Kế toán ngân hàng - Bài tập chương 6: Kế toán tài sản cố định
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán ngân hàng - Bài tập chương 6: Kế toán tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_toan_ngan_hang_bai_tap_chuong_6_ke_toan_tai_san_co_dinh.doc
Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Bài tập chương 6: Kế toán tài sản cố định
- Bài tập chương 6: Kế toán TSCĐ Bài 2: Có các số liệu sau tại một công ty: Đơn vị tính: 1000 đồng. A. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - Tài khoản 211:: 3.500.000 - Tài khoản 213: 250.000 - Tài khoản 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, 2143: 50.000) B. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Mua một TSCĐ HH theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 420.000, sử dụng phục vụ cho hoạt động quản lý. Chi phí chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua TS và các chi phí đã trả bằng TGNH. Thiết bị này đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển, thời gian sử dụng dự tính là 10 năm. Thiết bị này đã đưa vào sử dụng. 2. Thu hồi vốn góp liên doanh dài hạn từ công ty A do hết hạn liên doanh bằng thiết bị theo giá thỏa thuận 105.000. Được biết tổng số vốn góp liên doanh với công ty A là 120.000. 3. Nhượng bán một chiếc ôtô vận tải với giá 210.000 (bao gồm cả thuế GTGT 5%). Nguyên giá của chiếc ôtô này là 290.000, khấu hao lũy kế là 90.000. Chi phí nhượng bán TSCĐ là 2.000, chi bằng tiền mặt. 4. Thanh lý một TSCĐ HH, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn lũy kế 200.000. Phế liệu thu hồi bán và thu bằng tiền mặt là 15.000. 5. Vay dài hạn mua 1 TSCĐ HH có giá mua là 500.000, chiết khấu thanh tóan được hưởng là 1% trên giá mua. Thời gian sử dụng ước tính của TS là 5 năm, đã đưa vào phục vụ cho hoạt động bán hàng. 6. Đem một TSCĐ vô hình đi góp vốn liên doanh dài hạn có nguyên giá 600.000, giá trị hao mòn lũy kế là 130.000, hội đồng liên doanh đánh giá 450.000. 7. Chi phí bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ (quản lý): a. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500 b. Chi phí vật liệu: 2.500 8. Nâng cấp một TSCĐ với chi phí nâng cấp là: 100.000 chi bằng tiền mặt. C. Yêu cầu: a. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,. b. Xác định số dư cuối kỳ của các Tài khoản.