Kiểm toán ngân hàng - Chiến lược phân tích cơ bản

doc 3 trang nguyendu 5100
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Chiến lược phân tích cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_chien_luoc_phan_tich_co_ban.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Chiến lược phân tích cơ bản

  1. Chiến lược phân tích cơ bản Phân tích cơ bản được sử dụng để đoán tình hình kinh tế của một quốc gia và qua đó cho ta cái nhìn tổng thể về xu hướng tăng hay giảm của ngoại tệ ấy. Chính vì thế phương pháp này thường hợp với những giao dịch dài hạn. Nhưng điều đấy không có nghĩa là bạn không thể sử dụng phương pháp này để trade ngắn hạn được. Dưới đây xin giới thiệu cả 2 chiến lược ấy: Chiến lược sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để trading ngắn hạn: Khi một yếu tố chủ chốt của nền kinh tế chuẩn bị được công bố, ảnh hưởng của nó đối với thị trường FX thường được quyết ở mức mong đợi của thị trường. Hiển nhiên, có một mối liên quan mật thiết giữa news và thị trường tiền tệ. “Những tin theo chiều hướng mong đợi” thường có rất ít ảnh hưởng đến tỉ giá trao đổi trong khi những tin không theo chiều hướng mong đợi, đặc biệt khi những tin này được dùng để thay đổi chính sách tiền tệ, thì những tin này thường có một ảnh hưởng đặc biệt đến giá trị của ngoại tệ. Một trader ngắn hạn cần phải nắm bắt được chỉ số gần nhất của những sự kiện tài chính và những mong đợi với sự kiện đó. Trader này có thể sử dụng những ấn phẩm tài chính như tạp chí Wall Street, Tuần báo kinh tế Financial Times, hay những kênh thông tin trên TV như CNBC hoặc Bloomberg vì đó là những nguồn tốt nhất để nắm bắt được cảm quan của thị trường đối với những news tiềm năng: Trading the news – Trading theo tin tức Trading the news thực sự mang lại rất nhiều lợi nhuận dù cho đó là news về kinh tế hay 1 thông báo chính trị, nhưng cũng rất mạo hiểm vì thị trường có thể rất biến động. Các bạn có thể đọc hiểu một cách rõ ràng và theo dõi rất nhiều phản ứng của các news đối với thị trường. Bạn có thể thấy nếu bạn đi cùng chiều với market tại thời điểm ra news bạn sẽ có lời rất nhiều, nhưng nếu bạn đi theo chiều ngược lại, thì đây cũng có thể là một thảm hoạ. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện những giao dịch kiểu này một cách đặc biệt thận trọng nhất và luôn luôn trong tư thế phòng thủ. Lỗi chung mà hầu hết tất cả các trader non trẻ đều mắc phải là luôn mở giao dịch sau khi một bản báo cáo đặc biệt được công bố để ăn lời từ đó. Cái mà họ không nhận ra là nếu bản báo cáo đó đi như mong đợi, thì có thể không có phản ứng gì cả vì thị trường đã “định giá” sẵn news đó rồi. Phản ứng của thị trường được dựa trên dự đoán và mong đợi của thị trường đó, chứ không phải dựa trên việc news đó căn bản là tốt hay xấu. Những trader theo news sẽ tìm cách sinh lời từ việc dự đoán và chuẩn bị cho sự chuyển đổi về giá cả., nhưng, thời điểm của một giao dịch mới thực sự là yếu tố chủ chốt để dẫn đến thành công, vì nếu bạn mở những giao dịch này quá chậm hay quá sớm, đều có thể dẫn đến những hậu hoàn toàn trái ngược. Vì lí do này, những trader theo tin có lời thường kết hợp một vài dạng phân tích kĩ thuật khác để giúp xác định chỉ số công bố của news. + Buy the rumour, sell the news: Những người buôn tiền và những trader của các viện lớn thường áp dụng câu châm ngôn đã có từ lâu ở phố Wall “Buy the rumour, sell the news”. (Tạm dịch là mua dựa vào tin đồn và bán khi có news). Người ta cho rằng lời đồn về news có lợi cho kinh tế sẽ bắt đầu hình thành trên thị trường một vài ngày hoặc vài tuần trước khi ra news. Sau đó những tổ chức này sẽ sử dụng thông tin này để đặt những mua vào. Khi tin ra như mong đợi, họ nhanh chóng bán phần mình đang giữ tới một đám đông trader đang hoảng loạn, sinh lời từ khoảng thời gian chờ đợi cho đến khi công bố mà không cần phải đoản phản ứng với news đó. Có nhân mình thấy đây không phải là một cách tốt. Thực tế đã chứng minh thị trường thường đi theo chiều hướng news ra (theo mong đợi và phỏng đoán của thị trường) trước thời điểm ra
  2. news. Nhưng theo ý kiến cá nhân thì không nên lúc nào cũng đặt lệnh buy mà hãy xem hướng chung của thị trường lúc đó và tổng quan của tin đồn. VD: Với tình trạng kinh tế của Mỹ bây giờ thì mình không tin là sẽ có những tin đồn tốt cho Mỹ trước thời điểm ra news. Nên nếu trading trước thời điểm ra news thì mình thích cụm từ “Catch the news” là bắt được mạch tin tức hơn. Vì thực sự thị trường luôn có xu thế đi theo những tin đồn, những lời nhận xét, chỉ số mong đợi trước thời điểm ra news một vài ngày. +Tránh việc bị động trong phân tích: Rất nhiều trader rơi vào tình trạng bị động trong phân tích. Họ nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của một loại tiền tệ, sau đó cố gắng liên hệ đến một loại tiền tệ khác, rồi tìm kiếm những gợi ý về kinh tế và chính trị và cuối cùng kết thúc với việc bị quá tả các loại thông tin à làm lỡ mất một cơ hội trade tốt. Đây cũng là lí do vì rất nhiều trader nhìn vào các yếu tố cơ bản và sau đó quay ra dùng phân tích kĩ thuật. Phân tích kĩ thuật chuyển tất cả những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thị trường thành giá cả. Rồi sử dụng biểu đồ giá cả và những phân tích kĩ thuật khác để quyết định, tính chính xác của thời điểm đăng nhập và thoát ra. +Ngoài ra có những trader còn có cách trade như sau. Trước thời điểm ra news 10 đến 15 phút, họ đặt một lệnh sell entry và buy entry, mỗi lệnh cách điểm giá hiện tại khoảng tầm 20 đến 30 pips, tùy theo từng trader. Khi news ra, market đi theo entry nào thì họ sẽ để lại entry ấy. Theo dõi entry order còn lại và close nếu có dấu hiệu qua khẳng định rằng market sẽ không đi theo hướng đó. Nói chung mình thấy đây là một cách tương đối hay và an toàn nhưng các bạn cũng phải luyện rất thuần thục mới làm được. Đặc biệt là ở điểm cách bao nhiêu pips. Xa quá thì market không đi đến gần quá thì market dễ thay đổi lung tung dẫn đến lệnh bị lỗ. * Chiến lược sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản để trading dài hạn: _ Ưu điểm lớn nhất của phương pháp phân tích cơ bản là khả năng dự đoán những xu thế về lâu về dài và năm bắt giá trị của ngoại tệ, ngoại tệ ấy bị đánh giá quá thấp hoặc quá cao. Có 1 thực tế là các loại ngoại tệ sau một khoảng thời gian dài có chiều hương phát triển thành những xu thế mạnh và rất ít khi bị ấn định đi theo những khoảng. Một ví dụ là sự gia tăng của đồng EUR so với đồng Mỹ từ năm 2002. Xu thế đi lên này bắt đầu từ tháng 3 năm 2002, cùng lúc với quyết định của Bush là tăng thêm 30% thuế nhập khẩu đối với sắt nhập khẩu vào Mỹ, và điều này đã làm hạ giá đồng đô. Sự tụt giảm của đồng tiền Mỹ ngày càng gia tăng và những tiết lộ tràn ngập khắp nơi về những tổ chức giả mạo và sự thường trong kế toán (Enron .) khuấy động niềm tin của thị trường. Khi sự tụt giảm của tiền Mỹ vừa mới đi vào ổn định vào cuối hạ đầu thu năm 2002, lại có một loạt những sự kiện xảy ra: Đến kì hạn của tổ chức trái phiếu yêu cầu những chuyên gia Mỹ xác định tính chân thật trong những báo cáo tài chính của họ, ngoại tệ này lại đối với 1 hiểm họa mới chính nước đã cô lập mình bằng cách xung đột vũ trang với Iraq, làm lún xâu thêm sự sụt giảm của đồng đô la _ Thêm vào đó tổng các nguồn thu nước ngoài của Mỹ sụt giảm và tình hình thương mại đang phát triển cũng bị sụt giảm. Và như thế là bạn đã có tất cả những lí do cơ bản tốt nhất để mua vào đồng EURO. Chart về EUR/USD từ tháng 3/2002 cho đến tháng 11/2004 đã move từ 0.8609 đến 1.3652 : 5043 pips trong 32 tháng tương đương với 50430$ nếu bạn làm bằng tài khoản thật. Không phải là một nguồn thu tồi cho một khoảng đầu tư chỉ với 1000$. Như bạn đã thấy ở trong ví dụ trên, bạn có thể kiếm được những khoản lãi lớn bằng cách dùng phương pháp cơ bản trong việc trading dài hạn. Tuy nhiên trong khi những yếu tố cơ bản có thể gây ra những biến chuyển lớn về tiền tệ, sự thật là những yếu tố này về lâu dài rất khó đoán biết và khiến những trader dài hạn không đề phòng được khi thị trường đổi ngược. Nếu bạn đi nhầm chiều một giao dịch dài hạn thì bạn sẽ bị lỗ rất nặng nề. Vậy Những yếu tố gì ảnh hưởng đến chiều chuyển động của thị trường tiền tệ:
  3. Cũng giống bất cứ một mặt hàng nào được giao dịch trên Thế Giới, tiền tệ cũng phải tuân theo luật của cung và cầu. Khi nguồn của một loại tiền gia tăng, giá của tiện tế đo so với loại tệ cũng theo mà tăng. Ngược lại, cầu giảm thì giá cũng giảm. Như chúng ta đã thấy, sự tăng lên hay hạ xuống của nhu cầu bị ảnh hưởng bổi một vài yếu tố gồm có news, thời tiết, sự kiện, chính sách của nhà nước và phản ứng của thị trường. Trader và những nhà đầu tư thích sự ổn định và phát triển vì vậy họ muốn đầu tư trong một nền kinh tế phát triển đều đặn và chính trị ổn định. Bất cứ một điều gì ảnh hưởng đến sự ổ nđịnh này bao gồm lãi xuất, thất nghiệp, GDP, ngoại thương, chiến tranh, thay đổi chính trị sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của một trader. Trong khi có những yếu tố cụ thể giúp cho nhu cầu tiền tệ tăng lên (thường gọi là ảnh hưởng có lợi) thì cũng có những yếu tố khác gây nên sự sụt giảm trong nhu cầu (thường gọi là ảnh hưởng có hại).