Đề thi năm Chuyên đề tín dụng

doc 41 trang nguyendu 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi năm Chuyên đề tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_nam_chuyen_de_tin_dung.doc

Nội dung text: Đề thi năm Chuyên đề tín dụng

  1. BỘ ĐỀ THI NĂM 2010 (CHUYÊN ĐỀ TÍN DỤNG) Người biên soạn: Vũ Văn Trình - Ban Tín dụng HSX&CN – NHNo%PTNT Việt Nam Tháng 11 năm 2010 Phần I: ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM - Người làm bài thi sẽ chọn một trong các phương án để đánh dấu nhân (x) vào cột tương ứng (a,b,c,d) - Có thể tham khảo kết quả ở Đáp án Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, các tổ chức nào sau đây được thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: a. Quỹ tín dụng nhân dân; b. Ngân hàng cổ phần và Ngân hàng thương mại nhà nước; c. Ngân hàng CSXH và ngân hàng phát triển; d. Tất cả các tổ chức trên. Câu 2: Hộ kinh doanh cần thoả mãn điều kiện nào sau đây: a. Là hộ có đăng ký kinh doanh tại một địa điểm nhất định; b. Không có con dấu, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong các quan hệ dân sự; c. Có sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động; d. Tất cả các điều kiện trên. Câu 3: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A có sử dụng 13 lao động, trong đó có 8 lao động thường xuyên, 5 lao động thời vụ. Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 thì hộ Nguyễn Văn A có bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp? a. Có; b. Không. Câu 4: Ông Nguyễn Văn Tuệ có vợ tên là Minh, kinh doanh tân dược, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Thành phố Pleiku, lấy tên là Tuệ Minh. Hộ này có được mở cửa hàng và đăng ký kinh doanh tại thành phố Buôn Ma Thuột với tên Minh Tuệ không? a. Có; b. Không. Câu 5: Một Công ty cho thuê tài chính của Agribank (ALC) có 02 khoản vay tại 02 chi nhánh; chi nhánh A phân loại khoản nợ vào nhóm 2 và trích dự phòng rủi ro là 5%; chi nhánh B phân loại khoản nợ vào nhóm 4 và trích dự phòng là 50%. Theo Bạn việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của 02 chi nhánh đó theo quy định hiện hành đúng hay sai? a. Đúng; b. Sai. 1
  2. Câu 6: Vì sao khi xem xét, quyết định cho vay TCTD lại quy định khách hàng vay phải có tối thiểu 10% vốn tự có (đối với ngắn hạn) và 20% (đối với trung, dài hạn) tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh? a. Để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng; b. Gắn và tăng cường trách nhiệm của người vay; c. Tiết kiệm chi phí tài chính (giảm chi phí trả lãi) cho phương án, dự án; d. Cả 3 mục tiêu trên. Câu 7: Các TCTD thực hiện việc khoanh nợ và xoá nợ theo quy định của: a. Tổng Giám đốc TCTD b. Hội đồng quản trị TCTD c. Thống đốc NHNN d. Chính phủ và hướng dẫn của NHNN, thông báo của TCTD. Câu 8: Nguồn vốn dùng để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP bao gồm: a. Vốn của ngân hàng huy động và vốn của ngân sách nhà nước b. Vốn của ngân sách Nhà nước và vốn vay; các nguồn vốn uỷ thác c. Vốn vay của NHNN; vốn huy động; vốn uỷ thác d. Vốn của ngân hàng huy động; vốn vay, vốn uỷ thác, vốn nhận tài trợ từ các TCTC, TCTD; vốn uỷ thác của Chính phủ; vốn vay NHNN. Câu 9: Theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 1697/QĐ-NHNo-TCKT ngày 27/10/2006 V/v Ban hành qui định chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì trên các loại chứng từ bằng giấy khách hàng và nhân viên ngân hàng được thực hiện: a. Bắt buộc phải ký tay từng tờ b. Lót giấy than và ký lồng c. Được ký bằng mực đỏ hoặc bút chì hoặc đóng dấu chữ ký sẵn d. Được ký khống (ký khi chứng từ chưa ghi nội dung). Câu 10: Theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, ngoại tệ mặt (Tiền mặt) bao gồm: a. Tiền giấy, tiền kim loại; b. Tiền giấy, tiền kim loại, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; c. Tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch; d. Tất cả các loại trên. Câu 11: Theo Điều 7 “Quy định cho vay đối với khách hàng ” ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo, có 5 điều kiện cho vay. Theo Bạn, điều kiện nào là quan trọng nhất và có tính quyết định nhất? a. Điều kiện thứ 3 (có khả năng tài chính ); b. Điều kiện thứ 4 (Có dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả); c. Điều kiện thứ 5 (Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định ); d. Không có điều kiện nào. Câu 12: Các nghiệp vụ sau đây, nghiệp vụ nào là cấp tín dụng: a. Cho vay và chiết khấu b. Cho thuê tài chính và bao thanh toán. c. Bảo lãnh ngân hàng d. Tất cả các nghiệp vụ trên Câu 13: Khi cho khách hàng vay bằng ngoại tệ, TCTD sẽ: 2
  3. a. Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vay để rút tiền mặt; b. Chuyển trả nước ngoài (bên thụ hưởng) thông qua phương thức thanh toán quốc tế; c. Cho phép khách hàng được tự sử dụng trong nước; d. Phát ngoại tệ mặt cho khách hàng. Câu 14: Khi cầm cố tài sản để cho vay, Ngân hàng có thể giao cho các bên nào sau đây giữ tài sản: a. Bên vay b. Bên thứ ba nếu được bên vay uỷ quyền c. Bên thứ ba nếu được Ngân hàng (bên cho vay) uỷ quyền d. Tất cả đều đúng Câu 15: Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ. Tiền trên tài khoản tiền gửi bị phong toả một phần hay toàn bộ số dư trong các trường hợp nào sau đây: a. Có thoả thuận giữa chủ tài khoản và Ngân hàng; b. Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; c. Khi chủ tài khoản vi phạm chế độ mở và sử dụng tài khoản; d. Cả trường hợp a và b đều đúng. Câu 16: Theo thoả thuận trong HĐTD, lãi suất nợ quá hạn khách hàng phải chịu phạt tối đa bằng 150% so với lãi suất cho vay, khi thu nợ chi nhánh có được thu ở mức: a. Thấp hơn 150% và tối thiểu là 100%. b. Không thu lãi quá hạn. Câu 17: Công ty A và NHNo Gia Lai thoả thuận tổng mức đầu tư cho dự án là 100 tỷ đồng, Công ty đã rút vốn 80 tỷ đồng, sau đó có nguồn thu, Công ty trả nợ NHNo Gia Lai 20 tỷ đồng. Như vậy, Công ty có được rút tiếp số tiền 40 tỷ đồng không? a. Có b. Không Câu 18: Cho vay theo dự án đầu tư, số lãi tiền vay phát sinh trong quá trình vay vốn có được tính trong tổng mức đầu tư và có được cho vay không? a. Không b. Có Câu 19: Khoản vay 100 triệu đồng, được chia làm 04 kỳ trả nợ, mỗi kỳ 25 triệu đồng, do kỳ thứ 2 khách hàng không trả được đúng hạn nên số dư nợ 75 triệu đồng phải chuyển nợ quá hạn. Khi thu lãi quá hạn, tính và thu thế nào: a. Thu lãi quá hạn cho cả số dư quá hạn (75 triệu đồng) b. Chỉ thu lãi quá hạn cho số dư quá hạn của kỳ hạn thứ 2 (25 triệu đồng). Câu 20: Chứng từ điện tử là các căn cứ chứng minh bằng dữ liệu thông tin trên vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, Chứng từ điện tử gồm những loại nào sau đây: a. Băng từ, đĩa từ b. Băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ khác c. Băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán d. Băng từ, đĩa từ, thẻ thanh toán và các thiết bị lưu trữ khác Câu 21: Doanh nghiệp tư nhân có được công nhận là Pháp nhân theo qui định tại Điều 84, Điều 100 Bộ Luật Dân sự năm 2005 không ? a. Có được công nhận; b. Không được công nhận; Câu 22: Doanh nghiệp Nhà nước là Doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu: 3
  4. a. 100% vốn điều lệ; b. Từ 50% vốn điều lệ trở lên; c. Từ 51% vốn điều lệ trở lên; d. Trên 50% vốn điều lệ. Câu 23: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác trong trường hợp phải thoả mãn điều kiện nào sau đây: a. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; b. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung vốn Điều lệ của công ty đó; d. Chỉ cần thoả mãn một trong 3 trường hợp trên. Câu 24: Trong thời gian ân hạn của khoản vay, khách hàng được quyền: a. Không phải trả nợ gốc và lãi; b. Không phải trả nợ gốc nhưng vẫn phải trả nợ lãi c. Không phải trả nợ lãi nhưng vẫn phải trả nợ gốc; d. Phải trả cả gốc và lãi. Câu 25: Theo thoả thuận, NHNo Gia lai cho Ông A vay ngắn hạn, ngày ký HĐTD là 20 tháng 9 năm 2010, ngày Ông A rút tiền vay là 25 tháng 9 năm 2010, hạn trả nợ cuối cùng là ngày 20 tháng 9 năm 2011. Thời hạn vay được tính thế nào: a. Tính từ 20/9/2010 đến 20/9/2011 b. Tính từ 25/9/2010 đến 20/9/2011 Câu 26: Gia hạn nợ vay được hiểu là: a. TCTD và khách hàng vay thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn nợ gốc đã thoả thuận trước đó trong HĐTD; b. TCTD và khách hàng vay thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn nợ gốc và nợ lãi đã thoả thuận trước đó trong HĐTD; c. TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong HĐTD; d. Cả 3 đều đúng. Câu 27: Ông A có một căn hộ mới xây dựng được TCTD định giá 2 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Nhà ở, ông được quyền : a. Thế chấp cho ngân hàng B vay 1,5 tỷ đồng; b. Thế chấp cho ngân hàng B vay 2 tỷ đồng ; c. Thế chấp cho Vietinbank vay 1 tỷ đồng và thế chấp cho Agribank vay 500 triệu đồng; d. Tất cả đều đúng. Câu 28: Các TCTD được mua, bán những khoản nợ nào sau đây theo quy định tại Quyết định số 630/QĐ-HĐQT-TD của NHNo Việt Nam: a. Tất cả các khoản nợ mà NHNo Việt Nam cho khách hàng vay (kể cả các khoản cho vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng (trừ các khoản nợ không được mua, bán theo thoả thuận trước đó giữa các bên) và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn vốn khác hiện đang được hạch toán ngoại bảng. b. Chỉ bao gồm các khoản nợ mà NHNo Việt Nam cho khách hàng vay (kể cả các khoản cho vay đối với các TCTD khác) đang hạch toán nội bảng nhưng phải loại trừ các khoản nợ không được mua, bán theo thoả thuận trước đó giữa các bên. 4
  5. Câu 29: Trong HĐTD cán bộ tín dụng ghi: Thời hạn ân hạn 01 năm tính từ ngày 01/10/2010 đến 01/10/2011 và thời hạn cho vay là 04 năm tính từ 01/10/2011 đến 01/10/2015; Theo Bạn, việc thoả thuận và ghi như vậy là đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 30: Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR thì “Nợ” không bao gồm những khoản nào sau đây: a. Các khoản ứng trước, thấu chi, cho thuê tài chính; b. Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có gía khác; c. Các khoản bao thanh toán; d. Tất cả đều sai. Câu 31: Ai là người có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết? a. Mọi tổ chức, cá nhân; b. Chỉ có các tổ chức được Chính phủ uỷ quyền; c. Chỉ có các cổ đông sáng lập; d. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập; Câu 32: Theo quy định hiện hành, TCTD được xem xét cấp tín dụng khi: a. Giá trị của tài sản thế chấp phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ); b. Giá trị của tài sản thế chấp có thể nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ); c. Giá trị của tài sản thế chấp có thể bằng tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ); d. Giá trị của tài sản thế chấp có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ) nếu có thoả thuận. Câu 33: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng: a. Ngắn hạn; b. Trung hạn và dài hạn; c. Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; d. Ngắn hạn và trung hạn. Câu 34: TCTD mua các giấy tờ có giá của khách hàng trước khi đến hạn thanh toán được hiểu là: a. Tái cấp vốn; b. Tái chiết khấu; c. Chiết khấu; d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng. Câu 35: Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho: a. Bên bán hàng; b. Bên mua hàng; c. Có thể cho cả bên bán hàng và bên mua hàng; d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng. Câu 36: Giá trị khoản nợ được mua bán của các TCTD gồm: a. Nợ gốc; b. Nợ gốc và/hoặc lãi; c. Nợ gốc và các chi phí khác liên quan; d. Nợ gốc, lãi và các chi phí khác có liên quan; 5
  6. Câu 37: Ông A có một sổ tiết kiệm, gửi kỳ hạn 9 tháng, đến hạn vào ngày 22 tháng 10 năm 2010. Ngày 30 tháng 6 năm 2010 Ông A đến cầm cố vay NHNo Hà Nam, thời hạn xin vay đến 30 tháng 12 năm 2010 (nhưng theo chu chuyển vốn thì cuối tháng 01/2011 Ông A sẽ có nguồn thu từ phương án SXKD để trả nợ). Số tiền vay bằng 96% số dư gốc trên sổ tiết kiệm. Có các ý kiến khác nhau về xác định thời hạn cho vay. Theo Bạn, phương án nào sau đây là phù hợp: a. Một cán bộ nêu ý kiến đồng ý cho vay. Thời hạn trả nợ cuối cùng là 31/01/2011 để phù hợp với chu chuyển vốn (chu kỳ SXKD). b. Một cán bộ nêu ý kiến đồng ý cho vay. Nhưng thời hạn trả nợ cuối cùng là 22/10/2010 phù hợp với thời hạn còn lại của sổ tiết kiệm. c. Một cán bộ nêu ý kiến đồng ý cho vay. Nhưng thời hạn trả nợ cuối cùng là 30/12/2010 phù hợp với đề nghị của Ông A. Câu 38: Việc yêu cầu ghi cụ thể các đối tượng vay vốn trên giấy đề nghị vay vốn là bắt buộc, nhằm thực hiện một trong các mục đích sau: a. Giúp cho cán bộ khi thẩm định, quyết định cho vay có cơ sở xác định đầy đủ, đúng đắn các chi phí cần thiết, hợp lý khi thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. b. Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng hay không đúng với mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. c. Là cơ sở để thống kê, báo cáo chính xác, trên cơ sở đó giúp cho công tác quản trị, điều hành tín dụng có hiệu quả. d. Tất cả các trường hợp trên. Câu 39: Theo quy định tại Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo, khi khách hàng có nợ quá hạn, nhưng số tiền trả nợ không đủ để trả đầy đủ gốc và lãi quá hạn, NHNo nơi cho vay có được quyền thu nợ: a. Thu hết lãi quá hạn, còn nợ gốc sẽ thu khi có điều kiện b. Thu hết nợ gốc, còn lãi chưa thu (hạch toán lãi treo) c. Thu nợ gốc quá hạn, còn nợ lãi quá hạn sẽ thu sau khi khách hàng có điều kiện nhưng không được tất toán giấy nhận nợ (phải để lại một số dư nợ gốc nhất định trên giấy nhận nợ). d. Cả 3 trường hợp trên đều không được thực hiện Câu 40: Doanh nghiệp A được chi nhánh NHNo phê duyệt hạn mức tín dụng 1 tỷ đồng, thời hạn của hạn mức là 12 tháng kể từ ngày 20/9/2010 đến 20/9/2011. Ngày 15/8/2011, doanh nghiệp A có một khoản vay, căn cứ chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hoá, cán bộ tín dụng thẩm định và thoả thuận kỳ hạn nợ cuối cùng vào ngày 25/12/2011. Theo Bạn việc định kỳ hạn nợ đó đúng hay sai? a. Sai b. Đúng Câu 41: Công ty B có 03 khoản vay, khoản vay thứ nhất: 600 triệu đồng được thế chấp bằng 01 ô tô tải trị giá 800 triệu đồng; khoản vay thứ hai: 500 triệu đồng được cầm cố bằng sổ chứng chỉ tiền gửi, trị giá 850 triệu đồng; khoản vay thứ ba: 200 triệu đồng được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trị giá 400 triệu đồng. Khi sổ chứng chỉ tiền gửi đến hạn, Công ty B rút tiền và dùng số tiền gốc, lãi được hưởng trả hết nợ khoản vay thứ hai và thứ ba (700 triệu đồng) và cho khoản vay thứ nhất 250 triệu đồng. Dư nợ còn lại là 350 triệu đồng. Công ty B đề nghị NHNo giải chấp tài sản là ô tô tải để vận chuyển hàng hoá, số dư nợ còn lại được thế chấp bằng giá 6
  7. trị quyền sử dụng đất. Cán bộ NHNo đã đồng ý và thực hiện. Theo Bạn việc làm đó đúng hay sai. a. Đúng b. Sai Câu 42: Ông A có căn hộ đang cho người khác thuê, có hợp đồng cho thuê hợp pháp, trị giá khoảng 02 tỷ đồng, đã thế chấp cho Vietinbank vay 800 triệu đồng. Nay đề nghị NHNo nhận thế chấp để xin vay số tiền 500 triệu đồng. Nếu các điều kiện vay đầy đủ, NHNo có được nhận làm bảo đảm để cho vay không? a. Không b. Có Câu 43: Công ty cổ phần A được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 12/9/2010, có 5 thành viên sáng lập nắm giữ 20.000 cổ phiếu phổ thông. Ngày 20/6/2011, Ông A là thành viên sáng lập cầm cố 4.000 cổ phiếu phổ thông để vay NHNo thời hạn 6 tháng. Do không trả nợ đúng hạn, NHNo phát mại và chuyển nhượng cổ phiếu đó cho một cổ đông phổ thông khác trong Công ty. Theo Bạn việc chuyển nhượng đó đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 44: Ông B là giám đốc Công ty TNHH Bình Minh, sau đó Ông B góp vốn với Công ty cổ phần Nhật Anh và kiêm giám đốc Công ty này. Hai Công ty có nhu cầu vay vốn và được 02 chi nhánh NHNo trên địa bàn thành phố xét cho vay. Theo Bạn, Ông B là người đại diện của 02 công ty để vay của các chi nhánh có đúng không? a. Đúng b. Sai Câu 45: Theo chu kỳ phát triển của cây cao su, sau 7 năm kể từ ngày trồng, mới được khai thác mủ. Khi cho vay, NHNo có được cho ân hạn tối đa 7 năm không a. Có. Vì không có quy định nào “khống chế” thời gian ân hạn b. Không được. Vì thời gian ân hạn quá dài, dễ rủi ro Câu 46: Trong Quyết định 666/QĐ-HDQT-TDHo không quy định, nhưng tại HĐTD, bên cho vay có được quyền yêu cầu bên vay thực hiện điều kiện giải ngân khoản vay là: Khách hàng vay phải sử dụng 100% vốn tự có trước, sau đó bên cho vay sẽ giải ngân khoản vay. a. Có b. Không Câu 47: Ông K có khoản vay 100 triệu đồng tại chi nhánh A, chi phí chăm sóc cà phê, do rớt giá nên Ông K muốn giữ lại chờ giá lên nên chưa bán, chưa có nguồn thu để trả nợ, được chi nhánh A cho gia hạn nợ lần thứ nhất và khoản nợ phân vào nhóm 3. Sau đó vợ Ông K (đại diện theo uỷ quyền) lập giấy đề nghị vay, chi nhánh A xét thấy đủ điều kiện, cho vợ Ông K vay tiếp 50 triệu đồng và hạch toán nợ nhóm 1. Theo Bạn việc phân loại như vậy có đúng quy định? a. Đúng. Vì khoản vay mới chưa quá hạn. b. Sai. Vì một khách hàng (hộ gia đình) có nhiều khoản vay phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất. Câu 48: Anh A là chủ Doanh nghiệp tư nhân “Đức An”, có số tài sản là: quyền sử dụng đất gắn với Nhà ở; 01 xe ô tô 4 chỗ; 01 xe ô tô tải; 20.000 cổ phiếu của Vinamilk. Tất cả những tài sản này có phải là của Doanh nghiệp “Đức An” 7
  8. a. Đúng. Vì tài sản của Anh A là của doanh nghiệp. b. Không đúng. Vì khi thành lập doanh nghiệp “Đức An”, Anh A không đăng ký 01 xe ô tô 4 chỗ; 20.000 cổ phiếu của Vinamilk. Câu 49: Vườn cà phê (vườn vải) có phải là bất động sản? a. Có b. Không Câu 50: Theo Điều lệ, Cty TNHH Bình Minh có 4 thành viên, cam kết góp số vốn là 2 tỷ đồng (mỗi người 500 triệu đồng), thời hạn góp vốn là 03 tháng kể từ ngày 20/9/2010. Đến ngày 20/12/2010, có 3 thành viên đã góp đủ, còn một thành viên mới góp được 200 triệu đồng, số còn thiếu cam kết sẽ góp chậm nhất là 28/02/2011. Cty có nhu cầu xin vay NHNo một số tiền. Cán bộ tín dụng xác định vốn Điều lệ Công ty là 1,7 tỷ đồng. Theo Bạn, việc xác định đó đúng hay sai a. Đúng b. Sai Câu 51: Chi nhánh A đồng ý cho Cty Nam Cường vay 150 tỷ đồng để đầu tư cho dự án thuỷ điện. Theo thoả thuận trong HĐTD, chậm nhất 6 tháng kể từ ngày ký HĐTD, Cty Nam Cường sẽ rút hết vốn vay. Hết thời hạn, Cty chỉ rút vốn là 120 tỷ đồng. Cty Nam Cường có được rút hết số tiền còn lại (30 tỷ đồng)? a. Được (nếu Cty Nam Cường có văn bản giải trình và được chi nhánh A chấp thuận). b. Không (Cty Nam Cường có văn bản giải trình, nhưng không được chi nhánh A chấp thuận). Câu 52: Ông K là người đại diện cho hộ gia đình vay vốn NHNo để nuôi tôm. Chi nhánh B xét thấy đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHo, có yêu cầu Ông K nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản số tiền 45 triệu đồng. Cán bộ tín dụng thực hiện đăng ký thông tin TSBĐ trên màn hình IPCAS và xử lý thế nào trong trường hợp Ông K không trả được nợ vay. a. Đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay và phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện. b. Đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay, nhưng không phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện. c. Không đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay, nhưng vẫn phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện d. Không đăng ký thông tin TSBĐ khi cho vay và không phát mại TSBĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có quyền khởi kiện. Câu 53: Theo Điều lệ, Cty TNHH Bình Minh có 4 thành viên, cam kết góp số vốn là 2 tỷ đồng (mỗi người 500 triệu đồng), thời hạn góp vốn là 03 tháng kể từ ngày 20/9/2010. Đến ngày 20/12/2010, có 3 thành viên đã góp đủ, còn một thành viên mới góp được 200 triệu đồng, số còn thiếu cam kết sẽ góp chậm nhất là 28/02/2011, nhưng hết thời hạn vẫn không góp đủ. Theo Bạn, có thể thực hiện cách nào sau đây để bảo đảm đủ vốn 2 tỷ đồng theo quy định của Điều lệ: a. Một trong 3 thành viên (đã góp đủ 500 triệu đồng) nhận góp thêm số còn thiếu. b. Huy động thêm người khác góp cho đủ (số thành viên lúc này sẽ là 5 người). c. Cả 3 thành viên (đã góp đủ 500 triệu đồng) sẽ góp thêm theo tỷ lệ phần vốn góp của mỗi người. d. Một trong 3 cách trên đều được. 8
  9. Câu 54: Doanh nghiệp A có đề nghị chi nhánh NHNo huyện B phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng dự thầu. Doanh nghiệp đã ký quỹ 100%. Chi nhánh A có cần phải cử cán bộ thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp không? a. Có b. Không. Câu 55: Theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, thời hạn hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả tài sản là: a. Năm (5) năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất) b. Không xác định thời hạn đối với tất cả tài sản (chỉ hết hiệu lực khi người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xoá đăng ký giao dịch và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện xoá đăng ký). Câu 56: Chi nhánh A, chi nhánh B và chi nhánh C (cùng hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam) cùng cho vay Cty K để thực hiện dự án đầu tư là nhà máy xi măng tại Quảng Ninh. Theo Bạn, đây có phải là phương thức cho vay đồng tài trợ? a. Không b. Đúng. Câu 57: Công ty TNHH có được quyền huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu không? a. Có b. Không. Câu 58: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán ngày 31/12, cán bộ tín dụng xác định số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng dựa vào các số liệu nào sau đây: a. Số dư của các khoản phải thu b. Số dư của các khoản phải trả. c. Bù trừ giữa số dư các khoản phải thu và các khoản phải trả. d. Đều không đúng. Câu 59: NHNo Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng tài trợ cho nhà máy thuỷ điện A Vương (Quảng Nam) do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm đầu mối. Có thể áp dụng ký hợp đồng tín dụng theo phương thức nào sau đây: a. Các ngân hàng cùng ký hợp đồng với chủ đầu tư thông qua ngân hàng đầu mối b. Từng ngân hàng có thể ký hợp đồng riêng với chủ đầu tư trên cơ sở phù hợp với các điều khoản của hợp đồng đồng tài trợ. c. Cả 2 trường hợp trên đều đúng. Câu 60: Chi nhánh A cho Công ty B vay 100 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án thuỷ điện. Thời gian ân hạn là 2 năm. Số tiền lãi phát sinh (của 100 tỷ đồng ) trong thời gian thi công nhà máy là 5 tỷ đồng. Công ty B đặt vấn đề xin vay để trả lãi, Chi nhánh A có được cho vay không? a. Không được cho vay. b. Được cho vay Câu 61: Ông A có một căn hộ, hiện đang cho một Công ty TNHH thuê làm trụ sở giao dịch. Ông A xuất trình hợp đồng thuê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để thế chấp cho chi nhánh K vay vốn. Chi nhánh K có được nhận làm bảo đảm tiền vay (căn hộ đó không có tranh chấp, không bị kê biên ) a. Không được, vì đang cho thuê 9
  10. b. Được. Vì tài sản đang cho thuê vẫn được quyền thế chấp. Câu 62: Công ty B có ký 01 hợp đồng mua bán hàng hàng hoá với Công ty C. Giá trị hợp đồng là 20 tỷ đồng. Thời hạn tối đa là 03 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua bán (25/9/2010) Công ty C phải thanh toán cho Công ty B. Ngày 06/10/2010 Công ty B đề nghị NHNo huyện H nhận là bảo đảm tiền vay để xin vay 15 tỷ đồng. Có các ý kiến khác nhau về hợp đồng mua bán hàng hoá như sau: a. Không được coi là tài sản nên không nhận b. Xem hợp đồng đó là quyền đòi nợ và là tài sản nhưng không nhận vì Công ty B không được thế chấp quyền đòi nợ. c. Xem hợp đồng đó là quyền đòi nợ và là tài sản nhưng không nhận vì không có sự đồng ý của Công ty C nên không có khả năng thu. d. Đồng ý nhận làm bảo đảm và cho vay vì quyền đòi nợ là tài sản; Công ty B có quyền được thế chấp để vay vốn mà không cần có sự đồng ý của Công ty C, kết quả thẩm định cho thấy có đủ khả năng thu nợ đầy đủ, kịp thời. Câu 63: Theo quy định tại Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, ngoại tệ nào sau đây chi nhánh được sử dụng cho vay đối với khách hàng: a. Đôla Mỹ (USD) b. Tất cả các loại ngoại tệ lưu hành trên thị trường Việt Nam. c. Chỉ có các ngoại tệ mạnh: Đôla Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), Ơrô (EUR); đối với ngoại tệ khu vực biên giới: Nhân dân tệ Trung Quốc, Kíp Lào, Riên Cămpuchia thì phải theo quy định riêng của NHNN. d. Theo yêu cầu của khách hàng. Câu 64: Cho vay bằng ngoại tệ, khi khách hàng trả nợ, NHNo nơi cho vay sẽ thu nợ gốc, lãi: a. Bằng chính ngoại tệ đã cho vay b. Bằng ngoại tệ khác quy đổi c. Bằng đồng Việt Nam (VNĐ) d. Bằng chính ngoại tệ đã cho vay. Trường hợp thu bằng ngoại tệ khác hoặc bằng VNĐ, chi nhánh chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc. Câu 65: Anh A có một khoản vay thấu chi dư nợ 20 triệu đồng, phát sinh ngày 05/10/2010, thời hạn cho vay là 30 ngày. Ngày 15/10/2010 đơn vị chi trả lương đợt 1, trên tài khoản tiền gửi phát sinh dư “có” số tiền 10 triệu đồng. Theo chương trình IPCAS, khoản vay được thu nợ tức thì. Anh A có phản ứng việc thu nợ của chi nhánh vì cho rằng khoản vay chưa đến hạn. Theo Bạn, việc làm đó đúng hay sai? a. Đúng b. Sai. Câu 66: Doanh nghiệp A được chi nhánh K phê duyệt một hạn mức tín dụng 30 tỷ đồng. Thời hạn của hạn mức tín dụng là 12 tháng kể từ ngày 30/6/2009. Ngày 20/5/2010 phát sinh một khoản vay, cán bộ tín dụng căn cứ vào quy định hiện hành, xác định thời hạn cho vay 2 tháng, hạn trả nợ cuối cùng là ngày 20/7/2010. Theo Bạn, việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp với thời hạn của hạn mức tín dụng như thế là sai hay đúng? a. Sai b. Đúng 10
  11. Câu 67: Công ty cho thuê tài chính I có nhu cầu vay. Chi nhánh A nhận hồ sơ và thẩm định, quyết định cho vay theo các quy định tại “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ- HĐQT-TDHo. Khi kiểm tra sau, đoàn kiểm tra nhận xét là sai và kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Theo Bạn, nhận xét đó đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 68: Người sử dụng đất (đối với đất giao có thu tiền sử dụng đất) được thực hiện các quyền của người sử dụng đất từ khi nào: a. Khi đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nếu không được phép chậm thực hiện/không được phép ghi nợ nghĩa vụ tài chính. b. Kể từ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chậm thực hiện/được ghi nợ nghĩa vụ tài chính. c. Kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất trong trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng. Câu 69: Giá trị quyền sử dụng đất (không phải là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân không thu tiền sử dụng đất) được xác định (thoả thuận) như thế nào khi nhận làm tài sản bảo đảm: a. Căn cứ vào giá đất UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm. b. Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm. c. Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm và vị trí, lợi thế của thửa đất. d. Căn cứ giá đất UBND tỉnh, thành phố công bố hàng năm; giá thị trường tại thời điểm nhận làm bảo đảm; vị trí, lợi thế của thửa đất và sự thoả thuận của 02 bên. Câu 70: Ông A có 2 ha đất nông nghiệp, được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, đã được cấp giấy chứng nhận. Ông A chuyển nhượng cho doanh nghiệp tư nhân K với giá thị trường (hợp đồng mua bán chỉ có 02 bên ký, có xác nhận của UBND xã). Doanh nghiệp K xây dựng nhà xưởng và thế chấp cho NHNo huyện B. Cán bộ tín dụng tính giá trị tài sản thế chấp gồm: giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng trên hợp đồng và giá trị nhà xưởng. Theo Bạn, việc xác định đó đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 71: Chi nhánh A cho Tổng Cty V vay xây dựng nhà máy thuỷ điện, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (quyền sử dụng đất và nhà máy- thiết bị nhập từ nước ngoài và sản xuất trong nước). Sau khi hoàn thành (đã quyết toán, hoàn công, giá trị tài sản thể hiện trên sổ sách kế toán) Tổng Cty đã công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản. Theo quy định tại Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo, Chi nhánh cần giữ những giấy tờ gì của tài sản thế chấp: a. Chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng). b. Giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tất cả hoá đơn, chứng từ có liên quan đến mua sắm máy móc, thiết bị, thi công xây dựng Câu 72: Doanh nghiệp A có một khoản nợ ngắn hạn, do không trả đầy đủ nợ gốc của kỳ thứ nhất, được chi nhánh cho gia hạn lần thứ 2 và đang theo dõi ở nhóm 4. Sau 03 tháng kể từ khi khách hàng trả đầy đủ số nợ gốc còn thiếu của kỳ thứ nhất và toàn bộ 11
  12. nợ gốc, lãi của kỳ thứ 2, chi nhánh có được quyền phân loại lại khoản nợ về nhóm 1 không (nếu có tài liệu, hồ sơ chứng minh khoản vay đã được khắc phục và có đủ cơ sở đánh giá là Doanh nghiệp sẽ có khả năng trả nợ đầy đủ đúng hạn số nợ còn lại)? a. Không b. Được Câu 73: Công ty A có trụ sở chính tại Đà Nẵng, uỷ quyền cho chi nhánh thành viên tại Đắklăk vay vốn NHNo thu mua cà phê để xuất khẩu. Khi lập báo cáo thống kê, chi nhánh có được thống kê khoản vay này theo mẫu biểu quy định ban hành kèm theo Quyết định 881/QĐ-HĐQT-TDHo không? a. Có b. Không Câu 74: Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, các chi nhánh phải trích dự phòng chung theo tỷ lệ là: a. 0,75% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 b. 0,5% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 Câu 75: Ông A có một sổ tiền gửi tiết kiệm bằng Đôla Mỹ (USD), có nhu cầu cầm cố vay NHNo, chi nhánh cho vay được giải ngân khoản vay: a. Bằng đồng Việt Nam b. Bằng Đôla Mỹ (USD) Câu 76: Một khoản vay có tài sản bảo đảm là chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ do NHNo Việt Nam phát hành. Khi trích lập dự phòng cụ thể, chi nhánh tính giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) là: a. 100% b. 95% Câu 77: Ông A thế chấp cho NHNo một căn hộ (đã cho Cty TNHH thuê làm trụ sở văn phòng). Sau khi thế chấp, Ông A có được quyền đầu tư vào căn hộ (sửa chữa cửa cho hiện đại, an toàn và lắp đặt máy điều hoà ) không? a. Không b. Có Câu 78: Chi nhánh có một số khoản vay của hộ gia đình, do gặp thiên tai nên được Chính phủ cho phép khoanh nợ trong thời gian 02 năm và được phân loại vào nhóm 5. Theo quy định hiện hành, Chi nhánh phải trích dự phòng cụ thể: a. Theo tỷ lệ 100%. b. Theo hướng dẫn riêng của Tổng giám đốc. Câu 79: Doanh nghiệp A được UBND tỉnh K cho thuê đất thời hạn 30 năm kể từ ngày 20/10/2006. Sau khi thuê đất, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và thế chấp cho NHNo. Khi xác định giá trị tài sản thế chấp chi nhánh tính cả giá trị quyền sử dụng đất và giữ các giấy tờ có liên quan. Theo Bạn, việc nhận và xác định giá trị tài sản bảo đảm như vậy đúng hay sai? a. Sai b. Đúng Câu 80: Trong thời hạn bảo đảm, bên vay có được quyền bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm không? a. Có b. Không 12
  13. Câu 81: Theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam, khi cho vay cầm cố chứng khoán, chi nhánh xác định mức tiền cho vay sẽ căn cứ vào: a. Mệnh giá của một cổ phần - giá của một cổ phần ghi trên cổ phiếu b. Thị giá của một cổ phần - giá của một cổ phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Câu 82: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nợ bằng tài sản hình thành trong tương lai sẽ được hiểu là: a. Tài sản sẽ được hình thành từ vốn vay b. Tài sản được hình thành bằng vốn tự có c. Tài sản được hình thành bằng vốn vay và vốn tự có d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng Câu 83: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó: a. NHNo Việt Nam giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. b. NHNo Việt Nam giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Câu 84: Theo quy định tại Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB, địa bàn hoạt động của chi nhánh loại I, loại II là: a. Theo địa bàn tỉnh, thành phố b. Do giám đốc chi nhánh loại I, loại II quy định. c. Đều đúng Câu 85: Mức cho vay tối đa được căn cứ vào: a. Chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD và vốn tự có tối thiểu của khách hàng b. Chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD và vốn tự có, nhân (x) với tỷ lệ % được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm c. Chênh lệch giữa tổng nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD và vốn tự có tối thiểu, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng d. Tổng nhu cầu vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD, vốn tự có tối thiểu của khách hàng, tỷ lệ % được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm và nguồn vốn của NHNo nơi cho vay Câu 86: Khi cho vay ưu đãi và cho vay theo chỉ định của Chính phủ, NHNo sẽ: a. Giải ngân theo danh sách phê duyệt hoặc thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền b. Thẩm định lại phương án, dự án nếu xét thấy không hiệu quả và an toàn vốn vay thì không giải ngân và báo cáo lại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Câu 87: Điều kiện, hồ sơ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng khách hàng quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP là theo quy định của: a. Chính phủ b. NHNN Việt Nam c. Các TCTD, ngân hàng, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ Câu 88: Thời hạn cho vay được hiểu là: a. Khoảng thời gian tính từ khi khách hàng ký hợp đồng tín dụng đến khi trả hết nợ gốc lãi và phí (nếu có) b. Khoảng thời gian tính từ khi hết thời hạn ân hạn đến khi trả hết nợ gốc lãi và phí (nếu có) 13
  14. c. Khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay đến khi trả hết nợ gốc lãi và phí (nếu có). d. Khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay đến khi trả hết nợ gốc lãi và phí (nếu có) theo thoả thuận trong HĐTD Câu 89: Khi đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng trước mấy ngày: a. Trước 05 ngày b. Trước 10 ngày so với ngày đến hạn c. Trước 07 ngày làm việc so với ngày đến hạn. d. Trước 05 ngày làm việc so với ngày đến hạn Câu 90: Áp dụng phương thức cho vay trả góp, khi xác định số tiền gốc và lãi phải trả sẽ thực hiện theo phương pháp nào sau đây: a. Tính số tiền phải trả (gốc + lãi) tại mỗi kỳ đều nhau, riêng số tiền tại kỳ cuối cùng sẽ được trả theo số dư nợ thực tế b. Tính số tiền phải trả (gốc + lãi) tại mỗi kỳ giảm dần, nhưng số tiền gốc tại các kỳ đều nhau c. Có thể thực hiện một trong 02 phương pháp trên. Câu 91: Ông A có nhu cầu vay để chăm sóc 05 ha cà phê và 01 ha tiêu. Theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo, nếu đủ điều kiện vay, chi nhánh có thể cho Ông A vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến bao nhiêu: a. 50 triệu đồng b. 200 triệu đồng c. 500 triệu đồng d. Tuỳ theo nhu cầu của dự án, phương án, vốn tự có, khả năng trả nợ (không giới hạn mức tối đa) Câu 92: Theo quy định của Luật các TCTD, Công ty cho thuê tài chính được hiểu là: a. Tổ chức tín dụng b. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ c. Ngân hàng d. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Câu 93: Ông A là chủ trang trại, vay vốn chăn nuôi lợn, gặp dịch bệnh tai xanh phải tiêu huỷ. Theo quy định hiện hành, Ông A có thể được hưởng các chính sách nào sau đây: a. Cơ cấu lại nợ b. Khoanh nợ/xoá nơ c. Miễn, giảm lãi tiền vay d. Tất cả các chính sách trên Câu 94: Một khoản vay dư nợ 10 tỷ đồng, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trị giá 15 tỷ đồng. Quý I khoản nợ được phân vào nhóm 2, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 125 triệu đồng. Quý II khoản nợ được phân vào nhóm 4, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 1.250 triệu đồng. Quý III khoản nợ được phân vào nhóm 5, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 2.500 triệu đồng. Theo Bạn, tổng số tiền dự phòng chi nhánh phải trích là: a. Tổng số là 3.775 triệu đồng (125+1.250+2.500) b. Tổng số là 2.500 triệu đồng 14
  15. Câu 95: Theo quy định tại Quyết định 630/QĐ-HĐQT-TD, giá trị khoản nợ được mua bán là: a. Giá do các bên thoả thuận b. Số dư nợ gốc. c. Số dư nợ gốc và lãi d. Tổng số dư nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác có liên quan đến khoản nợ (nếu có) tại thời điểm mua bán nợ Câu 96: Công ty A có một khoản nợ được chi nhánh xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, đang hạch toán ngoại bảng. Có một tổ chức môi giới đã giới thiệu TCTD khác đến đặt vấn đề mua lại khoản nợ này, chi nhánh có được quyền bán không? a. Không. b. Có Câu 97: Cơ cấu tổ chức của HTX tiểu thủ công nghiệp A có bộ máy quản lý riêng, bộ máy điều hành riêng. Theo quy định của Luật HTX năm 2003, ai là người đại diện HTX theo pháp luật: a. Trưởng Ban quản trị HTX b. Chủ nhiệm HTX Câu 98: Ông A góp vốn bằng 02 xe ô tô vận tải hành khách để cùng các thành viên khác thành lập Công ty TNHH. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Ông A có phải lập thủ tục chuyển giấy chứng nhận quyền sở hữu xe sang cho Công ty TNHH không? a. Có b. Không Câu 99: Doanh nghiệp A tại An Giang chuyên thu mua cá tra để chế biến và xuất khẩu, khi thu mua cá, doanh nghiệp sử dụng VNĐ để thanh toán cho người bán. Theo quy định hiện hành của NHNN, doanh nghiệp có được vay bằng ngoại tệ không? a. Không b. Có Câu 100: Một khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại Phòng giao dịch số 1 của chi nhánh A thuộc NHNo Việt Nam số tiền 30 tỷ đồng, có nhu cầu cầm cố để vay cũng tại Phòng giao dịch đó số tiền 25 tỷ đồng. Phòng giao dịch hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên phê duyệt vượt quyền phán quyết. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai so với quy định tại Quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN của NHNo Việt Nam? a. Đúng b. Sai Câu 101: Theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, Công ty cho thuê tài chính có được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của: a. Cá nhân b. Tổ chức c. Cả cá nhân và tổ chức d. Tất cả đều không được Câu 102: Các khoản nợ được xem là “Nợ có vấn đề” là các khoản nợ: a. Không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả thuận trong HĐTD (từ nhóm 2 đến nhóm 5) b. Có dấu hiệu không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi theo thoả thuận trong HĐTD (nhóm 1) c. Các khoản “nợ xấu” (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 15
  16. d. Cả a và b Câu 103: Một khách hàng có gửi tiền tiết kiệm tại Vietinbank số tiền 100 tỷ đồng, có nhu cầu cầm cố để vay tại chi nhánh Agribank số tiền 95 tỷ đồng. Chi nhánh thẩm định và quyết định cho vay số tiền 90 tỷ đồng. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai so với quy định tại Quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN của NHNo Việt Nam? a. Đúng b. Sai Câu 104: Một khách hàng đề nghị chi nhánh Agribank nhận cầm cố bằng cổ phiếu của Công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (ABIC) để cho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Chi nhánh thực hiện nhận cầm cố và cho vay. Theo Bạn, việc cho vay có đúng với quy định của Luật các TCTD năm 2010? a. Có b. Không Câu 105: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 là: a. Không quá 10% đối với một khách hàng b. Không quá 15% đối với một khách hàng c. Không quá 20% đối với một khách hàng và người có liên quan d. Không quá 15% đối với một khách hàng và không quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan Câu 106: Doanh nghiệp A có tổng số tiền lãi phải trả cho khoản vay là 5 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã trả 3,5 tỷ đồng. Do khó khăn khách quan về SXKD, doanh nghiệp có đơn đề nghị. Chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính. Theo Bạn, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 513/QĐ-HĐQT-TCKT, doanh nghiệp này được TSC phê duyệt giảm lãi tối đa là bao nhiêu? a. Số tiền 1,5 tỷ đồng b. Số tiền 1 tỷ đồng Câu 107: Ông A vay 200 triệu đồng với lãi suất cố định là 1,5%/tháng, thời hạn vay là 24 tháng, đã trả được 8 tháng tiền lãi. Do rủi ro bất khả kháng (trâu bị dịch bệnh) nên có đơn đề nghị chi nhánh xét giảm lãi bằng cách thu theo lãi suất chi nhánh đang áp dụng cho các khoản vay tại thời điểm đề nghị là 1,2%/tháng. Theo Bạn, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định 513/QĐ-HĐQT-TCKT, chi nhánh có được thu theo lãi suất 1,2%/tháng không? a. Có b. Không Câu 108: Ông A có một sổ tiền gửi tiết kiệm, đã cầm cố để vay tại Phòng giao dịch B. Do bị bệnh, ông A đã chết, nhưng có di chúc để lại số tiền chênh lệch thừa (sau khi trả hết nợ vay) cho bà vợ. Anh K là con ông A đến phòng giao dịch xuất trình CMND của Anh K; bản chính giấy chứng tử và bản sao có công chứng; đơn xin rút tiền tiết kiệm (đứng tên Anh K, có xác nhận của UBND xã) để trả nợ, đề nghị ngân hàng thu nợ (tuy khoản nợ chưa đến hạn) và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K để mang về cho vợ ông A. Cán bộ phòng giao dịch xử lý thế nào? a. Thu nợ và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K b. Thu nợ nhưng không trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K mà đem gửi vào tài khoản tiền gửi tạm giữ chờ thanh toán c. Chờ đến hạn mới thu nợ và sẽ xử lý số tiền thừa sau 16
  17. d. Thu nợ và trả lại số tiền chênh lệch thừa cho Anh K với điều kiện Anh K phải xuất trình thêm bản chính di chúc hợp pháp của Ông A cho bà vợ và bản sao có công chứng kèm theo giấy uỷ quyền (có xác nhận của UBND xã) của mẹ Anh K cho phép Anh K được đại diện để thanh toán với phòng giao dịch. Câu 109: Doanh nghiệp A đồng ý bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp B với điều kiện doanh nghiệp B phải ứng trước 10% giá trị hợp đồng mua bán và phải được chi nhánh Agrbank phát hành “bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước”. Tuy nhiên hết thời hạn bảo lãnh, doanh nghiệp A đã vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, chi nhánh Agrbank sẽ: a. Trả ngay cho doanh nghiệp B 10% giá trị hợp đồng mua bán và lãi, phí (nếu có); đồng thời ghi nợ cho doanh nghiệp A số tiền tương ứng (nếu doanh nghiệp A không ký quỹ) và theo dõi thu hồi nợ từ doanh nghiệp A b. Trích trả doanh nghiệp B một phần từ tiền ký quỹ (nếu có) và thoả thuận với doanh nghiệp B sẽ thu hồi nợ từ doanh nghiệp A để trả hết số còn lại c. Thoả thuận với doanh nghiệp B sẽ thu hồi nợ từ doanh nghiệp A để trả hết số tiền 10% giá trị hợp đồng mua bán và lãi, phí (nếu có); đồng thời khấu trừ phần thu hồi từ tiền ký quỹ, số tiền chênh lệch thiếu sẽ ghi nợ doanh nghiệp A Câu 110: Tập đoàn ô tô Đức Phương nhập khẩu một lô hàng là linh kiện xe tải nhẹ, toàn bộ chi phí đã thanh toán xong cho bên bán. Riêng tiền thuế nhập khẩu, tập đoàn đề nghị chi nhánh Agribank phát hành bảo lãnh với cơ quan có thẩm quyền. Chi nhánh có được thực hiện không? a. Không b. Có Câu 111: Doanh nghiệp A có khoản nợ quá hạn 215 ngày. Theo Bạn, khoản nợ này sẽ trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nào? a. 5% b. 20% c. 50% d. 100% Câu 112: Chi nhánh Agribank phát hành bảo lãnh dự thầu cho doanh nghiệp A. Do doanh nghiệp vi phạm, chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay và ghi nợ số tiền 2.000 triệu đồng. Khoản trả thay quá hạn 150 ngày. Theo Bạn, khoản nợ này sẽ trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nào? a. 5% b. 20% c. 50% d. 100% Câu 113: Doanh nghiệp A có nhu cầu bảo lãnh để vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chi nhánh B thẩm định, xét thấy đủ điều kiện đã phát hành thư bảo lãnh nhưng Ngân hàng Phát triển không chấp nhận vì không đúng theo quy định tại Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD. Theo Bạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xử lý như vậy đúng hay sai? a. Sai b. Đúng Câu 114: Một khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3. Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR, khoản nợ này sẽ được phân loại vào nhóm nào? 17
  18. a. Nhóm 3 b. Nhóm 4 c. Nhóm 5 Câu 115: Anh A được chi nhánh Agribank phát hành thẻ MasterCard. Sau khi mua hàng tại một siêu thị, Anh A lập thủ tục thanh toán (cà thẻ vào máy POS) và trên tài khoản của Anh A ở chi nhánh thể hiện một số dư phù hợp với số tiền hàng Anh A đã thanh toán. Số dư trên tài khoản là một khoản cấp tín dụng của chi nhánh cho Anh A. Theo Bạn đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 116: Khi mở cho doanh nghiệp một L/C để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, nguồn thanh toán là vốn vay ngân hàng, cán bộ tín dụng có phải thực hiện tác nghiệp: a. Thẩm định các điều kiện, nếu đủ sẽ yêu cầu khách hàng lập đơn xin vay, HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành, đồng thời ghi rõ ngày thanh toán bộ chứng từ là ngày nhận nợ vay; yêu cầu doanh nghiệp ký và đóng dấu đơn vị. b. Chỉ thẩm định các điều kiện và chỉ yêu cầu khách hàng ký HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành khi thanh toán bộ chứng từ. Câu 117: Khi mở cho doanh nghiệp một L/C để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, nguồn thanh toán là vốn ký quỹ đủ 100% (bao gồm cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C, nếu có), cán bộ tín dụng có phải thực hiện tác nghiệp: a. Thẩm định các điều kiện, nếu đủ sẽ yêu cầu khách hàng lập đơn xin vay, HĐTD, giấy nhận nợ theo quy định hiện hành, đồng thời ghi rõ ngày thanh toán bộ chứng từ là ngày nhận nợ vay; yêu cầu doanh nghiệp ký và đóng dấu đơn vị. b. Không phải thẩm định, mà cán bộ phòng thanh toán quốc tế trình thẳng giám đốc chi nhánh phê duyệt Câu 118: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A được áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng để thực hiện phương án kinh doanh năm 2010. Qúy 3/2010 có nhu cầu vay trung hạn, mua một xe ô tô để vận chuyển hàng hoá. Chi nhánh có được áp dụng 02 phương thức cho vay: theo hạn mức tín dụng và theo dự án đầu tư? a. Không b. Có Câu 119: Theo quy định tại Thông tư số 22/TT-NHNN ngày 29/10/2010 của NHNN Việt Nam, các TCTD có được huy động vốn bằng vàng sau đó chuyển đổi thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để cho vay? a. Có b. Không Câu 120: “Thị giá” của cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được hiểu là: a. Mệnh giá b. Giá của cổ phiếu khi đấu giá thành (IPO) c. Giá của cổ phiếu do bên vay và bên cho vay thoả thuận d. Giá của cổ phiếu công bố trên sàn giao dịch chứng khoán tại thời điểm xét cho vay Câu 121: Khoảng thời gian của một kỳ hạn nợ phải được xác định: a. Nhỏ hơn thời hạn cho vay b. Bằng thời hạn cho vay c. Nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn cho vay 18
  19. Câu 122: Ai là đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã theo quy định của Luật HTX năm 2003: a. Chủ nhiệm HTX (nếu Ban quản lý và Ban Quản trị HTX là một) b. Trưởng Ban Quản trị (nếu Ban quản lý và Ban Quản trị HTX được hình thành riêng biệt). c. Trong mọi trường hợp thì Chủ nhiệm HTX đều là đại diện theo pháp luật. d. Cả a và b đều đúng Câu 123: Khi thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất, ngân hàng nơi cho vay phải yêu cầu khách hàng: a. Công chứng Hợp đồng bảo đảm tiền vay b. Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay c. Công chứng và Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay Câu 124: Ngày 30 tháng 10 năm 2010 là ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp A. Theo quy định của Luật Phá sản, sau bao nhiêu ngày ngân hàng nơi cho vay phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án (trong đó nêu cụ thể, chi tiết các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả) kèm theo các tài liệu có liên quan chứng minh về các khoản nợ đó? a. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 30/10/2010 b. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 30/10/2010 c. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày 30/10/2010 d. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 30/10/2010. Câu 125: Ngân hàng nơi cho vay có quyền xử lý tài sản sau bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm? a. Không được trước 10 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn) b. Không được trước 07 ngày đối với động sản hoặc 30 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn) c. Không được trước 07 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản (trừ tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền đòi nợ; giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; vận đơn) Câu 126: Theo quy định của Điều lệ NHNo Viêệt Nam năm 2010, người quản lý NHNo Việt Nam bao gồm: a. Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT b. Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc c. Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Ban điều hành d. Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và các chức danh khác do HĐQT quy định tại Quy chế nội bộ về tổ chức và hoạt động của HĐQT Câu 127: Trong trường hợp nào thì NHNo Việt Nam thực hiện đồng tài trợ với các TCTD khác: a. Cần phải phân tán rủi ro (không bỏ tất cả trứng vào một rọ) b. Tổng mức cho vay vượt tỷ lệ so với vốn tự có và nguồn vốn của NHNo Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu của dự án. c. Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều TCTD 19
  20. d. Một trong các trường hợp trên đều đúng Câu 128: Hợp đồng giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT- NHNN là: a. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ b. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai c. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ d. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ và các hợp đồng giao dịch ngoại tệ khác theo quy định của NHNN Câu 129: Theo quy định của Luật Chứng khoán thì chứng khoán bao gồm những loại nào sau đây: a. Cổ phiếu, trái phiếu b. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ c. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán d. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán Câu 130: Mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng trên lãnh thổ Việt Nam được quy định thế nào: a. Ghi bằng đồng Việt Nam và có giá trị là 100 (một trăm) ngàn đồng b. Ghi bằng đồng Việt Nam và có giá trị là 100 (một trăm) ngàn đồng và bội số của một trăm ngàn đồng c. Ghi bằng đồng Việt Nam và có giá trị là 10 (mười) ngàn đồng d. Do doanh nghiệp cổ phần tự định giá. Câu 131: Theo quy định của Luật Hàng hải, “vận đơn” có thể được ký phát dưới dạng nào sau đây: a. Ghi rõ tên người nhận hàng b. Ghi rõ người giao hàng hoặc những người do người giao hàng chỉ định sẽ phát lệnh trả hàng c. Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng d. Tất cả các dạng trên Câu 132: Ông A thế chấp cho chi nhánh 01 xe ô tô CAMRY, đã đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 01/11/2010. Sau đó ông A báo mất giấy tờ xe và được cơ quan có thẩm quyền cấp lại. Ông A bán chiếc xe đó cho ông B và mua một xe TOYOTA. Trong trường hợp này, theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chi nhánh có quyền thực hiện: a. Thu hồi chiếc xe CAMRY Ông A đã bán cho ông B b. Yêu cầu Ông A đăng ký thay đổi tài sản thế chấp (từ xe CAMRY thành xe TOYOTA). Thời điểm đăng ký GDBĐ vẫn là ngày 01/11/2010. c. Thu hồi chiếc xe TOYOTA để thanh lý thu hồi nợ d. Đều đúng Câu 133: Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, theo Bạn, các khoản vay ngắn hạn, chi trả nợ vay dài hạn cần được đánh dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-): a. Vay ngắn hạn đánh dấu cộng (+), còn chi trả nợ vay dài hạn đánh dấu trừ (-) 20
  21. b. Vay ngắn hạn, chi trả nợ vay dài hạn đều đánh dấu cộng (+) c. Vay ngắn hạn, chi trả nợ vay dài hạn đều đánh dấu trừ (-) Câu 134: Khi thẩm định dự án đầu tư phân xưởng sản xuất cồn (tận dụng nguyên liệu nhà máy đường), các điều kiện liên quan đến nhà máy cồn đều thoả mãn. Nhà máy đường hàng năm đều có lãi, vay trả sòng phẳng. Riêng giá trị hiện tại ròng (NPV), cán bộ tín dụng xác định NPV = 0. Giữa cán bộ tín dụng và Trưởng phòng kinh doanh đã đề xuất 02 phương án xử lý. Theo Bạn phương án nào là đúng: a. Cán bộ tín dụng: kiên quyết không đồng ý đầu tư (vì dự án chỉ hoà vốn). b. Trưởng phòng kinh doanh: vẫn có thể đầu tư, vì đây không phải là dự án độc lập, lợi nhuận nhà máy đường là nguồn trả nợ. Câu 135: Theo Luật các TCTD năm 2010, từ 01/01/2011 lãi suất cho vay của các TCTD có phụ thuộc vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố hàng tháng không? a. Có b. Không Câu 136: Công ty cho thuê tài chính có được cho bên thuê tài chính vay bổ sung vốn lưu động không? a. Có b. Không Câu 137: Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất là bao nhiêu? a. Ít nhất phải bằng 50% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó b. Ít nhất phải bằng 70% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó c. Ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó Câu 138: Chị A là chuyên viên phòng kiểm toán nội bộ (Ban kiểm soát) của NHNo Việt Nam, có nhu cầu vay đời sống, nguồn trả nợ bằng tiền lương hàng tháng, được chi nhánh NHNo xét và quyết định cho vay. Theo Bạn, việc cấp tín dụng của chi nhánh như vậy là đúng hay sai so với quy định hiện hành? a. Đúng b. Sai Câu 139: Ngày 10/01/2011, Chi nhánh A xếp Ông B (là phó giám đốc phụ trách tín dụng của chi nhánh) thuộc hạng VIP và cấp tín dụng 50 triệu đồng, không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Theo Bạn, việc làm đó có phù hợp quy định của Luật các TCTD năm 2010? a. Có b. Không Câu 140: Sau khi nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay, chi nhánh A đã bán toàn bộ nhà xưởng và chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp B. Một cơ quan chức năng kiểm tra và kiến nghị dừng thực hiện vì ngân hàng không được kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản. Theo Bạn, kiến nghị đó có trái với quy định của Luật các TCTD? a. Không b. Có Câu 141: Theo quy định tại Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN thì NHNo Việt Nam không được cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản đối với các công ty cho thuê tài chính (ALCI và ALCII) vượt quá: a. 5% vốn tự có của NHNo Việt Nam b. 10% vốn tự có của NHNo Việt Nam 21
  22. c. 15% vốn tự có của NHNo Việt Nam Câu 142: Theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam, giám đốc Phòng giao dịch được uỷ quyền mức phán quyết cho Phó giám đốc tối đa đến bao nhiêu? a. 01 tỷ đồng b. Do giám đốc chi nhánh loại 1, loại 2 quy định c. 70% mức phán quyết của giám đốc Phòng giao dịch Câu 143: Doanh nghiệp A là thành viên góp vốn vào ngân hàng cổ phần B với 10.000 cổ phiếu. Khi ngân hàng cổ phần B phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp A cầm cố 5.000 cổ phiếu để vay tại một chi nhánh NHNo Việt Nam. Chi nhánh đã cầm cố cổ phiếu và cho vay. Theo Bạn, việc cho vay đó có trái quy định của Luật các TCTD năm 2010 a. Không b. Có Câu 144: Chi nhánh A cho Ông B vay. Ông B không có tài sản bảo đảm nhưng được một thành viên HĐQT của NHNo Việt Nam bảo lãnh bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo Bạn, việc cho vay đó có trái quy định của Luật các TCTD năm 2010 a. Có b. Không Câu 145: Ngày 20/10/2010 Ông A rút tiền vay. Ngày 25/10/2010 ông A trả nợ. Chi nhánh tính và thu lãi 06 ngày. Theo Bạn việc tính và thu lãi như vậy có trái với quy định tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc NHNN? a. Không b. Có Câu 146: Khi thực hiện ký quỹ, người ký quỹ có thể gửi vào ngân hàng: a. Một khoản tiền b. Các loại giấy tờ có giá c. Kim khí quý, đá quý d. Một trong các loại trên Câu 147: Theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN, TCTD có được cho vay bằng vàng đối với khách hàng là: a. Hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở b. Các doanh nghiệp sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức c. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng miếng d. Tất cả các khách hàng trên Câu 148: Quyền phán quyết quy định tại Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN có được áp dụng đối với khách hàng là tổ chức tín dụng không? a. Không b. Có Câu 149: NHNo Việt Nam hiện nay có 8 công ty trực thuộc (02 công ty cổ phần kinh doanh vàng bạc và mỹ nghệ, công ty KD lương thực và đầu tư phát triển, 02 công ty cho thuê tài chính, công ty thương mại và du lịch, công ty cổ phần chứng khoán, công ty in thương mại và dịch vụ ngân hàng). Theo Bạn, NHNo Việt Nam có được cho vay đối với: a. Tất cả các công ty b. Không được cho vay 02 công ty cổ phần kinh doanh vàng bạc và mỹ nghệ. c. Tất cả các công ty trừ Công ty cổ phần chứng khoán 22
  23. Câu 150: Theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN, các TCTD có được huy động vốn bằng vàng đối với: a. Tất cả các loại vàng (vàng trang sức, vàng thỏi, vàng miếng ) b. Vàng miếng của các doanh nghiệp chế tác, kinh doanh vàng trong cả nước c. Vàng miếng theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp giấy phép. Câu 151: Do khó khăn về nguồn vốn trung, dài hạn nên ngày 22/10/2009 chi nhánh cho Công ty B vay tạm thời ngắn hạn 100 tỷ đồng, chia làm 2 kỳ trả nợ để thực hiện dự án đầu tư. Trong quá trình vay, Công ty B trả lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Riêng tiền gốc kỳ 1 chỉ trả được 20 tỷ đồng, nên phải chuyển quá hạn và phân loại vào nhóm 3. Đến tháng 9/2010, theo đề nghị của Công ty B và được Trụ sở chính cân đối bổ sung vốn trung hạn, đồng ý về nguyên tắc, chi nhánh đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục, chuyển khoản vay từ ngắn hạn sang trung hạn (thu nợ ngắn hạn, hạch toán trung hạn và ký phụ lục HĐTD) nhưng vẫn tính thời hạn cho vay bắt đầu từ ngày 22/10/2009. Theo Bạn, xử lý như vậy đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 152: Theo quy định tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN, TCTD và khách hàng có thể thoả thuận việc tính, thu lãi bằng cách nào sau đây: a. Tính, thu lãi theo định kỳ b. Tính, thu lãi trước c. Tính, thu lãi sau d. Tất cả đều đúng Câu 153: Ông A là cá nhân, vay vốn NHNo. Do bị bệnh chết ngày 05/11/2010. Đến ngày 07/11/2010 UBND xã cấp giấy chứng tử. Chi nhánh chỉ tính và thu lãi từ ngày vay đến ngày 05/11/2010. Theo quy định tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN, việc tính thu lãi như vậy đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 154: Doanh nghiệp A ở Thừa Thiên Huế có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án trồng cao su tại Lào. Trước khi thẩm định, cán bộ tín dụng yêu cầu DN phải cung cấp các loại giấy tờ sau: + Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài + Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ KH & Đầu tư cấp + Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền của Lào theo quy định của pháp luật nước Lào. Theo Bạn, yêu cầu đó đúng hay sai? a. Sai b. Đúng Câu 155: Khi đầu tư sang nước Lào để thực hiện dự án trồng cao su, chi nhánh có thể nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (vườn cao su) không? a. Có b. Không Câu 156: Có 03 khoản vay của doanh nghiệp tư nhân tại 02 chi nhánh NHNo, dư nợ 600 triệu đồng, được thế chấp bằng 01 xe ô tô 4 chỗ hiệu CAMRY nhưng cả 2 chi nhánh đều không đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo quy định tại Quyết định 1300/QĐ- 23
  24. HĐQT-TDHo, khi thanh lý tài sản số tiền thu được sẽ thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán như thế nào? a. Chia theo tỷ lệ vốn cho vay của 2 chi nhánh b. Khoản vay nào xác lập giao dịch trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước Câu 157: Khi lập HĐBĐTV đối với tài sản hình thành trong tương lai, trên HĐ ghi theo giá tạm tính/dự toán. Sau khi tài sản đã hình thành, DN đã quyết toán, hạch toán số sách. Giữa giá hạch toán và giá ghi trên HĐ có sự chênh lệch, chi nhánh có phải yêu cầu DN lập đơn yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm (thay đổi giá trị tài sản)? a. Không b. Có Câu 158: Doanh nghiệp A thế chấp cho chi nhánh 01 thửa đất. Theo thoả thuận 2 bên, giá trị là 20 tỷ đồng. Sau đó Doanh nghiệp đã đầu tư san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng hết 10 tỷ đồng (có giấy tờ, hoá đơn chứng minh). Doanh nghiệp đề nghị chi nhánh nhận làm tài sản bảo đảm với giá trị 30 tỷ đồng. Theo Bạn, chi nhánh có được nhận làm bảo đảm theo đề nghị a. Có b. Không Câu 159: Doanh nghiệp A thế chấp cho chi nhánh một văn phòng trụ sở làm việc trên 01 thửa đất thuê có thời hạn 30 năm (đất thuê sau 01/7/2004), có đăng ký GDBĐ, hàng năm DN nộp đủ tiền thuê đất theo hợp đồng. Do khó khăn tài chính DN không trả được nợ, chi nhánh đã thu giữ tài sản để cho DN khác thuê lại (thời hạn thuê còn lại là 18 năm) và đề nghị ký lại hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh. Tuy nhiên UBND tỉnh yêu cầu chi nhánh trả lại để cho đơn vị khác thuê. Đối chiếu với Luật đất đai và Luật Nhà ở, yêu cầu của UBND tỉnh như vậy đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 160: NHNo Việt Nam được chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo các phương thức nào sau đây: a. Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (mua hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá cho NHNo) b. Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn: (NHNo mua giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu và khách hàng phải cam kết mua lại giấy tờ có giá đó khi đến hạn. NHNo là chủ sở hữu giấy tờ có giá đó nếu đến hạn mà khách hàng không thực hiện đúng cam kết mua lại). c. Tất cả đều đúng Câu 161: Trong giao dịch bán khoản phải thu theo quy định tại Thông tư số 09/2006/TT-NHNN ngày 23/10/2006, Công ty cho thuê tài chính có được quyền tiếp tục thu hồi tiền thuê từ bên thuê và sử dụng số tiền thu hồi được để trả cho bên mua khoản phải thu? a. Không b. Có Câu 162: Giá bán khoản phải thu theo quy định tại Thông tư số 09/2006/TT-NHNN ngày 23/10/2006 là số tiền: a. Bằng tổng số nợ gốc, lãi và các chi phí liên quan 24
  25. b. Bằng số nợ gốc cho thuê trừ đi số tiền bên cho thuê đã thu hồi từ bên thuê c. Bằng một tỷ lệ phần trăm so với số tiền bên thuê còn phải trả theo hợp đồng thuê, nhưng không thấp hơn nợ gốc cho thuê trừ đi số tiền bên cho thuê đã thu hồi từ bên thuê Câu 163: Trong giao dịch bán khoản phải thu, bên bán khoản phải thu có quyền nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê và tiếp tục thu hồi tiền từ bên thuê để trả cho bên mua? a. Có b. Không Câu 164: Trong hợp đồng bán khoản phải thu, các bên có thể thoả thuận nội dung/điều khoản: “bên mua có quyền truy đòi đối với bên bán khoản phải thu”? a. Không b. Có Câu 165: Điều kiện đối với tài sản cho thuê liên quan đến Hợp đồng bán khoản phải thu là: a. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán; không sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác b. Không có tranh chấp liên quan đến tài sản cho thuê; không sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác c. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán; không sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; không có tranh chấp liên quan đến tài sản cho thuê; tài sản cho thuê đang hoạt động bình thường Câu 166: Điều kiện đối với bên thuê liên quan đến Hợp đồng bán khoản phải thu là: a. Có năng lực pháp luật dân sự, có khả năng tài chính bảo đảm thanh toán đúng hạn tiền thuê tài sản b. Cho đến thời điểm khoản phải thu được chào bán, bên thuê đã thanh toán tiền thuê đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho thuê tài chính Câu 167: Trong giao dịch bán khoản phải thu, bên mua có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đánh giá khả năng thu hồi những khoản phải thu được chào bán Những chi phí phát sinh có được tính và đưa vào nội dung của hợp đồng bán khoản phải thu? a. Không b. Có (nếu có thoả thuận) Câu 168: Bên mua có quyền chấm dứt hợp đồng bán khoản phải thu trước hạn trong trường hợp nào sau đây: a. Bên bán vi phạm các điều khoản của hợp đồng bán khoản phải thu b. Bên bán bị phá sản, giải thể và bên mua không chấp thuận chuyển giao Hợp đồng bán khoản phải thu cho bên thứ ba c. Hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước hạn và bên mua không đồng ý thay thế bằng một khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính khác d. Một trong các trường hợp trên Câu 169: Bên bán có quyền chấm dứt hợp đồng bán khoản phải thu trước hạn trong trường hợp nào sau đây: a. Bên mua vi phạm các điều khoản của hợp đồng bán khoản phải thu b. Bên mua đề nghị chấm dứt hợp đồng bán khoản phải thu do bên mua bị phá sản, giải thể, bị chết mà không có người thừa kế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự mà không có người giám hộ. 25
  26. c. Bên mua thay đổi các nội dung Hợp đồng bán khoản phải thu khi không được bên bán chấp nhận. d. Một trong các trường hợp trên Câu 170: Bên bán khoản phải thu có bắt buộc phải chuyển giao toàn bộ hồ sơ đã công chứng về tài sản thuê, hợp đồng cho thuê tài chính và các giấy tờ có liên quan khác cho bên mua? a. Không bắt buộc b. Có (nếu có thoả thuận trong hợp đồng bán khoản phải thu) Phần II: ĐỀ THI TỰ LUẬN - Phần này không có đáp án cụ thể, người thi phải viết một bài “tự luận” nhằm lý giải các yêu cầu của nội dung đề thi (vì sao, cơ sở nào, làm những công việc gì ). Yêu cầu của một bài “tự luận” là phải có ít nhất 200 từ. - Có thể tham khảo một số bài “tự luận mẫu” ở phần Đáp án Câu 1: Ngày 10/9/2010, UBND xã B có nhu cầu vay tạm thời 05 tỷ đồng để trang trải chi phí giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng trụ sở làm việc của UBND xã. Thiết kế, dự toán, hợp đồng thầu đã hoàn thiện. UBND xã xuất trình một thông báo cấp kinh phí xây dựng cơ bản do Trưởng Phòng Tài chính huyện ký, số tiền được cấp là 20 tỷ đồng. Thời điểm cấp kinh phí là năm 2010 (07 tỷ) và 2011 (13 tỷ ). Bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào? Câu 2: Một Doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu xin vay chi nhánh A một số tiền, thế chấp bằng 20 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 17 hộ gia đình trong xã kèm theo các giấy uỷ quyền có chứng thực của UBND xã. Bạn có giải quyết cho DN vay không? Vì sao? Câu 3: Sáng ngày 20/10/2010, doanh nghiệp A trả nợ một khoản vay bị quá hạn 4 ngày (do ngân hàng nghỉ lễ và nghỉ bù ngày thứ 7, chủ nhật), buổi chiều Doanh nghiệp có nhu cầu vay để nhập lô hàng (có đầy đủ hoá đơn, chứng từ lưu trữ). Số tiền vay nằm trong hạn mức tín dụng được duyệt. Đoàn kiểm tra phát hiện và nhận xét là chi nhánh cho vay đảo nợ. Theo Bạn, cần phải làm gì để khẳng định với đoàn kiểm tra là không phải đảo nợ? Câu 4: Nhận được bảng kê các khoản nợ phải thu, phải trả của một doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nhận thấy khoản phải thu giảm nhiều trong khi khoản phải trả tăng lớn. Bạn cần phải làm gì với doanh nghiệp. Câu 5: Bạn hãy nêu tóm tắt 5 điều kiện để xem xét cho vay. Trong 5 điều kiện đó, theo Bạn, điều kiện nào là quan trọng nhất và có tính quyết định nhất? Vì sao? Câu 6: Có một khách hàng là người bà con rất gần của giám đốc chi nhánh, có nhu cầu vay vốn, được giám đốc “giới thiệu” đến gặp phòng kinh doanh. Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho Bạn thẩm định và đề xuất khoản vay. Bạn sẽ xử lý như thế nào? Câu 7: Đầu năm 2009, chi nhánh A có văn bản đề nghị và được HĐQT phê duyệt nâng quyền phán quyết tín dụng cho doanh nghiệp K từ 50 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2010, Bạn cùng đoàn kiểm tra phát hiện chi nhánh vẫn tiếp tục giải ngân 26
  27. (vì vẫn trong quyền phán quyết). Bạn cần yêu cầu chi nhánh thực hiện các biện pháp, giải pháp gì để phù hợp với quy định tại Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN Câu 8: Sau đợt lũ tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2010 nhiều hộ gia đình ở miền Trung bị thiệt hại nghiêm trọng, trong đó có tổn thất vốn vay NHNo. Là cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, theo quy định hiện hành, Bạn cần làm gì để xử lý nợ vay và giúp người dân có thể tiếp tục vay mới để SXKD? Câu 9: Theo Bạn có nên định kỳ (01 hoặc 02 năm) thay đổi địa bàn hoạt động của cán bộ tín dụng không? Vì sao? Nếu địa bàn của cán bộ tín dụng khác có nợ xấu cao được chuyển giao cho Bạn, thì Bạn sẽ làm gì trước và sau khi nhận bàn giao? Câu 10: Theo Bạn, vì sao NHNo Việt Nam cần phải giữ vai trò chủ lực trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn? Câu 11: Một trường dạy nghề trực thuộc Sở LĐTB&XH có giấy đề nghị vay vốn gửi NHNo, xin vay mua dàn máy vi tính và một số đồ dùng thí nghiệm phục vụ giảng dạy. Hồ sơ pháp lý hợp pháp và đầy đủ; hồ sơ vay vốn chỉ có: báo cáo thu nhập, chi phí năm trước và dự kiến năm KH; tờ trình của Sở gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính đề nghị cấp kinh phí mua sắm dụng cụ học tập, có bút phê: “đồng ý cấp kinh phí theo đề nghị”. Nhà trường đề nghị thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Theo Bạn, trường dạy nghề đó có được quyền vay không và NHNo có cho vay được không? Vì sao? Nếu không cho vay Bạn cần làm gì? Câu 12: Anh A là cán bộ Văn phòng UBND huyện, lần đầu tiên vay vốn NHNo, có giấy đề nghị chi nhánh cấp một hạn mức thấu chi là 50 triệu đồng. Là cán bộ tín dụng, Bạn cần có những động thái gì để đưa ra quyết định có/không đồng ý. Câu 13: Một khách hàng cá nhân có nợ quá hạn, đến chi nhánh trả nợ nhưng đưa ra yêu cầu: chỉ chấp nhận trả nợ nếu ngân hàng thu nợ gốc và lãi trong hạn trước, số nợ lãi quá hạn sẽ trả sau (khi có điều kiện), nếu không sẽ mang tiền về. Là cán bộ tín dụng Bạn sẽ xử lý thế nào? trong trường hợp Bạn là giám đốc chi nhánh, Bạn có thể làm những gì thuộc thẩm quyền? Câu 14: Chị B đến tháng 10 năm 2010 là đủ 17 tuổi 10 tháng (theo chứng minh nhân dân), có nhu cầu vay chi nhánh một số tiền để mở cửa hiệu kinh doanh đồ lưu niệm, thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua kiểm tra cán bộ tín dụng thấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị B là hoàn toàn hợp pháp, chị B có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, mục đích vay hợp pháp, nhưng yêu cầu phải có ý kiến của bố, mẹ chị B (vì chưa đủ tuổi giao kết giao dịch dân sự) hoặc chờ đến đầu năm 2011 (khi đó đủ 18 tuổi) sẽ cho vay. Theo Bạn, việc xử lý của CBTD đó đúng hay sai? Vì sao? Nếu trường hợp này xảy ra với Bạn, thì Bạn sẽ xử lý thế nào? Câu 15: Một doanh nghiệp thế chấp cho chi nhánh 01 thửa đất. Do khó khăn tài chính nên khoản vay quá hạn. Theo yêu cầu của chi nhánh, doanh nghiệp đã chuyển nhượng và trả được 2/3 số nợ vay. Doanh nghiệp đề nghị cho mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi làm thủ tục sang tên cho người mua và cam kết sẽ trả hết số nợ cho chi nhánh khi hoàn thành thủ tục. Theo Bạn, chi nhánh có nên cho mượn không? Vì sao? Nếu có hoặc không thì cần làm những thủ tục gì? Câu 16: Một khách hàng thế chấp cho chi nhánh bằng giá trị hàng hoá của kho hàng (có mua bảo hiểm). Giữa chi nhánh, khách hàng và công ty Bảo hiểm đã ký thoả thuận 3 bên về việc người thụ hưởng đầu tiên và trước hết đối với số tiền được bảo hiểm (nếu có rủi ro) là chi nhánh. Trong trường hợp kho hàng bị cháy, Bạn cần làm những việc gì 27
  28. để thu hồi nợ? Nếu số tiền Công ty Bảo hiểm trả không đủ thu nợ, Bạn sẽ phải làm gì đối với doanh nghiệp và số nợ còn lại? Câu 17: Ông A bảo lãnh cho Ông B vay vốn. Tài sản bảo lãnh là căn hộ chung cư, giá trị theo thoả thuận giữa ngân hàng và Ông A là 2,5 tỷ đồng. Biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, Ông A đã lập di chúc cho 2 người con được thừa kế di sản theo nội dung: con trai trưởng hưởng 3/5, con trai thứ hai hưởng 2/5 giá trị căn hộ. Di chúc hoàn toàn hợp pháp theo luật định. Khi ông A mất, các con ông A có hành động ngăn cản không đồng ý để ngân hàng bán nhà và thu nợ, số còn lại sẽ trả cho các con Ông A để chia theo di chúc. Bạn sẽ căn cứ vào các quy định nào của luật pháp và làm gì để thực hiện việc phát mại tài sản và thu nợ? Câu 18: Bạn hãy nêu các phương thức cho vay theo quy định tại Quyết định 666/QĐ- HĐQT-TDHo và nêu tóm tắt phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Câu 19: Bạn hãy nêu phương thức cho vay theo dự án đầu tư và nêu sự khác biệt cơ bản giữa cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư và cho vay trả góp Câu 20: Thế nào là nợ có vấn đề. Các dấu hiệu từ khách hàng và từ ngân hàng để nhận biết khoản nợ có vấn đề? Câu 21: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo, khi vay vốn trung, dài hạn khách hàng phải có tối thiểu 20% vốn tự có. Tuy nhiên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại một hội nghị, sếp chỉ đạo chi nhánh (không bằng văn bản) xem xét cho vay mà không bắt buộc phải tuân thủ điều kiện như quy định. Là cán bộ tín dụng, Bạn sẽ làm gì để xử lý tình huống trên? Câu 22: Quyền tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 bao gồm những quyền gì? Một khách hàng có nhu cầu thế chấp cho chi nhánh bằng “quyền đòi nợ”. Theo Bạn, cần phải làm gì để quyết định có hay không nhận làm bảo đảm? Câu 23: Bạn hãy nêu các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009. Một doanh nghiệp tư nhân xuất trình một giấy biên nhận hồ sơ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và một thông báo của cơ quan tài chính về số tiền thuế phải nộp (nhưng doanh nghiệp chưa nộp nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để xin vay nộp tiền thuế và thế chấp cho chi nhánh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sẽ được cấp). Là cán bộ tín dụng, Bạn có nhận không? Vì sao? Nếu có nhận thì cần làm gì? Câu 24: Xí nghiệp A tại Hà Nội là đơn vị thành viên được Công ty B (trụ sở tại Đà Nẵng) uỷ quyền bằng văn bản chịu trách nhiệm vay vốn chi nhánh K để thực hiện dự án đầu tư tại Hà Nội. Trước khi quyết định có/không thẩm định dự án, là cán bộ tín dụng Bạn cần làm gì? Câu 25: Một doanh nghiệp đề nghị chi nhánh cho vay để mua cà phê tạm trữ và nhận thế chấp bằng kho hàng. Chi nhánh lại không có kho chứa hàng. Theo Bạn có nên nhận không? Nếu đồng ý thì cần làm gì để quản lý được hàng và tiền bán hàng một cách an toàn. Câu 26: Một khoản vay dư nợ gốc 10 tỷ đồng và 2 tỷ đồng tiền lãi, có bảo đảm bằng tài sản, đã được xử lý bằng quỹ dự phòng cụ thể số tiền 3 tỷ đồng và được theo dõi ở ngoại bảng. Sau đó chi nhánh xử lý tài sản thu được 7,5 tỷ đồng, dùng để trả nợ. Theo Bạn: 1/ Có nên thu hết số nợ gốc (7 tỷ đồng), số còn lại sẽ thu vào nợ lãi và hạch toán lãi treo là 1,5 tỷ đồng. Vì sao? 28
  29. 2/ Thu hết nợ lãi 2 tỷ đồng và thu nợ gốc 5,5 tỷ đồng. Số dư nợ gốc còn lại (1,5 tỷ đồng) chi nhánh sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi TSC để xử lý bằng nguồn dự phòng chung. 3/ Một năm sau, khách hàng có điều kiện trả nợ, chi nhánh có tiếp tục thu nợ không? Vì sao? Câu 27: Bạn hãy nêu tóm tắt quy trình xử lý tài sản theo hướng dẫn tại công văn số 3894/NHNo-TDHo ngày 23 tháng 9 năm 2008 trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong HĐTD; khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm HĐTD. Câu 28: Ông A có một thửa đất và nhà ở, công trình phụ trợ trên đất có để lại di chúc cho 4 người con. Sau khi ông A mất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã căn cứ vào văn bản thoả thuận của những người thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) cấp giấy chứng nhận và ghi thông tin người đại diện là Anh B theo đúng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT ngày 21/10/2009. Anh B đề nghị chi nhánh nhận thế chấp để vay vốn mở cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Bạn có thể cho vay và nhận thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó không? Vì sao? Câu 29: Sau khi Chi nhánh tổ chức đấu giá thành quyền sử dụng đất của doanh nghiệp A (đã thế chấp) để thu hồi nợ và ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua là Doanh nghiệp B. Để hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp B, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, chi nhánh phải nộp thay doanh nghiệp B những hồ sơ tài liệu gì? Theo Bạn, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Quy định đó được thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật nào? Câu 30: Bạn hãy nêu những trường hợp tài sản gắn liền với đất không thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 12 Điều 6 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ông A (được cấp sau khi Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực) không ghi thông tin chi tiết về nhà ở, nhưng khi nhận thế chấp, kiểm tra thực tế lại có nhà bê tông 4 tầng Bạn có nhận thế chấp và xác định giá trị của công trình nhà ở không? Vì sao? Phần III: BÀI TẬP THỰC HÀNH - Phần này cũng không có đáp án cho từng bài, chỉ có một “bài giải mẫu” - Người tham gia dự thi sẽ căn cứ vào các dữ liệu sẵn có và yêu cầu của đề thi để đưa ra kết quả. Có thể tham khảo ở phần Đáp án. Bài số 1: Trong các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có các số liệu sau: - Doanh thu bán hàng: 35.416 triệu đồng - Thu khác: 500 triệu đồng - Chi mua hàng: 32.128 triệu đồng - Chi phí kinh doanh và chi phí khác: 8.452 triệu đồng - Chi nộp thuế: 2.431 triệu đồng - Chi mua sắm TSCĐ: 670 triệu đồng - Vay (trả) ngắn hạn: 5 tỷ đồng - Vay (trả) dài hạn: 12.350 triệu đồng 29
  30. - Lợi nhuận ròng: 3.450 triệu đồng - Điều chỉnh các khoản thu chi không bằng tiền mặt khấu hao: 750 triệu đồng - Điều chỉnh các khoản thay đổi trong TSLĐ + Tăng các khoản phải thu: 540 triệu đồng + Giảm hàng hoá tồn kho: 678 triệu đồng Bạn hãy căn cứ vào các số liệu trên, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. Bài số 2: Cũng căn cứ vào các số liệu nêu tại bài số 1, Bạn hãy lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Bài số 3: Trong các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có các số liệu sau: - Giá trị tài sản có bình quân: 400.590 triệu đồng - Vốn tự có: 33.245 triệu đồng - Doanh thu ròng: 453.234 tỷ đồng - Lợi nhuận ròng: 23.125 triệu đồng. - Tổng vốn đầu tư: 323.268 triệu đồng Bạn hãy tính các chỉ số: + Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư + Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE) Bài số 4: Ngày 20/10/2010 Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội nhận được bản fax của Trung tâm thương mại Hào Nam đặt mua 2.450 thùng bia lon Hà Nội với điều kiện: + Ngày 20/11/2010 giao 1.000 thùng, số còn lại giao vào 25/12/2010 + Phương thức thanh toán: Chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày nhận hàng sẽ thanh toán 100% tiền hàng + Giá cả mua bán: theo giá chào hàng của Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội. Ngày 25/10/2010 Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội cũng có bản fax trả lời gửi Trung tâm thương mại Hào Nam với nội dung đồng ý như đơn đặt hàng của Trung tâm. Tuy nhiên ngày 28/10/2010, Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội có bản fax gửi Trung tâm thương mại Hào Nam đề nghị thay đổi một số nội dung sau: + Số lượng hàng giao ngày 20/11/2010 sẽ tăng lên 1.700 thùng, số còn lại sẽ giao đúng ngày 25/12/2010. + Phương thức thanh toán: ngay sau khi nhận đủ hàng sẽ thanh toán 100% tiền hàng + Giá cả vẫn giữ nguyên Ngày 31/10/2010 Trung tâm thương mại Hào Nam gửi bản fax cho Tổng công ty Bia- Rượu Hà Nội chấp thuận toàn bộ yêu cầu. Theo Bạn: + Hai bên có cần thiết phải ký kết Hợp đồng mua bán? Vì sao? + Thời điểm có thể ký kết hợp đồng + Khi nào thì Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội phải giao hàng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá bên nào phải chịu? + Nếu Tổng công ty Bia-Rượu Hà Nội giao hàng chậm hơn, hoặc Trung tâm thương mại Hào Nam thanh toán không đúng thời gian so với thoả thuận thì có bị phạt không? Bài số 5: Doanh nghiệp A có một khoản vay 30 tỷ đồng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất có giá trị 45 tỷ đồng. Quý I khoản vay phân loại vào nhóm 2, Quý II phân loại vào nhóm 3, Quý IV phân loại vào nhóm 5. Bạn hãy tính số dự phòng cụ thể chi nhánh phải trích trong từng quý và cả năm 30
  31. Bài số 6: Ông A là chủ trang trại cao su có 02 khoản vay, khoản vay ngắn hạn 200 triệu đồng không có bảo đảm (vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP) và khoản vay trung hạn 150 triệu đồng có bảo đảm bằng một xe ô tô tải nhẹ trị giá 250 triệu đồng. Do không trả nợ đầy đủ 01 kỳ nên 130 triệu của khoản vay trung hạn phải chuyển quá hạn và phân loại vào nhóm 3. Bạn hãy tính số tiền dự phòng cụ thể phải trích cho các khoản vay của Ông A Bài số 7: Có một khoản vay dư nợ 30 tỷ đồng đang theo dõi tại nhóm 3, thế chấp bằng 03 tài sản (quyền sử dụng đất trị giá 30 tỷ đồng; xe ô tô trị giá 01 tỷ đồng và chứng chỉ tiền gửi do NHNo Việt Nam phát hành số dư 8 tỷ đồng). Bạn hãy tính số dự phòng cụ thể chi nhánh phải trích. Bài số 8: Chi nhánh có số liệu dư nợ nội bảng như sau: Đơn vị tính: Đồng Số TT Nhóm nợ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Nhóm 1 334.547.324.000 343.658.231.000 465.668.345.000 2 Nhóm 2 154.132.367.000 267.342.413.000 198.287.432.000 3 Nhóm 3 34.331.521.000 45.421.987.000 41.222.431.000 4 Nhóm 4 12.223.568.000 12.543.113.000 11.323.545.000 5 Nhóm 5 1.226.777.000 4.236.743.000 3.124.656.000 Tổng cộng 536.461.557.000 673.202.487.000 719.626.409.000 Biết răng tỷ lệ trích dự phòng chung phải trích TSC giao cho chi nhánh trong 03 năm (từ 2008 – 2010) là 0,75%. Bạn hãy tính số dự phòng chung phải trích cho các năm và số phải trích của 3 năm từ 2008-2010 Bài số 9: Doanh nghiệp tư nhân Tiến Minh vay vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng. Vốn tự có 40 triệu. Tài sản bảo đảm là 1 xe ô tô tải nhẹ trị giá 300 triệu đồng. Theo tính toán và khảo sát thị trường thì các loại vật liệu có nhu cầu vay và kỳ thu tiền như sau: + Xi măng: vay 300 triệu đồng; 60 ngày/kỳ + Cát, đá: vay 160 triệu đồng; 90 ngày/kỳ + Sắt thép các loại: vay 240 triệu đồng; vòng quay vốn 3 kỳ/năm + Gạch các loại: 200 triệu đồng; vòng quay vốn 4 kỳ/năm + Các loại khác: 50 triệu đồng; kỳ thu tiền 180 ngày/kỳ. 1/ Bạn hãy tính: Nhu cầu vốn vay. Nhu cầu vốn vay cao nhất. Mức dư nợ cao nhất. 2/ Trường hợp nào thì mức dư nợ cao nhất =< (bằng hoặc nhỏ hơn) nhu cầu vay cao nhất. Bài số 10: Có một khoản vay 200 triệu đồng, chia là 4 kỳ, mỗi kỳ 50 triệu, kỳ thứ nhất trả đủ, đúng hạn; kỳ thứ 2 chậm trả nên 150 triệu quá hạn 60 ngày. Theo thoả thuận trong HĐTD, lãi suất cho vay là 12%/năm, lãi suất quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất ghi trong HĐTD. Khi thu nợ, chi nhánh có được quyền thu nợ lãi quá hạn thấp hơn 150% không? Bạn hãy tính số lãi quá hạn tối thiểu khách hàng phải trả. Bài số 11: Doanh nghiệp tư nhân A có số liệu KH cho năm 2011 như sau: + Giá trị hàng hoá mua vào: 5.000 triệu đồng + Giá trị hàng hoá bán ra: 4.500 tỷ đồng + Giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ: 300 triệu đồng + Doanh thu dự kiến 5.500 triệu đồng 31
  32. + Chi phí lưu thông, chi phí dự trữ, chi phí chờ phân bổ bằng 10% giá trị hàng hoá bán ra. Các khoản phải trả bằng 5% giá trị hàng hoá mua vào. Các khoản phải thu bằng 10% giá trị hàng hoá bán ra + Số ngày dự trự trữ bình quân 60 ngày Bạn hãy tính nhu cầu vốn lưu động năm 2011 cho doanh nghiệp Bài số 12: Trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp có các số liệu năm 2010 như sau: + Tiền mặt: 5.717 triệu đồng + Các khoản phải thu: 284.896 triệu đồng, trong đó phải thu từ khách hàng: 282.832 triệu đồng + Hàng tồn kho: 15.287 triệu đồng, trong đó nguyên vật liệu: 330 triệu đồng; thành phẩm: 3.252 triệu đồng + Tài sản lưu động khác: 2.942 triệu đồng + Vốn chủ sở hữu: 19.946 triệu đồng + Nợ ngắn hạn: 291.111 triệu đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn: 193.022 triệu đồng Biết rằng: Tài sản = Nguồn vốn = 316.611 triệu đồng Bạn hãy tính: Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán ngắn hạn; Tỷ suất tự tài trợ cho doanh nghiệp trên. Bài số 13: Một doanh nghiệp có một số số liệu về nguồn vốn chủ sở hữu như sau: Đơn vị tính:Triệu đồng Đầu kỳ Tăng Giảm Cuối kỳ trong kỳ trong kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh: 87.803.279 26.682.561 120.521.668 - Trong đó NS cấp 74.028.667 74.028.667 II. Các quỹ 1.837.005 193.598 744.089 - Quỹ đầu tư phát triển 1.548.932 46.480 160.190 - Quỹ khen thưởng 90.093 212.867 - Quỹ phúc lợi 288.073 57.025 371.032 Bạn hãy lập biểu số liệu cuối kỳ theo phương pháp lập báo cáo kế toán Bài số 14: Một doanh nghiệp có nhu cầu trong năm 2011 đầu tư mở rộng một dây chuyền sản xuất xi măng. Tổng chi phí thiết bị cho dây chuyền: 120 tỷ đồng; Dự kiến thời gian sử dụng 6 năm; Nhu cầu vốn lưu động 20 tỷ đồng; doanh thu thuần khi đi vào sản xuất là 55 tỷ đồng; chi phí sản xuất (trừ khấu hao) 20 tỷ đồng; theo tính toán của DN, khi kết thúc dự án, sẽ thu hồi 100% VLĐ; vốn thu hồi từ thanh lý dây chuyền 10 tỷ đồng Bạn hãy tính NPV của dự án, biết rằng chi phí sử dụng vốn 10%, thuế thu nhập DN áp dụng mức 30%. Bài số 15: Doanh nghiệp A xin vay vốn đầu tư vào một dây chuyền chế biến bột sắn (củ mỳ) với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng; trong đó 1.600 tỷ đồng là TSCĐ và 100 tỷ đồng là VLĐ. Chi phí đầu tư được giải ngân một lần vào năm đầu. Dự kiến thời gian sử dụng là 4 năm, chi phí khấu hao tính đều cho các năm, khi thanh lý sẽ thu được 1.000 triệu đồng (đã trừ chi phí). Nếu đưa vào sản xuất sẽ tạo ra doanh thu 1.600 tỷ đồng/năm; chi phí biến đổi bằng 70% doanh thu, chi phí cố định (trừ khấu hao) là 1.000 triệu đồng Bạn hãy tính IRR của dự án biết rằng: tỷ lệ chiệt khấu 10%; thuế suất thuế thu nhập DN là 35% và không phải chịu VAT. 32
  33. Bài số 16: Một doanh nghiệp thực hiện một dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện. Tổng nguồn vốn đầu tư là 38.973 ngàn USD. trong đó: + Vốn tự có: 7.794 ngàn USD (tương đương 20%) + Vốn vay NHNo: 7.567 ngàn USD + Vốn vay nước ngoài: 23.612 ngàn USD Lãi suất vay bình quân 02 loại vốn là 6,5%/năm. Tỷ giá tại thời điểm lập dự án là 15.000VND/USD. Giá dầu phục vụ chạy tuôcbin là 135 USD/tấn. Thời hạn cho vay 11 năm, ân hạn 01 năm; Giá bán điện là 6 cen/KWh Bạn hãy tính NPV và IRR của dự án. Bài số 17: NHNo huyện K cho Ông A vay 1,6 tỷ đồng để trồng cao su, thời gian cho vay 8 năm tính từ 31/10/2010- 31/10/2018. Thời gian ân hạn 4 năm. Ông A rút tiền nhiều lần theo tiến độ dự án. Năm thứ nhất (2010) vay 600 triệu để làm đất; năm thứ 2 vay 500 triệu để mua cây giống và chi phí trồng trọt; năm thứ 3, thứ 4 mỗi năm vay 250 triệu để chi phí chăm sóc. Tiền lãi trong thời gian ân hạn Ông A đã trả đủ theo thoả thuận. NHNo huyện K và Ông A thoả thuận mỗi năm trả nợ (tiền gốc) 2 kỳ và số tiền phải trả được chia đều cho các kỳ. Bạn hãy tính số tiền lãi phải trả của mỗi kỳ, biết rằng lãi suất vay là cố định với mức 12%/năm Bài số 18: Một doanh nghiệp có số liệu sau: + Số sản phẩm có thể SX ra (công suất tối đa): 400 chiếc + Số sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ hết: 400 chiếc + Doanh thu bán hàng (r): 200 triệu đồng => đơn giá (p) = Doanh thu/Số SP được tiêu thụ + Tổng chi phí bất biến (f): 40 triệu đồng => cho một SP là 100 ngàn đồng + Tổng chi phí khả biến (v): 20 triệu đồng => cho một SP là 50 ngàn đồng Bạn hãy tính: + Số lượng SP yêu cầu phải SX ra để đạt tới điểm hoà vốn + Doanh thu bán hàng ở điểm hoà vốn + Công suất sử dụng (%) ở điểm hoà vốn Bài số 19: Một doanh nghiệp có số liệu sau: + Số sản phẩm có thể SX ra (công suất tối đa): 300 chiếc + Số sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ hết: 300 chiếc + Đơn giá/SP là 400 ngàn đồng/chiếc + Chi phí bất biến cho một SP là 133 ngàn đồng (làm tròn số) + Chi phí khả biến cho một SP là 67 ngàn đồng (làm tròn số) Bạn hãy tính: + Tổng chi phí bất biến + Tổng chi phí khả biến + Số lượng SP yêu cầu phải SX ra để đạt tới điểm hoà vốn + Doanh thu bán hàng ở điểm hoà vốn + Công suất sử dụng (%) ở điểm hoà vốn 33
  34. Bài số 20: Bạn hãy lập bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp theo một số số liệu như sau: Đầu kỳ Cuối kỳ Đ/v tính: Triệu VNĐ Tiền 643.177 2.164.418 Hàng tồn kho 30.043.052 28.158.809 Các khoản phải thu 39.983.571 77.954.812 TSCĐ và ĐT dài hạn 621.401 9.107.734 Nợ vay dài hạn 9.500.000 Nợ vay ngắn hạn 56.092.335 85.592.000 Nguôn vốn kinh doanh 17.641.970 23.232.710 Lãi chưa phân phối 20.168 93.076 Chi phí SXKS dở dang 2.517.513 1.645.176 Biết rằng: Khấu hao tài sản có số đầu kỳ: 777.044; cuối kỳ: 1.190.776 và chênh lệch tỷ giá có số đầu kỳ: 723.253; cuối kỳ: 577.613 đều là số âm (-) Kính tặng các Anh, Chị Trưởng phòng KHKD/Tín dụng các chi nhánh Chắc chắn tài liệu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chân thành cảm ơn các Anh, Chị đã quan tâm đọc, sửa đổi, bổ sung và sử dụng bộ đề thi này. Chào trân trọng Vũ Văn Trình 34
  35. ĐÁP ÁN Phần I: ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Số Đáp án a b c d TT Đề thi số 1 Đề số 1 x 2 Đề số 2 x 3 Đề số 3 x 4 Đề số 4 x 5 Đề số 5 x 6 Đề số 6 x 7 Đề số 7 x 8 Đề số 8 x 9 Đề số 9 x 10 Đề số 10 x 11 Đề số 11 x 12 Đề số 12 x 13 Đề số 13 x 14 Đề số 14 x 15 Đề số 15 x 16 Đề số 16 x 17 Đề số 17 x 18 Đề số 18 x 19 Đề số 19 x 20 Đề số 20 x 21 Đề số 21 x 22 Đề số 22 x 23 Đề số 23 x 24 Đề số 24 x 25 Đề số 25 x 26 Đề số 26 x 27 Đề số 27 x 28 Đề số 28 x 29 Đề số 29 x 30 Đề số 30 x 31 Đề số 31 x 32 Đề số 32 x 33 Đề số 33 x 34 Đề số 34 x 35 Đề số 35 x 36 Đề số 36 x 35
  36. 37 Đề số 37 x 38 Đề số 38 x 39 Đề số 39 x 40 Đề số 40 x 41 Đề số 41 x 42 Đề số 42 x 43 Đề số 43 x 44 Đề số 44 x 45 Đề số 45 x 46 Đề số 46 x 47 Đề số 47 x 48 Đề số 48 x 49 Đề số 49 x 50 Đề số 50 x 51 Đề số 51 x 52 Đề số 52 x 53 Đề số 53 x 54 Đề số 54 x 55 Đề số 55 x 56 Đề số 56 x 57 Đề số 57 x 58 Đề số 58 x 59 Đề số 59 x 60 Đề số 60 x 61 Đề số 61 x 62 Đề số 62 x 63 Đề số 63 x 64 Đề số 64 x 65 Đề số 65 x 66 Đề số 66 x 67 Đề số 67 x 68 Đề số 68 x 69 Đề số 69 x 70 Đề số 70 x 71 Đề số 71 x 72 Đề số 72 x 73 Đề số 73 x 74 Đề số 74 x 75 Đề số 75 x 76 Đề số 76 x 77 Đề số 77 x 78 Đề số 78 x 79 Đề số 79 x 36
  37. 80 Đề số 80 x 81 Đề số 81 x 82 Đề số 82 x 83 Đề số 83 x 84 Đề số 84 x 85 Đề số 85 x 86 Đề số 86 x 87 Đề số 87 x 88 Đề số 88 x 89 Đề số 89 x 90 Đề số 90 x 91 Đề số 91 x 92 Đề số 92 x 93 Đề số 93 x 94 Đề số 94 x 95 Đề số 95 x 96 Đề số 96 x 97 Đề số 97 x 98 Đề số 98 x 99 Đề số 99 x 100 Đề số 100 x 101 Đề số 101 x 102 Đề số 102 x 103 Đề số 103 x 104 Đề số 104 x 105 Đề số 105 x 106 Đề số 106 x 107 Đề số 107 x 108 Đề số 108 x 109 Đề số 109 x 110 Đề số 110 x 111 Đề số 111 x 112 Đề số 112 x 113 Đề số 113 x 114 Đề số 114 x 115 Đề số 115 x 116 Đề số 116 x 117 Đề số 117 x 118 Đề số 118 x 119 Đề số 119 x 120 Đề số 120 x 37
  38. 121 Đề số 121 x 122 Đề số 122 x 123 Đề số 123 x 124 Đề số 124 x 125 Đề số 125 x 126 Đề số 126 x 127 Đề số 127 x 128 Đề số 128 x 129 Đề số 129 x 130 Đề số 130 x 131 Đề số 131 x 132 Đề số 132 x 133 Đề số 133 x 134 Đề số 134 x 135 Đề số 135 x 136 Đề số 136 x 137 Đề số 137 x 138 Đề số 138 x 139 Đề số 139 x 140 Đề số 140 x 141 Đề số 141 x 142 Đề số 142 x 143 Đề số 143 x 144 Đề số 144 x 145 Đề số 145 x 146 Đề số 146 x 147 Đề số 147 x 148 Đề số 148 x 149 Đề số 149 x 150 Đề số 150 x 151 Đề số 151 x 152 Đề số 152 x 153 Đề số 153 x 154 Đề số 154 x 155 Đề số 155 x 156 Đề số 156 x 157 Đề số 157 x 158 Đề số 158 x 159 Đề số 159 x 160 Đề số 160 x 161 Đề số 161 x 38
  39. 162 Đề số 162 x 163 Đề số 163 x 164 Đề số 164 x 165 Đề số 165 x 166 Đề số 166 x 167 Đề số 167 x 168 Đề số 168 x 169 Đề số 169 x 170 Đề số 170 x Phần II: ĐỀ THI TỰ LUẬN - Phần này không có đáp án cụ thể mà người thi phải viết một bài “tự luận” nhằm lý giải các yêu cầu của nội dung đề thi (vì sao, cơ sở nào, làm những công việc gì ). Yêu cầu của một bài “tự luận” là phải có ít nhất 200 từ. - Có thể tham khảo một số bài “tự luận mẫu” sau đây: Câu 1: Ngày 10/9/2010, UBND xã B có nhu cầu vay tạm thời 05 tỷ đồng để trang trải chi phí giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng trụ sở làm việc của UBND xã Bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào? Trả lời: 1/ UBND xã là một tổ chức và là pháp nhân theo quy định của Bộ Luật Dân sự nên cũng được coi là khách hàng và được quyền vay vốn NHNo Việt Nam theo quy định tại Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo. Chi nhánh cũng có quyền được xem xét cho vay. 2/ Việc UBND xã có được vay không, chi nhánh phải đối chiếu với 5 điều kiện quy định tại Điều 7 Quy định cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo: + UBND xã là một pháp nhân, mục đích vay vốn hợp pháp, có nguồn trả nợ từ tiền ngân sách cấp, có Dự án đầu tư (thiết kế, dự toán được duyệt, có hợp đồng thầu ). Như vậy các điều kiện từ 1-4 đã thoả mãn. + Vấn đề đặt ra là nếu áp dụng biện pháp bảo đảm tièn vay bằng tài sản thì UBND xã có tài sản gì, áp dụng biện pháp bảo đảm bằng hình thức thế chấp hay bảo lãnh? + Nếu UBND xã xuất trình một văn bản bảo lãnh (dưới dạng công văn hoặc cam kết do Chủ tịch UBND huyện/Trưởng phòng Tài chính huyện ký), là không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách. Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho UBND xã thực hiện theo đúng Luật Ngân sách: * Phải cung cấp cho ngân hàng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện (bản trích) nêu rõ sự cần thiết vay nhu cầu tạm thời, nguồn trả nợ là khoản kinh phí được cấp năm 2010 và 2011. Đồng thời giao cho Chủ tịch UBND huyện/Trưởng phòng Tài chính huyện ký văn bản bảo lãnh (nội dung bảo lãnh theo quy định hiện hành) 39
  40. * Làm việc với Kho bạc Nhà nước huyện, ký thoả thuận 03 bên (NHNo nơi cho vay, Kho bạc huyện và UBND xã) về việc cam kết ưu tiên cho NHNo là người thụ hưởng đầu tiên và trước hết khoản kinh phí do Ngân sách cấp trên chuyển về 3/ Nếu thoả mãn các yêu cầu trên, sẽ thoả thuận mức tiền cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định. Câu 4: Nhận được bảng kê các khoản nợ phải thu, phải trả của một doanh nghiệp, cán bộ tín dụng nhận thấy khoản phải thu giảm nhiều trong khi khoản phải trả tăng lớn. Bạn cần phải làm gì với doanh nghiệp. Trả lời: - Khi thẩm định dự án đầu tư, một trong các yêu cầu là cán bộ tín dụng cần phải phân tích đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thực hiện dự án. - Muốn thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính theo quy định, trong đó có báo cáo các khoản phải thu, phải trả - Để phân tích, đánh giá, điều đầu tiên là phải lập bảng so sánh giữa 03 kỳ (cùng kỳ năm trước, kỳ trước và kỳ báo cáo), xác định số tăng/giảm (tuyệt đối và tương đối) cho từng khoản phải thu và phải trả. - Căn cứ vào số liệu trong bảng, tiến hành phân tích nhận xét sự tăng/giảm. Đặc biệt lưu ý các khoản tăng/giảm với số tuyệt đối lớn. Số tăng/giảm tính theo số tương đối cũng cần quan tâm nhưng nhiều khi không phản ánh đúng bản chất vấn đề. Do đó tuỳ theo từng khoản phải thu, phải trả và tỷ lệ tăng/giảm sẽ đi sâu phân tích - Một điều quan trọng nữa là phải làm rõ nguyên nhân, các giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng để thực hiện thu từ các khoản phải thu hoặc trả các khoản phải trả Thí dụ: Phân tích các khoản phải thu phải làm rõ thời gian, khả năng thu được từ các khoản phải thu trong nội bộ doanh nghiệp, phải thu từ bạn hàng/đối tác. Trên cơ sở đó đánh giá việc tăng/giảm là tốt hay không tốt, năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp xét trên giác độ các khoản phải thu lành mạnh hay không lành mạnh, hiệu quả hay không hiệu quả Phần III: ĐỀ THI THỰC HÀNH Phần này không có đáp án cho từng bài, chỉ có“bài giải mẫu” Bài số 1: Đơn vị tính: triệu đồng I/ Ngân lưu từ HĐKD: 75.927 1/ Dòng thu: 35.916 - Thu bán hàng: 35.416 - Thu khác: 500 2/ Dòng chi: 43.011 - Chi mua hàng: 32.128 - Chi phí KD và chi khác: 8.452 - Chi nộp thuế: 2.431 II/ Ngân lưu từ hoạt động đầu tư: (670) - Mua sắm TSCĐ: (670) III/ Ngân lưu từ hoạt động tài chính: (7.350) 40
  41. - Vay (trả) ngắn hạn: 5.000 - Vay (trả) dài hạn: (12.350) IV/ Tổng ngân lưu ròng: 67.907 41