Kế toán ngân hàng - Bài tập chương III: Phương pháp tài khoản kế toán

doc 2 trang nguyendu 6410
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Bài tập chương III: Phương pháp tài khoản kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_toan_ngan_hang_bai_tap_chuong_iii_phuong_phap_tai_khoan_k.doc

Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Bài tập chương III: Phương pháp tài khoản kế toán

  1. Bài tập chương III: Phương pháp Tài khoản kế toán Bài 1 Hãy phân tích, định khoản và ghi vào tài khoản chữ T các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp A như sau: ( đơn vị tính : 1.000đ). 1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt : 15.000. 2. Mua một lô hàng trị giá 120.000, tiền chưa thanh toán cho người bán, hàng chưa về nhập kho. 3. Vay dài hạn ngân hàng để mua một tài sản cố định hưũ hình có giá trị: 150.000. 4. Chi tiền gửi ngân hàng để trả lương cho nhân viên: 20.000, nộp thuế cho nhà nước: 7.000. 5. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả cho người bán 100.000. 6. Lô hàng mua ơ nghiệp vụ 2 đã về nhập kho đủ. 7. Rút tiền gửi ngân hàng để đầu tư một số chứng khoán ngắn hạn có giá trị : 70.000 8. Mua nguyên vật liệu, trị giá 18.000, đã nhập kho đủ. Tiền hàng thanh toán bằng tiên tam ứng. Bài 2 Tại doanh nghiệp B trong kì có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đơn vị tính : 1.000đ) 1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt để chi tiêu 25.000, đã nhập quĩ đủ. 2. Nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp bằng tài sản cố định hữu hình đã đưa vào sử dụng ở bộ phận kinh doanh, nguyên giá 460.000. 3. Mua một lô hàng trị giá mua 180.000, hàng đã nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán. 4. Mua một số công cụ, dụng cụ về nhập kho trị giá mua 12.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. 5. Vay ngắn hạn của ngân hàng để thanh toán cho người bán 100.000. 6. Mua một lô hàng trị giá mua 240.000, hàng đã về nhập kho đủ, tiền hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 100.000, số còn lại chưa thanh toán. 7. Người mua thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt 200.000 đã nhập quĩ đủ. 8. Nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp bằng tiền chuyển vào tài khoản tiền gửi 300.000, bằng công cụ để dùng đã nhập kho 60.000. 9. Xuất quĩ tiền mặt để trả cho công nhân viên 10.000, trả cho người cung cấp hàng hoá 30.000. 10. Vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho người bán 60.000. Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Bài 3 Trong một doanh nghiệp nhà nước A có các số liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ) E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_bai_tap_chuong_iii_phuong_phap_tai_khoan_k_T19Q 1 zxUzEBMjhKn_102000.doc
  2. I. Số dư vào thời điểm 30/11/1999 của các tài khoản kế toán: Tài khoản 211: 7.500.000 Tài khoản 311: 3.700.000 Tài khoản 214: 430.000 Tài khoản 331: 890.000 Tài khoản 111: 700.000 Tài khoản 334: 158.000 Tài khoản 112: 1.650.000 Tài khoản 333: 55.000 Tài khoản 131: 375.000 Tài khoản 341: 700.000 Tài khoản 138: 63.000 Tài khoản 411: 15.570.000 Tài khoản 141: 20.000 Tài khoản 414: 178.000 Tài khoản 153: 625.000 Tài khoản 431: 249.000 Tài khoản 156: 12.564.000 Tài khoản 441: 1.567.000 II. Trong tháng 12/1999 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Vay dài hạn ngân hàng để mua một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 200.000, tài sản đã được đưa vào sử dụng . 2. Mua một lô hàng có trị giá 50.000, tiền thanh toán một nửa bàng tiền mặt, số còn lại ký nhận nợ, hàng chưa về nhập kho. 3. Nhà nước cấp một tài sản cố đinh hữu hình có nguyên giá 120.000, một số công cụ có trị giá 35.000, đã đưa vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. 4. Rút tiền gửi ngân hàng để nhập quĩ tiền mặt 70.000, đã có giấý báo nợ của ngân hàng. 5. Tạm ứng cho cán bộ đi mua hàng bằng tiền mặt 15.000. 6. Khách hàng thanh toán tiền bán hàng bàng ngân phiếu nhập quĩ 143.000. 7. Xuất quĩ tiền mặt để trả lương cho cán bộ 85.000, trả vay ngắn hạn ngân hàng 67.000, nộp thuế cho nhà nước 20.000. 8. Vay ngắn hạn để thanh toán cho người bán 34.000. 9. Chuyển quĩ đầu tư phát triển bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 60.000. 10. Thu các khoản thu khác bằng tiền mặt nộp quĩ 27.000. Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở tài khoản chữ "T" và tính số dư cuối kỳ của các tài khoản vào cuối tháng 12/1999. E:\TaiLieuNganHang.com\kOWwyM8HgrUpIwBy\doc\2021\07\01\ke_toan_ngan_hang_bai_tap_chuong_iii_phuong_phap_tai_khoan_k_T19Q 2 zxUzEBMjhKn_102000.doc