Kế toán ngân hàng - Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty

doc 3 trang nguyendu 8590
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_toan_ngan_hang_co_phieu_cac_chi_so_danh_gia_gia_tri_cong.doc

Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty

  1. Cổ phiếu - Các chỉ số đánh giá giá trị công ty Người hướng dẫn: Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp Các nhà đầu tư luôn mong đợi, tìm kiếm đầu tư những cổ phiếu của các công ty có khả năng sinh lợi cao hơn các loại công cụ tài chánh khác. Tuy nhiên, giá cả và khả năng sinh lợi đầu tư của cổ phiếu là bao nhiêu để hấp dẫn các nhà đầu tư?. Trên các thị trường vốn phát triển hiện đại, các nhà đầu tư sử dụng tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chánh để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin, xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. Để có khả năng đánh giá giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường một cách cơ bản nhất, bạn cần phải xem xét các khái niệm và chỉ số chứng khoán tài chánh sau: Thu nhập trên mỗi cổ phần - Earning Per Share (EPS) Đây là chỉ số cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thông thường sau khi lợi nhuận của Công ty trừ đi các khoản thuế lợi tức, cổ tức cho các cổ phần ưu đãi. Bạn nên xem xét chỉ số này trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Nếu EPS của loại cổ phiếu mà bạn chọn đầu tư thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao và xu hướng tăng trưởng ổn định thì đương nhiên thị giá cổ phiếu giao dịch sẽ khuynh hướng gia tăng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét sự thay đổi của số lượng cổ phiếu phát hành trong cùng giai đoạn xác định. Thư giá hay Giá trị trên sổ sách - Book Value Đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một công ty trên bảng tổng kết tài sản, đừng nên nhầm lẫn nó với giá trị thị trường vì giá trị thị trường khi giao dịch trên sàn có khả năng cao hoặc thấp hơn so với giá trị sổ sách tùy theo sự vận động của thị trường. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ số này chỉ mang tính chất tham chiếu và không phải là cơ sở thuyết phục đầu tư, bởi vì khi bạn đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó là sự đầu tư vào khả năng sinh lãi tương lai, sự phát triển để mong sự gia tăng giá trị cổ phiếu, không phải đầu tư vào tài sản công ty, mặt khác, giá trị sổ sách công ty có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật kế toán, vì thế dẫn đến sự đánh giá khách quan của bạn bị sai lệch.
  2. 2 Hệ số thị giá/thu nhập cổ phần - Price/Earning per share (P/E) Các nhà phân tích & đầu tư chứng khoán có khuynh hướng dự đoán triển vọng của công ty, do đó giá thị trường của cổ phiếu sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi xu hướng và thu nhập của mỗi cổ phiếu hiện tại. Việc đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của cổ phiếu đó là chỉ số P/E. Chỉ số P/E chỉ ra rằng: Nhà đầu tư đang mong muốn trả cho một đồng thu nhập thực sự của cổ phiếu là bao nhiêu. Nhìn chung, nếu bạn càng chắc chắn về sự tiếp tục tăng trưởng của Công ty thì khả năng tăng giá cổ phiếu giao dịch tương lai càng cao và đương nhiên, bạn phải chấp nhận trả nhiều tiền cho mỗi đồng thu nhập cổ phiếu đó ở thời điểm hiện tại. Bạn hãy tưởng tượng, một công ty cổ phần có khả năng tạo ra 36.000 đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà tại đó thư giá mỗi cổ phiếu là 120.000 đồng, thì khả năng sinh lợi thu hồi tối đa là 30%, một tỷ suất lợi nhuận thu hồi đầy sức thuyết phục so với việc bạn gởi tiền tiết kiệm hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc công ty, và lúc đó bạn sẽ bị thôi thúc mua cổ phiếu này trong khi người sở hữu vẫn còn khuynh hướng nắm giữ chúng. Vì thế, giá bán cổ phiếu có khả năng được nâng lên đến mức mà người sở hữu cổ phiếu bị thuyết phục và chấp thuận bán. Một loại chỉ số khác để đo lường, đánh giá giá cả của cổ phiếu bạn chọn đầu tư đó là hệ số thị giá/thư giá mỗi cổ phiếu. Thư giá mỗi cổ phiếu là giá trị tài sản ròng trên sổ sách của công ty chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Cũng như chỉ số P/E, hệ số thị giá với thư giá mỗi cổ phiếu thể hiện mối tương quan giữa giá cả thị trường và thư giá cổ phiếu trên cơ sở những tài sản đang sinh lợi hiện tại của công ty. Tuy nhiên, thư giá của công ty luôn có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật trong kế toán như đã đề cập bên trên. Do đó, chỉ số thị giá/thư giá cổ phiếu có thể rất cao trên thực tế và tương tự, các cổ phiếu có chỉ số thị giá/thư giá có thể rất rẻ. Tỷ lệ lãi trên vốn - ROE (Return On Equity) Tỷ suất này biểu thị số lợi nhuận thu được trên vốn của doanh nghiệp hay vốn cổ phần của các cổ đông công ty. Tỷ suất này được tính bằng cách lấy thu nhập ròng của công ty chia cho số vốn cổ đông. Tỷ suất này của một công ty nào đó càng cao thì chứng tỏ công ty này sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông càng cao, và tất nhiên, giá cả cổ phiếu của công ty này giao dịch trên thị trường càng cao.
  3. 3 Cổ tức là gì ? Tỷ suất lợi tức hiện thời như thế nào ? - Dividend & Yield Đó là khoản thu nhập đầu tư hữu hình của các cổ đông sở hữu các cổ phiếu thông thường của công ty được thanh toán định kỳ khi công ty có lợi nhuận. Khoản cổ tức có thể được thanh toán bằng tiền mặt, chứng khoán hay tài sản của công ty trên cơ sở quyết định của Ban Quản trị. Dựa vào cổ tức của cổ phiếu, các nhà phân tích và đầu tư thường xem xét đến chỉ số lợi tức hiện thời - Yield. Vậy chỉ số lợi tức hiện thời là như thế nào? Đây là chỉ số quan hệ giữa thị giá và cổ tức cổ phiếu. Khi cổ tức và khả năng thanh toán cổ tức trong tương lai của loại cổ phiếu bạn chọn càng cao thì thị giá cổ phiếu đương nhiên sẽ gia tăng. Ví dụ: Nếu cổ tức của công ty A trong năm 1998 phát cho cổ đông là 30.000 đồng và giá giao dịch mua bán cổ phiếu này hiện tại là 200.000 đồng, như vậy chỉ số lợi tức hiện thời là 15%, nếu như trong những năm kế tiếp cổ phiếu vẫn giữ được khoản thanh toán cổ tức ổn định hoặc tăng so với năm 1998 thì cổ phiếu của công ty A cũng có khả năng hấp dẫn nhất định bởi tỷ suất lợi tức hiện thời khá cao so với cổ phiếu các công ty khác. Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn dựa vào chỉ số này để đánh giá cổ phiếu của một công ty đắt hay rẻ thì rất có thể dẫn đến quyết định sai lầm, bởi vì các công ty có thể duy trì cổ tức ở tỷ lệ cao trong một khoản thời gian dài trước khi họ buộc phải cắt giảm nó, và hậu quả là thị giá cổ phiếu có khả năng giảm rất lớn ngay tức thời. Tại sao chúng tôi sử dụng từ "có khả năng giảm giá" bởi vì cũng có phần lớn các nhà đầu tư quan niệm rằng: nếu một công ty tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng cắt giảm phần chia cổ tức cho các cổ đông để gia tăng nguồn vốn hoạt động và tái đầu tư thì có khả năng công ty sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai và đồng thời thư giá cổ phần được gia tăng do phần lợi nhuận để lại tái đầu tư đó, và như thế thị giá cổ phiếu trái lại được gia tăng do nhiều người muốn mua để chờ cơ hội tăng giá trong tương lai. Trên đây là các khái niệm và chỉ số chứng khoán tài chính mà các nhà phân tích đầu tư trên thế giới thường sử dụng tham chiếu để trước khi đưa ra những quyết định đầu tư cuối cùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lưu tâm đến các thông tin về những công ty chọn đầu tư như: Công bố tung ra một số sản phẩm mới trên thị trường; Thay đổi hoặc sa thải một số vị trí nhân sự quản lý chủ chốt; Sự cải tiến, nâng cao kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm Tất cả những thông tin đó sẽ giúp bạn phần nào củng cố những đánh giá ban đầu và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy vậy, khi bạn thực sự muốn đầu tư vào chứng khoán các công ty phát hành trên thị trường thì nên thông qua các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp trong lĩnh vực này để được tư vấn đầy đủ và hạn chế các sai lầm không đáng có xảy ra cũng như hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn hoặc tham gia đầu tư gián tiếp vào các Quỹ đầu tư, ngoại trừ bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình khi đưa ra các quyết định đầu tư. (Tiến sĩ Đế Linh Hiếp - Trưếng Khoa Tiến tế - Hếc viến Ngân hàng)