Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tài chính

doc 8 trang nguyendu 4770
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_phan_tich_tai_chinh.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích tài chính

  1. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỀ PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Nếu như phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho ta một đánh giá về hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thì một phân tích không thể bỏ qua đó là phân tích về dòng tiền của doanh nghiệp từ đó sẽ cho ta thấy được sức mạnh, khả năng linh hoạt trong tài chính của doanh nghiệp cũng như triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua số liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính qua các năm từ 2005 đến 2008, ta có Báo cáo dòng tiền tổng hợp của Ngân Hàng ACB (được trình bày trong phần Phụ lục 0). Ngành Ngân Hàng vẫn là ngành chiếm một vị trí quan trọng, là nơi cung cấp nguồn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các Ngân Hàng đang được chuyển mình, và có nhiều cơ hội để phát triển, và hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh, qua bảng số liệu tính tốc độ tăng trưởng của dòng lợi nhuân sau thuế, Ngân Hàng Á Châu đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng của dòng lợi nhuận sau thuế bình quân trong 3 năm (2006-2008) ACB là 113.44%, Saccombank là: 240.83% và Vietcombank là: 4.66%. TĐTT Của dòng lợi nhuận sau thuế 2006 2007 2008 TĐTTQB (3Năm) Ngân Hàng Á Châu(ACB) 68.93% 248.22% 23.17% 113.44% Ngân Hàng Sài Gòn Thương -99.48% 597.35% 224.64% 240.83% Tín(Sacombank) Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương 122.58% -16.33% -92.26% 4.66% (Vietcombank) (Nguồn: Nhóm tính dựa vào số liệu thu thập được) Sau con số ấn tượng về dòng lợi nhuận sau thuế thì để đánh giá toàn diện hơn về ACB chúng ta không thể bỏ qua việc đánh giá về tốc độ tăng trưởng của các dòng tiền (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân
  2. Tổng tài sản 44,645,039 85,391,681 105,343,139 Tốc độ tăng trưởng 83.93% 91.27% 23.36% 66.19% 2006 2007 2008 Bình quân Q1-2009 (so với Q1-2008) Dòng tiền từ hoạt động kinh 77.61% -48.57% -4.61% 8.14% 96.65% doanh(CFO) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư -79.01% -83.23% 822.68% 220.15% 9.95% (CFI) Dòng tiền từ hoạt động tài 373.73% 262.05% -77.40% 186.13% -126.18% trợ(dòng tiền vào) ACB là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, qui mô tổng tài sản của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm ; năm 2006 là 4,4645,039(triệu), năm 2007 là 85,391,681(triệu), và năm 2008 là 105,343,139 (triệu), tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 66.19%. (Nguồn: Nhóm tính dựa vào số liệu thu thập được) BẢNG:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN 2006-2008 (Nguồn: Nhóm vẽ dựa vào số liệu tính toán được) Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục tăng, trong 3 năm (2006-2008) lợi nhuận ròng tăng bình quân 113.44%. 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước thuế (triệu) 391550 687219 2126815 2560580 Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh 299201 505428 1760008 2167876 doanh(triệu) Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế 75.51% 209.48% 20.40% Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh 68.93% 248.22% 23.17%
  3. (Nguồn: Nhóm tính dựa vào số liệu thu thập được) Trong năm 2007 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB là gần 3000 tỷ (2,898,712 triệu) giảm -48.57% so với năm 2006 (5,636,172 triệu), nguyên nhân là do trong năm 2007 ACB đã tăng dự trữ bắt buộc theo qui đinh của nhà nước 3,152,244 triệu chiếm 7.39% tổng dòng tiền vào. Tăng khoản đầu tư: tăng gửi vàng và cho vay các tổ chức tín dụng: 7,052,865 triệu chiếm 16.53% Tồng dòng tiền vào. Tăng kinh doanh về chứng khoán: 4,748,357 triệu chiếm 13.13% tổng dòng tiền vào. Tăng các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ khác 8,916 triệu . Tăng cho vay khách hang 14,797,208 triệu, chiếm 34.69% tổng dòng tiền vào. Tăng lãi phải thu 544,045 triệu. Tăng các tài sản hoạt động khác 1,197,481 Triệu, chiếm 2.81% tổng dòng tiền vào. Trả khoản nợ Ngân Hàng Nhà Nước 286,656 triệu, chiếm 0.67% tổng dòng tiền vào. (Nguồn: Nhóm vẽ dựa vào số liệu tính toán được) Nguyên nhân khác để giải thích cho sự khác biệt giữa thu nhập ròng và dòng tiền thuần về hoạt động kinh doanh của ACB là: Mặc dù Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng, nhưng xu hướng các các khoản điều chỉnh về tài sản hoạt động của doanh nghiệp tăng nhanh hơn, cụ thể như khoản mục về dự trữ bắt buộc tăng. Năm 2005 chỉ có 45,418 triệu, thì đến năm 2006 là 551,619 triệu và năm 2007 là 3,152,244 triệu, chiếm một tỷ trọng trung bình khoảng 4.07% tổng dòng tiền vào; Khoảm mục kinh doanh về chứng khoán cũng tăng qua các năm 3,885,488 triệu vào năm 2006, 4,748,357 triệu vào năm 2007 và 15,506,261 triệu vào năm 2008 chiếm tỷ trọng bình quân
  4. 28.21% tổng dòng tiền vào; Các khoản về Tăng cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng bình quân 26.29%. Tăng lãi phí phải thu bình quân 2.14% ; Tăng các tài sản hoạt động khác 2.55%. Như vậy mặc dù doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng các khoản dòng tiền chi ra cũng có xu hướng tăng nhanh hơn điều này đã là cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Khi xét đến hoạt động kinh doanh ta cũng cần phải chú ý đến hai khoản mục liên quan đến hoạt động chính cho vay và huy động vốn của ngân hàng. Khỏan mục: Tăng tiền gửi khách hàng và khoản mục tăng cho vay khách hàng, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Trong báo cáo tài chính của ACB đã thể hiện lượng tiền huy động được từ khách hàng và cho vay liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ACB đang ngày càng mở rộng và tăng trưởng, cùng với tăng trưởng ngoài lãi thuần điều này đóng góp vào lợi nhuận ròng của ACB liên tục tăng qua các năm. BẢNG: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA ACB QUA CÁC NĂM 2005 - 2008 2005 2006 2007 2007 Tăng tiền gửi khách 6,944,580 13,616,657 25,882,533 9,574,381 hàng(triệu) Tăng tiền gửi và vay từ các tổ 122,770 2,126,365 3,744,089 2,908,776 chức tín dụng(triệu) Tăng cho vay khách -2,700,209 -7,632,902 -14,797,208 -2,910,658 hàng(triệu) Giảm/(tăng) tiền,vàng gửi và -1,993,249 -3,716,725 -7,052,865 4,158,458 cho vay các tổ chức tín dụng khác (triệu) (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ACB từ 2005-2008) Bảng Báo Cáo Dòng Tiền theo tỷ trọng trình bày trong phần Phụ lục 1 Trong giai đoạn này ACB cũng mở rộng đáng kể hoạt động mở rộng đầu tư năm 2006 ACB đã chi tiền ra để mua công ty con với số tiền 121,114 triệu đồng, chiếm 0.52% tổng dòng tiền vào, và mua sắm tài sản cố định 549,978 triệu đồng, chiếm 2.35% tổng dòng tiền vào, mua chứng khoán kinh doanh (dài hạn), đầu tư vốn góp 2,636,200 triệu đồng chiếm 11.28% tổng dòng tiền vào, trong khi đó năm 2006 chỉ có một dòng tiền tài vào từ tài trợ thong qua việc phát hành các giấy tờ có giá, trái phiếu chuyển đổi 1,650,069 triệu đồng, chiếm 7.06% tồng dòng tiền vào, như vậy dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư được đáp ứng một phần bởi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Trong năm 2007 ACB phát hành cổ phiếu 1,804,150 triệu đồng, chiếm 4.23% tổng dòng tiền vào,bàn các giấy tờ có giá thu được 4,170,000 triệu đồng, chiếm 9.77% tổng dòng tiền vào,chi trả cổ tức -22,022 triệu đồng, dòng thuần từ hoạt động tài trợ trong năm 2007 :5,952,148 triệu đồng, Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2,898,712 triệu đồng, đủ để chi trã cho nhu cầu
  5. đầu tư trong năm là 69,792 triệu đồng , nhưng ACB vẫn huy động thêm vốn bên ngoài chứng tỏ trong thời gian tới nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp là cao. Nhìn chung qua các thời kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đáp ứng được nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, đó là dòng tiền thật sự mà doanh nghiệp có được trong mỗi thời kỳ. 2005 2006 2007 2008 Dòng tiền từ hoạt động kinh 3,173,367 5,636,172 2,898,712 2,765,080 doanh Chi tiêu vốn ròng -1,982,664 -416,096 -69,792 -643,957 Cổ tức -70,821 -115,183 -22,022 -1,162,904 FCF 1,119,882 5,104,893 2,806,898 958,219 Trong bảng báo cáo dòng tiền theo tỉ trọng, ta thấy tỉ trọng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/tổng dòng tiền vào có xu hướng giảm, nguyên nhân trong giai đoạn này, ACB tăng mua các khoản chứng khoán kinh doanh ngắn hạn, tăng cho vay khách hàng và các tổ chức tín dụng, tăng các phí, lãi phải thu, bên cạnh đó một phần nguồn tiền là do từ hoạt động đầu tư mang lại nên phài trừ ra khỏi dòng tiền hoạt động kinh doanh, nên tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm, tuy nhiên việc mở rộng cho vay, và các hoạt động đầu tư cho thấy được xu hướng đang tăng trưởng mạnh trong tương lai của ACB. Tỷ trọng các dòng tiền từ hoạt động tài trợ CFF/ tồng dòng tiền vào trong năm 2008 chỉ có 0.1 %, tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động đầu tư -2.36% tổng dòng tiền vào, cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã mang lại nguồn tiền cho hoạt động đầu tư. Việc đánh giá dòng tiền tự do FCF của ACB cho nhà đầu tư một cách đánh giá tòan diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó là dòng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp sau những chi tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất bình thường và chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư, là dòng tiền phản ứng khà năng linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới, hay những thay đổi đột xuất trong doanh nghiệp và dòng tiền này càng cao thì khả năng linh hoạt trong tài chính càng cao. Biểu đồ Dòng tiền tự do FCF của ACB qua các năm 2005 – 2008 (Nguồn: Nhóm vẽ dựa trên số liệu tính toán được)
  6. Dòng FCF của ACB tăng mạnh trong năm 2006, nguyên nhân là do trong năm này dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng cao, dòng tiền chi tiêu cho hoạt động đầu tư cũng tăng đến 3,307,292 (triệu đồng), cao nhất trong 3 năm. Năm 2005 là 3,298,967(triệu đồng). Năm 2007 là 1,257,119 (triệu đồng), năm 2008 là 920,796 (triệu đồng). Tuy dòng tiền chi ra cho hoạt dộng dầu tư lớn nhưng dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư trong năm cũng cao 2,624,463 triệu đồng, nên chi tiêu vốn ròng chi vào khoàng 416,096 triệu đồng, dòng cổ tức trả cho các cổ đông 115,1839 triệu đồng, do vậy trong năm này dòng tiền tự do FCF cao. Theo thời gian CFC có xu hướng giảm, nguyên nhân là do dòng tiền thuần từ Hoạt động kinh doanh giảm, mà nguyên nhân là do doanh nghiệp đã gia tăng các khoản về tài sản hoạt động. Tuy nhiên việc dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm không phải là một tín hiệu xấu, mà nó cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng tín dụng mở rộng lĩnh vực đầu tư thông qua việc tăng các khoàn cho vay, tăng các khoản về phí, lãi phải thu, tăng kinh doanh về chứng khoán(ngắn hạn), điều này sẽ hứa hẹn dòng tiền vào cao trong tương lai. Thông qua dòng chi tiêu vốn ròng,năm 2008 lại có xu hướng tăng, cho thấy doanh nghiệp không ngừng đầu tư mở rộng, điền này sẽ hứa hẹn một dòng tiền gia tăng trong tương lai. Dòng tiền tự do FCF của ACB cho thấy: Tính khả thi của vấn đề tài trợ cho chi tiêu vốn, sẽ được đáp ứng nhanh chóng. Nguồn tiền mặt để tài trợ cho mở rộng sản xuất kinh doanh luôn có sẵn, sẵn sàng đáp ứng được các nhu cầu và các cơ hội không dự kiến trước được. Sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài là thấp, đáp ứng được các nghĩa vụ về nợ vay. Hứa hẹn một sự gia tăng cổ tức trong tương lai, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo chiến lược của ACB trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, cùng với việc không ngừng mở rộng qui mô hoạt động chính làm gia tăng chất lượng thu nhật trong tương lai của ACB. CÁC TỶ SỐ DÒNG TIỀN CHUYÊN BIỆT Tỷ số đảm bảo dòng tiền 5.78 Tổng tiền mặt từ hoạt động trong 4 năm 18,307,827 Tổng chi tiêu vốn, hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong 4 3,168,353 năm Chi tiêu vốn 1,797,443
  7. Cổ tức tiền mặt 1,370,910 Tỷ số đảm bảo dòng tiền là một thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu tiêu vốn, hàng tồn kho và chia cổ tức tiền mặt. Nhóm phân tích tính được là 5,78 (>1) và khá cao cho thấy khả năng ACB trong việc trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt Năm 2005 2006 2007 2008 Dòng tiền hoạt động 3,173,367 5,636,172 7,249,852 2,248,436 Cổ tức tiền mặt 70,821 115,183 22,002 1,162,904 Tổng tài sản cố định 494,478 996,947 554,747 789,034 Các tài sản khác 361,412 1,132,101 3,517,495 6,411,026 Toàn bộ TS ngắn hạn trừ nợ ngắn 18,913,006 37,854,973 72,905,541 73,202,269 hạn Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 16% 14% 9% 1% Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư trong công ty cho việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Từ năm 2005-2007 tỷ số này trong khoảng 9%-16%(được đánh giá tốt) phản ảnh việc ACB đầu tư mạnh vào tài sản, gia tăng mạng lưới hoạt động, năm 2009 tỷ số này giảm sút còn 1% phản ảnh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế việc đầu tư vào mở rộng tài sản và mạng lưới của ACB năm này có sự đình trệ. Người viết: Vũ Quang Mạnh E – mail liên hệ: manh.tcdn@gmail.com Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp – Đại Học Kinh Tế TP HCM
  8. Trưởng dự án “Nghiên cứu tài chính vi mô”- Dự án với đơn vị tài trợ độc quyền là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Tác giả đề tài đạt giải thưởng NCKH sinh viên “Nhà kinh tế trẻ - năm 2009”- Đại học Kinh tế TP HCM