Kế toán ngân hàng - Kế toán nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần

ppt 18 trang nguyendu 9110
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Kế toán nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptke_toan_ngan_hang_ke_toan_nghiep_vu_dau_tu_kinh_doanh_chung.ppt

Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Kế toán nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần

  1. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ, KINH DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN 1
  2. Phân loại nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần • Chứng khoán kinh doanh • Chứng khoán đầu tư được nắm giữ đến khi đến hạn • Chứng khoán sẵn sàng để bán • Góp vốn, mua cổ phần 2
  3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 14: Chứng khoán kinh doanh – Tài khoản 141: Chứng khoán Nợ – Tài khoản 142: Chứng khoán vốn – Tài khoản 148: Chứng khoán kinh doanh khác – Tài khoản 149: Dự phòng giảm giá chứng khoán 3
  4. • Nội dung hạch toán tài khoản 141, 142, 148 Bên Nợ ghi: Giá trị chứng khoán TCTD mua vào Bên Có ghi: – Giá trị chứng khoán TCTD bán ra – Giá trị chứng khoán được thanh toán Số dư Nợ: Phản giá trị chứng khoán TCTD đang quản lý Hạch toán chi tiết: – Mở theo nhóm kỳ hạn đối với chứng khoán Nợ – Mở theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán Vốn 4
  5. • Nội dung hạch toán tài khoản 149 Bên Có ghi: Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán Bên Nợ ghi: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Số dư Có: Phản ánh giá trị dự phòng giảm giá chứng khoán Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết 5
  6. • Tài khoản 15: Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán Bên Nợ ghi: Giá trị chứng khoán mua vào Bên Có ghi: – Giá trị chứng khoán bán ra – Giá trị chứng khoán được tổ chức phát hành thanh toán Số dư Nợ: Giá trị chứng khoán đang nắm giữ Hạch toán chi tiết: – Mở tài khoản chi tiết theo Mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư đối với chứng khoán nợ – Mở tài khoản chi tiết theo từng loại chứng khoán đối với chứng khoán vốn 6
  7. • Tài khoản 16: Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn • Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại chứng khoán nợ của Chính phủ hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà TCTD đang đầu tư. Chứng khoán Nợ hạch toán trên tài khoản này là các chứng khoán Nợ nắm giữ với mục đích đầu tư cho đến ngày đáo hạn • Tài khoản này hạch toán tương tự tài khoản 15 (Tài khoản 159, 169 hạch toán giống TK 149) 7
  8. Tài khoản 34: Góp vốn, đầu tư dài hạn • Tài khoản 341, 345: Đầu tư vào công ty con Bên Nợ ghi: Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con tăng Bên Có ghi: Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con giảm Số dư Nợ: Giá trị thực tế khoản đầu tư vào công ty con hiện có Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty con 8
  9. • Tài khoản 342, 346: Vốn góp liên doanh Bên Nợ ghi: Số vốn góp liên doanh đã góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng Bên Có ghi: Số vốn góp liên doanh đã góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng, do không còn đồng kiểm soát Số dư Nợ: Số vốn góp liên doanh đã góp vào các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ của TCTD Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 9
  10. • Tài khoản 343, 347: Đầu tư vào công ty liên kết Bên Nợ ghi: Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng Bên Có ghi: – Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia – Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc 1 phần khoản đầu tư Số dư Nợ: Giá gốc các khoản đầu tư vào công ty liên kết đang nắm giữ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng công ty liên kết 10
  11. • Tài khoản 344, 348: Đầu tư dài hạn khác Bên Nợ ghi: Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác tăng Bên Có ghi: Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác giảm Số dư Nợ: Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của TCTD Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng đầu tư 11
  12. • Tài khoản 349: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Bên Nợ ghi: – Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn năm nay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết – Bù đắp giá trị khoản đầu tư dài hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra. Bên Có ghi: Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn Số dư Có: Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn hiện có Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết 12
  13. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN Khi đầu tư vào chứng khoán hưởng lãi sau: Nợ TK 15, 16 Có TK thích hợp Định kỳ NH tính lãi dự thu: Nợ TK 392 Có TK 703 Khi nhận lãi: Nợ TK thích hợp Có TK 15, 16: Lãi dồn tích trước khi TCTD đầu tư Có TK 392, 703 13
  14. • Trích lập dự phòng giảm giá CK Nợ TK 8823 Có TK 159, 169 • Chứng khoán đầu tư đến hạn được thanh toán: Nợ TK thích hợp Có TK 15, 16 Có TK 392 14
  15. Chứng khoán có chiết khấu • Khi đầu tư Nợ TK 15, 16: MG Có TK thích hợp Có TK 488 • Định kỳ phân bổ lãi hưởng trước vào thu nhập Nợ TK 488 Có TK 703 • Khi đến hạn thanh toán chứng khoán Nợ TK thích hợp Có TK 15, 16 15
  16. • Kinh doanh chứng khoán Khi mua chứng khoán: Nợ TK 141, 142, 148 Có TK thích hợp Khi bán chứng khoán lãi Nợ TK thích hợp Có TK 141, 142, 148 Có TK 741 Khi bán chứng khoán lỗ Nợ TK thích hợp Nợ TK 149 Nợ TK 841 Có TK 141, 142, 148 16
  17. Góp vốn mua cổ phần • Góp vốn, mua cổ phần với giá cao hơn giá thị trường Nợ TK 34: Giá thị trường Nợ TK 388: Thực chi – giá ttrường Có TK thích hợp • Góp vốn, mua cổ phần với giá thấp hơn giá thị trường Nợ TK 34: Giá thị trường Có TK 488 Có TK thích hợp 17
  18. Góp vốn liên doanh • Dùng tiền để góp Nợ TK 342, 346 Có TK thích hợp • Dùng TSCĐ để góp Nợ TK 342, 346 Nợ TK 305 Nợ TK 642 Có TK 301 18