Kế toán ngân hàng - Tài sản cố định thuê tài chính các vấn đề về thuế và kế toán

doc 10 trang nguyendu 5720
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Tài sản cố định thuê tài chính các vấn đề về thuế và kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_cac_van_de.doc

Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Tài sản cố định thuê tài chính các vấn đề về thuế và kế toán

  1. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THUÊ TÀI CHÍNH CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN Đặng Xuân Cảnh Lê Quang Phi KPMG Việt Nam Cho thuê tài chính là một trong những hình thức tín dụng rất phổ biến tại các nước phát triển. Trong những năm gần đây hoạt động cho thuê tài chính phát triển mạnh ở nước ta theo sự lớn mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần và sự ra đời của những văn bản pháp lý hướng dẫn và chế tài trong lãnh vực thuê tài chính. Bài viết này sẽ trình bày một số qui định pháp lý về thuế và kế toán cũng như trình bày một số hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến việc ghi nhận ban đầu và khấu hao của tài sản thuê tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Khái quát Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua hoặc cung cấp máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. Sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính đồng nghĩa với việc mở ra cho các doanh nghiệp ra một loại hình tín dụng mới, nguồn vốn mới phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua sự phát triển và cạnh tranh giữa các công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp có thể tìm được một cái giá “mua sắm” trang thiết bị thấp nhất. Để tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính, nhiều văn bản pháp luật có liên quan đã được ban hành trong đđó có các qui định về thuế và kế toán. Phân lọai hợp đồng thuê tài sản Một trong những yêu cầu đầu tiên mà cả bên thuê và bên đi thuê cần phải xem xét là xem hợp đồng thuê tài sản có phải là thuê tài chính hay không. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 06 “Thuê tài sản”, thuê tài chính được định nghĩa là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Cũng theo Chuẩn mực này, một nghiệp vụ thuê tài sản không phải là thuê tài chính thì được xem là “thuê hoạt động” (hiểu đơn giản là một nghiệp vụ thuê tài sản thông thường) E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 1 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  2. Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng. Các trường hợp dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính: (i) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê; hoặc (ii) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê; hoặc (iii) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu; hoặc (iv) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê; hoặc (v) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào. Phân loại hợp đồng thuê tài chính Có khá nhiều hình thức thuê tài chính nhưng các chuẩn mực thường đề cập đến hai hình thức khác biệt là: thuê tài chính trực tiếp (direct financing lease) và thuê dạng bán (sales-type lease). Hai hình thức này khác nhau về bản chất giao dịch và phương pháp kế toán (đối với bên cho thuê). Về bản chất giao dịch, thuê tài chính trực tiếp là hình thức thuê sẽ liên quan đến 3 bên: công ty thuê tài chính, công ty bán hàng và người đi thuê. Người đi thuê cần một tài sản mà không có tiền, họ có thể tìm người bán hoặc nhờ công ty thuê tài chính tìm giúp. Công ty thuê tài chính sẽ mua tài sản đó để cho thuê, không có lợi nhuận phát sinh đối với công ty thuê tài chính mà chỉ có lãi (thu nhập tài chính) do cho vay mà thôi. Trong trường hợp này, công ty bán hàng sẽ ghi nhận doanh thu và không có thu nhập tài chính. Công ty thuê tài chính chỉ ghi tài sản cho thuê như một khoản phải thu về cho thuê và không có doanh thu, giá vốn hàng bán cũng như lợi nhuận (ngoại trừ phần thu nhập tài chính). Còn trong hoạt động thuê dạng bán, chỉ có hai bên là : công ty bán hàng (manufacturer/dealer) và bên đi thuê. Công ty bán hàng muốn bán được hàng ngay cả khi người mua không có đủ tiền để mua. Khi đó, công ty bán hàng sẽ làm luôn dịch vụ cho thuê tài chính. Lúc này, họ sẽ đồng thời thực hiện hai hoạt động: bán hàng và cho thuê. Kế toán hoạt động cho thuê tài chính Sau khi đã xác định hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính thì việc hạch toán kế toán tài sản thuê tài chính ở bên thuê và bên cho thuê theo qui định tại Chuẩn mực số 06 như sau: E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 2 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  3. Bên thuê Bên cho thuê Ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản Ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán. 1 Giá trị thể hiện sẽ bằng với giá trị hợp lý Giá trị thể hiện bằng giá trị đầu tư thuần của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu trong hợp đồng cho thuê tài chính. thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn hiện giá của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo hiện giá của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Bên thuê sẽ phân bổ chi phí khấu hao tài Bên cho thuê không trích khấu hao cho sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế tài sản cố định đem cho thuê tài chính. toán. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải tài chính phải được chia ra thành chi phí được phân chia thành doanh thu tài chính tài chính và khoản phải trả nợ gốc và khoản phải thu vốn gốc Bút toán ghi nhận khi bắt đầu hợp đồng thuê tài chính Từ phân tích nêu trên, và theo hướng dẫn của chuẩn mực thì thuê tài chính phải có các bút toán ngay khi bắt đầu hợp đồng thuê tài chính như sau: ▪ Bên đi thuê: Bên đi thuê không cần phân biệt thuê tài chính trực tiếp hay thuê dạng bán. Cách thức hạch toán như sau: Ghi nợ tài sản cố định thuê tài chính (giá trị hợp lý/hiện giá) (1) Ghi có tài khoản phải trả dài hạn (2) ▪ Bên cho thuê: Nếu cho thuê tài chính trực tiếp, kế toán bên cho thuê sẽ phản ảnh nghiệp vụ cho thuê như sau: Ghi nợ tài khoản phải thu (gốc, lãi và các khoản không được bảo đảm) (3) Ghi có tài khoản tài sản (giá gốc tài sản) (4) 1 Riêng trong trường hợp thuê dạng bán, bên cho thuê cần phải ghi thêm nghiệp vụ bán hàng. E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 3 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  4. Ghi có tài khoản doanh thu ghi nhận trước (lãi sẽ thu) (5) Nếu cho thuê dạng bán, kế toán bên cho thuê sẽ phải ghi cùng lúc nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ cho thuê như sau: Ghi nợ tài khoản phải thu (gốc, lãi và các khoản không được bảo đảm) (3) Ghi nợ tài khoản giá vốn hàng bán (giá vốn tài sản) (6) Ghi có tài khoản hàng hóa (giá gốc tài sản ) (4) Ghi có tài khoản doanh thu bán hàng (giá bán thông thường hoặc giá bán thông thường trừ hiện giá của giá trị thanh lý) (7) Ghi có tài khoản doanh thu ghi nhận trước (lãi sẽ thu) (5) Dưới đây xin trình bày cách tính toán các số liệu để điền vào các bút toán trên như sau: (1) Giá trị hợp lý là giá bán thông thường của tài sản đó trên cơ sở ngang giá. Nếu giá trị hợp lý cao hơn hiện giá của khoản thanh toán tối thiểu thì lấy theo số liệu hiện giá. Nếu hiện giá cao hơn giá bán thông thường thì hạch toán theo giá bán thông thường. Trong trường hợp này phải tính toán lại lãi suất vay của hợp đồng. (2) Hiện giá hoặc giá trị hợp lý (3) Tổng số tiền thanh toán tối thiểu cộng với giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo; hay còn gọi là khoản đầu tư gộp trong hợp đồng cho thuê tài chính. (4) Giá gốc của tài sản. (5) Lãi phải thu: sẽ là khoản chênh lệch giữa khoản đầu tư gộp so với giá bán thông thường của tài sản; hoặc là khoản chênh lệch giữa khoản đầu tư gộp so với hiện gía của khoản đầu tư gộp. (6) Giá vốn của tài sản bằng giá gốc của tài sản. Trong trường hợp không chuyển quyền sở hữu thì giá vốn của tài sản thuê sẽ bằng giá gốc của tài sản trừ đi hiện giá của khoản giá trị thanh lý cộng với chi phí thuê phát sinh lúc ban đầu do bên cho thuê chịu. (7) Doanh thu bán hàng: giá bán thông thường hoặc giá bán thông thường trừ đi hiện giá của giá trị thanh lý trong trường hợp không chuyển quyền sở hũu vào cuối hợp đồng thuê. Bút toán sau thời điểm bắt đầu hợp đồng thuê . Bên thuê Ghi nhận khấu hao tài sản: E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 4 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  5. Ghi Nợ TK Chi phí (mức khấu hao) Ghi Có TK Hao mòn TSCĐ (mức khấu hao) Ghi nhận khoản phải trả đến hạn Nợ TK Phải trả dài hạn (Phần thanh toán nợ gốc) Nợ TK Chi phí tài chính (Phần thanh toán lãi) Có TK Nợ dài hạn đến hạn trả (Niên kim đến hạn trả) Khi thanh toán tiền Nợ TK Nợ dài hạn đến hạn trả (Niên kim đến hạn trả) Có TK Tiền (Niên kim đến hạn trả) . Bên cho thuê Ghi nhận doanh thu tài chính: Ghi nợ TK Doanh thu chưa thực hiện (Phần doanh thu tài chính của kỳ này) Ghi Có TK Doanh thu tài chính (Phần doanh thu tài chính của kỳ này) Khi nhận được tiền: Ghi Nợ TK Tiền (Niên kim đến hạn thu) Ghi Có TK Phải thu (Niên kim đến hạn thu) Ví dụ minh họa Công ty XYZ là một nhà sản xuất thiết bị chuyên ngành. Nhiều khách hàng của họ không đủ tiền để mua thiết bị trong điều kiện mua bán bình thường. Do đó công ty đã đưa ra hình thức cho thuê. Dưới đây là các thông tin liên quan đến một hợp đồng cho thuê: ▪ Hợp đồng thuê có một thời hạn không thể hủy bỏ là 5 năm. Bên cho thuê sẽ xem xét để ký tiếp một hợp đồng cho thuê thêm ba năm nữa với giá thuê không đổi. Giá trị hữu dụng của tài sản là 10 năm. Hằng năm, bên cho thuê sẽ thu một khoản tiền như nhau trong suốt thời gian thuê. ▪ Khi kết thúc hợp đồng, bên cho thuê sẽ nhận lại tài sản cho thuê ▪ Hợp đồng bắt đầu vào ngày 1/1/X4. Các khoản thanh toán sẽ đến hạn vào ngày 31/12 trong thời hạn thuê. ▪ Giá vốn của thiết bị là 100.000 USD. Các chi phí phát sinh ban đầu do bên cho thuê chịu là 2.500USD ▪ Giá bán bình thường của thiết bị là 150.000USD. ▪ Giá trị thanh lý dự kiến là 15.000USD vào cuối năm thứ 5 và 10.000USD vào cuối năm thứ 8. E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 5 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  6. ▪ Tỷ lệ lãi công ty XYZ dự kiến là 12% Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc cho thuê sẽ được tính toán và hạch toán như sau: Đối với bên cho thuê (Công ty XYZ) Bước 1: Xác định có phải là thuê tài chính a) Thời hạn thuê là 8 năm b) Thời hạn hữu dụng là 10 năm c) a/b = 80%. Giả sử rằng căn cứ vào hợp đồng có thể xác định bên cho thuê đã chuyển giao cho bên thuê hầu hết các lợi ích và rủi ro gắn liền với thiết bị. Do đó có thể xác định đây là hợp đồng thuê tài chính. Bước 2: Xác định đầu tư gộp (ĐTG) ĐTG= Tổng số tiền thanh toán (tối thiểu) + giá trị thanh lý mà bên cho thuê chịu. Tổng số tiền thanh toán = Niên kim x 8 năm Trong trường hợp này, XYZ chưa xác định niên kim (số tiền phải trả hàng năm) nên trước hết cần đi tính số liệu này, trên cơ sở xem giá bán thông thường chính là hiện giá của chuỗi niên kim cộng với hiện giá của giá trị thanh lý. Hiện giá của chuỗi niên kim = Niên kim x hiện giá của một đồng niên kim với thời hạn là 8 năm và tỷ lệ là 12% = Niên kim x 4,96764 (a) Hiện giá của chuỗi niên kim = Giá bán thông thường - Hiện giá của giá trị thanh lý = 150.000 - 10.000 x 0.40388 = 145.961,2 (b) Từ (a) và (b) ta có: 145.961,2 = Niên kim x 4,96764 Suy ra: Niên kim =145.96764: 4,96764 = 29.382,4 Tổng số tiền thanh toán= 29.382,4 x 8 = 235.059,2 ĐTG = 235.059,2 + 10.000 = 245.059,2 Bước 3: Xác định giá vốn hàng bán (GVHB) Giá vốn hàng bán (GVHB) = Giá gốc - Hiện giá của giá trị thanh lý GVHB = 100.000-(10.000x 0,40388) = 95.961,2 Bước 4: Xác định doanh thu tài chính chưa thực hiện (DTTCCTH) DTTCCTH = ĐTG – Hiện giá của ĐTG (cũng chính là giá bán thông thường) LPT = 245.059,2 - 150.000 = 95.059,2 E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 6 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  7. Bước 5: Bút toán khi bắt đầu HĐ tại bên cho thuê Nợ TK Phải thu: 245.059,20 Nợ TK GVHB : 95.961,2,20 Có TK Hàng hóa : 100.000,00 Có TK Doanh thu : 145.961,20 Có TK DTTCCTH : 95.059,20 Bước 6: Xác định các khoản thanh toán năm Năm Tiền thanh toán Lãi phải trả Nợ gốc Đầu tư thuần 150.000,00 1 29.382,4 18.000,00 11.382.40 150.000,00 2 29.382,4 16.634,11 12.748,29 138.617,00 3 29.382,4 15.104,32 14.278,08 125.869,31 4 29.382,4 13.390,95 15.991,45 111.591,23 5 29.382,4 11.471,97 17.910,43 95.599,78 6 29.382,4 9.322,72 20.059,68 77.689,35 7 29.382,4 6.915,56 22.466,84 57.629,67 8 29.382,4 4.219,57 25.162,83 35.162,83 Cộng 235.059,2 95.059,2 140.000,00 10.000,00 Mục đích của bước này là nhằm xác định khoản nợ gốc và lãi trong mỗi đợt thanh toán theo như yêu cầu tại đoạn 16 của chuẩn mực. Vào ngày 31.12.X4, bên cho thuê sẽ ghi nhận doanh thu tài chính và nợ gốc phải thu như sau: Ghi nợ TK DTTCCTH: 18.000 Ghi có Doanh thu tài chính: 18.000 Khi thu được tiền, bên cho thuê ghi: Ghi nợ TK Tiền: 29.382,4 Ghi có TK Phải thu: 29.382,4 Đối với bên thuê Bước 1: Ghi nhận tài sản thuê tài chính Trong hợp đồng này, giá trị còn lại của tài sản thuê không được bảo đảm nên khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cũng chính là chuỗi niên kim. E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 7 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  8. Bên thuê không biết về giá gốc của tài sản mà chỉ biết niên kim. Giả sử trong hợp đồng này bên cho thuê cho bên thuê biết giá bán thông thường và lãi suất. Với dữ liệu về niên kim và lãi suất, bên thuê sẽ tính được hiện giá của chuỗi niên kim: Hiện giá của chuỗi niên kim = Niên kim x Hiện giá của một đồng niên kim với thời hạn là 8 năm và tỷ lệ là 12% = 29.382,4 x 4,96764 = 145.961,2. Trong ví dụ này do hiện giá của khoản thanh toán thấp hơn giá bán thông thường của tài sản nên bên thuê sẽ ghi nhận tài sản thuê theo hiện giá của khoản thanh toán, cụ thể như sau: Ghi nợ TK tài sản thuê tài chính 145.961,2 Ghi có TK phải trả dài hạn 145.961,2 Lưu ý: Như đã trình bày ở trên, nếu hiện giá cao hơn giá bán thông thường thì bên thuê sẽ ghi nhận bút toán trên theo giá bán thông thường. Bước 2: Xác định các khoản thanh toán năm Năm Tiền thanh toán Lãi đã trả Nợ gốc đã trả Số dư Nợ dài hạn 145.961,20 1 29,382.40 17,515.34 11,867.06 134,094.14 2 29,382.40 16,091.30 13,291.10 120,803.04 3 29,382.40 14,496.36 14,886.04 105,917.01 4 29,382.40 12,710.04 16,672.36 89,244.65 5 29,382.40 10,709.36 18,673.04 70,571.60 6 29,382.40 8,468.59 20,913.81 49,657.80 7 29,382.40 5,958.94 23,423.46 26,234.33 8 29,382.40 3,148.07 26,234.33 0.00 Cộng 235,059.20 89,098.00 145,961.20 Bảng tính này khác với bảng tính của bên cho thuê vì bên thuê tính lãi (chi phí tài chính) trên hiện giá của chuỗi niên kim (145.961,2) trong khi bên cho thuê tính lãi (doanh thu tài chính) theo hiện giá của khoản đầu tư thuần (150.000) bao gồm cả hiện giá của giá trị còn lại. Lý do là bên thuê không quan tâm đến giá trị thanh lý của tài sản thuê vì giá trị này không được bảo đảm. Vào ngày 31.12.X4 bên thuê sẽ ghi nhận chi phí tài chính như sau: Ghi nợ TK Chi phí tài chính 17.515,34 Ghi nợ TK Phải trả dài hạn 11.867,06 Ghi có TK Nợ dài hạn đến hạn trả 29.382,40 E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 8 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  9. Thuế Giá trị gia tăng hoạt động cho thuê tài chính Về thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động thuê tài chính, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000. Theo Thông tư này, hoạt động cho thuê tài chính của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, tài chính, quỹ đầu tư là đối tượng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Một câu hỏi đặt ra là họat động cho thuê tài chính không phải của các tổ chức vừa nêu thì liệu hoạt động cho thuê tài chính của họ có phải là đối tương không chịu thuế GTGT hay không. Theo quy định trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Tuy nhiên, cơ sở phải kê khai, tính thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hóa đơn đã lập. Cơ sở hoạt động cho thuê tài chính khi xuất tài sản cho thuê mà tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hóa đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu). Tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT gốc (hoặc chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu). Các trường hợp tài sản mua để cho thuê mà tài sản này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hóa đơn khi cho thuê tài sản. Khi thuế GTGT của tài sản thuê mua tài chính đã được khấu trừ hết và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơ sở đi thuê, bên cho thuê thực hiện chuyển cho cơ sở thuê các hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn mua tài sản nhập khẩu cùng chứng từ nộp thuế GTGT của tài sản cho thuê tài chính. Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến bên cho thuê phải thu hồi tài sản, bên cho thuê phải thông báo cho bên đi thuê và xác đinh rõ số thuế GTGT đã trả, số thuế GTGT chưa trả. Khi bên cho thuê tiếp tục cho đơn vị khác thuê thì số thuế GTGT chưa thu đủ, cơ sở cho thuê tính để thu tiếp theo hợp đồng mới. Trường hợp tài sản cho thuê một thời gian, cơ sở cho thuê bán lại cho cơ sở đi thuê hoặc cơ sở khác thì cơ sở cho thuê phải tính thuế GTGT cho tài sản bán, lập hóa đơn GTGT, cơ sở chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản chưa thu đủ. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong, số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thỏa thuận thuê tiếp thì hóa đơn lập cho doanh thu lần sau không tính thuế GTGT. Như vậy cần lưu ý là mặc dù hoạt động cho thuê tài chính không chịu thuế GTGT, nhưng trên hóa đơn cho thuê tài chính vẫn tính thuế GTGT nhằm mục đích thu lại số thuế GTGT đầu vào mà công ty cho thuê tài chính đã trả khi mua tài sản. Do đó, khi số thuế GTGT đầu vào đã thu lại hết hoặc khi tài sản dùng để cho thuê tài chính khi E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 9 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc
  10. mua vào không có thuế GTGT thì khi lập hóa đơn cho thuê tài chính không tính thuế GTGT. Kết luận Thuê tài chính là họat động ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Về mặt thuế thì họat động thuê tài chính của các tổ chức Ngân hàng, tín dụng, tài chính và Quỹ đầu tư thuộc đối tương miễn thuế GTGT. Tuy nhiên, do các công ty cho thuê tài chính có thể phải chịu thuế GTGT đầu vào khi mua hoặc nhập khẩu tài sản nên khi xuất hóa đơn cho thuê tài chính thì trên các hóa đơn này có thể hiện số thuế GTGT cho đến khi số thuế GTGT đầu vào được bên thuê trả hết. Về bản chất của giao dịch, thuê tài chính thường có hai lọai là thuê tài chính trực tiếp và thuê dạng bán. Đối với bên cho thuê, hạch toán kế toán đối với hợp đồng thuê tài chính của bên cho thuê đối với hai dạng này có khác nhau. Thêm vào đó, kế toán thuê tài sản theo hình thức thuê tài chính sử dụng hiện giá trong tính toán là một phương pháp đo lường mới so với chế độ kế toán trước đây. Do vậy, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các hướng dẫn để bảo đảm rằng các qui định của chuẩn mực về thuê tài sản được vận dụng một cách phù hợp trong thực tế. E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_tai_san_co_dinh_thue_tai_chinh_ca 10 c_van_de_T19pAei3rg21TlB_091620.doc