Kiểm toán ngân hàng - Phân tích thông tin tài chính

doc 6 trang nguyendu 4590
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích thông tin tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_phan_tich_thong_tin_tai_chinh.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích thông tin tài chính

  1. Phân tích thông tin tài chính Hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ ngày càng sôi động và thu hút nhiều ngưới tham gia, từ những nhà đầu tư chuyẽn nghiệp cho đến người dân bình thường. Làm thế nào để phân tích các thông tin tài chính có được để đưa ra những quyết định mua bán chứng khoán đúng đắn là vấn đề dang được nhiều người quan tâm. TSKTSG xin giới thiệu loạt bài "Phân tích thông tin tài chính" với mục đích giới thiệu nhứng hoạt động và quy luật căn bản của thị trướng tài chính. Bài 1: Thị trường chứng khoán - nhiều từ mới. Tác giả: Nguyễn Vạn Phú. Đọc bất kỳ một bản tin nào về hoạt động của thị trường chứng khoán, người đầu tư bình thường muốn mua bán ít cổ phiếu kiếm lời rất dễ lúng túng truớc những từ chuyên môn mà người đưa tin có thể vì thấy quá quen thuộc nên không giải thích. Ví dụ khi đưa tin về việc cấp phép cho Công ty Chứng khoán Thăng Long, tác giả viết: "Công ty Thăng Long có vốn điều lệ 9 tỷ đồng, hoạt động với ba chức năng môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Trong lương lai, Thăng Long dự đinh xin thêm chức năng lưu ký và đăng ký chứng khoán". "Môi giới và tư vấn đầu tư" thì đã rõ nhưng "quản lý danh mục đầu tư" là gì ? Một khách hàng, thường là khách hàng loại lớn, không chỉ mua bán chứng khoán của một công ty. Họ có thể mua bán rất nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu của đủ loại công ty với mục đích dàn đều đồng vốn để giảm thiểu rủi ro - gọi là danh mục đầu tư. Thế nhưng dù khách hàng là cá nhân hay công ty cũng đâu có chuyên môn nhiều để theo dõi, lúc mua lúc bán nhằm làm lợi nhiều nhất cho danh mục đầu tư của mình. Từ đó mới có dịch vụ quản lý danh mục đầu tư. Trong một tin khác, người viết cho biết thêm một chức năng khác của công ty chứng khoán là "tự doanh". Người đọc có thể thắc mắc, tự doanh là gì, không lẽ thành lập công ty ra mà không kinh doanh hay sao mà phải có thêm chức năng tự doanh. Đây là khái niệm chi việc các công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình. Thế còn hai loại dịch vụ mà Thăng Long sắp làm là "lưu ký và đăng ký chứng khoán" là gì ? Để dễ nhớ, có thể "diễn dịch" từ lưu ký thành đăng ký lưu giữ, tức là dịch vụ lưu giữ, bảo quản chứng khoán giùm cho khách hàng, kể cả việc giúp khách hàng thực hiện các quyền của họ đối với chứng khoán. Tuy nhiên, dần dần người mua sẽ không cần tờ trái phiếu hay cổ phiếu cụ thể nữa mà chi cần ghi vô sổ sách - từ chính thức gọi là bút toán ghi sổ. Dịch vụ ghi nhận quyền sở hữu của khách hàng, kể cả các quyền và nghĩa vụ liên quan bằng một hệ thống thông tin lưu giữ trong các tài khoản lưu ký chứng khoán chính là dịch vụ đăng ký chứng khoán. Một bản tin khác viết, "Các công ty REE và Sacom sẽ công bố bản cáo bạch trong vòng tuần tới".
  2. Bản cáo bạch là một dạng thông tin của nơi phát hành chứng khoán, ngoài những phần như tên, địa chỉ, quá trình hình thành và phát triển của tổ chức phát hành, còn có những phần như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phân tích hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm liên tục gần nhất. Nó còn phải nêu được các khoản nợ, các khoản thuế và mục đích sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành. Bản này phải được viết làm sao để giúp công chúng đánh giá và quyết định mua hay không. Nếu thông tin sai lệch hay che giấu sự thật, người mua bị thiệt hại thì nơi phát hành phải đền bù. Đặc biệt, bản cáo bạch phải có dòng chữ, đại ý nói Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phát hành không có nghĩa là Uỷ ban bảo đảm giá trị của chứng khoán phát hành. Ngoài ra nó còn phải thông báo về tất cả mọi loại rủi ro có khả năng làm giảm giá chứng khoán. Cần phân biệt "bản cáo bạch" với "bản cân đối kế toán năm" và "bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm". Bản cân đối kế toán hay còn gọi là bản cân đối tài chính là bức tranh tình trạng tài sản và các khoản nợ và vốn cổ đông của công ty vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối năm. Ngược lại, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là bản báo cáo lời lỗ cho biết kết quả của các hoạt động trong khoảng một thời gian thường là một năm. Thêm một bán tin nói công ty XYZ nào đó phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là loại trái phiếu sau này có thể chuyển thành cổ phiếu thường của cùng công ty phát hành. Khi giới thiệu một công ty chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, người viết thuờng nói việc này sẽ tạo tính thanh khoản cho cổ đông. Nắm cổ phiếu của một công ty cổ phần hóa nhưng không biết bán cho ai vì chưa có thị trường chứng khoán - như vậy là thiếu tính thanh khoản. Còn ngược lại, khả năng chuyển đổi tài sản, ở đây là chứng khoán, thành tiền mặt một cách dễ dàng, gọi là có tính thanh khoản cao. Cuối cùng, xin phân biệt mệnh giá cổ phiếu loại có niêm yết tại trung tâm giao dịch, theo quy định phải là 10.000 đồng. Các công ty cổ phần hóa lại thường phát hành cổ phiếu theo mệnh giá 100.000 đồng. Trái phiếu thì có mệnh giá co dãn hơn nhưng tối thiểu là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng, chứ không được lẻ. Khi đem ra mua bán, cổ phiếu và trái phiếu có giá khác, gọi là giá thị trường. Bài 2: Tăng giảm, lãi suất. Với các trang báo tài chính, tin tăng, giảm lãi suất luôn luôn là tin quan trọng nhất. Mỗi khi ngân hàng trung ương tuyên bố tăng hay giảm lãi suất, các báo chuyên về kinh tế đều đưa thành tin trang nhất, kèm theo nhiều bài phân tích tác động của nó với thị trường. Chẳng hạn khi đưa tin ngân hàng trung ương tăng lãi suất, các bản tin sẽ đưa tiếp tin giá trái phiếu giảm. Giả thử mới hôm qua bạn mua 100 đồng trái phiếu nhà nước với lãi suất cố định là 11% mỗi năm, có nghĩa bạn trông chờ sang năm bạn sẽ có trong tay 11 đồng tiền lãi. Thế nhưng hôm nay sau khi lãi suất chung tăng, có nghĩa ngày này sang năm, để có 11 đồng, bây giờ bạn chỉ cần bỏ ra ít hơn 100 đồng để mua trái phiếu. Vì vậy, nếu có thị trường mua bán trái phiếu nhà nước, giá trái phiếu bạn mới mua hôm qua sẽ giảm.
  3. Thế nhưng trong thực tế nếu nhiều chuyên gia kinh tế dự báo ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới, các báo đưa tin và giá trái phiếu ắt sẽ sụt trước khi có quyết định tăng lãi suất thật sự. Lãi suất tăng cũng rất có thể dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái. Đồng tiền có lãi suất tăng sức mạnh lên so với các ngoại tệ khác. Giá dụ Anh tăng lãi suất đồng bảng Anh, những nhà đầu tư có thể nghĩ đến chuyện đầu tư vào đây bằng cách gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao hay mua trái phiếu đang giảm giá. Họ phải đổi từ tiền mình sang đồng bảng Anh để đầu tư nên rất có khả năng đồng bảng Anh lên giá. Vì vậy mới có chuyện nước này hay nước kia tăng lãi suất để ngăn chặn sự sụt giá của đồng tiền nước mình. Lãi suất tăng cũng có nghĩa chi phí vay vốn đầu tư sản xuất sẽ cao hơn, lợi nhuận công ty sẽ giảm vì vậy các nhà sản xuất phải tính toán lại, không còn mặn mà chuyện vay vốn làm ăn. Vì thế mới có tin ngân hàng trung ương một nước tăng lãi suất để giảm bớt đà phát triển quá nóng của nền kinh tế. Giả thử bạn vay tiền ngân hàng để mua nhà trả lãi theo tháng mà lãi suất thường thả nổi theo thời kỳ. Nay lãi suất tăng, có nghĩa khoản tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng bỗng tăng lên, thu nhập dành cho chi tiêu sẽ giảm. Kèm với chuyện vay tiền để chi tiêu hay mua sắm bằng thẻ tín dụng đều phải trả lãi cao hơn, lãi suất tăng như thế hàm ý chi tiêu toàn xã hội sẽ giảm. Ngược lại, giảm lãi suất cũng là biện pháp nâng sức mua của xã hội. Trong tài chính, có khái niệm giá trị cơ hội của đồng tiền. Chẳng hạn bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất 10%/năm và hoàn toàn yên tâm sang năm 100 đồng gửi hôm nay đương nhiên thành 110 đồng. Nếu quyết định dùng 100 đồng này đầu tư vào chuyện khác, có nghĩa là bạn bỏ đi giá trị cơ hội mà nó có sẵn. Vì vậy, nếu mua trái phiếu, cổ phiếu hay trực tiếp sản xuất, bạn đều nghĩ đến một giá trị tăng thêm cho đồng tiền cao hơn giá trị cơ hội của nó - trong trường hợp này là 10%/năm. Vì thế, tăng lãi suất tức là tăng mức lợi nhuận mà nhà đầu tư hay người tiết kiệm đơn thuần nghĩ họ phải hưởng từ khoản tiền đầu tư của mình. Dù cơ chế hoạt động phức tạp hơn, lãi suất tăng sẽ rất có khả năng làm giảm giá các loại cổ phiếu trên thị trường. Người mua cổ phiếu của công ty mới niêm yết thường trông chờ cổ tức thấp thôi. Nhưng đổi lại, họ mong giá cổ phiếu sẽ tăng trên thị trường chứng khoán. Giả thử một người mua cổ phiếu có cổ tức chừng 4% và giá trị cổ phiếu tăng chừng 10% sau một năm. Cộng lại, người đó sẽ hưởng chừng 14% trên số tiền bỏ ra đầu tư mua cổ phiếu - cao hơn lãi suất giả định 10% nói ở trên. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng kéo theo lãi suất trái phiếu tăng chắc chắn người ta sẽ trông đợi lợi nhuận có được từ việc mua cổ phiếu sẽ phải cao hơn mức 14% đề bù vào những rủi ro của cổ phiếu so với trái phiếu. Trước mắt giá cổ phiếu phải giảm để nâng mức lợi nhuận này. Việc tăng giảm lãi suất có nhiều tác động trực tiếp đến thị trường như thế cho nên các bản tin tài chinh khi đưa tin về lãi suất hay ý kiến một chuyên gia về lãi suất thường đưa ra những mối liên kết đối với họ thì như chuyện 2 cộng 2 là 4 nhưng với chúng ta rất xa nhau và rất khó hiểu. Tương tự, khi nói đến những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của nền kinh tế, họ thường đưa ra những khuyến cáo
  4. liên quan đến lãi suất cũng khó hiểu không kém. Những liệt kê chưa đầy đủ ở trên hy vọng sẽ giúp người đọc tạo được mối liên kết dễ dàng hơn.
  5. Bài 3: Chuyện gì xẩy ra sau giờ G. Nếu như trước đây, mọi người quan tâm bao giờ thì Việt Nam có thị trường chứng khoán thì bây giờ, sau khi đã định ngày chính thức hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. HCM là 15-7, vấn đề nổi lên là thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động như thế nào. Người dân bình thường có ít tiền dành dụm muốn tham gia thị trường cũng muốn biết làm sao mua bán chứng khoán. Khác với suy nghĩ của khá nhiều người, thể hiện qua một thăm dò gần đây của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, không có chuyện người đầu tư trực tiếp tới trung tâm bỏ tiền ra mua cổ phiếu hay khi cần đến bán lại. Tất cả mọi giao dịch đều phải qua các công ty chứng khoán. Hiện nay, đã có năm công ty như vậy được cấp phép hoạt động. Trước tiên, người muốn chơi chứng khoán phải mở tài khoản tại các công ty chứng khoán. Các công ty này đã thuê bàn giao dịch tại trung tâm. Muốn mua hay bán, người ta liên hệ với công ty chứng khoán của mình (có thể trực tiếp hay qua điện thoại, fax) đăng ký yêu cầu mua hay bán, khối lượng giao dịch. ở đây nên lưu ý, khách hàng có thể đặt ra nhiều dạng yêu cầu đối với công ty chứng khoán. Họ có thể yêu cầu công ty mua bán tùy theo giá thị trường hoặc giới hạn cho họ chỉ được mua hay bán theo một mức giá nào đó. Những kỹ thuật này đã được quy ước thành nhiều dạng lệnh khác nhau mà người chơi chứng khoán nên nắm. Đồng thời cũng cần biết, mua bán trái phiếu thì đơn vị giao dịch là từng 10 trái phiếu; còn đơn vị giao dịch đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 100 (giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng). Theo thông tin mới nhất của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại TPHCM sẽ hoạt động mỗi tuần ba ngày (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Giá mở cửa là giá thực hiện lúc 9 giờ; giá đóng cửa là giá thực hiện lúc 14 giờ. Trung tâm áp dụng cả hai hình thức giao dịch: khớp lệnh và thỏa thuận. Giả thử bạn yêu cầu công ty chứng khoán mua cho bạn 1.000 cổ phiếu của công ty XYZ, còn ông hàng xóm yêu cầu bán 1.000 cổ phiếu của công ty này. Các lệnh này sẽ được công ty chuyển vào trung tâm. Hàng chục, hàng trăm lệnh như thế sẽ được trung tâm nhận và tích tụ trong ba tiếng mỗi ngày (8g - 9g, 10g -11g, 13g - 14g) và dưa vào đó trung tâm sẽ công bố giá khớp lệnh ba lần vào 9g, 11g và 14g theo một số nguyên tắc định trước; ví dụ dựa vào mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Dựa vào giá này, các thành viên sẽ tiến hành giao dịch với nhau. Trong vai trò tự doanh, các công ty chứng khoán còn có thể liên tục cho giá mua, giá bán, ai thỏa thuận được thì tiến hành giao dịch. Mỗi công ty chứng khoán, như đã đề cập ở số nước, vừa có thể tự mua bán chứng khoán cho mình (tự doanh) vừa giao dịch cho khách hàng (môi giới). ở các thị trường khác, các chức năng này phải tách bạch nhau, nhất là chức năng tư vấn chứng khoán. Nhân viên thuộc các bộ phận trong cùng công ty không được trao đổi với nhau để tránh tình trạng lợi dụng thông tin của khách hàng (tư vấn) mà làm lợi cho mình (tự doanh). Văn bản pháp lý của Uỷ ban Chứng khoán chưa thấy đề cập đến chuyện này.
  6. Một bản tin về chứng khoán có thể có câu: "Lệnh mua của XYZ, một nhà đầu tư nước ngoài hôm qua đã tự động bị hủy vì trung tâm đã thực hiện hết khối lượng chứng khoán được phép bán cho người nước ngoài". Theo một quyết định mới nhất, người nước ngoài muốn mua bán chứng khoán phải đăng ký mã số người đầu tư và hàng phiên, hệ thống giao dịch sẽ kiểm soát và công bố khối lượng chứng khoán người nước ngoài được phép mua. Sau đó có người nước ngoài nào mua bao nhiêu thì trừ vào khối lượng này bấy nhiêu; còn giả thử có người bán thì số này được cộng thêm vào khối lượng được phép giao dịch. Vì khớp lệnh diễn ra vào cuối thời gian nhận lệnh nên nếu khối lượng chứng khoán được phép mua đã hết thì lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đó sẽ tự động bị huỷ. Có thể thời gian đầu chưa xảy ra, nhưng vẫn có thể hình dung một tin trong đó có nói chuyện giá cổ phiếu tăng quá mức giới hạn dao động cho phép. Giả thử cổ phiếu của một công ty có giá đóng cửa hôm qua là 11.000 đồng (giá này gọi là giá tham chiếu cho phiên giao dịch sau). Hôm nay, giá bỗng tăng vọt lên 11.700 đồng, vượt quá giá tối đa, thì không được. Người ta quy định giá tối đa của cổ phiếu bằng giá tham chiếu cộng với 5%. Sụt quá 5% cũng không được. Đối với trái phiếu, biên độ dao động là trên dưới 1,5% giá tham chiếu. Vì vậy, chứng khoán mới được niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên có thể tăng, sụt nhiều vì không bị giới hạn biên độ dao động giá. Vì mức 100 đồng là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất ở nước ta, áp dụng biên độ 5% thì sẽ có 11 mức giá. Ví dụ giá một cổ phiếu hôm trước là 12.000 đồng. Giá tối đa hôm nay chỉ được lên tới 12.500 đồng và giá tối thiểu là 11.500 đồng. Có lẽ sau ngày khai trương trung tâm, các báo sẽ bắt đầu đăng tải thông tin giao dịch của ngày hôm trước. Hình thức trình bày tùy từng báo nhưng có thế xem một cách trình bày tại thị trường chứng khoán Thái Lan đề tham khảo. (xem bảng). Có thể đọc dòng này như sau: Công ty Chiangmai Frozen có ký hiệu trên thị trường chứng khoán là CM, mệnh giá cổ phiếu là 10 baht, giá hôm trước là 31,25 baht, giá mở cửa là 31 baht, giá cao nhất là 31 baht, giá thấp nhất là 30,75. baht, giá đóng cửa là 30,75 baht. Giá chào bán là 31,25 baht, giá mua là 30,5 baht, giá đóng cửa hôm nay so với hôm qua sụt mất ó,5 baht. Phiên giao dịch này khối lượng mua bán là 1.100 cổ phiếu. Giá giao dịch bình quân là 30,89 baht. Công ty này có tổng số cổ phiếu niêm yết trên thị trường là 21 triệu cổ phiếu, tồng vốn là 645 triệu baht. Hiện nay chỉ số EPS (tỷ suất giá trên lợi tức) là 7,07. Par Prev Open High Low Close Chiangmai Frozen (CM) 10 31,25 31 31 30,75 30,75 Bid Offer Change Vol. Avg. Share Cap Eps 30,5 31,25 -0,5 1.100 30,89 21.000 645 7,07