Kiểm toán ngân hàng - Biên bản kiểm tra quyết toán thuế

doc 2 trang nguyendu 9850
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Biên bản kiểm tra quyết toán thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_bien_ban_kiem_tra_quyet_toan_thue.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Biên bản kiểm tra quyết toán thuế

  1. Biên bản kiểm tra quyết toán thuế: Chưa thể hiện đầy đủ, rõ ràng (www.mof.gov.vn - 03/07/2003 08:58) Biên bản kiểm tra quyết toán thuế là văn bản hành chính ghi lại nội dung kết quả kiểm tra tình hình thực hiện các luật thuế tại cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra quyết toán thuế là căn cứ quan trọng về mặt pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành của cơ quan thuế, để ban hành các quyết định về thuế đúng pháp luật. Theo quyết định 143 TCT/TTr ngày 29/10/1999 của Tổng cục Thuế ban hành quy trình nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra báo cáo quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh thì nội dung của mẫu biên bản kiểm tra lại quá đơn giản, chưa thể hiện được đầy đủ, rõ ràng những ưu nhược điểm về tình hình thi hành các luật thuế tại cơ sở kinh doanh để kịp thời uốn nắn, xử lý. Ðể khắc phục nhược điểm này, Tổng cục Thuế đã có dự thảo sửa đổi quy trình kiểm tra quyết toán thuế, tổ chức lấy ý kiến đóng góp trong toàn ngành. Tuy nhiên, theo dự thảo sửa đổi quy trình kiểm tra quyết toán thuế thì nôi dung biên bản kiểm tra (mẫu số 05 QTT) chưa sát với thực tế, khó có khả năng thực hiện được, cụ thể như tại mục III, phần A kết quả SXKD về kiểm tra giá vốn hàng bán: a. Chỉ tiêu nguyên vật liệu vượt mức: Tại điểm 2a mục III phần B của Thông tư 18/2002/TT-BTC ngày 20/2/2002 của Bộ Tài chính quy định: Giám đốc doanh nghiệp phải xây dựng và duyệt mức tiêu hao vật tư, kết thúc năm phải thực hiện quyết toán vật tư bảo đảm không vượt mức được duyệt và thông báo cho cơ quan thuế biết. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay các cơ sở SXKD mặt hàng sản xuất rất đa dạng để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường họ liên tục cải tiến mẫu mã và chủng loại hàng nhằm tăng tính cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Do vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh không thể xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Vì vậy, buộc doanh nghiệp xây dựng định mức và quyết toán vật tư theo định mức là điều không thể thực hiện được bởi lẽ sản phẩm thay đổi chủng loại, mẫu mã thì định mức vật tư cũng thay đổi theo. Hơn nữa, nếu có đơn vị xây dựng được định mức vật tư thì cơ quan nào chịu trách nhiệm xét duyệt định mức để làm cơ sở pháp lý để quyết toán vật tư đúng quy định? Hoặc trường hợp, doanh nghiệp sử dụng đúng định mức nhưng số vật tư mua vào để sử dụng không có hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định thì có thể được xem là chi phí họp lý để xác định thu nhập chịu thuế không? Vì những lý do nêu trên, khi kiểm tra chi phí nguyên vật liệu cán bộ thuế chỉ có thể kiểm tra số lượng và giá trị vật tư, hàng hoá mua vào có đầy đủ hoá đơn chứng từ đúng quy định, kiểm tra phương pháp quản lý và đánh giá vật tư, hàng hoá từ đó đối chiếu xác định lại giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho, giá trị sản phẩm dở dang. Qua đó xác định giá trị vật tư xuất dùng, giá trị hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, chứ không thể xác định được nguyên vật liệu vượt định mức. b. Chỉ tiêu nhân công vượt: Theo điểm 3a, 3b mục III phần B của Thông tư 18/2002 TT-BTC ngày 20/2/2002 của Bộ Tài chính thì khoản mục tiền lương (nhân công) được tính theo thông tư 18/1998/TTLT/BLÐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 ; Thông tư
  2. 2 19/1999/TTLT/BLÐ TBXH-BTC ngày 14/8/1999; thông tư số 05/2001/TT-BLÐ TBXH ngày 19/1/2001; Thông tư số 06/2001/TT-BLÐ TBXH ngày 29/1/2001. Căn cứ những quy định trên khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế với đơn vị phải xác định laị quyền được chi tiền lương trong năm của doanh nghiệp. Do đó, không cần thiết phải nêu nội dung này vào phần chính của mẫu 05/QTT c. Chỉ tiêu khấu hao do công suất thiết kế lớn hơn thực tế: Tại điểm 2 điều 15 mục III của Quyết định 166/1999/QÐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính quy định:" Doanh nghiệp đã xác định thời gian sử dụng TSCÐ theo đúng quy định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đặt thời gian sử dụng TSCÐ để xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp". Trong khi đó theo phụ lục I quy định khung thời gian sử dụng các loại TSCÐ theo thời gian sử dụng tối thiểu (năm) và thời gian sử dụng tối đa (năm). Ngoài ra, không có một quy định nào buộc doanh nghiệp phải đăng ký phương thức trích khấu hao cho cơ quan thuế, chính điều này đã làm cho cơ quan thuế khi kiểm tra doanh nghiệp rất khó, bởi lẽ, nếu năm trước đó doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì chọn thời gian sử dụng tối thiểu và không hiệu quả thì ngược lại. Do đó, việc mẫu 05/QTT quy định kiểm tra khấu hao do công suất thiết kế lớn thực tế chưa phản ánh hết tình hình quản lý khấu hao TSCÐ của DN và chưa bám với chế độ quy định hiện hành. Mục đích của việc kiểm tra, thanh tra quyết toán tại cơ sở kinh doanh là nhằm phát hiện tình hình trốn lậu thuế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, nợ đọng thuế của nhà nước. Ðảm bảo cho việc thi hành các Luật thuế một cách nghiêm minh từ cả 2 phía: cơ quan thuế và cơ sở kinh doanh. Xuất phát từ những phân tích trên, để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của công tác kiểm tra quyết toán thuế thì trước hết nội dung của biên bản kiểm tra quyết toán thuế phải đảm bảo tính khả thi. Ðồng thời, phải khái quát được toàn bộ hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh về kết quả tài chính, vê tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Mong rằng, những ý kiến đóng góp trên được xem xét chỉnh đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế, tăng cường trách nhiệm của cơ quan thuế và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm tra, thanh tra quyết toán tại cơ sở kinh doanh./.