Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp kiểm tra nghiệp vụ cho vay

ppt 55 trang nguyendu 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp kiểm tra nghiệp vụ cho vay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkiem_toan_ngan_hang_phuong_phap_kiem_tra_nghiep_vu_cho_vay.ppt

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phương pháp kiểm tra nghiệp vụ cho vay

  1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NGHIỆP VỤ CHO VAY BAN KTKS NỘI BỘ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2009
  2. I. KIỂM TRA TÀI SẢN BẢO ĐẢM KIỂM TRA HỒ SƠ TSBĐ CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, CÁC THÔNG KT TRÊN MÁY TIN CẦN THIẾT PHỤC VỤ VIỆC KT KIỂM TRA THỰC TẾ TSBĐ
  3. CĂN CỨ KIỂM TRA TÀI SẢN BẢO ĐẢM ❑ Các văn bản quy định về TSBĐ: ▪ Văn bản pháp luật: ➢ Bộ Luật dân sự 2005; Luật các Tổ chức tín dụng; Luật đất đai 2003; Luật Nhà ở 2005; Luật công chứng 2006; Bộ luật hàng hải 1990; Luật Hàng không năm 2006 ➢ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm ➢ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai; ➢ Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở ➢ Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; ➢ Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính Phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
  4. CĂN CỨ KIỂM TRA TÀI SẢN BẢO ĐẢM ➢ Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSD đất, tài sản gắn liền trên đất; ➢ Thông tư 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 của Bộ tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp; ➢ Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT/BTP-BXD-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở. ➢ Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; ➢ Thông tư số 92/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng QSD đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước; ➢ Các văn bản pháp luật khác có liên quan
  5. CĂN CỨ KIỂM TRA TÀI SẢN BẢO ĐẢM ▪ Các văn bản quy định của NHCTVN : ➢ Quy định 612/QĐ-HĐQT- NHCT35 ➢ Công văn 148/CV-NHCT35 ➢ Quy định cho vay và thực hiện bảo đảm đối với đơn vị công lập (QĐ.35.01) ➢ Quy trình nhận cầm cố thế chấp TS của KH và bên thứ 3 (QT.06.02) ➢ Quy trình nhận bảo đảm hình thành trong tương lai (QT35.01) ➢ Quy trình nhận TSBĐ bằng hàng hoá (QT.05.03) ➢
  6. CĂN CỨ KIỂM TRA TÀI SẢN BẢO ĐẢM ❑ Khai thác thông tin từ hệ thống dữ liệu tại NHCTVN và tại Chi nhánh ▪ Phân tích báo cáo tín dụng đa chiều ▪ Các báo cáo trên hệ thống INCAS (LNIB50P, LNWB50B) ▪ Khai thác các thông tin tài sản trực tiếp trên BDS ▪ Các thông tin từ các nguồn bên ngoài như: CIC, Trung tâm ĐKGDBĐ
  7. KIỂM TRA CHI TIẾT Tính pháp lý TSBĐ Xử lý TSBĐ Thẩm định, định giá TSBĐ KT thực tế TSBĐ HĐBĐ Việc giữ giấy tờ TSBĐ Đăng ký GDBĐ Bảo hiểm TSBĐ
  8. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ❑ Các loại TS được nhận để bảo đảm tiền vay: ▪ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu ▪ Ngoại tệ bằng tiền mặt ▪ Số dư trên TKTG tại các TCTD, Sổ TK, giấy tờ có giá ▪ Nhà ở, công trình XD gắn liền với đất ▪ QSD đất mà pháp luật quy định được thê chấp phục vụ SXKD ▪ Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam; tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp ▪ TS hình thành từ vốn vay (Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà ở, công trình gắn liền với đất)
  9. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ▪ QSD đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh bao gồm: ➢ QSD đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng QSD đất, mà tiền sử dụng đất đã nộp/tiền chuyển nhượng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước ➢ QSD đất của doanh nghiệp liên doanh mà bên góp vốn bằng giá trị QSD đất là: ✓ Tổ chức kinh tế trong nước có QSD đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng QSD đất, mà tiền sử dụng đất đã nộp/tiền chuyển nhượng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước ; ✓ Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004, được sử dụng giá trị tiền thuê đất như Ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp mà không phải ghi nhận nợ và không phải hoàn trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai ➢ QSD đất (không phải là đất thuê) của hộ gia đình, cá nhân ➢ QSD đất của người Việt nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng QSD đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  10. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ➢ QSD đất thuê của tổ chức kinh tế Việt Nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê lại đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê lại ➢ QSD đất thuê của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất (kể cả đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế) để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam và đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê ➢ QSD đất thuê của tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 và đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm ▪ .
  11. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ❑ Các loại tài sản mà NHCV chỉ được nhận làm bảo đảm sau khi được chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc: ▪ Các tài sản hình thành ở nước ngoài, được đăng ký quyền sở hữu ở nước ngoài. ▪ Giấy tờ có giá khác không thuộc loại quy định tại tiết 9.1.3 khoản 9.1 Đ9/QĐ612. ▪ Quyền tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận tiền bảo hiểm, các quyền khác phát sinh từ hợp đồng. ▪ Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ▪ Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. ▪ .
  12. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ❑ Các loại tài sản mà NHCT không được nhận làm bảo đảm: ▪ QSD đất hình thành trong tương lai. ▪ QSD đất mà trên giấy chứng nhận QSD đất ghi nhận bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. ▪ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim loại quý, đá quý mua trả chậm, trả dần có thời hạn trả chậm, trả dần từ 01 năm trở lên của bên bảo đảm mà hợp đồng mua trả chậm, trả dần giữa bên bảo đảm và bên bán tài sản đã được bên bán tài sản đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
  13. 1. KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TSBĐ ❑ Ngoài ra, TSBĐ phải đáp ứng được các quy định sau: ▪ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay (đối với các tài sản hình thành ở nước ngoài, đăng ký QSH ở nước ngoài, quyền phát sinh từ quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền SH công nghiệp, quyền nhận bảo hiểm (trừ trường hợp quyền nhận BH phát sinh từ HĐBĐ), các quyền khác phát sinh từ hợp đồng, quyền đối với vốn góp, quyền khai thác tài nguyên. ▪ Đối với QSD đất được thế chấp theo quy định: vị trí của đất không nằm trong vùng quy hoạch, giải toả. QSD đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. ▪ Đối với nhà ở: không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ▪ Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. ▪ Tài sản pháp luật không cấm giao dịch. ▪ Tài sản ít hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ít thay đổi công nghệ và dễ dàng bán, chuyển nhượng, đảm bảo khả năng thu nợ khi xử lý tài sản .
  14. Lưu ý thế chấp giá trị QSD đất và TS gắn liền trên đất: Hình thức giao đất và cho thuê đất Chủ thể sử dụng đất Loại thế chấp 1. Giao đất Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, QSDĐ, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối TS gắn liền trên đất 1.1.Không thu tiền SD đất Tổ chức kinh tế sử dụng đất cho mục đích sản xuất TS gắn liền trên đất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối QSDĐ, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm nhà ở TS gắn liền trên đất 1.2.Có thu tiền sử dụng đất QSDĐ, Tổ chức kinh tế sử dụng đất làm nhà ở và kết cấu hạ tầng TS gắn liền trên đất 1.3. QSD đất hợp pháp đã được chuyển - Hộ gia đình, cá nhân QSDĐ, nhượng hợp pháp hoặc Nhà nước giao - Tổ chức kinh tế TS gắn liền trên đất đất có thu tiền SD đất 2. Cho thuê đất - Hộ gia đình, cá nhân 2.1.Trả tiền thuê hàng năm TS gắn liền trên đất - Tổ chức kinh tế - Hộ gia đình, cá nhân QSDĐ, 2.2. Trả tiền thuê cả thời gian thuê - Tổ chức kinh tế TS gắn liền trên đất 2.3. Trả tiền thuê nhiều năm và thời hạn QSDĐ, Tổ chức kinh tế thuê đất đã trả còn lại ít nhất 5 năm TS gắn liền trên đất
  15. 2. KIỂM TRA VIỆC THẨM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ TSBĐ ❑ Kiểm tra thành phần định giá ▪ Tối thiểu phải có 2 người ▪ Trường hợp TSBĐ được xác định để đảm bảo cho số tiền cho vay/hạn mức cho vay từ 500 triệu đồng trở lên: Thành phần tổ định giá phải có 01 lãnh đạo phòng Khách hàng/phòng Giao dịch. ▪ Trường hợp TSBĐ được xác định để đảm bảo cho số tiền cho vay/mức cho vay từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc đối với TSBĐ phức tạp: Ngoài các thành phần nêu trên, tổ định giá phải có thêm 01 người trong Ban giám đốc. ▪ NHCV thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá để định giá TSBĐ trong trường hợp: i) Việc định giá TSBĐ vượt khả năng của NHCV; ii) Các bên không thoả thuận được giá trị TSBĐ. Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá của mình. ▪ Đối với TSBĐ là ngoại tệ bằng tiền mặt, sổ TK, giấy tờ có giá, không cần tổ định giá nhưng phải có xác nhận số dư và đồng ý phong toả của cơ quan quản lý TK, cơ quan phát hành. Việc đi xác nhận phải do cán bộ NHCV thực hiện
  16. 2. KIỂM TRA VIỆC THẨM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ TSBĐ ❑ Việc xác định giá trị TSBĐ phải tính đến các yếu tố: ▪ Đặc tính của TSBĐ: Tuổi thọ kỹ thuật, giá trị sử dụng, khả năng sinh lời của TS. Đối với TSCĐ phải tham khảo tốc độ hao mòn vô hình và hữu hình của TS ▪ Đặc tính thị trường của tài sản: Khả năng bán, chuyển nhượng, biến động của giá cả, tỷ giá. ▪ Hiện trạng của tài sản và giá trị có thể thu hồi khi phải xử lý TSBĐ ▪ Đối với QSD đất: Tính khả thi nếu phải xử lý TSBĐ (Vị trí địa lý, điều kiện kết cấu hạ tầng, lợi thế thương mại ). Khả năng thay đổi giá trị QSD đất ( mục đích sử dụng đất, quy hoạch sử dụng của nhà nước)
  17. 2. KIỂM TRA VIỆC THẨM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ TSBĐ ❑ Kiểm tra thông tin sử dụng làm căn cứ định giá: ▪ Kết quả định giá của cơ quan có thẩm quyền định giá ▪ Kết quả khảo sát của NHCV ▪ Khung giá, bảng giá quy định của Nhà nước (nếu có) ▪ Giá mua, bán trên thị trường địa phương, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán ▪ Giá ghi trên báo giá, hoá đơn, HĐ mua bán liên quan đến TSBĐ đó ▪ Các thông tin từ cơ quan cấp GCN QSD tài sản, trên phương tiện thông tin đại chúng, Trung tâm GD, mua bán TS; DN thẩm định giá, trung tâm địa ốc, TT/SGD chứng khoán ❑ Kiểm tra việc thực hiện định giá lại TSBĐ ▪ Việc thực hiện định theo định kỳ 1 năm/lần theo quy định ▪ Bên BĐ rút bớt TSBĐ (trừ trường hợp TSBĐ là HH lưu chuyển trong quá trình SXKD), Bổ sung, thay thế TSBĐ hoặc đề nghị điều chỉnh dư nợ ▪ Khi UBND tỉnh, TP điều chỉnh bất thường khung giá đất ▪ Khi giá thị trường biến động >20% so với lần định giá gần nhất ▪ Khi NHCV phát hiện TSBĐ bị giảm giá trị vì hư hỏng, lạc hậu, mất mát. ▪ Khi di chuyển địa điểm lắp đặt đối với TSBĐ là máy móc thiết bị gắn liền với nhà xưởng. ❑ Kiểm tra nội dung của biên bản định giá: Mô tả về TSBĐ về số lượng, chất lượng, Căn cứ định giá, chữ ký của các bên tham gia đinh giá
  18. 3. KIỂM TRA HỢP ĐỒNG TSBĐ ❑ Kiểm tra nội dung HĐBĐ: ▪ Tên, địa chỉ các bên, ngày tháng năm ký HĐ ▪ Nghĩa vụ được bảo đảm ▪ Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp. Riêng TSBĐ hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về TS, xác định giá trị tạm tính của TS. Khi TS đã hình thành, TS phải được mô tả và xác định giá trị cụ thể trong phụ lục HĐBĐ. ▪ Bên giữ TS, giấy tờ của TS cầm cố thế chấp. ▪ Quyền và nghĩa vụ các bên và các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận. ▪ Các thoả thuận về xử lý và phương thức xử lý TSBĐ ▪ Các thoả thuận khác
  19. 3. KIỂM TRA HỢP ĐỒNG TSBĐ ❑ HĐBĐ phải được thiết lập theo mẫu quy định của NHCTVN, nội dung chặt chẽ, không vi phạm pháp luật, không mâu thuẫn với quyền lợi của NHCT. (KTV rà soát nội dung HĐBĐ so với quy định NHCTVN tại điều 18/QĐ 612, chú ý đến những nội dung không hợp lý, bất lợi cho NHCT) ❑ Tính pháp lý của các chủ thể ký HĐBĐ dựa trên các QĐ, Giấy UQ, Hộ khẩu, CMND . ❑ Trường hợp nếu người ký hợp đồng là đại diện thì phải có giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật (chú ý đến phạm vi và thời hạn uỷ quyền) ❑ Kiểm tra hiệu lực của HĐ, các điều khoản XLTSBĐ ❑ Thời hiệu khởi kiện về HĐBĐ (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích của NHCV bị xâm phạm) ❑ Công chứng, chứng thực, xác nhận HĐBĐ ❑ Việc thực hiện công chứng các văn bản sửa đổi, bổ sung HĐBĐ, phụ lục HĐBĐ
  20. 3. KIỂM TRA HỢP ĐỒNG TSBĐ Kiểm tra mức cho vay so với giá trị TSBĐ: ❑ Mức cho vay được bảo đảm bằng tài sản tối đa không quá 70% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, trừ các trường hợp sau: ▪ Đối với TSBĐ là kim loại quý, đá quý: Mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm ▪ Đối với TSBĐ là cổ phiếu: Mức cho vay tối đa không quá 50% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm ▪ Đối với TSBĐ là TK tiền gửi, giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu): Mức cho vay so với giá trị TSBĐ do Giám đốc NHCV quyết định trên nguyên tắc giá trị TSBĐ vào thời điểm nợ vay đến hạn (kể cả trường hợp rút trước hạn, biến động tỷ giá) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác
  21. 3. KIỂM TRA HỢP ĐỒNG TSBĐ Kiểm tra mức cho vay so với giá trị TSBĐ: ❑ Đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đã qua sử dụng: ▪ Trường hợp chất lượng còn lại của tài sản (do tổ định giá TSBĐ của NHCV xác định dựa vào các tài liệu phản ánh chất lượng của tài sản như Hợp đồng mua bán, hoá đơn, biên bản giao nhận, giấy chứng nhận chất lượng và khảo sát thực tế; hoặc kết quả đánh giá chất lượng tài sản của tổ chức chuyên môn do NHCV thuê) tại thời điểm định giá để cho vay từ 80% trở lên so với chất lượng của tài sản mới cùng loại: Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. ▪ Trường hợp chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá để cho vay còn dưới 80% so với chất lượng của tài sản mới cùng loại: Mức cho vay tối đa không quá 50% giá trị TSBĐ đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm
  22. 4. KIỂM TRA ĐĂNG KÝ GDBĐ ❑ Ý nghĩa của việc ĐKGD bảo đảm: ▪ Công khai hoá các GDBĐ cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu ▪ Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dùng 1 TSBĐ để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ ▪ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong GDBĐ ❑ Các trường hợp phải đăng ký GDBD: ▪ Việc nhận thế chấp tài sản, bao gồm cả thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng; ▪ Việc nhận cầm cố một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại nhiều TCTD; ▪ Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với giao dịch bảo đảm đã được đăng ký; ▪ Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thoả thuận.
  23. 4. KIỂM TRA ĐĂNG KÝ GDBĐ ❑ Các trường hợp phải đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký: ▪ Thay đổi tên, số của giấy tờ xác định tư cách pháp lý của các bên ký hợp đồng bảo ▪ Thay đổi một hoặc các bên ký hợp đồng bảo đảm ▪ Rút bớt, thay thế, bổ sung TSBĐ (trừ trường hợp thay thế, bổ sung tài sản thế chấp là QSD đất do NHCV và bên bảo đảm phải thực hiện đăng ký mới); ▪ Khi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình ▪ Thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ; Thay đổi các nội dung khác đã đăng ký. ❑ Trường hợp thay thế, bổ sung tài sản thế chấp là QSD đất, NHCV và bên bảo đảm phải thực hiện đăng ký mới.
  24. 5. KIỂM TRA BẢO HIỂM TSBĐ ❑ Kiểm tra TSBĐ có thuộc loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm không: ▪ Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; ▪ Tài sản là phương tiện vận tải; ▪ Tài sản mà NHCV thấy cần thiết phải mua bảo hiểm. ❑ Tài sản phải được bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời hạn bảo đảm tiền vay với số tiền bảo hiểm không thấp hơn mức cho vay/mức dư nợ được bảo đảm bằng tài sản đó tại NHCV; ❑ Kiểm tra văn bản uỷ quyền của bên bảo đảm cho NHCT được thụ hưởng tiền bảo hiểm (Nếu không có trong Hợp đồng bảo hiểm phải ghi NHCV là người thụ hưởng thứ nhất). NHCV phải thông báo bằng văn bản ngay sau khi nhận TSBĐ cho tổ chức bảo hiểm biết về việc TS bảo hiểm đang được dùng để cầm cố, thế chấp và đề nghị chỉ trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho NHCV theo nội dung giấy uỷ quyền trường hợp xảy ra rủi ro đối với TSBĐ.
  25. 6. KIỂM TRA VIỆC GIỮ TS VÀ GiẤY TỜ TSBĐ ❑ Việc giữ tài sản ▪ Khi cầm cố tài sản, bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản cho NHCV giữ. NHCV có thể uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ quy định đối với bên nhận cầm cố và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố ▪ Khi thế chấp tài sản, tài sản thế chấp do bên bảo đảm giữ, trừ trường hợp NHCV và bên bảo đảm thoả thuận giao cho bên thứ ba giữ ❑ Việc giữ giấy tờ về tài sản ▪ NHCV phải giữ bản chính các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (trừ trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển); giấy chứng nhận QSD đất; giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm (trường hợp bên bảo đảm phải mua bảo hiểm đối với TSBĐ).
  26. 6. KIỂM TRA VIỆC GIỮ TS VÀ GiẤY TỜ TSBĐ ❑ Đối với quyền tài sản phát sinh từ quyền đòi nợ, các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: Các giấy tờ chứng minh giao dịch giữa khách hàng vay và bên có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng vay (Hợp đồng thương mại, hợp đồng thi công xây lắp, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hoá đơn bán hàng, ); các giấy tờ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ của khách hàng vay (Biên bản bàn giao/nghiệm thu hàng hoá, máy móc thiết bị; biên bản quyết toán và nghiệm thu công trình; hồ sơ hoàn công; biên bản đối chiếu công nợ; ). ❑ Đối với quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên: Giấy phép khai thác tài nguyên và các giấy tờ khác phù hợp với quy định của pháp luật ❑ Đối với máy móc, thiết bị, công trình xây dựng (trừ nhà ở), các tài sản khác: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm (đối với tài sản mà pháp luật chưa có quy định phải đăng ký quyền sở hữu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng và các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác, giấy phép XD hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản, hoá đơn mua, bán theo quy định của bộ tài chính, biên bản nghiệm thu công trình, hợp đồng nhập khẩu, hoá đơn, hồ sơ chứng từ nhập khẩu, chứng nhận bảo hiểm
  27. 6. KIỂM TRA VIỆC GIỮ TS VÀ GiẤY TỜ TSBĐ ❑ Đối với phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản hoạt động tuyến nội địa: Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật; hợp đồng /giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm ❑ Đối với tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển: NHCV giữ bản chính hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm (trường hợp bên bảo đảm phải mua bảo hiểm), bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của Công chứng Nhà nước; chủ phương tiện giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký để lưu hành phương tiện. ❑ Trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản cho khoản vay hợp vốn hoặc một tài sản được dùng làm bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ ở nhiều chi nhánh NHCT hoặc nhiều tổ chức tín dụng, nếu tài sản và bản chính giấy tờ tài sản do chi nhánh NHCT hoặc tổ chức tín dụng khác giữ, NHCV phải giữ bản sao có xác nhận của ngân hàng giữ giấy tờ tài sản
  28. 6. KIỂM TRA VIỆC GIỮ TS VÀ GiẤY TỜ TSBĐ ❑ Đối với tài sản hình thành trong tương lai: ▪ Khi tài sản chưa hình thành: NHCV lưu giữ bản gốc những giấy tờ chứng minh nguồn hình thành tài sản: hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công công trình, quyết định phê duyệt tổng dự toán, hoá đơn nộp tiền ▪ Khi tài sản đã hình thành: Tuỳ loại tài sản và thoả thuận của NHCV với bên bảo đảm, việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản thực hiện theo như đối với các tài sản khác theo quy định
  29. 7. KIỂM TRA THỰC TẾ TSBĐ ❑ Đối với tài sản là máy móc thiết bị, TS hình thành từ vốn vay, đối chiếu số lượng TSBĐ với bảng kê chi tiết danh mục TSĐB, hoá đơn, quyết toán công trình, và các chứng từ có liên quan. ❑ Đối với tài sản là hàng hoá thì kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ giấy với hoá đơn chứng từ, so sánh với thực tế tài sản về mặt số lượng, chất lượng nhằm phát hiện sự thiếu hụt, suy giảm TSĐB ❑ Đặc biệt chú ý đến TSBĐ là nhà, đất, cụ thể kiểm tra trên thực tế nhà, đất đó có đúng với sơ đồ thửa đất, mô tả TS gắn liền với đất không. ❑ Xác định đúng chủ sở hữu/chủ sử dụng (đối với đất) của TSBĐ, bằng cách thu thập thông tin qua tiếp xúc trao đổi với khách hàng, chính quyền địa phương, các hộ gia đình liền kề; so sánh đối chiếu với tên người sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  30. 8. KIỂM TRA XỬ LÝ TSBĐ ❑ Nguyên tắc: Xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia GDBĐ phù hợp với quy định của pháp luật ❑ XL TSBĐ theo thoả thuận giữa NHCV và bên có TSBĐ, hoặc các bên cùng nhận TSBĐ tại HĐBĐ và các văn bản thoả thuận khác (Trừ các TSBĐ pháp luật quy định phải bán đấu giá tại các tổ chức bán đấu giá chuyên trách) ❑ Nếu không có thoả thuận thì TS được bán đấu giá theo quy định của pháp luật, riêng các TSBĐ là động sản có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì NHCV bán theo giá thị trường không cần qua thủ tục bán đấu giá
  31. II. KIỂM TRA XỬ LÝ KHOẢN VAY 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ - TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG 2. KIỂM TRA CƠ CẤU KHOẢN VAY 3. KIỂM TRA VIỆC XLRR TÍN DỤNG
  32. VĂN BẢN QUY ĐỊNH ❑ Quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ❑ Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ❑ Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ❑ Quyết định 296/QĐ-HĐQT-NHCT35 sửa đổi bổ sung một số điều về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động kinh doanh của NHCTVN ban hành kèm quyết định 234/QĐ- HĐQT-NHCT37 ❑ Quyết định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT35 về việc ban hành quy chế giảm miễn lãi vay đối với khách hàng vay vốn tại NHCTVN. ❑ QĐ 1862 về việc ban hànhQuy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề ❑ Các văn bản của NHCTVN về trích lập dự phòng và XLRR TD trong từng thời kỳ.
  33. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ❑ Kiểm tra trên hồ sơ giấy ❑ Kiểm tra trên hệ thống INCAS ❑ Kiểm tra thực tế khách hàng, thực trạng TSBĐ ❑ Trao đổi với ban lãnh đạo Chi nhánh, các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ nghiệp vụ
  34. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ❑ Khoản vay của khách hàng được phân loại vào 5 nhóm nợ: ▪ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn ➢Các khoản nợ trong hạn mà chi nhánh đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. ➢Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được Chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn. ➢Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, chi nhánh có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1. ➢Các khoản cam kết ngoại bảng mà Chi nhánh đánh giá KH có khả năng thực hiện đầy đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
  35. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ▪ Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý: ➢ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. ➢ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trọng hạn theo thời gian được điều chỉnh lại và Chi nhánh có đủ hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn được phân loại vào nợ nhóm 1. ➢ Các khoản nợ khác được phân loại vào nợ nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 8 QĐ 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37
  36. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ▪ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: ➢ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu phân vào nhóm 1, nhóm 2) ➢ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. ➢ Các khoản nợ khác được phân loại vào Nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 điều 8 QĐ 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37.
  37. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ▪ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: ➢ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai. ➢ Các khoản nợ khác được phân loại vào Nhóm 4 theo quy định tại điều 8 QĐ 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37
  38. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ▪ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: ➢ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn được cơ cấu lại lần thứ hai. ➢ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên. ➢ Các khoản nợ chờ xử lý. ➢ Các khoản nợ khoanh ➢ Các khoản nợ khác được phân loại vào Nhóm 5 theo quy định tại điều 8 QĐ 296/ QĐ-HĐQT-NHCT37
  39. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP Một số trường hợp chuyển khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn: ❑ Đối với KH có từ hai (02) khoản nợ trở lên trong hệ thống NHCT, mà có bất kỳ khoản nợ nào bị phân loại ở nhóm nợ có rủi ro cao hơn. ❑ KH vay hợp vốn có một hoặc một số khoản nợ khác cho vay hợp vốn tại chi nhánh tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn. ❑ Các trường hợp khác: ✓ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của KH; ✓ Các khoản nợ của KH bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin); ✓ Các chỉ tiêu tài chính của KH bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; ✓ KH không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của CN để đánh giá khả năng trả nợ của KH.
  40. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ❑ Kiểm tra việc đánh giá và phân loại các khoản nợ theo mức độ suy giảm khả năng trả nợ của KH: ▪ Nhóm 2: Các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc ▪ Nhóm 3: Các khoản nợ tổn thất từ trên 5% đến 20% giá trị nợ gốc ▪ Nhóm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% đến 50% giá trị nợ gốc. ▪ Nhóm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc. ❑ Kiểm tra số liệu tổng hợp kết quả phân loại nợ, số tiền trích lập dự phòng rủi ro, nguồn trích lập dự phòng
  41. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ❑ Kiểm tra việc trích lập dự phòng: ▪ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ quy định: Khoản 1 Điều này như sau: Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%. Công thức: R = Max { 0, (A - C) }x r R: Số tiền trích trích lập DP A: Dư nợ gốc C: Giá trị khấu trừ của TSBĐ r: tỷ lệ trích lập DP cụ thể
  42. 1. KIỂM TRA PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DP ▪ Trường hợp TSBĐ dư nợ gốc của khoản nợ (A) nhỏ hơn giá trị khấu trừ của TSBĐ (C) thì số tiền trích lập dự phòng cụ thể phải trích bằng không. ▪ Trường hợp TSBĐ cho nhiều khoản nợ thì số dư nợ gốc của khoản nợ được tính bằng tổng số dư nợ gốc của các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản đó.
  43. NHCT ¸p dông tû lÖ ®Ó x¸c ®Þnh gi¸ trÞ cña tµi s¶n b¶o ®¶m nh sau: LOẠI TÀI SẢN BẢO ĐẢM TỶ LỆ TỐI ĐA (%) Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam tại NHCT. 100% Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại NHCT. 95% Trái phiếu Chính phủ: 95% - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 85% - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 80% - Có thời hạn còn lại trên 5 năm Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yêt trên SGD và TTGDCK 70% Chứng khoán của doanh nghiệp phát hành trên SGD và TTGDCK 65% của tổ chức tín dụng khác phát hành chưa được niêm yêt trên SGD và TTGDCK 50% Bất động sản (gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất 50% hợp pháp) Các loại tài sản bảo đảm khác (bao gồm cả các loại tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay) 30%
  44. 2. KIỂM TRA CƠ CẤU KHOẢN VAY ❑ Kiểm tra việc gia hạn nợ, cơ cấu khoản vay có đúng quy định, quy chế của NHCTVN hay không? ❑ Kiểm tra thực hiện việc cơ cấu thời hạn trả nợ phải được thực hiện trước thời điểm đến hạn trả nợ. Các nội dung cần kiểm tra khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc, lãi); điều kiện thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (tính khả thi của phương án trả nợ của khách hàng sau khi cơ cấu thời hạn trả nợ); thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ; ❑ Kiểm tra các căn cứ để gia hạn nợ, cơ cấu khoản vay của KH như Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, tờ trình đề nghị cơ cấu lại khoản vay, giấy đề nghị cơ cấu lại khoản vay của KH có đảm bảo các nội dung yêu cầu theo quy định; ❑ Tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân khiến KH phải gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản vay.
  45. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD Điều kiện Lưu giữ hồ Hồ sơ sơ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Thực tế Trình tự khách hàng thực hiện
  46. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD a. Đối tượng XLRR: ❑ Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. ❑ Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Điều 8/QĐ296 (tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc). Riêng các khoản nợ khoanh không được Chính phủ xử lý, việc XLRR phải căn cứ vào khả năng tài chính của NHCT trong từng thời điểm b. Nguyên tắc XLRR: ❑ Việc sử dụng dự phòng để XLRR được thực hiện một quý một lần, theo những nguyên tắc sau: ▪ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với phần nợ gốc tương ứng với số tiền đã trích dự phòng rủi ro cụ thể của khoản nợ đó.
  47. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD ▪ Chi nhánh phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. ▪ Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được NHCT xem xét sử dụng dự phòng chung để xử lý. ❑ Những khoản nợ đã có quyết định xử lý rủi ro, hạch toán chuyển từ nội bảng ra ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, đồng thời có các biện pháp để thu hồi nợ. ❑ Các khoản nợ Chi nhánh đã tìm mọi biện pháp thu hồi nhưng sau 5 năm kể từ ngày XLRR vẫn chưa thu hồi được nợ. HĐXLRR tại Chi nhánh lập hồ sơ trình HĐXLRR trụ sở chính xem xét. Chi nhánh chỉ được xuất toán ra ngoại bảng khoản nợ đã được XLRR khi có thông báo của NHCTVN ❑ Việc sử dụng nguồn dự phòng để XLRR do Hội đồng XLRR NHCT VN quyết định.
  48. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD c. Kiểm tra hồ sơ xử lý rủi ro: ❑ Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về cho thuê tài chính; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan. ❑ Bản xác nhận số dư nợ gốc, lãi và/hoặc phí khoản nợ đề nghị XLRR của phòng Kế toán tại các Chi nhánh. ❑ Bản sao chứng từ hạch toán hoặc giấy tờ chứng minh khoản nợ đã quá hạn thanh toán. ❑ Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp: ▪ Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; ▪ Bản sao báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng Thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể.
  49. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD d. Kiểm tra hồ sơ xử lý rủi ro: ❑ Đối với khách hàng là cá nhân: Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp ❑ Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ để phân loại nợ vào nhóm 5; ❑ Hồ sơ, tài liệu chứng minh Chi nhánh đã nỗ lực sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng không được
  50. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD e. Kiểm tra trình tự các bước thực hiện XLRR: ❑ Việc lập hồ sơ đề nghị XLRR ❑ Thẩm định hồ sơ XLRR, tái thẩm định hồ sơ XLRR ❑ Việc thành lập HĐXLRR tại Chi nhánh (thành phần quy định tại QĐ 296/QĐ- HĐQT-NHCT37) ❑ Xét duyệt xử lý rủi ro: Thông qua Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh và Hội đồng XLRR tại Trụ sở chính ❑ Thực hiện hạch toán XLRR (Chuyển dư nợ theo dõi ngoại bảng), khi có thông báo băng văn bản của NHCTVN
  51. 3. KIỂM TRA XỬ LÝ RỦI RO TD f. Kiểm tra việc lưu giữ hồ sơ Đánh giá, kết luận về việc phân loại nợ và xử lý rủi ro: đánh giá việc chấp hành quy chế, quy trình; nhận định đánh giá khả năng suy giảm của các khoản nợ, mức độ rủi ro; đánh giá chất lượng TD tại CN, xác định nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ XLRR
  52. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHOẢN VAY Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, kiểm tra viên đưa ra kết luận về khoản vay trên hai khía cạnh: ❑ Có tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHCTVN hay không. ❑ Đánh giá mức độ rủi ro đồng thời đề xuất các kiến nghị, cảnh báo với Ban Giám đốc: ▪ Kiến nghị về xử lý nghiệp vụ ▪ Xử lý các cán bộ liên quan đến sai phạm ▪ Kiến nghị đối với các cấp quản lý.
  53. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NGHIỆP VỤ CHO VAY BAN KTKS NỘI BỘ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2009