp trị giá 7 tỷ đồng để rút vốn ra. Giám đốc Cty X quyết định sẽ vay vốn Ngân hàng với tư cách cá nhân để mua lại phần vốn góp của cổ đông kia. Tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay là giá trị quyền sử dụng đất ở lâu dài và biệt thự trên đất thuộc sở hữu của Giám đốc Cty X, giá trị định giá là 15 tỷ đồng. Hồ sơ vay vốn và hồ sơ tài sản đảm bảo đầy đủ theo quy định. Sau khi thẩm định, Chi nhánh NHCT X quyết định cho vay. Quyết định của Chi nhánh là: • Đúng • Sai
  68. Sai phạm GDV kế toán • Khi khách hàng đến ngân hàng nộp tiền để trả nợ trước hạn, GDV lập giấy nộp tiền từ chương trình ISSAP (nhưng không hạch toán thu nợ ngay cho khách hàng) đưa khách hàng ký, rồi GDV ký tên KT, đưa qua thủ quỹ phụ thu tiền của khách. Sau khi thu tiền của khách xong, thủ quỹ vào sổ quỹ, ký, đóng dấu đã thu tiền vào giấy nộp tiền, chuyển cho GDV, GDV trả cho khách hàng. Sau đó, GDV lập giấy nộp tiền khác không có chữ ký người nộp, hạch toán vào hệ thống với tên khách hàng khác (là khách hàng GDV đã vay tiền trước hoặc trước đây đã lấy tiền của khách hàng bây giờ hoàn lại), tất cả các giấy nộp tiền khác cộng khớp với số tiền vừa nộp để cân với sổ quỹ. Giấy nộp tiền này được in ra có đầy đủ các yếu tố chứng minh đã được hạch toán vào hệ thống và được thủ quỹ, kiểm soát ký trên chứng từ. Các sai phạm nghiêm trọng của GDV đã diễn ra trong một thời gian dài, với cùng một thủ đoạn để chiếm dụng tiền của KH tuy nhiên vẫn không bị phát hiện. Một trong những nguyên nhân quan trọng do các bộ phận khác cũng không chấp hành đầy đủ quy định, quy trình nghiệp vụ, đặc biệt trong khâu kiểm soát, hậu kiểm: • Chi nhánh không thực hiện việc niêm yết công khai tại nơi giao dịch nội dung công văn số 1245/CV-NHCT10 để hướng dẫn khách hàng nhận biết tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ giao dịch dẫn đến việc khách hàng nộp tiền trả nợ bị GDV đưa cho giấy nộp tiền chưa được hạch toán thu nợ cũng không biết. • Thủ quỹ phụ khi ký giấy nộp tiền (do GDV tự lập để thu nợ cho khách hàng khác và thường được ký sau) không kiểm tra chữ ký người nộp, đối chiếu sổ quỹ về số tiền, tên người nộp có khớp đúng không. • Kiểm soát viên, kiểm soát chứng từ không kiểm tra yếu tố trên chứng từ, giấy nộp tiền được hạch toán không có chữ ký của khách hàng, của thủ quỹ hoặc chỉ ghi tên GDV nhưng thực hiện kiểm soát trên hệ thống, ký kiểm soát trên chứng từ giấy. • Hậu kiểm cũng lơi lỏng, sơ hở không kiểm soát lại chứng từ nên một số chứng từ GDV hạch toán gian lận không có chữ ký khách hàng nhưng cũng không phát hiện được để yêu cầu xử lý.
  69. XIN CẢM ƠN !!!