Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngành ngân hàng

doc 9 trang nguyendu 4190
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngành ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_phan_tich_nganh_ngan_hang.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngành ngân hàng

  1. PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG  Về số lượng ngân hàng: tăng nhanh, tập trung vào hai khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phản ảnh tính hấp dẫn của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Bảng : Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2009 Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2009 Ngân hàng 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 TMQD Ngân hàng 4 41 48 51 48 39 37 37 37 39 TMCP Chi nhánh 0 8 18 24 26 26 29 31 33 40 NHNN Ngân hàng 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 liên doanh Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 80 89 ngân hàng (Nguồn: SBV) (Nguồn: Nhóm thực hiện vẽ dựa vào số liệu thu thập được)
  2.  Về quy mô hoạt động: với 2 mảng hoạt động chính là tín dụng và huy động vốn cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng trưởng tín 22 28 42 32 25 54 22 38 dụng Tăng trưởng tiền 19 26 32 32 37 50 26 29 gửi Tăng trưởng 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.23 5.2 GDP (Nguồn: IMF, NHNN) (Nguồn: Nhóm thực hiện vẽ dựa vào số liệu thu thập được)  Dù quy mô hoạt động tăng trưởng mạnh mẽ nhưng theo một số kết quả thống kê, các chỉ tiêu tín dụng/GDP, huy động/GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực, điều này cho thấy khả năng còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.  Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua thu nhập từ các mảng hoạt động này cũng tăng mạnh. Đối với những ngân hàng đã thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Những ngân hàng có vị thế hàng đầu về hoạt động dịch vụ bao gồm: VCB, BIDV, ACB, STB, EAB, TCB.
  3.  Dự báo tốc độ tăng trưởng hoạt động ngân hàng truyền thốn như tín dụng và huy động vốn sẽ chậm lại, tuy nhiên vẫn ở mức cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng GDP thực tế. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng trưởng tín 22 28 42 32 25 54 22 38 dụng Tăng trưởng tiền 19 26 32 32 37 50 26 29 gửi Tăng trưởng 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.23 5.2 GDP (Nguồn: IMF, NHNN)  Theo Báo cáo “Banking System Outlook” của Moody’s tháng 08/2009, hiện chỉ mới 17% dân số Việt Nam có tài khoản cá nhân, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn ít phát triển. Mọi nền kinh tế đều có mối liên hệ mật thiết giữa thu nhập bình quân trên đầu người và phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng. Do hiện tại thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam gần 1.000 USD một năm, theo đó số lượng người có tài khoản ngân hàng nên ở vào khoảng 20- 30% chứ không phải là 10% như hiện nay. (Báo điện tử VnEconomy Thứ Ba, 2/12/2008) Tỷ lệ Tiền mặt/Tổng PTTT (M2) mặc dù có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. (Theo nhận định của BVSC) Với các thông tin như vậy, chúng ta có cơ sở để nhận định rằng: các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế.  Xu hướng nhiều ngân hàng định hướng hoạt động theo kiểu ngân hàng đầu tư, đây là cách đem lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía ngân hàng nước ngoài.
  4. Ngân hàng đầu tư là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư, tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho khách hàng là các tổ chức (định nghĩa của Investopidia) PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CỦA PORTER CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG HIỆN HỮU Để đánh giá áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện hữu, thì ta cần xem xét nhiều yếu tố trong đó gồm: quy mô giữa các ngân hàng, xem các ngân hàng có quy mô tương đối ngang nhau hay không; vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng thấp gây áp lực cạnh tranh giành dật thị phần, v v Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng rộng khắp đất nước. Cuộc chạy đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế vẫn thuộc về khối NH TMQD. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động, các NH TMQD chưa thể bì kịp các đối thủ NH TMCP. Cuối năm 2008, ROE trung bình các NH TMCP ở khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NH TMQD có ROA thường dưới 1% và ROE 8% – 15%. (Nguồn: Theo MHBS) Về tổng tài sản và vốn điều lệ (Hình vẽ)
  5. Theo Nghị định số141/2006/NĐ-CP, cuối 2008 là hạn để các NHTMQD nâng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng và NHTMCP hoàn thành mức vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ đồng. Hơn nữa đến cuối 2010 các NHTMCP phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy khối các NHTMQD chiếm ưu thế dõ rệt về tổng tài sản và mức vốn điều lệ. Cuối năm 2008, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn 1.700 ngàn tỷ đồng. Trong đó 4 ngân hàng lớn (Nguồn: MHBS) nhất có tổng tài sản 1.063 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng tài sản cả khối, là NH TMQD (AGB, BIDV) hoặc tiền thân là NH TMQD (VCB: cổ phần hóa năm 2008, CTG: cổ phần hóa năm 2009). Tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng này cũng chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000 tỷ đồng). Nhà nước đang nắm giữ 91% vốn điều lệ của VCB và 89% vốn điều lệ CTG do vậy có thể tạm xem như 2 ngân hàng này là 2 NH TMQD. (Nguồn: Theo MHBS) Về thị phần tiền gửi và cho vay (Hình vẽ)  Từ việc xem xét thị phần tiền gửi, cho vay cũng như quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ ; ta thấy số lượng các ngân hàng là khá lớn song có sự chênh lệch rõ ràng về quy mô giữa các ngân hàng, nhóm thực hiện bài phân tích có thể nhận định một điều rằng: áp (Nguồn: MHBS) lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện hữu là ổn định, song có xu hướng gia tăng giữa khối NHTMQD và NHTM CP. Các ngân hàng TMCP với
  6. khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị phần hoạt động của ngành ngân hàng.  Mặt khác, áp lực cạnh tranh trên thị trường tài chính tăng lên khi các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đã và đang đẩy mạnh chiến lược phát triển tại Việt Nam. Việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là không dễ dàng, chi phí huy động vốn nhiều khả năng sẽ gia tăng. Các yếu tố này sẽ gây áp lực cho những ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ khi Việt Nam mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng đến nay có 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Trong số này, một số NHNNg có hai chi nhánh độc lập, năm ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh phụ thuộc. Ngoài ra, thực hiện các cam kết với WTO, NHNN đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, gồm: Ngân hàng HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Nguồn: MHBS
  7. Các ngân hàng Việt Nam có ưu thế về số lượng trên thị trường, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ được các đặc tính về kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng, thị hiếu, tâm lý, của người Việt Nam Trong khi đó, ngân hàng100% vốn nước ngoài mới chỉ được cấp phép thành lập từ tháng 04/2007, số lượng còn ít, mạng lưới chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó các ngân hàng trong nước có thể tận dụng ưu thế này để nhanh chóng chiếm lấy thị phần của mình trên khắp địa bàn đất nước trước khi thị trường bão hòa. Song, các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu đời cùng cơ chế quản trị tốt. MỐI DE DỌA TỪ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MỚI  Chính vì có tiềm năng phát triển lớn, thị trường ngân hàng trở thành một sân chơi cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Thứ hai là sự cạnh tranh giữa khối ngân hàng trong nước và khối các ngân hàng nước ngoài.  Trong tình hình kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải mở cửa rộng rãi cho các tổ chức nước ngoài vào đầu tư. Số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài và CN NHNN ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây.  Dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định: Để thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trước hết cần có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập. Như vậy, theo quy định hiện hành, đến năm 2010, mức vốn này tối thiểu phải là 3.000 tỷ đồng. Mức vốn trên huy động từ các tổ chức, cá nhân nhưng không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp. Vốn tham gia thành lập ngân hàng của các tổ chức phải đảm bảo các điều kiện: Đối với các tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thì việc góp vốn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; Đối với tổ chức khác, vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết; đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định theo quy định tối thiểu phải bằng số vốn góp theo cam kết. Cũng theo nội dung dự thảo trên, ngân hàng xin phép thành lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn, trong đó có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức. Đáng chú ý là cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đó chỉ được tham gia góp vốn thành lập 1 ngân hàng, không được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần trọng
  8. yếu của một ngân hàng; tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng. Đối với cổ đông là tổ chức, phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm và kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng. Nếu cổ đông là doanh nghiệp nhà nước phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn. Với cổ đông sáng lập, là cá nhân phải đảm bảo một số điều kiện, trong đó đáng chú ý là yêu cầu phải là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng; hoặc có bằng đại học hoặc trên đại học về ngành kinh tế hoặc luật; cam kết hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản. Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm; là doanh nghiệp (không phải là ngân hàng thương mại) phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 5 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng; kinh doanh có lãi trong 5 năm liền kề năm xin phép. Đối với cổ đông sáng lập tổ chức là ngân hàng thương mại phải đảm bảo có tổng tài sản tối thiểu 50.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư nợ tại thời điểm xin góp vốn; không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước từ năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng đến thời điểm được cấp giấy phép; kinh doanh có lãi trong 5 năm liền kề năm xin phép; cam kết hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập. Ngoài ra, để thành lập ngân hàng, các đầu mối phải đảm bảo các yêu cầu khác về điều lệ, đề án, đáp ứng các điều kiện về công nghệ, nhân sự, chứng minh được các khả năng hoạt động, cạnh tranh, quản lý rủi ro Một nội dung chính của dự thảo là các quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng mới thành lập. Dự thảo đưa ra quy định, đối với cổ đông sáng lập, trong thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển nhượng số cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng của mình cho các cổ đông sáng lập khác của ngân hàng. Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng số cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày ngân hàng được cấp giấy phép; sau thời hạn này, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
  9. Đối với cổ đông không phải là cổ đông sáng lập, trong thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển nhượng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông khác trong danh sách cổ đông của ngân hàng tại thời điểm giấy phép có hiệu lực. Sau các thời hạn nêu trên, các cổ đông được chuyển nhượng cổ phần và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành.