Kiểm toán ngân hàng - Cung và cầu vàng

doc 3 trang nguyendu 4690
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Cung và cầu vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_cung_va_cau_vang.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Cung và cầu vàng

  1. Cung và cầu vàng Sức thu hút và chức năng xét trên phạm vi rộng của vàng , gồm cả các đặc tính của nó chẳng hạn như đặc tính là một hình thức đầu tư được cơ bản xem như là sức mạnh cung cầu của thị trường vàng. Cầu Cầu đối với vàng được biết đến trên phạm vi toàn cầu. Đông Á, các vùng lãnh thổ của Ấn Độ và Trung Đông là thị trường có sức tiêu thụ khoảng 72 % nhu cầu vàng của thế giới trong năm 2007. 55 % nhu cầu thuộc về các nước Ấn độ, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung Quốc. Mỗi thị trường được quy định bởi một bộ phận các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội khác nhau. Sự thay đổi nhanh về dân số và các biến động kinh tế xã hội khác ở các quốc gia tiêu thụ vàng chính có thể tạo ra những hình thức mới liên quan đến nhu cầu vàng. Nhu cầu về vàng có thể có các hình thức sau: 1. Nhu cầu về trang sức. Trang sức luôn chiếm khoảng 3/4 nhu cầu về vàng. Trong 12 tháng của năm 2007, nhu cầu trang sức ước tính trị giá khoảng 54 tỷ đô la Mỹ, khiến trang sức trở thành một trong những loại hàng hoá tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Nếu tính theo giá trị bán lẻ, Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ trang sức làm bằng vàng, trong khi đó Ấn Độ là nước tiêu thụ lớn nhất nếu tính theo số lượng - chiếm khoảng 25% nhu cầu của thế giới trong năm 2007. Nhu cầu vàng của Ấn Độ xuất phát từ truyền thống văn hoá và tín ngưỡng, những yếu tố này không có liên quan trực tiếp đến xu hướng kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, nhu cầu trang sức được quy định bởi cả hai yếu tố tài chính và sở thích của người tiêu dùng và có xu hướng tăng trong thời kỳ giá cả các mặt hàng ổn định hoặc tăng dần và ngược lại trong thời kỳ giá cả biến động. Một mức giá tăng ổn định sẽ củng cố giá trị vốn có của trang sức bằng vàng. Tiêu thụ trang sức ở thị trường đang phát triển đã và đanng được mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây sau một thời gian suy giảm liên tục, ngoài những thị trường đã được khai thác một số nước trong đo có cả Trung Quốc vẫn có tiềm năng đáng kể đối với nhu cầu về trang sức. Niềm đam mê đối với vàng cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố khích lệ phụ nữ khác nhau trên thế giới mua trang sức bằng vàng đồng thời cung cấp cho ta tầm nhìn đối với nhu cầu trang sức. 2. Nhu cầu đầu tư Do một tỷ lệ lớn nhu cầu đầu tư được giao dịch qua thị trường tự do, nên không dễ để có thể tính toán được. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nhu cầu đầu tư vàng mà chúng ta có thể ước tính được đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Từ năm 2003, đầu tư vàng đã thể hiện sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với mức tăng trưởng ước tính theo giá trị lên tới 280% vào cuối năm 2007. Đầu tư vàng thu hút luồng vốn đầu tư thực ước tính khoảng 15 tỷ đô vào năm 2007. Có một loạt lý do và biến động khiến người dân và các cơ quan, tổ chức tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vàng. Và rõ ràng có một triển vọng về giá cả rất tích cực ẩn dấu đằng sau trông đợi rằng sức tăng trưởng của nhu cầu đối với kim loại quý này sẽ tiếp tục làm cạn kiệt nguồn cung. Điều đó chính là lý do rõ ràng để đầu tư vào vàng. Trong số những yếu tố quyết định nhu cầu đầu tư, thì một yếu xuyên suốt có thể thấy được là tất cả đều có gốc rễ từ khả năng của vàng trong vấn đề kháng cự lại sự mù
  2. mờ, bất ổn và giúp chống lại các nguy cơ tiềm ẩn. Đầu tư vàng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, một số nhà đầu tư có thể chọn cách kết hợp từ hai hoặc nhiều giải pháp với nhau để tăng tính linh hoạt. Sự phân biệt giữa mua vàng chất và đầu tư lướt sóng vàng không phải lúc nào cũng rõ ràng, đặc biệt kể từ khi chúng ta có thể đầu tư vàng trên sàn mà thực tế không hề nhận vàng vật chất. Tăng trưởng của nhu cầu đầu tư vàng đã được phản chiếu bởi sự phát triển của các hình thưc đầu tư và hiện tại có hàng loạt các hình thức đầu tư phù hợp với cả cá nhân và tổ chức. 3.Nhu cầu sử dụng cho công nghiệp Việc sử dụng vàng cho nha khoa và các ngành công nghiệp chiếm khoảng 13% nhu cầu về vàng ( trung bình hàng năm sử dụng khoảng trên 425 tấn trong giai đoạn từ 2003 đến 2007). Tính dẫn điện và nhiệt cao của vàng và khả năng chống hao mòn chính là lý do giải thích cho việc nhu cầu sử dụng vàng trong công nghiệp tăng cao. Ứng dụng vàng trong y học cũng có lịch sử lâu đời và ngày nay các ứng dụng ý tế khác càng ngày càng phong phú đã giúp tận dụng tính tương thích của vàng trong hỗ trợ các hoạt động sinh lý như khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, hao mọi và các thuộc tính khác. Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra một loạt công dụng mới của vàng chẳng hạn như là chất xúc tác trong pin cũng như trong các phản ứng hoá học và khống chế ô nhiễm, công nghệ cao và chữa trị ung thư. Cung: Chủ yếu có các nguồn cung sau đây 1. Sản xuất mỏ. Vàng được sản xuất từ các mỏ trên khắp các châu lục ngoại trừ châu Đại Dương, nơi mà hoạt động khai thác mỏ bị cấm. Các hoạt động khai thác này diễn ra từ quy mô rất nhỏ đến rất lớn. Theo một con số được công bố gần đây, có khoảng 400 mỏ vàng trên thế giới. Ngày nay sản lượng khai khoáng mỏ của toàn cầu tương đối ổn định, trung bình khoảng 2.225 tấn mỗi năm nếu tính trong quãng thời gian 5 năm trở lại đây. Những mỏ mới đang trong quá trình triển khai mục đích là để giúp đảm bảo sản lượng hiện tại thay vì mở rộng phạm vi khai thác. Để đưa một mỏ mới vào sản xuất ước tính mất một quãng thời gian tương đối dài- lên tới 10 năm, điều này có nghĩa rằng sản lượng khai khoáng được tương đối ít dao động và do đó khó có thể phản ứng nhanh chóng để có thể có ảnh hương lớn đến được một thay đổi nào đó trong dự đoán về giá cả. 2 Vàng vụn Tuy nhiên, dù sản lượng của các mỏ vàng tương đối ít dao động, vàng tái chế ( hay còn gọi là vàng vụn) giúp đảm bảo nguồn cung thương mại khá dễ dàng khi cần thiết. Chính điều này góp phần ổn định giá vàng. Giá trị của vàng còn có ý nghĩa về mặt kinh tế vì nó có thể được khôi phục lại từ những hình thức sử dụng khác của nó bằng việc nung chảy, tinh chế và tái chế. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, vàng tái chế chiếm khoảng 26 % nguồn cung hàng năm của thế giới. 3. Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương và các tổ chức đa quốc gia ( như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) hiện tại cất giữ khoảng 1/5 tổng lượng vàng dự trữ toàn cầu làm tài sản dự trữ (ước tính số lượng khoảng 29.000 tấn được cất trữ ở 110 tổ chức). Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 10 % tài sản dự trữ của các chính phủ, cho dù tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước. Mặc dù một số các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong những thập niên gần đây, khu vực bán buôn mới chính là những đối tượng bán vàng thực tính từ năm 1989 trở lại đây, và đã góp phần đưa 520 tấn vàng vào nguồn cung hàng năm tính từ năm 2007. Từ năm 1999, Doanh số này được điều hành bởi hiệp hội điều phối vàng thuộc ngân hàng trung ương-CBGA (tổ chức giúp ổn định số
  3. lượng bán ra từ 15 nhà nắm giữ khối lượng vàng lớn nhất thế giới.). Doanh sô thực tế bán ra của ngân hàng trung ương ước chỉ đạt 500 tấn vào năm 2007. Sản xuất vàng Quy trình sản xuất vàng có thể được phân thành 6 giai đoạn chính: Tìm mỏ có quặng; xâm nhập mỏ quặng; tách quặng ra bằng khai thác và đào mỏ; vận chuyển các chất liệu tách được từ bề mặt mỏ đên nhà máy chế biến; chế biến; và tinh luyện. Thay vì mua vàng sau đó lại bán ra thị trường, các nhà chế biến chủ yếu thu phí từ các nhà khai thác mỏ. Sau khi được tinh chế, vàng thỏi ( mức độ tinh chế khoảng 99,5 %) được bán cho các nhà kinh doanh vàng, sau đó những người này có thể bán lại cho các nhà sản xuất trang sức, điện tử hoặc đầu tư. Thị trường kinh doanh vàng với vai trò ở trung tâm của vòng quay cung- cầu- thay vì các nhà khai thác mỏ và và nhà sản xuất trực tiếp ký hợp động với nhau, thị trường kinh doanh vàng làm cho sự vận hành của thị trường kim loại dễ dàng hơn và củng cố cơ chế tự do vận hành của thị trường. Các nhà máy tinh luyện vàng được đặt chủ yếu gần các trung tâm khai thác lớn hoặc ở các trung tâm chế biến kim loại quý trên khắp thế giới. Tính theo công suất, trung tâm tinh luyện lớn nhất là Rand Refinery ở Germiston, Nam Phi. Tính theo sản lượng, thì trung tâm lớn nhất là Johnson Matthey ở thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ.