Kiểm toán ngân hàng - Chương 5: Tiền Tệ

ppt 12 trang nguyendu 5540
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Chương 5: Tiền Tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkiem_toan_ngan_hang_chuong_5_tien_te.ppt

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Chương 5: Tiền Tệ

  1. Chương 5: Tiền Tệ 5.1 Định nghĩa và Chức năng của tiền tệ 5.1.1 Định nghĩa: Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ. 5.1.2. Chức năng: a. Phương tiện trao đổi: Tiền là vật trung gian cho những trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa những chủ thể khác nhau trong xã hội theo công thức: HA - T – HB Tác dụng: - Khắc phục được hạn chế của trao đổi trực tiếp (“sự trùng hợp ý muốn”) → giảm chi phí giao dịch - Góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc thúc đẩy chuyên môn hóa và phân công LĐXH. 1
  2. Chương 5: Tiền Tệ b. Đơn vị đánh giá (thước đo giá trị) Dùng tiền để đo giá trị của hàng hoá Sự lựa chọn tiền tệ làm đơn vị để định lượng giá trị hàng hoá là một giải pháp tối ưu. Tác dụng: - Tạo sự thuận tiện và dễ dàng khi so sánh giá trị các HH với nhau - Tiết kiệm được chi phí giao dịch nhờ việc giảm được số lần hình thành giá trung gian 2
  3. Chương 5: Tiền Tệ c. Chức năng dự trữ giá trị Tích lũy sức mua trong thời gian nhận thu nhập cho đến khi sử dụng chúng Tiền tệ có những ưu thế rất cơ bản đối với nhu cầu dự trữ: - Cho phép tách rời giữa việc dự trữ hàng hoá với dự trữ giá trị hàng hoá - Tiền tệ nhất là tiền giấy đã giải quyết được những bất tiện của dự trữ hàng hoá: vừa kín đáo, không cồng kềnh và có thể cất giữ lâu dài. 3
  4. Chương 5: Tiền Tệ d. Chức năng phương tiện thanh toán (hay thanh toán hoãn hiệu) Phương tiện thanh toán đề cập đến một công dụng của tiền tệ là tiền được dùng như một phương tiện để cho vay và thanh toán các khoản nợ *Kết luận: - Cả bốn chức năng của tiền tệ đều liên quan đến khái niệm chi phí giao dịch. Chức năng của tiền thể hiện ở chỗ tối thiểu hoá chi phí giao dịch khi thay thế các phương tiện khác trong trao đổi; đo lường giá trị; dự trữ; thanh toán. - Để tiền phát huy tốt các chức năng của mình, điều căn bản nhất là tiền phải có sức mua ổn định theo thời gian. 4
  5. Chương 5: Tiền Tệ 5.2 Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ 5.3 Thành phần của các khối tiền 5
  6. Chương 5: Tiền Tệ 5.4 Quá trình cung ứng tiền của NHTW a. Phát hành tiền tệ qua ngõ chính phủ - Ứng trước tạm thời: Là hình thức ứng trước nhằm tài trợ những nhu cầu chi tiêu của ngân sách khi số thu và số chi không cân đối về tiến độ. - Ứng trước bất thường: tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu đột xuất trong năm ngân sách mà chưa lường trước trong KH ngân sách. - Ứng trước thường xuyên: số ứng trước thường xuyên trong cả năm NS do sự sai lệch giữa tổng thu luỹ kế và tổng chi luỹ kế từng thời điểm trong năm. 6
  7. Chương 5: Tiền Tệ 5.4 Quá trình cung ứng tiền của NHTW b. Phát hành tiền tệ qua kênh NHTG NHTW gia tăng lượng tiền tệ cung ứng qua ngõ NHTG bằng phương pháp tái cấp vốn tức cho các NHTG vay lại trên cơ sở các hoạt động cấp tín dụng mà các NHTG đã thực hiện trước đó. - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác 7
  8. Chương 5: Tiền Tệ c. Phát hành tiền qua kênh thị trường mở NHTƯ tham gia vào việc mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền theo định hướng của chính sách tiền tệ quốc gia. d. Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ NHTƯ thông qua việc mua vàng và ngoại tệ mà tăng lượng tiền cung ứng. Bằng cách này, NHTƯ đã tăng dự trữ vàng và ngoại tệ 8
  9. Chương 5: Tiền Tệ 5.5 Lạm phát: 5.5.1 Định nghĩa: ⚫ Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. ⚫ Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian ⚫ Quan điểm hiện đại:lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài. 9
  10. Chương 5: Tiền Tệ 5.5.2 Phân loại lạm phát Căn cứ vào mức độ lạm phát - Lạm phát thấp (0%-9%): lạm phát 1 con số mỗi năm, thể hiện ở mức tăng giá hàng tiêu dùng < 10%. - Lạm phát phi mã (10%-99%) mức giá tăng từ 2 đến 3 con số. - Siêu lạm phát: mức giá tăng gấp nhiều lần, có những tác động rất lớn đến nền kinh tế. 10
  11. Chương 5: Tiền Tệ 5.5.3 Nguyên nhân của lạm phát ⚫ Lạm phát do cầu kéo + Chi tiêu của chính phủ tăng + Chi tiêu của hộ gia đình tăng + Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tăng ⚫ Lạm phát do chi phí đẩy ⚫ Lạm phát do nền kinh tế mất cân đối về cơ cấu. 11
  12. Chương 5: Tiền Tệ 5.5.4 Hậu quả của lạm phát ⚫ Tạo nên sự bất ổn trong môi trường kinh tế xã hội ⚫ Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội ⚫ Lãi suất tăng lên ⚫ Tác động đến cán cân thanh toán ⚫ Thất nghiệp tăng lên 5.5.5 Giải pháp khắc phục lạm phát ⚫ Tăng sản lượng hàng hoá sản xuất để cân bằng cung cầu ⚫ Giảm lượng tiền trong lưu thông 12