Kiểm toán ngân hàng - Phân tích những thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua

doc 3 trang nguyendu 9050
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích những thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_phan_tich_nhung_thay_doi_trong_he_thong.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích những thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua

  1. 1.Phân tích những thay đổi trong hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua. 1. Tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng bình quân năm khoảng 30% (tính theo CAGR) trong giai đoạn 2001 - 2010, đạt mức 4.213.439 tỉ đồng. vào cuối năm 2010 (tăng 10,6 lần so với năm 2001), tương đương 212,6% GDP. 2.Để củng cố năng lực tài chính, tăng tỉ lệ CAR( tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu), nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các TCTD đã tích cực tăng vốn điều lệ một cách mạnh mẽ. Tổng vốn điều lệ của các TCTD trong vòng 9 năm tăng hơn 16,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 37%, từ mức 17.220 tỉ đồng vào năm 2001 lên mức 285.740 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Hệ số CAR của toàn hệ thống cuối năm 2010 đạt 11,95%. 3.Sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD tập trung vào hai mảng truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng huy động vốn giai đoạn 2001 - 2010 tăng nhanh từ mức 240.524 tỉ đồng năm 2001 lên 2.601.034 tỉ đồng vào cuối năm 2010, bình quân 30%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao, đạt trung bình 32%/năm giai đoạn 2001 – 2010; dự kiến tăng dưới 20% năm 2011 và dưới 20% những năm tiếp theo. 4.Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỉ lệ tín dung/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh qua các năm và đạt 116,4% và 131,2% vào cuối năm 2010. Riêng tỉ lệ M2/GDP tăng từ mức 58,1% năm 2001 lên mức 126% năm 2009. Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Độ sâu tài chính giai đoạn 2000 -2010 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 000 001 002 003 004 005 006 007 008 009 010 GDP danh 4 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 nghĩa 41 81 36 13 15 39 74 144 583 658 981 (nghìn tỉ đ) Tín dụng 1 1 2 2 4 5 6 1 1 1 2 55 89 31 97 20 53 94 069 340 845 306 (nghìn tỉ đ) Tiền gửi 1 2 2 3 4 5 7 1 1 1 2 70 13 55 21 20 53 64 146 472 894 601 (nghìn tỉ đ) Tín dụng 3 3 4 4 5 6 7 9 8 1 1 5 9 3 8 9 6 1 3 4 11.2 16,4 (% GDP)
  2. Tiến gửi 3 4 4 5 5 6 7 1 9 1 1 8.5 4.2 8 2 9 7 8 00 3 14.2 31,2 (% GDP) M2 (% 5 5 6 6 7 8 9 1 1 1 N GDP) 0.5 8.1 1.4 7 4.4 2.3 4.7 17.9 09.2 26.2 A Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific, 2010; Báo cáo hằng năm của NHNN 5.Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các TCTD, sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng. Đến nay, phần lớn các NHTM đều có hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) - hệ thống quản lí thông tin tập trung của ngân hàng. Trên nền tảng hệ thống này, các ngân hàng đã phát triển rất nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa dạng cho khách hàng. Ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời còn giúp các TCTD đa dạng hóa hình thưc huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích ngân hàng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ ngânhàng.Internetbanking. *Thị trường thẻ Việt Nam có bước đột phá mạnh trong 3 năm gần đây: năm 2007, có 9,1 triệu thẻ; đến cuối năm 2010, con số này lên tới 29,75 triệu thẻ (tăng hơn 3,3 lần). Hệ thống máy ATM và POS cũng phát triển với tốc độ cao: năm 2007, chỉ có 4.855 máy ATM và 18.471 máy POS thì đến cuối năm 2010, con số này là 11.294 máy ATM và 49.639 máy POS (số máy ATM tăng hơn 2,3 lần, số máy POS tăng hơn 2,7 lần). Để phát huy hiệu quả hệ thống thanh toán thẻ, ngành Ngân hàng đang khẩn trương triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất với hạt nhân là Công ty Cổ phần Chuyển mạch Thẻ Quốc gia (banknetvn). Đặc biệt, hai liên minh thẻ lớn nhất là Banknetvn và Smartlink với 65% số máy ATM của toàn quốc đã được kết nối với liên thông với 80% thị trường thẻ. Bên cạnh đó, các NHTM còn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, có nhiều chính sách khác nhau để thu hút nhân tài, số chi nhánh ngân hàng tăng nhanh, các sản phẩm tài chính liên kết được triển khai ngày càng nhiều (bán bảo hiểm qua ngân hàng) Bên cạnh đó, năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động một cách toàn diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng lưới, sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng. Vào thời điểm cuối năm, thị trường đón nhận loạt thông tin các ngân hàng ngoại tăng mạnh vốn được cấp. Sức cạnh tranh từ khối này chính thức bước vào giai đoạn mới. 2.Tại sao các NHTM lại chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước? Các NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước_ở đây chủ yếu là NHTU bởi vì 2 lý do vô cùng quan trọng sau: 1. Đảm bảo sự ổn định trong hoạt động Ngân hàng, chuyền tải tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế. 2. Bảo vệ lợi ích của khách hàng Về đảm bảo sự ổn định trong hoạt động Ngân hàng vì nguyên nhân sau: Bản chất hoạt động của Ngân hàng là chứa đựng rủi ro, rủi ro đó đến từ việc huy động vốn ngắn hạn và cho vay dài hạn đồng thời việc kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào lòng tin của khách hàng hay người gửi tiền (khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi sản phẩm của họ có lỗi họ có thể tiến hành thu hồi và tìm cách khắc phục thì nếu lòng tin của bộ phận khách hàng
  3. vào ngân hàng không còn sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền và ngay lập tức tác động đến Ngân hàng là rất xấu cho dù Ngân hàng đấy có uy tín rất cao_thực tế đã chứng minh điều này) do vậy khi xảy ra một sự cố nhỏ nhất thì hậu quả mà nó gây ra cho Ngân hàng cũng có thể là vô cùng lớn. Hơn nữa hệ thống NHTM có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và liên quan đến hầu hêt các chủ thể kinh tế trong xã hội do vậy khi một Ngân hàng sụp đổ có thể gây ra tác động rất xấu tới cả hệ thống cũng như tới toàn nền kinh tế. Như vậy chỉ với một sự cố nhỏ có thể gây ra tác hại lớn nhiều khi là tới cả nền kinh tế do đó các NHTM cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Về bảo vệ khách hàng với tư cách là người gửi tiền cũng như người đi vay: bằng các yêu cầu từ NHTU buộc các NHTM phải tuân thủ, điều này sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng lành mạnh hơn. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/5/2006 đã đề ra mục tiêu: Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới; bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận; phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng; tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh; bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế; gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần.