Đề trắc nghiệm Thanh toán quốc tế

doc 47 trang nguyendu 9550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề trắc nghiệm Thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_thanh_toan_quoc_te.doc

Nội dung text: Đề trắc nghiệm Thanh toán quốc tế

  1. ĐỀ TRẮC NGHIỆM Phần 1. Điền vào khoảng trắng bằng những từ (cụm từ) thích hợp nhất: 1. Trong phương thức thanh toán nhờ thu, thuật ngữ “D/P “ là từ viết tắt của , và thuật ngữ “D/A” là từ viết tắt của 2. Draft cũng là tên gọi của 3. Thuật ngữ “L/C” là từ viết tắt của 4. Trong vận tải đường biển, “B/L” là từ viết tắt của 5. Theo UCP 600, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên tham gia chỉ quan tâm đến bất kể hàng hoá/dịch vụ liên quan. 6. Người gởi hàng trên B/L có nghĩa tiếng Anh là 7. Theo qui định của Nhà nước, tất cả phương tiện vận tải, hàng hoá trong các giao dịch quốc tế ra khỏi hay đi vào một nước bắt buộc phải 8. Điều kiện giao hàng DEQ trong Incoterms viết tắt của chữ 9. Một ngân hàng cùng chịu trách nhiệm thanh toán tiền với ngân hàng mở thư tín dụng đối với một thư tín dụng không huỷ ngang do yêu cầu từ ngân hàng mở thư tín dụng được gọi là . 10. C/O là loại chứng từ được viết đầy đủ bằng tiếng Anh là: 11. Trong phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm (D/A), người nhập khẩu muốn có chứng từ đi nhận hàng phải trả tiền cho hối phiếu 12. Trong phương thức thanh toán nhờ thu trả ngay (D/P), người nhập khẩu muốn có chứng từ đi nhận hàng phải cho hối phiếu 13. Clean on board Bill of lading có nghĩa tiếng Việt là: 14. Surrendered Bill of lading là loại vận đơn mà bản gốc đã xuất trình tại cảng 15. Usance Bill of exchange có nghĩa là hối phiếu 16. At sight Bill of exchange có nghĩa là hối phiếu 17. Phí THC trong thuê tàu chuyên chở hàng hóa bằng container là từ viết tắt của 1
  2. 18. Trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, nếu không quy định cụ thể ai lựa chọn dung sai hàng hóa, thì người được quyền chọn dung sai sẽ là 19. Trong phương thức thuê tàu chợ, chi phí xếp dỡ hàng hóa thường đã được tính vào . 20. Cụm từ “W.W.W.S.H.EX” trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến có nghĩa tiếng Việt là . Phần 2. Đánh () vào câu trả lời đúng và đánh ( ) vào câu trả lời sai. 1. Người nộp đơn xin mở L/C xác định trong đơn xin mở L/C các chứng từ phải xuất trình và các điều khoản và điều kiện mà các chứng từ phải tuân thủ. 2. Các ngân hàng trong phương thức thanh toán nhờ thu chịu trách nhiệm về chứng từ và thanh toán theo các chỉ thị nhờ thu. 3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với một ngân hàng độc lập đảm nhận việc thanh toán là một sự bảo đảm đối với người bán. 4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ cung cấp duy nhất cho người bán một sự bảo đảm độc lập trong hoạt động bán hàng. 5. Trong thương mại quốc tế, người thuê tàu để chuyên chở hàng hóa là người xuất khẩu và nhập khẩu 6. Nếu L/C yêu cầu “ Bản sao thông báo giao hàng có xác nhận của người thụ hưởng gởi bằng fax đến người mở thư tín dụng thông báo các chi tiết giao hàng”, sau đó các ngân hàng sẽ chấp nhập một chứng từ với tiêu đề như “Thông báo giao hàng” mà không có chữ ký nào và/hoặc ngày của chứng từ từ máy fax cung cấp. 7. L/C có điều khoản đỏ còn được gọi là “L/C đối ứng”. 8. L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng thường liên quan đến các hoạt động mau bán qua trung gian. 9. Bất kể sự cho phép nào khác được nêu trong L/C, chứng từ bảo hiểm hàng hoá phải được phát hành với loại tiền tệ giống với loại tiền tệ được quy định trong L/C. 10. Theo UCP 600 không cần phải ký phát hối phiếu trong thanh toán L/C trả ngay. 2
  3. 11. Một L/C yêu cầu Giấy chứng nhận Giám định hàng hoá được phát hành bởi cơ quan có thẩm quyền. Theo UCP 500, các ngân hàng có thể chấp nhận một Giấy chứng nhận Giám định hàng hoá do người thụ hưởng phát hành. 12. Nếu L/C không quy định cho phép giao hàng từng phần hay không có nghĩa là giao hàng từng phần không cho phép. 13. Điều kiện DDP (Incoterms 2000) quy định người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm làm mọi thủ tục nhập khẩu và trả tiền thuế nhập khẩu và các loại thuế khác ở nước nhập khẩu. 14. Điều kiện thương mại CFR (Incoterms 2000) không yêu cầu người xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu. 15. Biên lai nhận hàng là loại chứng từ do người giao nhận cấp cho người gởi hàng. 16. Điều kiện CIF (Incoterms 2000) chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và vận tải đường thuỷ. 17. Vận đơn đường biển là chứng từ không thể thương lượng được. 18. Điều kiện bảo hiểm B có phạm vi bảo hiểm hẹp hơn so với điều kiện bảo hiểm C (số rủi ro được bảo hiểm của B ít hơn A). 19. L/C quy định thời hạn hết hạn hiệu lực là ngày 10/07/2007 và không quy định ngày giao hàng thì có nghĩa là ngày giao hàng trễ nhất được phép là ngày 09/07/2007. 20. Trong hợp đồng thuê tàu định hạn, người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu, phí cảng, phí xăng dầu. 21. ETA và ETD là viết tắt tương ứng của các thuật ngữ “Estimated Time of Arrival” và “Estimated Time of Departure”. 22. Trong Hợp đồng ngoại thương luôn luôn có một điều khoản phạt vi phạm hợp đồng nhằm bảo vệ người mua nếu có tổn thất xảy ra từ sự trì hoãn giao hàng của người bán. 23. Khi mua một loại hàng nào đó từ những nước ngoài, đầu tiên người mua phải làm thư chấp nhận hàng. 24. Trong thương mại quốc tế, điều kiện DDU viết tắt của chữ Destination Delivery charge Unpaid. 25. Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng quan trọng giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm cũng như giữa người gởi hàng và người chuyên chở. 3
  4. Phần 3. Phần câu hỏi trắc nghiệm (chỉ có một câu trả lời đúng đối với mỗi câu hỏi). 1. Theo Incoterms 2000, điều kiện thương mại có nghĩa là người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu. A. FCA B. EXW C. CFR D. DAF 2. Theo Incoterms 2000, người bán giao hàng tại cơ sở của người bán thì điều kiện thương mại thích hợp sẽ là: A. DDU B. EXW C. FOB D. DDP 3. Theo UCP 600, chứng từ nào sau đây phải được phát hành bởi người hưởng lợi nếu chúng không được quy định khác trong thư tín dụng?. A. Draft B. Packing list C. Inspection certificate D. C/O 4. Khi một thư tín dụng yêu cầu ký phát một hối phiếu cho người mở thư tín dụng, theo UCP 600, các ngân hàng sẽ xem xét hối phiếu như vậy như thế nào? A. Các ngân hàng có thể không quan tâm đến yêu cầu như vậy B. Các ngân hàng có thể chấp nhận một hối phiếu ký phát cho ngân hàng mở có lưu ý đến người mở. C. Các ngân hàng sẽ xem xét hối phiếu như là “một chứng từ phụ”. D. Các ngân hàng sẽ thuyết phục người mở điều chỉnh thư tín dụng nhằm loại bỏ những yêu cầu như vậy. 5. Một ngân hàng mà nó tăng cường trách nhiệm đối với một thư tín dụng cùng với ngân hàng phát hành được gọi là: A. Ngân hàng thông báo thư tín dụng. C. Ngân hàng bồi hoàn. B. Ngân hàng thương lượng D. Ngân hàng xác nhận. 6. Thư tín dụng yêu cầu “giấy chứng nhận giám định hàng hoá được phát hành bởi một nhà giám định có uy tín” nghĩa là A. Giấy chứng nhận đó được phát hành bởi bất kỳ tổ chức nào. B. Giấy chứng nhận đó được phát hành bởi người thụ hưởng. 4
  5. C. Giấy chứng nhận đó phải được ký, có ghi ngày tháng và được phát hành trong 01 bản chính và 01 bản sao. D. Giấy chứng nhận không phải được phát hành bởi người thụ hưởng và nó phải tuân thủ với những điều khoản và điều kiện khác của thư tín dụng. 7. Dựa trên điều khoản của UCP 500 qui định về vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading), câu nào dưới đây đúng cho khi định nghĩa chuyển tải hàng? A. Dỡ hàng hoặc tái xếp hàng từ một phương thức vận chuyển này đến một phương thức khác trong suốt tiến trình vận chuyển. B. Dỡ hàng hoặc tái xếp hàng từ một con tàu này đến một con tàu khác trong suốt hành trình chuyên chở hàng bằng đường biển từ cảng xếp hàng đến cảng cuối cùng. C. Dỡ hàng hoặc tái xếp hàng từ một phương thức vận chuyển này đến một phương thức vận chuyển khác trong các hình thức vận chuyển khác nhau trong suốt tiến trình chuyên chở. D. Dỡ hàng hoặc tái dỡ hàng từ một số phương tiện vận chuyển này đến phương tiện vận chuyển khác trong suốt tiến trình vận chuyển. 8. Theo UCP 600, bảo hiểm tối thiểu trong chứng từ bảo hiểm khi trị giá của tín dụng thư là 550.000 USD và trị giá của Hoá đơn thương mại có các thông tin sau: Tổng trị giá mua hàng : 1.100.000,00 USD Trừ thanh toán trả trước : 550.000,00 USD Phần còn lại thuần theo L/C : 550.000,00 USD A.1.210.000,00 USD 550.000,00 USD B. 605.000,00USD 710.000,00 USD 9. Theo Incoterms 2000, điều kiện nào sau 10. Theo Quy định về thực hành các tiêu đây được áp dụng trong Hợp đồng nếu người chuẩn ngân hàng quốc tế (ISBP), “chứng từ bán không chịu trách nhiệm thông quan hàng giao hàng” là ?. xuất khẩu?. A. Tất cả các chứng từ được yêu cầu trong A. FCA B. EXW C. thư tín dụng. DAF D. FAS B. Chỉ có chứng từ vận tải. C. Hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, Đơn bảo hiểm hoặc chứng thư bảo hiểm. 5
  6. D. Tất cả các chứng từ (không chỉ chứng từ trong thư tín dụng. vận tải), ngoại trừ Hối phiếu được yêu cầu 11. Nếu L/C không đề cập đến việc giao hàng từng phần có cho phép hay không, câu nào dưới đây được xem là đúng?. A. Giao hàng từng phần được phép. B. Giao hàng từng phần không được phép. C. Chiếu theo chỉ thị của Ngân hàng mở L/C. D. Chiếu theo chỉ thị từ người thụ hưởng. 12. Nếu người hưởng lợi L/C dự định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ trị giá của L/C cho nhà cung cấp cuối cùng, L/C đáp ứng yêu cầu đó của người hưởng lợi: A. L/C có điều khoản chuyển tiền bằng điện B. L/C có điều khoản chuyển giao C. L/C có điều khoản phân chia được D. L/C có thể chuyển nhượng 13. Theo UCP 500, phát biểu nào sau đây liên quan đến Hoá đơn thương mại theo một L/C không thể chuyển nhượng được là đúng, ngoại trừ: A. Thông thường được ký bởi người thụ hưởng. B. Được lập dưới tên của người mở L/C. C. Được lập dưới tên của người thụ hưởng L/C. D. Thể hiện những thông tin về hàng hoá theo quy định của L/C. 14. Một thư tín dụng yêu cầu như sau “(1) 100 tấn lúa mì, (2) 1130 đôi giày” , giao hàng từng phần không cho phép. Hoá đơn thương mại nào sau không được chấp nhận theo UCP 500 và các điều khoản của L/C?. A. Hoá đơn thương mại thể hiện: (1) 95 tấn lúa mì (2) 96 đôi giày. B. Hoá đơn thương mại thể hiện: (1) 105 tấn lúa mì (2) 1130 đôi giày. C. Hoá đơn thương mại thể hiện: (1) 106 tấn lúa mì (2) 100 đôi giày. D. Hoá đơn thương mại thể hiện: (1) 100 tấn lúa mì (2) 95 đôi giày. 15. Trước khi thông báo thư tín dụng đến người thụ hưởng, Ngân hàng thông báo có trách nhiệm: 6
  7. A. Thực hiện thanh toán dựa trên các chứng từ phù hợp. B. Kiểm tra những điều kiện của thư tín dụng có được rỏ ràng chưa. C. Lưu ý với ngân hàng mở thư tín dụng rằng thư tín dụng đã được thông báo. D. Kiểm tra hình thức bồi hoàn bằng điện là có hiệu lực. 16. Nếu một nhà xuất khẩu được yêu cầu chuyển giao các chứng từ về hàng hoá trực tiếp đến người mua nhưng người bán muốn người mua phải có một sự bảo đảm thanh toán đối với người bán nếu người mua không thanh toán vào ngày đến hạn, L/C mà người bán cần là:. A. L/C chuyển nhượng C. L/C dự phòng. B. L/C tuần hoàn D. L/C có đảm bảo thanh toán. 17. Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid), ai là người chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu? A. Người nhập khẩu C. Ngân hàng mở L/C B. Người xuất khẩu D. Ngân hàng xác nhận L/C 18. Thông thường, nếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường bộ từ Trung Quốc đến địa điểm giao hàng cho người mua trên biên giới Việt nam, điều kiện thương mại theo Incoterms 2000 thích hợp là: A. CIP B. CPT C. DAF D. DEQ 19. Điều kiện nào của Incoterms yêu cầu người xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá? A. FAS B. CFR C. ClF D. EXW 20. Một ngân hàng chịu trách nhiệm thông báo L/C cho người hưởng lợi khi nhận được yêu cầu từ ngân hàng mở L/C được gọi là: A. Ngân hàng thông báo C. Ngân hàng bồi hoàn B. Ngân hàng chỉ định D. Ngân hàng xác nhận 21. Nếu L/C nêu: Thời hạn giao hàng: Lô đầu: T- shirt, thời hạn giao hàng: 20/06/2007 - Lô thứ 2: váy, thời hạn giao hàng trễ nhất là: 01/07/2007 Giao hàng có hiệu lực đối với 2 lô riêng biệt. Đối với lô hàng đầu, người thụ hưởng giao hàng T- shirt vào ngày 21/06/2007 và ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do lô hàng đầu bị giao trễ. 7
  8. Đối với lô thứ 2, người thụ hưởng giao mặt hàng váy vào ngày 30/06/2007 và xuất trình chứng từ đến ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán. Theo UCP 500, câu nào sau đây là đúng?. A. Ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán do thời hạn giao hàng được quy định trên L/C là chưa tuân thủ đúng. B. Ngân hàng phát hành có thể từ chối thanh toán do người thụ hưởng không giao lô hàng thứ 2 vào ngày 01/07/2007 như đã quy định trên L/C. C. Ngân hàng phát hành có thể không từ chối thanh toán đối với cả 2 lô hàng do ngày giao hàng trể nhất của lần giao hàng quy định là ngày 01/07/2007. D. Ngân hàng phát hành không thể từ chối bởi vì lần giao hàng thứ 2 được xếp trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. 22. Nếu L/C quy định Hoá đơn thương mại được lập làm 4 bản, câu nào sau đây là đúng? A. Người thụ hưởng có thể xuất trình 02 bản chính và 02 bản sao của Hoá đơn thương mại. B. Người thụ hưởng có thể xuất trình 04 bản chính của Hoá đơn thương mại. C. Người thụ hưởng có thể xuất trình 04 bản sao của Hoá đơn thương mại. D. Người thụ hưởng có thể xuất trình ít nhất 01 bản chính hoá đơn thương mại cộng với 04 bản sao của Hoá đơn thương mại. 23. Người hưởng lợi có thể giảm thiểu sự thất bại do các rủi ro khi tuân thủ theo các điều kiện của L/C bằng cách: A. Đọc tất cả các điều kiện của L/C một cách cẩn thận ngay khi nhận được L/C. B. Ngay lập tức yêu cầu tu chỉnh các điều kiện của L/C nếu có điều kiện nào khác với Hợp đồng ngoại thương được ký kết hoặc người hưởng lợi thấy khó có thể thoả mãn bất kỳ điều kiện nào của L/C. C. Đầu tiên là giao hàng để tránh rủi ro do giao hàng trễ, sau đó ngay lập tức yêu cầu tu chỉnh các điều kiện của L/C nếu thấy điều kiện nào đó khác so với Hợp đồng ngoại thương ký kết, hoặc nếu người thụ hưởng thấy khó có thể tuân thủ yêu cầu của L/C. D. Yêu cầu xác nhận L/C thông qua một ngân hàng tại nước người thụ hưởng. 24. Điều kiện Incoterms nào mà trong đó người bán chịu trách nhiệm thông quan hàng nhập khẩu?. A. FCA B. EXW C. DDP D. FOB 8
  9. 25. Các rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường biển sẽ loại trừ rủi ro: A. Động đất C. Hư hỏng do chính hàng hoá đó gây nên. B. Tổn thất chung. D. Tàu mắc cạn 26. Một lô hàng sau khi đã được giao, ai là người sẽ xuất trình chứng từ theo quy định cho ngân hàng thương lượng để yêu cầu thanh toán theo quy định trên L/C: A. Người bán. C. Người gởi hàng. B. Người mua. D. Người nhận hàng. 27. Chứng từ nào thể hiện hàng hoá được vận chuyển đi thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng?. A. Vận đơn chạy suốt C. Vận đơn đi thẳng. B. Vận đơn theo lệnh. D. Vận đơn được cấp ở cảng trung chuyển. 28. Chứng từ nào sau đây được dùng để đổi lấy vận đơn đường biển?. A. Thư chỉ thị của người gởi hàng. C. Biên lai thuyền phó. B. Phiếu đặt chổ trên tàu. D. Bản lược khai hàng 29. Một công ty giao nhận hàng lẻ/người gom hàng lẻ cung cấp dịch vụ đến khách hàng và phát hành bản gốc: A. Vận đơn đường biển. B. Vận đơn của người giao nhận/Vận đơn sơ cấp. C. Vận đơn trung chuyển hàng. D. Vận đơn vận chuyển dành cho vận tải đa phương thức. 30. Quốc gia xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu có nghĩa là? A. mua hàng hoá C. Nơi hàng hoá được sản xuất ra. B. Nơi hàng hoá được gởi đi. D. Nơi bán hàng hoá đó. 31. Cơ quan/tổ chức cấp giấy chứng nhận xứ xuất hàng hóa tại Việt Nam là: A. VCCI C. Bộ công thương B. Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất D. Tất cả đều đúng 32. Trong các chứng từ sau, chứng từ sở hữu hàng hóa là 9
  10. A. C/O C. D.O. B. B/L. D. Tất cả đều sai 33. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa form A cho mặt hàng giày dép sang thị trường EU do ai cấp? A. VCCI C. Bộ công thương B. Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất D. Tất cả đều đúng 34. Trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến, người thuê tàu luôn luôn là ? A. Người xuất khẩu C. Người xuất khẩu và nhập khẩu B. Người nhập khẩu D. Người xuất khẩu hoặc nhập khẩu 35.Hợp đồng license thuần túy là hợp đồng chuyển nhượng quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ? A. Sở hữu C. Chiếm hữu B. Quyền sử dụng D. Định đoạt 36. Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, công nghệ chuyển giao từ người bán sang người mua bằng cách A. Cung cấp tài liệu D. Tất cả đều đúng B. Đào tạo C. Trợ giúp kỹ thuật 37. Trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa 37. Trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa có quy định dung sai là 10%, nhưng không quy định ai sẽ được quyền chọn dung sai. Người được quyền chọn dung sai sẽ là: A. Người bán B. Người mua C. Người bán hoặc người mua D. Người thuê tàu 38. Trong hợp đồng thuê tàu chuyến có ghi đơn vị thời gian dùng đề tính thời gian làm hàng là: W.W.W.S.H.EX.U.U., có nghĩa là A. Ngày làm việc thời tiết tốt ngày lễ và ngày nghĩ được trừ ra, nếu có làm hàng vẫn tính là ngày làm hàng 10
  11. B. Ngày làm việc thời tiết tốt, ngày lễ và ngày nghĩ được trừ ra, không làm hàng vẫn tính là ngày làm hàng C. Ngày làm việc thời tiết tốt ngày lễ và ngày nghĩ được trừ ra D. Tất cả đều sai 39. Luật thương mại Việt Nam hiện hành được ban hành vào năm A. 1997 B. 2000 C. 2004 D. 2005 40. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực vào: A. Ngày 01/7/2005 B. Ngày 01/1/2006 C. Ngày 01/04/2006 D. Ngày 01/7/2006 Phần 4: Các câu hỏi lựa chọn có nhiều đáp án 1. Nếu L/C quy định “chứng từ do bên thứ 3 lập được chấp nhận”, theo ISBP (International Standard Banking Practice), chứng từ chấp nhận được xuất trình theo quy định của L/C: A. Các chứng từ vận tải thể hiện người gởi hàng khác với người thụ hưởng L/C. B. Hối phiếu được ký phát bởi một người khác với người thụ hưởng L/C. C. Hoá đơn thương mại ký phát do một bên khác với người thụ hưởng L/C. D. Bảng liệt kê trọng lượng hàng giao do bên phát hành khác với người thụ hưởng L/C. 2. Một tín dụng thư yêu cầu xuất trình 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm cho hàng xuất khẩu. Nếu trị giá hàng theo điều kiện CIP trên hoá đơn thương mại là 10.000,00 USD, thì chứng từ bảo hiểm được chấp nhận là: A. Đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm 12.000,00 USD B. Giấy chứng nhận bảo hiểm có số tiền bảo hiểm là 11.000, 00 USD. 11
  12. C. Giấy chứng nhận bảo hiểm có số tiền bảo hiểm là 10.000,00 USD. D. Xác nhận bảo hiểm theo điều kiện mở với trị giá là 10.000,00 USD. 3. Một tín dụng thư quy định giao hàng phải được thực hiện khoảng/vào ngày 27/06/2007. Thời hạn giao hàng nào sau đây có thể được chấp nhận?. A. 20/06/2007 C. 02/07/2007 B. 27/06/2007 D. 03/07/2007 4. Theo UCP 500, phát biểu nào sau đây được chấp nhận? A. Hối phiếu không bắt buộc trong thanh toán L/C trả ngay. B. Hối phiếu là bắt buộc đối với thanh toán L/C có thời hạn. C. Hối phiếu là không bắt buộc nếu thanh toán bằng L/C có thể huỷ bỏ. D. Hối phiếu có thể bắt buộc trong thanh toán L/C trả ngay. 5. Công ty nhập khẩu ABC và Công ty xuất khẩu XYZ thoả thuận mua bán thông qua Hợp đồng mua bán thanh toán bằng L/C khi bán hàng từ cảng Tp. HCM đến cảng New York bằng đường biển, theo Incoterms 2000, điều kiện thương mại nào thường được sử dụng. A. CIF Ho Chi Minh C. CIF New York B. FOB Ho chi Minh D. FOB New York 6. Theo UCP 500, câu phát biểu nào sau đây đúng: A. L/C không thể hiện là có thể hủy ngang hoặc không thể hủy ngang, thì sẽ là có thể hủy ngang. B. Nếu L/C không thể hiện có thể hủy bỏ hoặc không thể hủy bỏ thì sẽ là không thể hủy bỏ. C. Nếu L/C không thể hiện có thể chuyển nhượng hay không, thì sẽ là không thể chuyển nhượng. D. Nếu L/C không thể hiện có thể chuyển nhượng hay không, thì sẽ là có thể chuyển nhượng. 7. Người thụ hưởng có trách nhiệm xem xét một cách cẩn thận L/C nhận được để đảm bảo rằng: A. Người thụ hưởng có thể đáp ứng được yêu cầu của tất cả các chứng từ được quy định trong L/C. B. Tất cả các điều khoản và điều kiện của L/C được tuân thủ. C. L/C là có thể chuyển nhượng được. D. L/C được mở ra phù hợp với Hợp đồng ngoại thương ký kết. 12
  13. 8. Khi điền vào mẫu đơn xin mở thư tín dụng không huỷ ngang, người mở phải đảm bảo rằng: A. Tất cả các nội dung của Hợp đồng ngoại thương phải thể hiện trên đó. B. Tất cả các chỉ dẫn phải rõ ràng và chính xác. C. Các chi tiết quá cụ thể thì không cần phải nêu lên. D. Tất cả các chỉ dẫn phải được quy định một các chính xác dựa trên hình thức thanh toán, sự chấp nhận hoặc thương lượng. 9. Ngay cả khi có các quyền lợi và trách nhiệm quy định trên L/C, người thụ hưởng sẽ đảm bảo vận đơn đường biển (B/L) là: A. Không phải là vận đơn thuê “tàu chuyến” B. Không phải là vận đơn của người chuyên chở. C. Không phải là vận đơn của bên gởi hàng thứ ba quy định trên L/C. D. Không phải là vận đơn không sạch. 10. Phát biểu nào sau đây về Hợp đồng xuất nhập khẩu là đúng? A. Bên bán bên mua có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau B. Hàng hóa luôn luôn di chuyển ra khỏi nước người bán C. Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ D. Hàng hóa thường di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia 11. Điều kiện thương mại nào trong Incoterms 2000 thể hiện người bán giao hàng phải có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu, giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng. A. FCA B. FOB C.CIF D.CIP 12. Dịch vụ nào sau đây do đại lý giao nhận thay mặt nhà xuất khẩu thực hiện: a. Đặt chổ trên tàu c. Dỡ hàng b. Bốc container d. Cả a, b và c 13. Điều kiện nào của Incoterms thể hiện trên hợp đồng trong đó người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm và trả phí bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu?. A.CIF B. CFR C. CIP D. CPT 14. Chứng từ nào sau đây được xem là biên lai nhận hàng của người chuyên chở ? 13
  14. A.Bill of Lading C. Shipper’s Letter of Instruction B. Seaway Bill D. Airway Bill 15. Khi bản thứ nhất vận đơn đường biển gốc được người nhận hàng đổi Lệnh giao hàng thì vận đơn nào trở nên không có hiệu lực?. A. Bản gốc thứ hai. C. Bảo sao đầu tiên. B. Bản gốc thứ ba D. Bản sao thứ hai 16. Điều kiện Bảo hiểm A trong bảo hiểm chuyên chở hàng hoá bằng đường biển loại trừ rủi ro?. A. Bảo hiểm chiến tranh và đình công C. Hư hỏng do bản thân hàng hoá B. Hao hụt thông thường D. Bảo hiểm tàu mắc cạn 17. Vận tải đa phương thức có những thuận lợi nào sau đây? A. Cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh hơn. B. Giảm chi phí xuất khẩu. C. Tiết kiệm chi phí. D. Giảm gánh nặng về chứng từ và các thủ tục khác. 18. Thông thường, vận đơn đường biển có chức năng nào sau đây?. A. Bằng chứng của Hợp đồng chuyển chở hàng hoá. B. Biên nhận hàng của người chuyên chở. C. Chứng từ quyền sở hữu hàng hoá D. Chứng từ khiếu nại người chuyên chở 19. Xuất khẩu hàng hoá đi từ Việt nam sang quốc gia không được hưởng bất kỳ sự ưu đãi nào, nhà xuất khẩu sẽ lập giấy chứng nhận xuất xứ Form nào?. A. From A C. Form B B. Form O D. Form E 20. Trước khi vận chuyển hàng khỏi khu vực kiểm soát của Hải quan một nước, người chủ hàng hoặc đại lý được yêu cầu xuất trình những giấy tờ nào?. A. Tờ khai hàng xuất/nhập khẩu được phép thông quan. B. Đơn bảo hiểm 14
  15. C. Thư tín dụng. D. Bản sao chứng thừ giao hàng. 21. Trong giao dịch thương mại quốc tế, các phương thức thanh toán khác nhau đạt được dựa trên mối quan hệ chính giữa: A. Người mua C. Người bán. B. Người bảo hiểm D. Người được bảo hiểm. Câu 2: Thuật ngữ “chiết khấu” có nghĩa là a) Thanh tóan ngay lập tức b) Kiểm tra chứng từ rồi gửi chứng từ đến NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C yêu cầu thanh toán c) Kiểm tra chứng từ và thanh toán trước ngày đáo hạn Câu 3: Đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng thương mại phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi a) Đúng 15
  16. b) Sai Câu 4.Phương tiện thanh tóan có nhiều tiện ích, tiết kiệm tiền mặt, an toàn đơn giản linh hoạt a) Hối phiếu b) Lệnh phiếu c) Séc d) Thẻ Câu 5: Loại L/C nào sau đây đc coi là phương tiện tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu a)Irrevocable credit b)Red clause credit c)Revolving credit d)Irrevocable transferable credit Câu 7: Theo UCP 600, khi L/C ko quy định thời hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu là: a) 5 ngày làm việc của NH b) 5 ngày sau ngày giao hàng c) 21 ngày sau ngày giao hàng d) 21 ngày sau ngày giao hàng nhưng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C đó Câu 8: Trong mọi hình thức nhờ thu, trách nhiệm của Collecting Bank là: a) Trao chứng từ cho nhà nhập khẩu b) Khống chế chứng từ cho đến khi nhà nhập khẩu trả tiền c) Khống chế chứng từ cho đến khi nhà nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu d) Tất cả các câu trên đều ko chính xác Câu 9: Chiết khấu miễn truy đòi trong thanh toán tín dụng chứng từ thực chất là mua đứt bộ chứng từ hàng hóa: a) Đúng b) Sai Câu 10: Ngày giao hàng được hiểu là: a) Ngày “Clean on board” trên B/L b) Ngày phát hành B/L c) Tùy theo loại B/L sử dụng C. vì nếu trên vận đơn ko có ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng thì ngày fát hành vận đơn chính là ngày giao hàng. Còn nếu trên vận đơn được fát hành sau khi hàng hóa được bốc lên tàu thì ngày “lên tàu” được xem là ngày giao hàng. Câu 12: NH chuyển chứng từ (remitting bank) phải kiểm tra nội dung các chứng từ liệt kê trên yêu cầu nhờ thu nhận được từ người nhờ thu, là: a) Đúng 16
  17. b) Sai B. Vì các NH chuyển chứng từ chỉ là trung tâm thanh toán, chỉ thực hiện việc chuyển chứng từ theo đúng những chỉ thị trong nhờ thu và trong nội dung phù hợp với quy định của URC được dẫn chiếu mà ko có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung các chứng từ Câu 14: Người quyết định cuối cùng rằng bộ chứng từ có phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C là a) Issuing bank b) Applicant c) Negotiating bank d) Reimbursement bank A. Vì NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH chịu trách nhiệm chính về việc thanh toán giá trị của tín dụng. KHi NH thanh tóan gửi bộ chứng từ đến, NHFH phải kiểm tra xem có fù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng ko. Nếu fù hợp thì trả tiền cho NH thanh toán, nếu ko fù hợp NH có quyền từ chối việc hoàn lại số tiền đã thanh toán Câu 15: Không thể sử dụng 2 đồng tiền trong cùng 1 hợp đồng thương mại, là: a) Đúng b) Sai B. Vì trong HĐTM có thể dùng đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh tóan là 2 đồng tiền khác nhau, tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên Câu 17: Để hạn chế rủi ro khi áp dung thanh tóan nhờ thu, nhà xuất khẩu nên lựa chọn hối phiếu trơn, là a) Đúng b) Sai B. Vì phương thức thanh toán nhờ thu trơn là phương thức thanh toán ko kèm chứng từ. Vì vậy ko đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của người nhập khẩu ko có sự ràng buộc lẫn nhau người xuất khẩu gặp nhiều rủi ro Câu 18: UCP 500 là văn bản pháp lí bắt buộc tất cả các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ phải thực hiện là a) Đúng b) Sai B. Vì UCP 500 là loại văn bản mang tính pháp lí tùy ý , ko mang tính chất bắt buộc. Tính bắt buộc chỉ thể hiện khi các bên liên quan đã tuyên bố áp dụng nó và dẫn chiếu trong L/C. Câu 19: Lợi thế của nhà nhập khẩu trong D/P và D/A là như nhau a) Đúng b) Sai 17
  18. B. Đối với D/A nhà nhập khẩu đc sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán ko bị sức ép về vốn rủi ro thuộc về người XK. Đối với D/P nhà nhập khẩu phải trả tiền rồi mới đc nhận hàng, bị sức ép về vốn rủi ro thuộc về người NK như hàng ko đúng chất lượng, yêu cầu, thời gian Câu 20: Một B/L hoàn hảo bắt buộc phải có từ hoàn hảo (clean) trên bề mặt của vận đơn đó, là a) Đúng b) Sai B. Vận đơn sạch là vận đơn trên đó thuyền trưởng ko viết gì vào vận đơn hoặc viết vào đó nhưng nói tất cả hàng hóa nhìn bề ngoài đều đảm bảo quy cách đóng gói xuất khẩu. Vì vậy 1 B/L hoàn hảo ko nhất thiết phải có từ clean trên bề mặt Câu 23: Trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn (Clean Collection), nhà xuất khẩu phải xuất tình chứng từ nào qua NH: a) Bill of Lading b) Bill of Exchange c) Invoice d) C/O B. Vì trong phương thức nhờ thu trơn chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Các chứng từ thương mại do bên XK chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu, ko qua NH. Mà các chứng từ B/L, invoice, C/O lại là các chứng từ thương mại, chỉ có B/E là chứng từ tài chính Câu24: 1 NH đã xác nhận thư tín dụng thì phải có trách nhiệm xác nhận những sửa đổi của L/C đó: a) Đúng b) Sai B. Vì NH xác nhận là NH do người thụ hưởng ko tin tưởng vào khả năng thanh toán của NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH nên họ thường yêu cầu NH có uy tín trong lĩnh vực tài chính tiền tệ xác nhận vào thư tín dụng, vì vậy NH xác nhận chịu trách nhiệm thanh tóan số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng. Còn trách nhiệm xác nhận những sửa đổi trong L/C đó do NHFH chịu trách nhiệm Câu 25: Bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở để a) Nhà xuất khẩu đòi tiền NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C b) Nhà nhập khẩu hòan trả NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH số tiền đã thanh tóan cho người thụ hưởng c) NH xác nhận thực hiện cam kết thanh toán d) Tất cả các câu trên đều đúng 18
  19. D. Vì nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ fù hợp với đk quy định của L/C, NH bên NK (NHFH) sẽ thanh toán giá trị L/C cho người thụ hưởng. Sau đó NH sẽ giao lại bộ chứng từ hoàn hảo này cho NH NK để họ nhận hàng với đk nhà nhập khẩu phải thanh toán bồi hoàn giá trị L/C cho NH theo hợp đồng đã kí kết. Trong trường hợp sử dụng L/C xác nhận thì khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ fù hợp với đk của L/C thì sẽ đc chấp nhận thanh toán giá trị L/C như cam kết. Câu 27: Sửa đổi L/C chỉ được thực hiện bởi NH đã FH L/C đó, là a) Đúng b) Sai A. Vì trong thanh toán tín dụng chứng từ NHFH chịu trách nhiệm thanh toán, nên rủi ro thanh toán thuộc về NHFH. Vì vậy NHFH là người có quyền quyết định sửa đổi bổ xung các điều khoản của L/C Câu 28: Thông báo sửa đổi thư tín dụng cho người hưởng lợi chỉ được thực hiện bởi NH đã thông báo L/C đó, là: a) Đúng b) Sai A. VÌ trong tín dụng chứng từ NH thông báo có trách nhiệm chuyển thư tín dụng và thông báo cho người XK. Nên sau khi L/C đc sửa đổi bổ xung thì những nội dung sửa đổi, bổ xung sẽ đc gửi tới người XK thông qua NH thông báo Câu 30: L/C quy định cho phép xuất trình chứng từ tại VCB. Chứng từ được xuất trình tại EIB và EIB đã chuyển chứng từ tời NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C để đòi tiền. Ngân hàng FH từ chối thanh toán, là: a) Đúng b) Sai A. Vì trong L/C quy định xuất trình chứng từ VCB, thì chỉ khi chứng từ đc xuất trình tại VCB thì mới đc thanh toán còn xuất trình tại ICB thì sẽ ko đc thanh tóan mặc dù chứng từ L/C hợp lệ. Vì vậy NHFH từ chối thanh tóan vì chứng từ ko đc xuất trình đúng quy định Câu 32: Trong thanh toán tín dụng chứng từ người trả tiền hối phiếu là a) Xuất khẩu b) Nhập khẩu c) NHFH d) NHTT C. Vì trong thanh toán tín dụng chứng từ thì NHFH có trách nhiệm chính về việc thanh toán giá trị của tín dụng 19
  20. Câu 33: Khi nhận đc các chỉ thị ko đầy đủ hoặc ko rõ ràng để thông báo thư tín dụng thì ai có trách nhiệm phải cung cấp các thông tin cần thiết ko chậm trễ để giúp NHTB xác minh tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng a) XK e) NHXK b) NK f) NHCK c) NHFH g) NHHT d) NHTB h) NHTT C. Vì NHFH là NH biết rõ tình hình tài chính thẩm định các thông tin của người NK, sau khi xem xét kĩ lưỡng thì NHFH fát hành thư tín dụng và gửi thư tín dụng này cho ngừơi XK thông qua NHTB. VÌ vậy khi các chỉ thị ko rõ ràng thì để xác minh tính chân thật bề ngòai của thư tín dụng thì phải gặp NHFH Câu 39: Sử dụng D/P kì hạn trong thanh toán nhờ thu an toàn cho nhà xuất khẩu hơn D/A là a) Đúng b) Sai A. VÌ D/P là phương thức mua bán trả tiền ngay, sau khi người NK trả tiền thò mới đc nhận hàng. Còn D/A là fương thức mua bán chịu, người chấp nhận chỉ phải kí chấp nhận trả tiền vào hối phiếu kì hạn thì sẽ đc NH trao chứng từ hàng hóa Người XK dễ gặp rủi ro trong thanh tóan Câu 41: Người kí fát B/E là: a) Ngân hàng b) Xuất khẩu c) Tùy thuộc B/E sử dụng B. Vì hối phiếu là 1 mệnh lệnh trả tiền vô đk do người Xk kí fát đòi tiền người nhập khẩu sau khi nhà xuất khẩu giao hàng hóa dvụ Câu 44: Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên hữu quan chỉ giao dịch căn cứ vào: a) Chứng từ b) Hàng hóa, dịch vụ c) Các giao dịch khác mà chứng từ mà có thể liên quan đến A. Vì tín dụng chứng từ là 1 văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH sẽ chịu trách nhiệm trả tiền cho các bên liên quan, khi họ xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khỏan, đk của thư tín dụng đã đc thực hiện đầy đủ vì vậy tín dụng chứng từ chỉ căn cứ vào các chứng từ khi giao dịch mà ko căn cứ vào hàng hóa dvụ 20
  21. Câu 45: Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh tóan trong HĐTM phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi là: a) Đúng b) Sai B. Vì đồng tiền tính tóan và đồng tiền thanh toán sử dụng trong HĐTM là do sự thoả thuận của 2 bên XK và NK, nó có thể là đồng nội tệ, ngoại tệ mạnh hoặc đồng tiền của nước thứ 3, đồng tiền chung Câu 51: Trong TMQT khi tỷ giá hối đoái tăng (theo pp yết giá trực tiếp) thì có lợi cho ai? a) Nhà xuất khẩu b) Nhà nhập khẩu c) NH d) Tất cả các bên A. Vì khi tỷ giá tăng (yết theo pp trực tiếp) thì đồng nội tệ giảm giá, đồng ngoại tệ lên giá. Khi đó nhà xuất khẩu là người thu tiền về, do đó khi có ngoại tệ họ đổi ra đồng nội tệ và họ sẽ thu đc nhiều nội tệ hơn Câu 52: Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào sau đây là chứng từ thương mại? a) Draft b) Promissory note c) Cheque d) Invoice D. Vì theo URC 522 của ICC, chứng từ tài chính gồm draft, promissory note, cheque; chứng từ thương mại invoice, contract, B/L Câu 53:Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào sau đây là chứng từ thương mại a) Draft b) Promissory c) Cheque d) C/O D. Vì theo URC 522 của ICC thì chứng từ tài chính bao gồm: draft, promissory note, cheque. Còn chứng từ thương mại bao gồm: Invoice, B/L, C/O, contract chứng từ thương mại là C/O Câu 60: Mục “người nhận hàng” ở vận đơn đường biển trong bộ chứng từ thanh tóan nhờ thu là ai ? a) NH NK b) Người NK c) Đại diện của người XK d) NH đc chỉ định 21
  22. B. Trong thanh tóan nhờ thu NH chỉ làm trung gian thanh tóan mà ko phải là người thanh toán nên ko chịu rủi ro thanh tóan, người thanh toán là người NK nên mục người nhận hàng là người nhập khẩu Câu 63: Theo URC 522 của ICC chứng từ nào dưới đây là chứng từ tài chính a) Invoice b) Contract c) Bill of lading d) Bill of exchange D. Vì chứng từ tài chính là những chứng từ đc sử dụng để thanh tóan hàng hóa, dvụ, bao gồm hối phiếu (Bill of exchange); lệnh phiếu (Promissory note); sec (cheque). Còn chứng từ thương mại bao gồm: chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm như invoice, contract, bill of lading, C/O Câu 64: Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào dưới đây là chứng từ tài chính a) Promissory note b) Contract c) Invoice d) C/O A. Vì theo URC 522 của ICC thì chứng từ tài chính bao gồm:Draft, promissory note, cheque; chứng từ thương mại gồm C/O, B/L, invoice, contact chứng từ tài chính là promission note. Câu 67: Trong L/C điều khỏan về hàng hóa ko xuất hiện con số dung sai và cũng ko có các thuật ngữ “For”, “about”, “circa”. Theo UCP 500 của ICC thì đc hiểu dug sai ntn? a)Ko b)+10% c)+5% d)+3% C. Theo điều 39b-UCP500 trong L/C điều khỏan về hàng hóa ko xuất hiện con số dung sai và cũng ko có thuật ngữ “for”, “about”, “circa” thì dung sai đc hiểu là +5% Câu 68: Người nhận hàng ở vận đơn đường biển trong bộ chứng từ thanh tóan L/C là ai? a)Người nhập khẩu b)Đại diện của người NK c)Theo lệnh của NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C d)NH đc chỉ định C. Vì NHPH là người chịu trách nhiệm thanh tóan, nên để tránh rủi ro cho mình thì NHPH yêu cầu giao hàng theo lệnh của mình Câu 69: Khi nào giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đc kí fát 22
  23. a)Trước ngày giao hàng b)Cùng ngày giao hàng c)Sau ngày giao hàng d)Do NH đc lựa chọn B. Vì nếu muộn hơn thì hàng hóa ko đc bảo hiểm trong 1 thời gian nhất định dễ phải chịu tổn thất khi mua bảo hiểm sau ngày giao hàng, còn nếu ko phải bắt buộc mua bảo hiểm trước ngày giao hàng thì ko phải mua tránh lãng fí vốn (đối với L/C thì để đc mở L/C nhà nhập khẩu phải mua bảo hiểm trước khi L/C đc mở, kí hậu chứng từ và chuyển cho NH mở L/C NH mở L/C là người hưởng lợi bảo hiểm) Câu 70: Ngày kí fát hóa đơn thương mại là ngày nào a)Trước ngày giao hàng b)Sau ngày chứng nhận bảo hiểm c)Sau ngày vận đơn đường biển d)Do người vận chuyển quyết định A. Vì hóa đơn thương mại là 1 loại chứng từ kế toán do nhà xuất khẩu thiết lập, trong đó bao gồm các nội dung tên nhà xuất khẩu, NK, số hiệu, ngày tháng và nơi lập, chữ kí của người lập và mô tả về hàng hóa, đơn giá, số lượng hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa, đk giao hàng vì vậy, nó đc xuất trình khi 2 bên tham gia kí kết hợp đồng và đc nhà nhập khẩu chấp nhận những nội dung trong hóa đơn đó thì hợp đồng thương mại mới xảy ra nó đc kí fát trước khi giao hàng Câu 71:Khi nào vận đơn đường biển đc kí fát a)Trước ngày hối phiếu trả ngay b)Trước ngày bảo hiểm c)Trước ngày hóa đơn thương mại d)Sau ngày hóa đơn thương mại D. Vì nếu ko ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng trên vận đơn thì ngày fát hành (kí fát) vận đơn chính là ngày giao hàng. Nếu trên vận thể hiện ngày tháng “lên tàu” khác ngày fát hành vận đơn thì ngày lên tàu đc xem là ngày fát hành vận đơn cho dù fát hành trước hoặc sau vận đơn, mà hàng hóa thương mại đc kí fát trước ngày giao hàng vận đơn đường biển đc kí fát sau ngày hóa đơn TM Câu 72: Trong bộ chứng từ thanh tóan L/C quy định xuất trình “Insurrance policy” thì phải xuất trình a)Insurrance certificate b)Insurrance policy c)Insurrance certificate or Insurrance a policy d)Covernote 23
  24. B. Vì theo quy định của L/C là phải xuất trình bộ chứng từ fù hợp với yêu cầu của L/C yêu cầu xuất trình là Insurrance policy thì phải xuất trình đúng Insurrance policy, nếu xuất trình ko đúng thì bộ chứng từ đó coi là ko fù hợp ko đc thanh tóan Câu 73:Trong hợp đồng thanh toán chậm nhà xuất khẩu nên chọn hối phiếu gì? a)Trả ngay b)Có kí chấp nhận c)Hối phiếu NH d)Có bảo lãnh D. VÌ hối phiếu có bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh phải là tài chính, DN có uy tín về tài chính khả năng thanh tóan cho nhà xuất khẩu đc đảm bảo Nhà xuất khẩu hạn chế đc rủi ro Câu 74: Trong hối phiếu thương mại “Blank endorsed” đc hiểu là gì ? a)Ko kí hậu b)Kí hậu ghi rõ tên người chuyển nhượng và người đc chuyển nhượng c)Kí hậu ghi tên người chuyển nhượng d)Kí hậu ghi tên người đc chuyển nhượng C. Blank endorsed: kí hậu để trống. Khi kí hậu để trống, nghĩa là chỉ có người chuyển kí, ko đề tên người đc nhận Câu 75: Trong thương mại quốc tế nhà xuất khẩu nên sử dụng sec gì? a)Theo lệnh b)Gạch chéo c)Đích danh d)Xác nhận D. Vì séc xác nhận là sec đc NH xác nhận việc trả tiền đảm bảo khả năng thanh tóan cho nhà xuất khẩu nhà xuất khẩu hạn chế đc rủi ro Câu 76: Trong quan hệ thương mại quốc tế khi các bên tham gia hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau thì nên sử dụng phương thức thanh tóan nào? a)Chuyển tiền b)Mở tài khỏan ghi sổ c)Nhờ thu trơn d)Tín dụng chứng từ A. Vì chuyển tiền là phương thức thanh tóan quốc tế đơn giản nhất về thủ tục và thực hiện nhanh chóng Câu 77: Người thiết lập các điều khỏan nhờ thu D/P là ai? a)Importer b)Exporter c)Remiting 24
  25. d)Collecting bank B. VÌ exporter lập lệnh nhờ thu nên các điều khỏan trong lệnh nhờ thu là do exporter thiết lập Câu 78: Trong thương mại quốc tế người yêu cầu sử dụng hình thức thanh tóan chuyển tiền (T/T; M/T) là ai? a)Người NK b)Người XK c)NH bên NK d)NH bên XK A. Vì người NK là người yêu cầu chuyển tiền để trả cho người XK. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà người NK yêu cầu sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền (M/T; T/T) Câu 79: VÌ sao trong thanh toán fi mậu dịch tại NH, tỷ giá mua ngoại tệ tiền mặt lại thấp hơn tỷ giá mua chuyển khoản? a)NH ko thích nhận tiền mặt b)NH thích nhận bằng chuyển khoản c)Cung ngoại tệ tiền mặt nhiều d)CF cho tiền mặt cao D. Câu 80: Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng với L/C gốc phải ntn? a)Trước b)Sau c)Cùng ngày d)Tùy người giao hàng chọn A. Vì sau khi nhận đc L/C do người NK mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp để mở 1 L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu Nhà xuất khẩu sau khi có L/C mới gửi tới NH người NK, nhà xuất khẩu nhận đc hàng hóa từ L/C mới này và tiến hành giao lại hàng hóa này cho bên NK mở L/C gốc đc sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian (người XK này đóng vai trò là trung gian) Câu 81:Trong phương thức gia công thương mại quốc tế các bên có thể áp dụng loại L/C nào dưới đây: a)Irrevocable credit b)Confirmed credit c)Reciprocab credit d)Red Clause credit C. Reciprocal L/C: Thư tín dụng đối ứng: là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đã mở ra. L/C đối ứng đc sử dụng trong phương thức gia công thương mại đối ứng 25
  26. Câu 82: Ở VN tổ chức nào fát hành C/O? a)Người XK b)Ngân hàng thương mại c)Phòng thương mại và công nghiệp VN d)Vinacontrol C. Vì C/O_Certificate of origin: giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại và công nghiệp fát hành Câu 83: Bảo lãnh thanh toán hàng hóa XNK có lợi cho ai? a)Người NK b)Người XK c)Ngân hàng NK d)Ngân hàng XK B. Vì đảm bảo khả năng thanh tóan cho nhà xuất khẩu nhà xuất khẩu ko phải chịu rủi ro trong thanh tóan Câu 84: Một hợp đồng thương mại đc bảo lãnh thanh tóan sẽ có lợi cho ai a)Người XK b)Người NK c)NH NK d)NH XK A. Vì như vậy người XK sẽ đc đảm bảo khả năng thanh tóan tránh đc rủi ro trong thanh tóan Câu 85:Trong L/C điều khoản về hàng hóa sử dụng các thuật ngữ “for”, “about”, “circa”- chỉ số lượng hàng hóa theo UCP500 của ICC thì dung sai là bao nhiêu a)Không b)+10% c)+5 % d)+3% B. Theo điều 39a của UCP 500 thì khi sử dụng các thuật ngữ “for”, “ about”, “circa” thì dung sai cho fép là +10% Câu 86: Bộ chứng từ thương mại quốc tế đc lập theo yêu cầu của ai? a)Nhà xuất khẩu b)Nhà nhập khẩu c)NH NK d)NH XK B. Vì nó là căn cứ để nhà nhập khẩu xác định xem hàng hóa có đc giao đúng như thỏa thuận trong hợp đồng hay ko, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, ngày giao hàng có đúng ko? Để 26
  27. nếu có tranh chấp xảy ra thì nhà nhập khẩu có bằng chứng để khởi kiện. Mặt khác nó cũng là căn cứ để nhà nhập khẩu nhận đc hàng hóa khi xuất trình đc bộ chứng từ Câu 87: Theo UCP 500 của ICC trong chứng từ bảo hiểm nếu ko quy định rõ số tiền đc bảo hiểm thì số tiền tối thiểu phải là bao nhiêu? a)100%giá CIF b)110%giá CIF c)110%giá FOB d)100%giá hóa đơn B. Vì theo điều 34 UCP 500 quy định, trong chứng từ bảo hiểm nếu ko quy định rõ số tiền đc bảo hiểm thì số tiền tối thiểu phải là 110% giá CIF (trong đó 100%giá trị hợp đồng, 10% fụ trội: các khỏan CF, bù đắp phần lợi nhuận dự tính) Câu 88: NH kiểm tra chỉ chấp nhận thanh tóan loại vận đơn nào dưới đây a)Receive for shipment B/L b)Clean B/L c)Clean shipped on board B/L d)Order B/L endorsement in blank C. Vì clean shipped on board B/L_vận đơn sạch khi hàng đã đc xếp lên boong tàu của vận đơn đường biển sau khi hàng hóa đã đc xếp lên boong tàu thì nhìn bề ngòai đều đảm bảo quy cách đóng gói, số lượng chủng loại Câu 89:Trong phương thức thanh tóan nhờ thu trơn (clean collection) người XK phải xuất trình chứng từ nào? a)Bill of lading b)Bill of exchange c)Invoice d)Contract B. Vì trong phương thức thanh tóan nhờ thu trơn thì nhà nhập khẩu ủy nhiệm cho NH fục vụ mình thu hộ tiền ở người NK, chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Các chứng từ thương mại do bên XK chuyển giao trực tiếp cho bên NK, ko qua NH.Vì B/E là hối phiếu Người XK chỉ phải xuất trình B/E Câu 90: Ai là người kí fát hồi phiếu L/C a)Người XK b)NH thông báo c)Người thụ hưởng d)NH đc ủy quyền C. Vì sau khi nhận đc thư tín dụng và chấp nhận nội dung thư tín dụng thì tiến hành giao hàng theo đk hợp đồng.Sau khi hòan thành việc giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán theo tín 27
  28. dụng, gửi tới NH fục vụ mình đề nghị thanh tóan Người kí fát hối phiếu L/C là người thụ hưởng Câu 91: Một chứng từ có ngày kí sau ngày lập chứng từ thì từ ngày fát hành là: a)Ngày lập b)Ngày kí c)Có thể ngày lập hoặc ngày kí d)Do NH tự quyết định B. Vì khi chứng từ có chữ kí thì mới đảm bảo theo đúng quy định của PL và khi đó nó mới có hiệu lực thi hành (đảm bảo đc giá trị pháp lí nếu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra) Câu 92: Ai là người quyết định sửa đổi L/C a)Người NK b)Người XK c)NH thông báo d)NH fát hành D. Vì NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH là người chịu trách nhiệm thanh tóan, nên là người có quyền quyết định sửa đổi L/C Câu 93:L/C đc xác nhận có lợi cho ai? a)Người NK b)Người XK c)NHFH d)Ngân hàng thông báo C. Vì khi L/C đc xác nhận thì người XK hạn chế rủi ro thanh toán vì lúc này người XK có 2 phương án xuất trình chứng từ là: Xuất trình cho NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH để đc thanh tóan; xuất trình chứng từ đến NH xác nhận để đc thanh tóan.NH ko đc fép từ chối mỗi khi nhận đc chứng từ hợp lệ theo L/C Câu 94: Tiền kí quỹ xác nhận L/C do ai trả a)Người NK b)Người XK c)NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C d)NH thông báo C. Vì NH xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng trả thay NHFH khi nhận đc bộ chứng từ fù hợp từ người thụ hưởng. Vì vậy NH này yêu cầu NHFH phải đặt tiền kí quỹ xác nhận Câu 95: Những chứng từ nào có thể do bên thứ 3 cấp theo yêu cầu của L/C “Third party documents acceptable” a)Draft 28
  29. b)Invoice c)C/O d)Packing list C/O (certificate of origin) giấy chứng nhận xuất xứ. Giấy này có thể đc cấp bởi nhà sx hoặc các tổ chức pháp nhân có thẩm quyền cấp để chứng nhận nguồn gốc xuất xứ Câu 96: 1 L/C giao hàng đk CIF và yêu cầu 1 giấy chứng nhận bảo hiểm trong số các loại sau, giấy chứng nhận nào đc chấp nhận a)Bảo hiểm đóng 100% giá trị hóa đơn b)Bảo hiểm đóng 120% CIF c)Bảo hiểm 110% CIF, nếu L/C ko quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu d)Bảo hiểm 110% số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định trong L/C C. Vì theo điều 34ii về chứng từ bảo hiểm trong UCP 500 quy định thì số tiền bảo hiểm thág = 110% giá trị CIF hoặc 110% CIP, 110% giá hóa đơn , nếu L/C ko quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu Câu 97:Theo UCP 500 của ICC hối phiếu có thể đc kí fát với số tiền ít hơn giá trị hóa đơn ko? a)Ko b)Có c)Tùy theo NH quy định d)Tùy theo nhà xuất khẩu quy định B. VÌ theo điều 39 của UCP 500 về dung sai số tiền, số lượng, đơn giá trong tín dụng thì nếu ko có “about”. “approximately”, “circa” thì dung sai đc fép là +5%. Còn nếu có “about”, “approximately” thì dung sai đc fép là +10% Câu 98: Tài khoản NOSTRO là tài khỏan tiền gửi của 1 NH mở ở đâu? a)NH ở nước ngòai bằng ngọai tệ b)NH nước ngòai bằng ngoại tệ c)NH trong nước bằng ngoại tệ d)NH trong nước bằng nội tệ A. Vì tài khỏan NOSTRO là TK tiền gửi thanh toán của 1 ngân hàng (nội địa) mở tại 1NH nước ngòai bằng ngoại tệ Câu 99: Kí quỹ mở L/C sẽ có lợi cho ai? a)Người NK b)Người XK c)NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH d)NH thông báo 29
  30. C. Vì NHFH tận dụng đc khỏan kí quỹ của khách hàng tăng các hoạt động khác của NH, do NH có thêm 1 lượng vốn quan hệ tín dụng đc mở rộng, các dvụ của NH cũng đc mở rộng do việc cung cấp dvụ thanh tóan cho KH. Tăng cường mqh với các đại lí làm tăng tiềm năng KD đối ứng giữa các NH Câu 100: Ai là người kí quỹ mở L/C nhập khẩu? a)Người NK b)Người XK c)NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH d)NH thông báo A. Vì người NK khi đề nghị NH mở L/C thì NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH yêu cầu người NK phải kí quỹ cho NH theo tỷ lệ nhất định NH mới mở L/C và chịu trách nhiệm thanh tóan Câu 101: Hình thức mở L/C (thư, điện ) do ai quyết định a)Người NK b)Người XK c)NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH d)NH thông báo A. Vì tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể mà nhà nhập khẩu đề nghị NH mở L/C. Mở L/C bằng thư hay điện, vì mỗi hình thức mở L/C khác nhau thì fí mở cũng khác nhau. Nên là người mở thì có quyền quyết định mở theo hình thức nào Câu 102: Là người NK trong thanh tóan L/C, nếu đc chọn loại L/C thì ko nên chọn loại nào? a)Irrevocable credit b)Irrevocable confirmed credit c)Revoling credit d)Red clause credit Câu 103: Người chịu trách nhiệm thanh tóan cho người thụ hưởng trong thanh tóan L/C là ai? a)Người NK b)NHFH c)NH thông báo B Câu 104: Trong các loại L/C sau loại nào người trung gian ko phải lập chứng từ hàng hóa? a)Irrvocable credit b)Transferable credit c)Back to back credit 30
  31. d)Revoling credit B. Vì transferable credit (thư tín dụng chuyển nhượng) Lọai L/C này đc áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi thứ nhất ko đủ số lượng hàng hóa để XK hoặc ko có hàng, họ chỉ là người môi giới thương mại nên đã đc chuyển nhượng 1 fần hay tòan bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cho những người hưởng lợi thứ 2. Những người hưởng lợi này sẽ tiền hành giao hàng và người lập chứng từ hàng hóa để gửi tới NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C (bên NK) Câu 105: Trong thanh toán L/C người NK dựa vào văn bản nào để kiểm tra chứng từ thanh tóan? a)Hợp đồng b)L/C c)Thỏa ước Nh d)Hợp đồng và L/C B Câu 106: Giả sử người XK ko giao hàng nhưng xuất trình đc bộ chứng từ fù hợp với điều khỏan của L/C thì NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH xử lí ntn? a)Vẫn thanh tóan b)Ko thanh tóan c)Thanh tóan 50% giá trị d)Tùy NH quyết định Câu 107: NH nước A muốn trả tiền cho NH nước B nhưng giữa 2 NH này chưa thiết lập quan hệ đại lí hỏi việc thanh tóan có thể thực hiện đc ko? a)Có b)Ko c)Tùy thuộc NH A d)Tùy thuộc NH B A. Đc thanh tóan qua trung gian (bên thứ 3) Câu 108: Ngày xuất tronh chứng từ trong thanh tóan L/C phải là ngày nào? a)Trước hoặc cùng ngày giao hàng b)Cùng ngày giao hàng c)Sau ngày giao hàng d)Trước hoặc cùng ngày hết hạn hiệu lực L/C C. Vì sau khi giao hàng xong thì nhà xuất khẩu mới tiến hành lập chứng từ và mới có cơ sở để lập chứng từ.Khi chứng từ đc lập xong thì người hưởng thụ tiến hành xuất trình chứng từ đến NH fục vụ mình để đc thanh toán Câu 109: Trong đk giao hàng CIF, trên B/L phải ghi fí cước ntn? 31
  32. a)Freight to collect b)Freight prepayable c)Freight prepaid d)Freight to be prepaid C. Vì CIF-cost, insurance, freight-giá hàng, fí bảo hiểm, cước vận chuyển. Tại cảng đã quy định (Nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê tàu, đóng bảo hiểm nên khi nhà nhập khẩu thanh tóan cho nhà xuất khẩu thì số tiền phải trả=giá hàng+fí bảo hiểm+cước vận chuyển cước trả trước). Freight prepaid: cước fí đã trả tại cảng bốc. Tức nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm KHi nhà nhập khẩu trả tiền thì cũng bao gồm giá hàng hóa+fí BH+cước vận chuyển Câu 110: Khi sử dụng L/C tuần hòan sẽ có lợi cho ai? a)Người NK b)Người XK c)NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH d)NH thông báo A. L/C tuần hòan là L/C ko thể hủy ngang mà sau này khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục đc sử dụng 1 cách tuần hòan trong 1 thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng đc thực hiện khi sử dụng L/C tuần hòan có lợi: tránh đc ứ đọng vốn, giảm đc fí mở L/C, giảm đc tỷ lệ kí quỹ, người mua chủ động về nguồn hàng Câu 111: Khi sử dụng L/C có xác nhận sẽ có lợi cho người NK a)Đúng b)Sai c)Ko đúng hòan tòan d)Tùy thuộc NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH B. Khi sử dụng L/C xác nhận thì sẽ có lợi cho người XK chứ ko phải người NK vì người XK sẽ đc đảm bảo khả năng thanh tóan Câu 112: “ Stand by credit” là fương thức trả tiền hàng hóa XNK? a)Đúng b)Sai c)Ko đúng hòan tòan d)Tùy thuộc người trả tiền B. “Stand by credit” thư tín dụng dự phòng. Để đảm bảo quyền lợi cho người NK, NH mở L/C dự phòng sẽ cam kết với người NK sẽ thanh tóan lại cho họ trong trường hợp người XK ko hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Vì vậy, thư tín dụng dự phòng ko mang tính chất là 32
  33. phương thức thanh toán hàng hóa XNK, mà chỉ có tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện đúng hợp đồng. Câu 113: “Stand by credit” là 1 công cụ đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế? a)Đúng b)Sai c)Thời kí thuộc NH d)Ko hòan tòan đúng A. “Stand by credit” thư tín dụng dự phòng. Để đảm bảo quyền lợi cho người NK, NH mở L/C dự phòng sẽ cam kết với người NK sẽ thanh tóan lại cho họ trong TH người XK ko hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra Ko mang tính chất là fương thức thanh tóan hàng hóa XNK, mà chỉ có tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện đúng hợp đồng Câu 114: “Back to back credit” đc sử dụng trong trường hợp nào? a)2 bên XK ko tin nhau b)Mua bán chuyển tái XK c) d) B. “Back to back credit” thư tín dụng giáp lưng. Sau khi nhận đc L/C do người NK mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở 1 L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu đc sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian. Câu 115: Loại L/C nào sau đây đc coi là phương tiện cấp vốn cho bên trước khi giao hàng a)Irrevocable credit b)Red clause credit c)Revoling credit d)Irrevocable transferable credit B. Vì Red clause credit_TD điều khỏan đỏ (tín dụng ứng trước) Thư tín dụng này kèm theo 1 điều khỏan đặc biệt ủy nhiệm cho NH thông báo hoặc NH xác nhận, ứng tiền trước cho người hưởng trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hóa đc sử dụng như 1 phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao hàng Câu 116: “Reciprocab credit” đc sử dụng trong trường hợp nào? a)Hàng đổi hàng b)NH 2 bên XNK tin tưởng nhau c)Nhà xuất khẩu ko tin tưởng NH trả tiền d)2 bên XNK mở tài khỏan ở cùng 1 NH. 33
  34. A. Reciprocal credit:thư tín dụng đối ứng. Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra L/C đối ứng đc sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng (Barter) và phương thức gia công thương mại quốc tế. Đặc điểm người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại Câu 117: Loại L/C nào đc sử dụng khi người xuất khẩu đóng vai trò là người môi giới a)Revoling credit b)Transferable credit c)Stand by credit d)Red clause credit B. Transferable credit: thư tín dụng chuyển nhượng. Loại L/C này đc áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi thứ nhất ko có đủ số lượng hàng hóa để XK hoặc ko có hàng, họ chỉ là người môi giới thương mại nên đã chuyển nhượng 1 fần hay tòan bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cho những người hưởng lợi thứ 2. Câu 118: Một khách hàng có 1 tờ sec 20.000USD muốn đổi sang HKD. Biết tỷ giá USD/HKD=6,8514/20. Hỏi khách hàng sẽ nhận đc bao nhiêu HKD? a)137.038 b)137.028 c)137.048 d)137.040 B. Ta có 1USD=6,8514HKD 200.000USD xHKD x = 20.000 * 6,8514 = 137.028 Câu 119: 1 khách du lịch có 2000 EUR muốn đổi sang VND với NH biết tỷ giá mua 1EUR=20.240 VND, 1 EUR=20.260 VND. Hỏi khách du lịch sẽ nhận đc số VND là bao nhiêu? a)40.520.000 b)40.480.000 c)40.620.000 d)40.500.000 B. Ta có : 1EUR = 20240 VND 2000EUR x VND x = 2000 * 20.240 = 40.480.000 Câu 120: Một khách hàng đến NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu thu đc 200.000SGD, họ đề nghị NH đổi sang JPY Biết tỷ giá USD/SGD=1,6812/20 USD/JPY=112,24/321 34
  35. Hỏi khách hàng sẽ nhận đc số tiền bằng JPY là bao nhiêu? a)13.354.735,15 b)13.361.884,37 c)13.346.016,65 d)13.350.210,50 C. Ta có SGD/JPY = min (USD/JPY : USD/SGD) = 112,24/1,6820 1SGD = 112,24/1,6820 JPY 200.000SGD x JPY ==> x = 200.000 * 112,24/1,6820 = 13.346.016,65 Vậy khách hàng nhận đc số tiền là 13.346.016,65 JPY Câu 121: Một khách hàng đến NH chiết khấu hối phiếu thu đc 500.000 HKD, họ muốn đổi sang SGD để thanh tóan hàng NK. Biết tỷ giá: USD/HKD=7,4020/28 USD/SGD=1,7826/32 Hỏi số SGD khách hàng sẽ nhận đc là bao nhiêu? a)120.400,39 b)120.453,93 c)120.413,40 d)120.420,42 A. Ta có HKD/SGD = min(USD/SGD : USD/HKD) = 1,7826/7,4028 Cứ 1 HKD = 1,7826/7,4028 SGD 500.000HKD x SGD ==> x = 500.000 * 1,7826/7.4028 SGD = 120.400,39 SGD Vậy với 500.000HKD thì khách hàng đổi đc 120.400,39 SGD Câu 121: Nh chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 600.000 SGD lãi suất CK là 3% và số tiền CK 3000 SGD hỏi thời gian chiết khấu là bao nhiêu tháng? a)1,5 b)2 c)2,5 d)3 B. Gọi thời gian chiết khấu là t. 3000 = (600.000 * 3%* t)/12 t = 2 Vậy thời gian chiết khấu là 2 tháng Câu 122: NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 600.000 USD và thời hạn 2 tháng số tiền chiết khấu là 3000 USD. Hỏi lãi xuất chiết khấu tính theo % năm là bao nhiêu? a)2,0 35
  36. b)3,0 c)2,5 d)4,0 B. Gọi l/s chiết khấu tính theo %năm là i 3000 = (600.000 * i *2)/12=3% Câu 123: NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 500.000 EUR, l/s chiết khấu 2,5%/năm. Thời hạn 3 tháng. Số tiền chiết khấu (EUR) là bao nhiêu? a)3125 b)3150 c)3200 d)3250 A. Số tiền chiết khấu NH nhận đc (l/s chiết khấu)=(500.000*2.5%*3)/12=3125 Câu 124: Ngân hàng chiết khấu 1 tờ hối phiếu, thời hạn chiết khấu 3 tháng, l/s chiết khấu 2,5%/năm, số tiền chiết khấu 3125 USD. Hỏi tờ hối phiếu này có giá trị ban đầu là bao nhiêu USD? a)502.000 b)500.000 c)520.000 d)540.000 B. Gọi giá trị hối phiếu ban đầu là x. 3125=(x * 2,5% *3)/12 x = 500.000 Câu 125: NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 500.000 USD thời hạn 3 tháng số tiền CK 3125 USD l/s tính % theo năm là bao nhiêu? a)2,0 b)2,5 c)3,0 d)3,5 B. Gọi l/s tính theo năm là i 3125=(500.000*i*3)/12 i=2,5% Câu 126 (79): NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 500.000 HKD, l/s chiết khấu 2,5%/năm. Số tiền CK 3125 HKD. Hỏi thời hạn chiết khấu hối phiếu tính theo tháng là bn? a)3,0 b)2,0 c)2,5 d)3,5 36
  37. Câu 127: Trong nhờ thu D/A người XK (A) chuyển nhượng hối phiếu đã đc chấp nhận cho người thụ hưởng mới (B) đến hạn người thu hưởng B đòi tiền nhưng người nhập khẩu ko trả tiền với lí do hàng hóa họ nhận đc ko đúng với hợp đồng. Hỏi trách nhiệm thanh tóan này ai phải gánh chịu a)Người XK b)Người NK c)Người XK và người thụ hưởng d)Người thụ hưởng B. Vì hối phiếu có đặc điểm là tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu. Khi nhà nhập khẩu đã kí chấp nhận trả tiền hối phiếu thì theo quy định của pháp luật, người bị kí fát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, ko đc việc bất kì lí do riêng hoặc chung nào để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu đc lập trái với luật điều chỉnh. Vì vậy khi nhà nhập khẩu đã kí chấp nhận trả tiền hối phiếu thì nhà nhập khẩu buộc phải trả tiền cho bất cứ ai là người cầm hối phiếu ngay cả trong trường hợp người XK ko giao hàng hóa cho người mua. Câu 128(81): NH xác nhận vẫn phải thanh tóan các chứng từ fù hợp đc xuất trình đến NH sau ngày L/C. Xác nhận hết hạn nếu NH kiểm tra chứng từ gửi văn bản xác nhận rằng chứng từ đã đc xuất trình đến NH này trong thời gian hiệu lực của L/C a)Đúng b)Sai c)Do NH fát hành quy định d)Do NH thông báo Câu 129: Chứng từ xuất trình chậm là chứng từ xuất trình sau a)Khi L/C hết hạn hiệu lực b)Thời hạn xuất trình quy định c) d) B. Vì trong hợp đồng thương mại có quy định thời hạn xuất trình chứng từ, nếu xuất trình chứng từ sau thời hạn quy định thì chứng từ xuất trình chậm sẽ mất quyền đòi tiền Câu 130 (83): Theo UCP 500 của ICC nếu L/C ko quy định gì khác thì giá trị hối phiếu có đc phép vượt số dư của L/C hoặc giá trị cho phép trong L/C hay ko? a)Có b)Ko c)Do người XK quyết định d)Do NH thanh tóan quyết định 37
  38. Câu 131: Là người XK trong thanh tóan L/C nếu đc chọn L/C thì nên chọn loại nào? a)Irrevocable credit b)Revocable credit c)Revoling credit d)Irrevocable confirmed credit D. Irrevocable confirmed credit: thư tín dụng ko thể hủy ngang có xác nhận. Đây là loại thư tín dụng ko hủy ngang, đc 1 NH có uy tín đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C , vì có 2 NH cam kết trả tiền đảm bảo quyền lợi cho người XK. Câu 132: Người XK khi kiểm tra L/C fát hiện sai sót cần bổ xung sửa đổi thì phải liên hệ đề nghị với ai? a)NH thông báo b)NH fát hành c)NH thanh tóan d)Người nhập khẩu D. Vì người NK là người đề nghị mở thư tín dụng, nên có mqh với NH fát hành, mặt khác người XK và người NK có mqh với nhau dựa trên hợp đồng thương mại đã kí và dựa vào hợp đồng thì ngừơi XK kiểm tra sai sót sau đó liên hệ với người NK để sửa đổi bỏ sung L/C Câu 133: 1 L/C đã đc thanh tóan sau đó người NK nhận hàng fát hiện hàng hóa bị thiếu.Họ khiếu nại yêu cầu NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH hòan trả lại số tiền của hàng hóa bị thiếu.Nhận xét của anh chị về khiếu nại này a)Sai b)Đúng c)Tùy NH quyết định d)Tùy người vận chuyển quyết định A. Khiếu nại của người NK đến NHFH là sai, vì NHFH trả tiền căn cứ vào chứng từ hàng hóa, chứ ko căn cứ vào hàng hóa chỉ chịu trách nhiệm thanh tóan chứ ko chịu trách nhiệm vầ chất lượng hàng hóa. Vì vậy, muốn khiếu nại thì phải khiếu nại nhà xuất khẩu Câu 134: Một L/C có những thông tin Date of issve: 1-3-2005 Period of presentation:20-4-2005 Expiry date: 1-5-2005 Hiệu lực L/C đc hiểu là ngày nào? a)1-3-2005 b)20-4-2005 c)1-5-2005 d)Từ 1-3-2005 tới 1-5-2005 38
  39. D. Vì thời hạn hiệu lực đc tính kể từ ngày fát hành đến ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng Câu 135: Trong L/C xác nhận, người có nghĩa vụ thanh tóan cho người thụ hưởng là ai? a)Importer b)Issuing bank c)Advising bank d)Confiming bank D. Confiming bank: NHXN. Vì khi L/C đã đc xác nhận thì NHXN phải có nghĩa vụ thanh toán, ko đc fép từ chối mỗi khi nhận đc bộ chứng từ hoàn hảo, bất kể NHFH có thanh toán đc hay ko Câu 136: KHi nhận đc bộ chứng từ thanh tóan L/C NH fát hiện có 1 chứng từ ko có quy định của L/C thì NH sẽ xử lí chứng từ này ntn? a)Phải kiểm tra b)Phải kiểm tra và gửi đi c)Gửi trả lại cho người xuất trình d) Gửi trả lại cho người xuất trình gửi chứng từ này đi mà ko chịu trách nhiệm D. Vì bộ chứng từ gửi đi ko fù hợp với quy định của L/C, nên sẽ ko đc NH thanh tóan và đc NH gửi trả lại nơi lập chứng từ mà ko phải chịu trách nhiệm gì. Trách nhiệm này thuộc về người lập ctứ. Câu 137: Một hối phiếu thương mại kì hạn đc người NK kí chấp nhận. Hối phiếu đã đc chuyển nhượng. Đến hạn thanh toán, người NK ko trả tiền hối phiếu với lí do hàng hóa hộ nhận đc chất lượng kém so với hợp đồng. Hỏi việc làm đó người NK là thế nào? a)Đúng b)Sai c) d)Tùy người NK quyết định B. Vì hối phiếu có đặc điểm là tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.Khi người NK kí chấp nhận trả tiền hối phiếu thì theo quy định của fáp luật, người bị kí fát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu, ko đc viện bất kì lí do riêng hoặc chung nào để từ chối trả tiền, trừ khi hối phiếu đc lập trái với luật điều chỉnh.Vì vậy, khi nhà nhập khẩu kí chấp nhận trả tiền vào hối phiếu thì nhà nhập khẩu buộc phải trả tiền cho bất cứ ai là người cầm hối phiếu ngay cả trong trường hợp người XK ko giao hàng cho người mua Câu 138: NH chiết khấu 1 tờ hối phiếu kì hạn 2 tháng l/s 3% năm số tiền chiết khấu 3000 SGD tờ hối phiếu có gía trị ban đầu là bao nhiêu SGD? a)580.000 b)600.000 c)620.000 d)630.000 39
  40. C. Gọi x là giá trị tờ hối phiếu ban đầu 3000 = ( x * 2*3%)/12 x = 600.000 40
  41. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN THI CHUNG KẾT NGHIỆP VỤ GIỎI NGHIỆP VỤ: THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Thời gian 180 phút Phần I: Lựa chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng (mỗi câu 0,18 điểm): 1. NH ph¸t hµnh L/C kiÓm tra chøng tõ thÊy hoµn toµn phï hîp, NH chØ cã thÓ t¹m dõng hoÆc kh«ng thùc hiÖn thanh to¸n khi: a. Cã quyÕt ®Þnh cña toµ ¸n t¹m dõng thanh to¸n hoÆc kh«ng thanh to¸n b. Cã sù chÊp thuËn cña ng­êi h­ëng c. Cã sù chÊp thuËn cña NH göi chøng tõ d. C¶ (a) vµ (c) ®Òu ®óng (x) 2. Nh÷ng tr­êng hîp nµo sau ®©y NHCTVN ®­îc phÐp ph¸t hµnh L/C mua hµng b»ng ngo¹i tÖ: a. Hµng giao tõ khu chÕ xuÊt b. Hµng giao tõ kho ngo¹i quan c.Hàng giao tõ c¸c khu c«ng nghiÖp d. C¶ (a), (b) (x) 3. Mét ng©n hµng th­¬ng m¹i hµnh ®éng cho nhµ xuÊt khÈu khi lµ: a Case of need b Guarantor (x) c Solicitor d Custodian 4. Mét ho¸ ®¬n th­¬ng m¹i ®­îc chøng thùc bëi l·nh sù qu¸n cña n­íc nhËp khÈu ®Ó chÊp thuËn viÖc nhËp khÈu mét lo¹i hµng ho¸ nµo ®ã th× ®­îc gäi lµ: a Legalized invoice (x) b Pro-forma invoice c Commercial invoice d Form A 5. Trong bé chøng tõ nhê thu cã hèi phiÕu cã kú h¹n nh­ng l¹i kh«ng quy ®Þnh ®iÒu kiÖn giao chøng tõ, chøng tõ chØ ®­îc giao khi: a Against payment (x) b Against acceptance c Against trust receipt d Against an understanding from drawee to pay at the maturity date. 6. Theo quy ®Þnh cña UCP 600, chuyÓn t¶i cã nghÜa a The movement of goods between two shipping vessels only b The shipping route via a certain port instead of a direct route c The transfer and reloading of goods between the same or different types of conveyance during the shipment course. (x) d None of the above 41
  42. 7. Ai lµ ng­êi tr¶ phÝ chuyÓn nh­îng a The transferee b The transferor (x) c The D/C applicant d The ultimate buyer 8. Nh÷ng rñi ro nµo sau ®©y kh«ng ®­îc b¶o hiÓm bëi tæ chøc b¶o hiÓm tÝn dông a Default by the buyer b Fraud committed by the seller (x) c War d None of the above 9. Hîp ®ång b¶o hiÓm bao (cover note for insurance) lµ: a A broker’s notice that insurance has been placed pending issure of policy (x) b A broker’s contract that insurance has been effected c The application for insurance of the isured d None of the above 10. Nh÷ng rñi ro nµo sau ®©y kh«ng ®­îc b¶o hiÓm theo ®iÒu kho¶n A a Perils of the sea b Delay (x) c Jettison d Stranding 11. Nh÷ng ng©n hµng nµo sau ®©y kh«ng ®­a ra cam kÕt thanh to¸n a Isuing bank b Reimbursing bank (x) c Confirming bank d None of the above 12. House B/L ®­îc ph¸t hµnh bëi a Freight forwarder showing shipment details (x) b Shipping company showing shipment terms “from warehouse to warehouse” c Carrier showing goods taken in charge from warehouse of shipper and shipment details. d None of the above 13. Short form bill lµ: a With a short format for shipment particulars b Which indicates conditions of carriage by reference to other documents (x) c Indicating carrier which has the right to short cut shipping route in case of unforeseen coditions d None of the above 14. Ph©n biÖt gi÷a “liner bill of lading” vµ “liner waybill” a One is a bill of lading and the other is an air way bill b One is a document of title and the other is not (x) 42
  43. c One is regular journey bill of lading and the other is not d None of the above 15. NghÜa cña tõ ”Franchise” trong mét chøng tõ b¶o hiÓm lµ a C¸c quyÒn cô thÓ cña ng­êi ®­îc b¶o hiÓm b Tû lÖ tæn thÊt nhÊt ®Þnh mµ ng­êi b¶o hiÓm kh«ng ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm båi th­êng. (x) c Tû lÖ b¶o hiÓm phô d Kh«ng ph¶i c¸c néi dung nªu trªn 16. Chứng từ nào dưới đây không bắt buộc phải ký. nếu L/C không quy định gì̀ a. Bill of Exchange b. Cerfiticate of quality c. Packing List. (x) d. cả (b) và (c) đều đúng 17. L/C quy định "Port of Discharge : Any Port in Europe" . Trên chứng từ vận tải xuất trình theo L/C có ghi ở mục Port of Discharge : Any Port in Europe. Ngân hàng chấp nhận nếu chứng từ vận tải đó là : a. Marince/ Ocean B/L b. Charter Party B/L (x) c. Multimodal transport documents d. Cả (a), (b), (c) đều không được chấp nhận 18. L/C yêu cầu xuất trình "Invoice", Ngân hàng không chấp nhận nếu người thụ hưởng xuất trình a. Pro-forma Invoice (x) b. Customs Invoice c. Consular Invoice d. Cả (a) và (b) không được chấp nhận 19. Ngân hàng phát hành yêu cầu Ngân hàng A xác nhận L/C và thông báo cho người hưởng lợi qua Ngân hàng B. Ngân hàng B tiếp nhận chứng từ và gửi trực tiếp đến Ngân hàng phát hành. a. Ngân hàng phát hành có quyền từ chối vì chứng từ không do Ngân hàng xác nhận xuất trình b. Ngân hàng phát hành phải xin ủy quyền thanh toán từ Ngân hàng xác nhận c. Ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu bộ chứng từ phù hợp. (x) d. Cả (a) và (b) đều đúng 20. Chứng từ C/O yêu cầu không được xuất trình bản gốc thì phải quy định a. C/O In one copy 43
  44. b. One copy of C/O c. One copy of C/O - Original Document not acceptable (x) d. Cả (b) và (c) đều đúng Phần 2: Trả lời câu hỏi (mỗi câu 0,22 điểm) 1. L/C yêu cầu xuất trình bản gốc Airway bill được ký bởi người giao hàng, bản sao của Airway bill đó có cần phải ký bởi người giao hàng hay không? Việc sửa chữa trên bản sao Airwaybill có cần xác thực không? Trả lời: - Không phải ký - Không cần xác thực 2. L/Cquy định bảo hiểm “all ricks” , ngân hàng có chấp nhận chứng từ bảo hiểm ghi chú “all ricks” nhưng lại thể hiện loại trừ một số rủi ro nào đó hay không? Trả lời: có 3. Ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ bảo hiểm ghi rõ tỷ lệ % hay bằng cách khác, nghĩa vụ bồi thường của từng người bảo hiểm với điều kiện nào? Trả lời: với điều kiện nghĩa vụ đồng bảo hiểm được nêu rõ, hoặc người bảo hiểm chính tuyên bố chịu trách nhiệm bảo hiểm 100% rủi ro. 4. L/C không đề cập về người được bảo hiểm, chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng việc bồi thường được trả theo lệnh của chủ hàng hay người hưởng có được chấp nhận hay không? Trả lời: Không được chấp nhận trừ khi nó được ký hậu để quyền nhận bảo hiểm được chuyển qua ngay hoặc trước khi chuyển giao chứng từ 5. L/C quy định “to order of issuing bank” , ngân hàng có chấp nhận chứng nhận xuất xứ thể hiện tên người mở L/C hay tên một phía khác ghi trong L/C là người nhận hàng không? Trả lời: Có 6. Ai là người được phép xác thực những sửa chữa và điều chỉnh trên chứng từ vận tải đa phương thức. Trả lời: Thuyền trưởng, người điều hành phương tiện vận tải đa phương thức hoặc bất cứ đại lý nào của họ. 7. L/C quy định chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ ngày hết hiệu lực thì ngày hết hiệu lực đó phải liên quan đến ngày nào? Trả lời: liên quan đến ngày giao hàng lên tầu, hoặc ngày gửi hàng hoặc tiếp nhận hàng cuối cùng (tùy từng trường hợp) để giới hạn thời gian xuất trình đòi bồi thường. 8. Chứng từ vận tải không phải là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa, L/C quy định chứng từ đó phải lập “to order” hay “to order of” của một bên nào đó, chứng xuất trình ghi rõ hàng được gửi đích danh cho phía đó mà không phải “to order” hay “to order of” thì có được chấp nhận không?. Trả lời: Có 9. Chứng từ bảo hiểm phát hành cho người nắm giữ chứng từ sẽ được chấp nhận khi L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm được ký hậu để trống là đúng hay sai? Trả lời: Đúng 44
  45. 10. Hóa đơn ghi số tiền chiết giảm do đã ứng trước, việc tính toán tiền bồi thường phải dựa vào tổng giá trị hang hóa hay giá trị hàng hó đã được khấu trừ phần ứng trước? Trả lời: Việc tính toán tiền bảo hiểm phải dựa vào tổng giá trị hàng hóa. 11.Chứng từ bảo hiểm phát hành cho người nắm giữ chứng từ sẽ được chấp nhận khi L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm được ký hậu để trống là đúng hay sai? Trả lời: Đúng 12.Khi vận đơn đường bộ, đường sắt xuất trình theo L/C, từ “carrier” không cần thể hiện ở ô chữ ký của người chuyên chở hoặc đại lý với điều kiện nào? Trả lời: Với điều kiện trên bề mặt chứng từ vận tải đã thể hiện tên của “carier” bằng cách khác 13.Vận đơn không có giá trị lưu thông “ Non-negotiable copies bills of lading” có cần ký không? Có cần xác thực về điều chỉnh hoặc sửa chữa mà chúng đã được thực hiện trên bản vận đơn gốc hay không?. Trả lời: Không 14.L/C quy định cảng bốc hàng đích danh, vận đơn xuất trình ghi tên cảng bốc hàng vào ô có tiêu đề “place of receipt” thay vì ghi vào ô “loading port” , vận đơn này chỉ được chấp nhận với điều kiện nào? Trả lời: Nếu vận đơn thể hiện rõ hàng hóa được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và vận đơn phải có mục ghi chú “Hàng đã bốc lên tàu” tại cảng ghi ở ô “place of receipt” 15.Đối với L/C tuần hoàn tự động, khách hàng phải làm thủ tục ký quỹ, vay vốn , cam kết trên cơ sở tổng trị giá tối đa của L/C hay giá trị một lần tuần hoàn của L/C. Trả lời: Tổng trị giá tối đa của L/C 16.L/C yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển và người mua thật sự không muốn cho phép hàng được chuyển tải thì L/C cần phải quy định thêm điều kiện gì? Tại sao? Trả lời: L/C cần phải quy định: Loại trừ điều 20(c) (ii) – UCP600. Vì theo quy định của điều này: Ngay cả khi L/C cấm chuyển tải, ngân hàng sẽ phải chấp nhận một vận đơn đường biển ghi rằng hàng hóa sẽ được chuyển tải, nếu vận đơn đó thể hiện hàng hóa được vận chuyển bằng Container, xà lan 17.Sửa chữa trên chứng từ được xác thực như thế nào mới được chấp nhận? Trả lời: Theo ISBP (bản sửa đổi 2007 cho UCP 600),: Trừ những chứng từ do người hưởng lập, việc sửa chữa trên các chứng từ khác phải thể hiện là được người phát hành, hoặc người được người phát hành ủy quyền, xác thực. Sửa chữa trên các chứng từ đã được hợp pháp hóa, chứng thực phải thể hiện là được người đã hợp pháp hóa hay chứng thực, xác thực. Việc xác thực phải được người xác thực thực hiện bằng cách ký hoặc ký tắt, ghi rõ họ tên, trường hợp người xác thực không phải là người phát hành chứng từ thì phải ghi rõ chức năng của người xác thực. Các chứng từ do người hưởng phát hành, trừ hối phiếu, không cần hợp pháp hoá, chứng thực, chứng nhận hoặc tương tự thì việc sửa chữa không cần xác thực. Một chứng từ có nhiều sửa chữa thì phải đánh số các sửa chữa và xác thực riêng biệt từng sửa chữa. 18.Theo ISBP “Shipping documents” , “stale documents acceptable”, “third party documents acceptable” có nghĩa là gì? Trả lời: - “Shipping documents” –Là tất cả các chứng từ do L/C yêu cầu, trừ hối phiếu. - “Stale documents acceptable” – chứng từ xuất trình sau 21 ngày sau ngày giao hàng, nhưng trong hiệu lực của L/C, được chấp nhận - Third party documents acceptable” – Tất cả các chứng từ theo 45
  46. - L/C, kể cả hóa đơn, nhưng trừ hối phiếu, có thể ký phát bởi một bên không phải người hưởng 19.Chữ ký trên văn bản có mang tiêu đề của công ty thì có cần phải lặp lại tên công ty bên cạnh chữ ký không? Trả lời: Không 20.Sửa chữa và điều chỉnh hối phiếu phải được xác thực bởi ai? Trả lời: Bởi người ký phát 21.Đại lý A ký vận đơn đường biển(thay mặt thuyền trưởng) thì đại lý B có được phép sửa lỗi trên vận đơn và ký xác thực thay mặt thuyền trưởng không? ISBP (bản sửa đổi 2007 cho UCP 600) quy định như thế nào? Trả lời: Có Vì theo ISBP, việc sửa chữa trên vận đơn đường biển có thể được xác thực bởi hãng vận tải, thuyền trưởng hoặc bất kỳ đại lý nào của họ. 22.L/C quy định không chấp nhận chi phí bổ sung vào cước phí chuyên chở, vận đơn đường biển thể hiện các điều kiện giao hàng như “free in” (FI), “free in and out” (FIO) và “free in and out Stowed” (FIOS) có được chấp nhận không? Vận đơn đường biển có dẫn chiếu về chi phí có thể được thu do chậm trễ trong dỡ hàng hay sau khi dỡ hàng thì có được coi là thể hiện về phụ phí được đề cập trong hoàn cảnh này hay không? Trả lời: - Các điều kiện giao hàng như trên bị coi là thể hiện có phụ phí, vì vậy vận đơn đường biển này sẽ không được chấp nhận. - Vận đơn đường biển dẫn chiếu việc chi phí có thể được thu do chậm trễ trong và sau dỡ hàng không được coi là thể hiện phụ phí. 23.Hàng hóa được vận chuyển trong một container mà có liên quan đến nhiều vận đơn đường biển thì các vận đơn đường biển đó chỉ được chấp nhận với điều kiện gì? Trả lời: Tất cả các vận đơn đường biển liên quan đến lô hàng đó phải được xuất trình theo cùng một L/C. 24.L/C không cho phép giao hàng từng phần, 2 bộ chứng chứng từ vận tải đa phương thức được xuất trình sẽ được chấp nhận với điều kiện gì? Trả lời: 2 bộ chứng từ đó phải thể hiện là được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trên cùng một phương tiện vận chuyển, cùng một hành trình chuyên chở và cùng một nơi đến. 25.Chứng từ vận tải ghi “packaging may not be sufficient for the journey”, có phải là chứng từ bất hợp lệ không? Trả lời: Không Phần 3: Bài tập tình huống (0,9 điểm) Khách hàng của bạn, Công ty ABC, nhập khẩu hàng từ Trung Quốc và bán lại cho một công ty ở Hàn Quốc. Gần đây, công ty ABC nhận được một đơn đặt hàng lớn từ một người mua mới ở Hàn Quốc. Đây là một giao dịch với giá trị lớn, công ty ABC yêu cầu người mua phải thanh toán dưới hình thức cam kết thanh toán của một ngân hàng và Người cung cấp ở Trung Quốc cũng yêu cầu thanh toán tương tự như vậy. a. Nêu tên và mô tả phương thức thanh toán thích hợp để đảm bảo việc thanh toán cho công ty ABC. b. Có bao nhiêu phương thức thanh toán mà bạn có thể tư vấn cho người cung cấp Trung Quốc để đảm bảo việc thanh toán cho họ? hãy mô tả các phương thức thanh toán đó. 46
  47. Trả lời: (phần a: 0,4 điểm, phần b: 0,5 điểm) a Phương thức thanh toán thích hợp là thư tín dụng. Đây là một cam kết thanh toán không huỷ ngang bằng văn bản của một ngân hàng để thanh toán cho người xuất khẩu đến một số tiền tối đa, trong thời hạn đã quy định và dựa trên cơ sở chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Các bên có liên quan: - Applicant (importer) người mua Hàn Quốc. - Issuing Bank – ngân hàng của người mua Hàn Quốc. - Beneficiary (exporter) công ty ABC - Advising Bank : Ngân hàng của công ty ABC. Công ty ABC có được cam kết thanh toán của ngân hàng người mua để thanh toán trong tương lai, thậm chi ngay cả khi người mua không có khả năng thanh toán, Công ty ABC vẫn nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành. b Việc thanh toán cho người cung cấp Trung Quốc có thể được thực hiện bằng: (i) Thư tín dụng chuyển nhượng - Có thể được chuyển nhượng toàn phần hay từng phần bởi người thụ hưởng thứ nhất cho một hay nhiều người hưởng thứ hai. - Thường được sử dụng khi người thụ hưởng thứ nhất không cung cấp được hàng hoá. - Đặc tính:  Không huỷ ngay  Chuyển nhượng một lần  Theo đúng các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng gốc trừ tên và địa chỉ của người thụ hưởng thứ nhất, số tiền, đơn giá (nếu có), tỷ lệ bảo hiểm (nếu có), ngày hết hạn, thời hạn xuất trình chứng từ, hoặc thời hạn giao hàng cuối cùng hoặc khoảng thời gian quy định cho việc giao hàng. - Yêu cầu người mua Hàn Quốc phải áp dụng thư tín dụng chuyển nhượng. - Ngân hàng thông báo khi nhận được L/C, theo yêu cầu của công ty ABC sẽ chuyển nhượng cho người cung cấp Trung Quốc. (ii) Thư tín dụng giáp lưng - Khi người thụ hưởng nhận được thư tín dụng không thể chuyển nhượng, anh ta sẽ thu xếp với ngân hàng của mình để phát hành một Baby L/C . - Ngân hàng phát hành L/C giáp lưng sẽ nhận được thanh toán từ L/C gốc (master L/C) mà L/C này đã được đặt cọc tại Ngân hàng phát hành. - Ngân hàng phát hành phải đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của Baby L/C phải giống như L/C gốc, trừ tên của người hưởng, ngày giao hàng, ngày xuất trình chứng từ, ngày hết hạn hiệu lực, trị giá L/C, tỷ lệ bảo hiểm . 47