Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_toan_ngan_hang_phan_tich_ty_suat_sinh_loi_tren_von_dau.doc
Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
- PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ VỀ ROA (Nguồn: Nhóm vẽ dựa vào số liệu tính toán được)
- 2005 2006 2007 2008 2009E Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) = 5.66% 5.71% 7.00% 9.93% 7.19% (1+2+3)/( (4+5)/2) hoặc = 6*7 Thu nhập ròng (1) 299,201 505,428 1,759,757 2,210,682 2,125,927 Lãi vay*(1-T) (2) 605,315 1,202,432 2,323,460 5,594,104 4,705,836 Quyền lợi thiểu số trong thu nhập (3) 0 148 215 0 0 Tài sản đầu kỳ 15,419,534 24,272,864 44,645,039 85,391,681 105,497,893 Tài sản (đã điều chỉnh tài sản không 12,519,534 19,449,097 40,416,418 76,258,852 80,864,624 hoạt động) đầu kỳ (4) Tài sản cuối kỳ 24,272,864 44,645,039 85,391,681 105,497,893 143,311,719 Tài sản (đã điều chỉnh tài sản không 19,449,097 40,416,418 76,258,852 80,864,624 109,079,966 hoạt động) cuối kỳ (5) Dựa vào số liệu tài chính của ACB ta tính được ROA điều chỉnh theo các tài sản không hoạt động (gồm các khoản đầu tư vào chứng khoán thị trường), trong đó tài sản được tính theo trung bình của tài sản đầu kỳ và cuối kỳ, với những yếu tố đó ROA của ACB sẽ phản ánh được thu nhập thực sự từ tổng tài sản đã điều chỉnh. Ta thấy được ROA từ 2005 – 2009 luôn cao hơn trung bình ngành và có xu hướng ổn định gia tăng hàng năm. Chia tách tỷ suất sinh lợi trên tài 2005 2006 2007 2008 2009E sản Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (6) 67% 69% 90% 74% 74% Hiệu suất sử dụng tài sản (7) 8.5% 8.3% 7.8% 13.4% 9.7% Để giúp đánh giá được thành quả của công ty, ta chia tách ROA thành tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Về tỷ suất sinh lợi trên doanh thu nó phản ánh tỷ suất sinh lợi của ngân hàng trên mức doanh số đạt được (Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự), ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của ACB cao và có xu hướng gia tăng (2005 là 67%, theo nhóm tính toán là 74% năm 2009). Về hiệu suất sử dụng tài sản (đã điều chỉnh tài sản không hoạt động) đo lường tính hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu từ tài sản, ta thấy ACB có các chính sách cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm (2005 là 8.3%, theo nhóm tính toán năm 2009 dự đoán là 9.7%), điều này được đóng góp của sự gia tăng 3 chỉ tiêu Doanh thu trên tài sản cố định, Doanh thu trên tiền gửi khách hàng, Doanh thu trên khoản cho vay khách hàng được phân tích cụ thể dưới đây.
- Một điểm đáng chú ý trong năm 2008 là ROA tăng đột biến lên mức 9.93% được giải thích là do chính sách cải thiện, siết chặt hiệu suất sử dụng tài sản lên mức 13.4% (trong khi đó các năm trước chỉ từ 7.5% - 8.3%). VỀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN Chia tách hiệu suất sử dụng tài sản Chia tách hiệu suất sử dụng 2005 2006 2007 2008 2009E tài sản Doanh thu trên tiền mặt, 1.30 1.30 1.26 1.47 1.20 vàng bạc, đá quý =8/( (9+10)/2) Doanh thu (Thu nhập lãi và 1,354,980 2,490,616 4,538,134 10,497,846 9,192,090 các khoản thu nhập tương tự ) (8) Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 553,659 1,532,492 2,284,848 4,926,850 9,308,613 đầu kỳ (9) Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1,532,492 2,284,848 4,926,850 9,308,613 5,972,176 cuối kỳ (10) Doanh thu trên khoản cho 0.17 0.19 0.19 0.32 0.20 vay khách hàng = 8/( (11+12)/2) Khoản cho vay khách hàng 6,698,437 9,381,517 17,014,419 31,810,857 34,832,700 đầu kỳ (11) Khoản cho vay khách hàng 9,381,517 17,014,419 31,810,857 34,832,700 55,732,320 cuối kỳ (12) Doanh thu trên tài sản cố 6.94 5.78 7.92 15.62 9.96 định = 8/ ( (13+14)/2) Tài sản cố định đầu kỳ (13) 120,000 270,350 591,573 554,747 789,034 Tài sản cố định cuối kỳ (14) 270,350 591,573 554,747 789,034 1,057,394 Doanh thu trên tiền gửi 0.082 0.093 0.102 0.176 0.112 khách hàng = 8/ ( (15+16)/2) Tiền gửi khách hàng đầu kỳ 13,040,340 19,984,920 33,606,013 55,283,104 64,216,949 (15) Tiền gửi khách hàng cuối 19,984,920 33,606,013 55,283,104 64,216,949 99,536,271 kỳ (16)
- Doanh thu trên tiền mặt, vàng bạc, đá quý duy trì ổn định qua các năm (từ 1.2 – 1.47), điều đó đảm bảo tính thanh khoản cần thiết cho ngân hàng. Doanh thu trên khoản cho vay khách hàng gia tăng hàng năm, mở rộng tín dụng (0.17 năm 2005 và theo nhóm dự báo 2009 là 2.0). Trong đó đặc biệt doanh thu trên khoản cho vay khách hàng tăng đột biến là 0.32 năm 2008 điều này được giải thích là mặt bằng lãi suất cho vay 2008 biến động với mức cao. Doanh thu trên tài sản cố định Doanh thu trên tài sản cố định luôn ở mức cao trên 5.78 và theo nhóm dự đoán 2009 là 9.92. Trong đó năm 2008 tăng mạnh là 15.64 do phần trăm gia tăng của doanh thu tăng mạnh hơn gia tăng tài sản cố định (số lượng đầu tư vào chi nhánh và phòng giao dịch). Doanh thu trên tiền gửi khách hàng Doanh thu trên tiền gửi khách hàng tăng mạnh qua các năm, tỉ lệ cho vay trên huy động tiền gửi tăng cộng với ảnh hưởng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay gia tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008 (từ 0.102 – 0.176 tăng gần 75%) Người viết: Vũ Quang Mạnh E – mail liên hệ: manh.tcdn@gmail.com
- Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp – Đại Học Kinh Tế TP HCM Trưởng dự án “Nghiên cứu tài chính vi mô”- Dự án với đơn vị tài trợ độc quyền là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Tác giả đề tài đạt giải thưởng NCKH sinh viên “Nhà kinh tế trẻ - năm 2009”- Đại học Kinh tế TP HCM