Kiểm toán ngân hàng - Hệ số an toàn vốn

doc 3 trang nguyendu 10520
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Hệ số an toàn vốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_he_so_an_toan_von.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Hệ số an toàn vốn

  1. Hệ số an toàn vốn: (Nguồn: Nhóm vẽ dựa trên số liệu thu thập được) Ngân hàng có quy mô vốn lớn., ACB luôn duy trì được tỷ lệ an toàn vốn ở mức an toàn cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (trên 8%). Đây cũng là ngân hàng đứng đầu bảng xếp hạng tín nhiệm trong nước. Đặc biệt năm 2007 lên đến 16%. Hệ số CAR có thể đạt ở 11% vào cuối năm 2009 và 9.45% vào cuối năm 2010. Tại Việt Nam, hệ số CAR được tính toán gần giống với quy định tại Basel I. (Nguồn: Nhóm vẽ dựa trên số liệu thu thập được) ACB có tỉ lệ lãi biên NIM qua các năm là xấp xỉ với mức trung bình của toàn ngành là 2,93%. Chất lượng tài sản: Chất lượng tài sản của ACB cao hơn các ngân hàng khác. ACB có tỷ lệ NPL (trung bình từ 2005 – 2008 là 0.4%) thấp hơn các ngân hàng khác trong khi mức độ minh bạch thì cao hơn. ACB quản lý rủi ro tín dụng tốt và chủ động trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ NPL ước tính là 0.88% năm 2009. Điều này được giải thích là do tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009, đặt ra những thử thách cho chất lượng tài sản của ACB trong tương lai.
  2. Quản trị Ngân hàng: Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ cùng với một đội ngũ quản lý điều hành giỏi. Hội sở thực hiện công tác quản lý trong khi các chi nhánh là các kênh phân phối sản phẩm và bán hàng. Hội sở chịu trách nhiệm phê duyệt các khoản vay có giá trị lớn (do các Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng thực hiện). Trong hoạt động ngân quỹ, hoạt động giao dịch được giám sát chặt chẽ bởi bộ phận quản lý rủi ro. Ngân hàng đã áp dụng nhiều công cụ quản lý rủi ro thị trường. Nhìn chung, nhân sự của đội ngũ lãnh đạo tại ACB có tính ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh mạng lưới phân phối cũng cần giám sát chặt chẽ. Trong tương lai, môi trường kinh tế thay đổi và cạnh tranh tăng lên đang đặt ra những thử thách cho đội ngũ Ban quản trị và Ban điều hành. Tính thanh khoản: Thời điểm có sự biến động mạnh của lãi suất huy động năm 2008 thể hiện khả năng quản trị tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng có khả năng quản trị tính thanh khoản yếu kém (thiếu hụt thanh khoản) chạy đua nhau về biểu lãi suất huy động, song ACB với khả năng quản trị thanh khoản tốt luôn duy trì một biểu lãi suất huy động dưới mức trung bình của hệ thống ngân hàng, mặt khác ACB là ngân hàng đóng vai trò lớn trong việc cung cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng. Nếu tính cả chứng chỉ tiền gửi trong tổng huy động vốn, hệ số Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi thường xoay quanh mức 55%. Thêm vào đó, nắm giữ nhiều trái phiếu Chính Phủ cũng làm tăng khả năng thanh khoản của ACB. Vì vậy ACB không vội vã phát hành trái phiếu như các ngân hàng khác đang làm và thu nhập của ACB ổn định hơn dựa khi ACB duy trì khả năng thanh khoản cao. Chứng tỏ quản trị thanh khoản là ưu tiên hàng đầu của ACB. Cho dù một tổ chức tài chính chuyên về cho vay thương mại hay cho vay tiêu dùng, trái tim và tâm hồn của ngành ngân hàng được tập trung vào một thứ: Quản trị rủi ro. Ngân hàng chấp nhận 3 dạng rủi ro: (1) Rủi ro tín dụng, (2) Rủi ro thanh khoản, và (3) Rủi ro lãi suất. Qua phân tích tình hình tài chính quản trị ngân hàng (phần trên) cho thấy ACB có hệ thống quản trị rủi ro tốt thể hiện trên cả 3 loại rủi ro cơ bản đã nêu. Thông qua phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư bằng các chỉ tiêu ROA và ROCE (cao và thường xuyên),các sản phẩm của ngân hàng đa dạng, hấp dẫn, và nhiều dich vụ tiện ích gia tăng kèm theo, đồng thời đầu tư mạnh vào công nghệ, có thương hiệu mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại, hơn nữa ACB có những chính sách quản lý chặt chẽ và hiệu quả về chi phí nhóm đánh giá ngân hàng ACB là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, với những kết quả kinh doanh trong quá khứ của ngân hàng và các yếu tố vừa nêu nhóm nhận định ACB đã xây dựng được cho mình một “thế mạnh kinh tế” (economic moat), thế mạnh kinh tế phản ánh những đặc trưng giúp cho công ty hoạt động tốt giữ được vị thế của mình, điều này là cơ sở cho việc tin tưởng rằng ACB duy trì được tăng trưởng thu nhập cao trong tương lai. Đây là cơ sở quan trọng trong việc phân tích triển vọng, dự phóng và định giá cổ phiếu ACB.
  3. Người viết: Vũ Quang Mạnh E – mail liên hệ: manh.tcdn@gmail.com Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp – Đại Học Kinh Tế TP HCM Trưởng dự án “Nghiên cứu tài chính vi mô”- Dự án với đơn vị tài trợ độc quyền là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Tác giả đề tài đạt giải thưởng NCKH sinh viên “Nhà kinh tế trẻ - năm 2009”- Đại học Kinh tế TP HCM