Đề tài Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_phan_tich_ky_thuat_trong_thi_truong_ngoai_hoi.docx
Nội dung text: Đề tài Phân tích kỹ thuật trong thị trường ngoại hối
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Khoa Ngân Hàng Môn: THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Nhóm thực hiện: Lâm Mỹ Linh NH7 Lý Thị Mỹ Hoa NH8 Nguyễn Thị Mỹ Khanh NH7 Đoàn Hồng Nho NH8 Lưu Tuấn Khánh NH7 Nguyễn Trang Minh Khải NH8 Nguyễn Hữu Thạch NH8 Lê Nguyễn Ngọc Loan KT1 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 I. INDICATOR 5 A. OSCILLATORS/LEADING INDICATORS (CÔNG CỤ BÁO HIỆU SỚM ) 5 1. Đường chỉ báo RSI ( relative strength index) 5 1.1 Khái niệm: 5 1.2 Ứng dụng: 5 2. Stochastic 6 2.1 Khái niệm : 6 2.2 Ứng dụng 7 3. PARABOLIC SAR 7 3.1 Lịch sử hình thành và định nghĩa : 7 3.2 Sử dụng : 7 4. AVERAGE DRIECTION MOVEMENT INDEX ( ADX ). 8 4.1 Khái niệm và các thành phần : 8 4.2 Ứng dụng : 8 B. TREND FOLLOWING INDICATORS/ LAGGING INDICATORS (CÔNG CỤ BÁO HIỆU TRỄ ) 9 1. Đường trung bình (Moving Average) 9 1.1 Đường trung bình đơn giản (SMA) 9 1.2 Đường trung bình theo số mũ (EMA) 10 1.3 Đường trung bình theo trọng lượng (WMA) 11 2. MACD 11 2.1 Giới thiệu 11 2.2 Tính toán 11 2.3 Ý nghĩa 11 2.4 Cách Sử dụng 11 3. Bollinger bands 15 3.1 Giới thiệu sơ lược 15 3.2 Các dải băng Bollinger và cách tính toán trên đồ thị 15 3.3 Ý nghĩa 16 3.4 Sử dụng các dải băng Bollinger 17 4. Chỉ số kênh hàng hoá ( CCI ) 18 2
- 4.1 Khái niệm : 18 4.2 Ứng dụng: 18 5. Chỉ báo Ichimoku kinko hyo 19 5.1 Định nghĩa và lịch sử ra đời của Ichimoku Kynko Hyo 19 5.2 Cấu tạo 19 5.3 Các kĩ thuật sử dụng Ichimoku : 21 II. FIBONACI 25 A.Giới thiệu về dãy số Fibonacci 25 1. Thế nào là dãy số Fibonacci 25 B. Ứng dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật 25 1. Fibonacci Retracement (mức thoái lui Fibonacci) 26 2. Fibonacci Fan 29 3. Fibonacci Acrs 30 4. Fibonacci Expansion (mức mở rộng Fibonacci) 31 4.1 Định nghĩa 31 4.2 Một vài trường hợp trên thực tế 32 5.Fibonacci Time Zones 33 III. SÓNG ELLIOTT 34 A.Định nghĩa và những nguyên tắc cơ bản 34 1. Lịch sử hình thành: 34 2. Định nghĩa 34 3. Những nguyên tắc cơ bản của sóng đẩy 35 B.Corrections (sóng điều chỉnh) 37 1.Khái niệm: 37 2. Các lọai sóng điều chỉnh: 38 2.3 Tringleas 43 C. Cách xác định chiều dài sóng: 45 D. Những tỉ lệ Fibonacci và sự thoái lùi của sóng: 46 Các dẫn chứng thực tế: 46 E. Hệ thống kênh giá 52 3
- LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay có hơn trăm triệu người ở khắp nơi trên thế giới đã tham gia đầu tư vào thị trường ngoại hối để tìm kiếm các khoản lợi nhuận khổng lồ và số người sẽ tham gia vào thị trường này ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng bởi tính hấp dẫn của nó. Vậy mục đích đầu tư của họ vào thị trường này là gì? Để tìm kiếm lợi nhuận chăng? Câu trả lời là hoàn toàn chính xác. Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày lên đến 4000 tỷ USD, lớn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán có lãi suất không cố định (Equity).Thị trường tiền tệ mở ra cơ hội cho tất cả mọi người nhưng không phải dành cho tất cả. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiến thức để thành công. Bên cạnh cơ hội tìm kiếm siêu lợi nhuận là rủi ro thua lỗ rất lớn. Vậy phương pháp nào sẽ hỗ trợ cho bạn giảm thiểu rủi ro này và kiếm được khoản lợi nhuận một cách ngọt ngào tương đối ? Rất nhiều phương pháp nhưng có pháp phương pháp mà ngày càng được sử dụng phổ biến gần đây, đó chính là phân tích kỹ thuật. Trong khi sự phân tích cơ bản có thể cung cấp quy mô cung cầu, những tỷ lệ giá/lợi nhuận, những thống kê kinh tế học, v.v , không có thành phần tâm lý học kéo theo trong sự phân tích đó. Vậy mà nhiều thị trường, đôi khi bị ảnh hưởng, thậm chí nặng nề, bởi sự đa cảm. John Manyard Keynes đã từng phát biểu "Không có gì bất hạnh như một chính sách đầu tư hợp lý trong một thế giới vô lý". Và phân tích kỹ thuật cung cấp cơ chế giúp bạn đo "sự vô lý" hiện diện trong thị trường đầy hấp dẫn đó và đặt ra những kỷ luật giao dịch cho chính bạn, nhất là những khi sự lý trí của bạn bị lòng tham che mờ. Với bài viết dưới đây, nhóm chúng tôi trình bày những công cụ tương đối thông dụng nhất đó là Indicators, Fibonacci và sóng Elliott với mong muốn truyền tải phần nào kiến thức về phân tích kỹ thuật đến người đọc. Mọi thứ đều có tính tương đối của nó, phân tích kỹ thuật cũng vậy, cũng tồn tại những hạn chế nhất định nhưng việc nắm và sử dụng linh hoạt về công cụ này góp phần không nhỏ trong thành công của bạn trên thị trường ngoại hối. 4
- Có 2 loại chỉ báo: báo hiệu sớm ( leading ) và báo hiệu trễ (lagging) Một công cụ báo hiệu sớm đưa ra tín hiệu mua bán trước khi một xu hướng mới hoặc đảo chiều xảy ra Một công cụ báo hiệu trễ đưa ra tín hiệu sai sau khi xu hướng đã bắt đầu và thông báo cho chúng ta “ này, chú ý, xu hướng đã bắt đầu, bạn đang lỡ mất chuyến tàu “. Ta có thể đang nghĩ rằng “ ồ tôi sẽ giàu có nhờ vào các công cụ báo hiệu sớm’ bởi vì có thể thu lời từ một xu hướng đúng khi nó vừa bắt đầu. Chúng ta sẽ chụp được tất cả các xu hướng đúng lúc nếu công cụ báo hiệu sớm đúng. Nhưng không phải vậy. Khi sử dụng các công cụ báo hiếu sớm, ta sẽ nếm mùi bị lừa đảo. Các công cụ báo hiệu sớm khét tiếng về việc đưa ra các tín hiệu giả và nó sẽ chỉ dẫn sai. Một lựa chọn khác là sử dụng các công cụ báo hiệu trễ, những công cụ ít khi đưa ra các tín hiệu giả. Các công cụ báo hiệu trễ chỉ đưa ra tín hiệu sau khi biến động giá đang toạ một xu hướng rõ ràng. Về mặt này bạn sẽ chậm mất một ít để thực hiện giao dịch. Thường lợi nhuận thu được nhiều nhất của một xu hướng xảy ra trong vài cây nến đầu tiên vì vậy việc sử dụng các công cụ báo hiệu trễ có thể bỏ lỡ mất nhiều lợi nhuận. I. INDICATOR A. OSCILLATORS/LEADING INDICATORS (CÔNG CỤ BÁO HIỆU SỚM ) 1. Đường chỉ báo RSI ( relative strength index) 1.1 Khái niệm: Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. - Là chỉ số sức mạnh tương quan đo lường cường độ dao động lien quan đến giá hiện tại với giá quá khứ. - Là chỉ số tỷ lệ trung bình giá đóng cửa của số ngày tăng giá so với trung bình giá đóng cửa của số ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định. 100 RSI = 100- 1 RS RS = tb giá đóng cửa của n ngày tăng/ tb giá đóng cửa của n ngày giảm Số ngày được sử dụng trong tính toán là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày; sử dụng đồ thị tuần số ngày sẽ là 14 tuần. Để xác định được các giá trị trung bình đi lên, chúng ta cộng tổng số điểm đạt được trong các ngày giá tăng trong 14 ngày và chia tổng số đó cho 14. Để xác định giá trị trung bình đi xuống, chúng ta cộng tổng số điểm bị mất trong 14 ngày giá giảm và chia lại cho 14. Sau đó “cường độ tương đối - RS” được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm. Giá trị RS này sau đó được đưa vào trong công thức tính RSI. Số lượng ngày có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị của n. 1.2 Ứng dụng: a . Chỉ ra dấu hiệu mua/bán: - Dấu hiệu mua: Mua vào khi đường RSI cắt từ dưới đáy lên trên 30. - Dấu hiệu bán: Bán ra khi đường RSI cắt từ trên đỉnh xuống dưới 70. 5
- ●Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua bán không xuất hiện. Khi đó ta có thể thay đổi số phiên đang xem xét cho ít hơn. Ví dụ như mặc định là 14 phiên (RSI 14) thì ta sẽ điều chỉnh thành 10 phiên (RSI 10) hoặc 5 phiên (RSI 5). Cần nhớ rằng khi giảm số phiên xem xét thì tín hiệu chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định. Khi tăng số phiên xem xét thì tín hiệu mua bán sẽ diễn ra chắc chắn hơn. -Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của RSI: Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện đường RSI cắt và nằm phía trên đường có giá trị là 50. Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là RSI cắt và nằm phía dưới đường có giá trị là 50. ●Lưu ý: Cách này ít được sử dụng để nhận diện tín hiệu mua bán, mà thường được sử dụng để xác nhận lại hướng di chuyển của đường giá. b . Chỉ ra tình trạng overbought/oversold: -Nếu đường RSI nằm phía trên 70 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng mua quá mức hay còn gọi là quá mua (overbought). -Nếu đường RSI nằm phía dưới 30 thì cho thấy thị trường đang ở tình trạng bán quá mức hay còn gọi là quá bán (oversold). => Mua khi thị trường ở mức oversold và bán khi thị trường ở overbought. ●Lưu ý: Chỉ áp dụng điều này cho một thời kỳ biến động còn khi thị trường đang hình thành một xu hướng thì sẽ không đúng. c . Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường RSI với đồ thị giá cho thấy chiều hướng tăng/giảm giá đang yếu dần. Tuy nhiên, mặt hạn chế của sự phân kỳ (divergence) là chúng cố gắng báo trước một xu hướng đảo chiều thay vì xác định theo một xu hướng. + Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình thành những đáy sau thấp hơn (hoặc bằng) đáy trước trong khi đường RSI lại đang hình thành những đáy sau cao hơn đáy trước. + Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence): Khi đồ thị giá đang hình thành những đỉnh sau cao hơn (hoặc bằng) đỉnh trước trong khi đường RSI đang hình thành những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. 2. Stochastic 2.1 Khái niệm : Chỉ báo Stochastic (Stoc) là chỉ số căn bản cho khuynh hướng của thị trường. Trong giai đọan tăng giá (bull market) thì chỉ số này đi lên, còn trong giai đọan giảm giá (bear market) thì chỉ số này đi xuống. - Chỉ số này được cấu tạo bởi 2 đường: %K , %D và được tính toán như sau: %K = (giá hiện hành – giá thấp n) / (giá cao n – giá thấp n) Với n là số phiên giao dịch trong giai đọan đang xét (mặc định thường dùng là 14) %D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3 Là trung bình 3 phiên của %K, trong đó x là số phiên hiện hành. - Có 2 dạng stochastic: đường nhanh (fast stochastic), đường chậm (low stochastic). Đường nhanh ảnh hưởng cực kỳ đến giá trong khi đó đường chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh. - Chỉ số stochastich được giới hạn từ 0 đến 100, nhưng phần lớn nó nằm quanh vị trí 20-80, nó phản ảnh các vùng quá bán (oversold) và vùng quá mua (oversbought). Đôi khi nó nằm ở những vùng 25-75 là những vùng hết sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường không có nhiều thông tin hỗ trợ. 6
- 2.2 Ứng dụng Cách sử dụng chỉ báo Stochastic: đây là 1 trong những chỉ số dùng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường. 1. Thông thường những vùng overbought/oversold là những vùng chỉ báo có sự biến động. Tín hiệu bán khi chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80 và cho tín hiệu mua khi stoc rơi xuống dưới 20. 2. Khi fast stochastic (%K) các low stochastic (%D) và hướng từ dưới lên sẽ cho tín hiệu mua, việc này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng dưới 20. Tương tự, khi %K cắt %D từ trên xuống sẽ cho tín hiệu bán, điều này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng trên 80. 3. Phân kỳ: Khi đường giá tăng nhưng đường stochastic giảm thì cho tín hiệu bán. Khi đường giá giảm mà đường stochastic tăng thì sẽ cho tín hiệu mua. Một tín hiệu mạnh xảy ra khi cả 3 tín hiệu trên đều cho ra 1 tín hiệu mua hay bán. Đôi khi tại những lúc thị trường đạt đỉnh thì stochastic cũng nằm ở vị trí cao nhất và khi thị trường ở đáy thì stochastic cũng ở vị trí thấp nhất. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết để thoát ra hay nhảy vào của những nhà đầu tư. 3. PARABOLIC SAR 3.1 Lịch sử hình thành và định nghĩa : Do Welles Wilder người đã tạo ra các công cụ RSI và DMA phát triển, Parabolic SAR thiết lập “trailing price stops” cho các giao dịch long hoặc short. Cũng như công cụ SAR (viết tắt của Stop And Reversal), Parabolic SAR được dùng phổ biến để xác định các điểm dừng hơn là xác định xu hướng. Wilder khuyến cáo xác định xu hướng trước tiên, sau đó dùng Parabolic SAR để giao dịch theo chiều của xu hướng. Nếu xu hướng lên, mua khi đường Parabolic SAR di chuyển xuống bên dưới giá. Nếu xu hướng xuống, bán khi đường Parabolic SAR di chuyển lên bên trên giá. Một khi xu hướng giảm giá dừng lại và bắt đầu tăng lên, SAR sẽ ở bên dưới xu hướng giá tăng và bám sát giá như một vùng hỗ trợ. Chỉ báo sẽ tạo thành một vùng hỗ trợ tiếp tục đi lên miễn là hướng tăng giá tiếp tục được duy trì. Nói cách khác, SAR sẽ không bao giờ giảm trong một xu hướng tăng và có tác dụng bảo vệ lợi nhuận khi giá tiếp tục tăng nữa. Và khi xu hướng tăng dừng lại và đảo chiều, xu hướng giảm bắt đầu thì SAR sẽ ở trên đường giá. SAR cũn theo sát giá như một vùng kháng cự. Vùng kháng cự này tiếp tục đi xuống miễn là xu hướng giảm tiếp tục. Bởi vì SAR không bao giờ tăng trong một xu hướng đi xuống, nên nó sẽ có tác dụng bảo vệ lợi nhuận trong việc đầu tư giá xuống hay để cắt lỗ. 3.2 Sử dụng : Điều tốt đẹp về đường Parabolic SAR là sử dụng rất đơn giản. Khi các điểm bên dưới các giá đỡ nó là tín hiệu mua; và khi các điểm bên trên các giá đỡ nó là tín hiệu bán. Đây có lẽ là công cụ dễ hiểu nhất bởi vì nó cho biết cả giá đang tăng hay giảm. Công cụ này này được sử dụng tốt nhất trong các thị trường có xu hướng hồi phục hoặc giảm dài. Bạn đừng sử dụng công cụ này trong thị trường lên xuống liên tục, nơi mà giá biến động ngang. Trong thành phần tạo nên chỉ số ta có hai tham số có thể làm thay đổi độ nhạy của chỉ báo SAR là step và maximum step. Khi ta tăng dần tham số step thì sẽ làm cho chỉ báo ngày càng nhạy cảm và theo sát đường giá hơn; do đó đưa ra các tín hiệu đảo chiều thường xuyên hơn. Ngược lại SAR sẽ xa đường giá hơn nếu ta áp dụng một tham số step thấp; chúng ta sẽ nhận được ít các dấu hiệu đảo chiều hơn. Độ nhạy cảm của chỉ báo SAR sẽ tăng lên nếu ta tăng tham số step. Tham số step càng lớn sẽ làm cho SAR nhạy cảm với đường giá hơn, và đưa ra các dấu hiệu đảo chiều nhiều hơn. Nếu tham số step này 7
- được định giá trị quá cao thì sẽ gây ra các dấu hiệu đảo chiều nhiễu, không phản ánh được xu hướng chủ đạo. Maximum step cũng được dùng để điều chỉnh độ nhạy cảm cửa đường SAR so với giá. Với một mức maximum step cao thì đường SAR cũng sẽ nhạy cảm hơn, cho nhiều tín hiệu đảo chiều hơn so với một mức maximum step thấp hơn. 4. AVERAGE DRIECTION MOVEMENT INDEX ( ADX ). 4.1 Khái niệm và các thành phần : Chỉ số chỉ dẫn dịch chuyển trực tiếp trung bình Average Directional Index (ADX), đây là công cụ giúp xác định xu hướng, xu hướng mạnh hay yếu, xu hướng đang bắt đầu hay sắp đảo chiều. Chúng ta sẽ không đi sâu vào công thức tính toán ADX, tuy nhiên bạn cũng nên biết đặc điểm chính của các đường tạo nên ADX như sau : Công cụ ADX gồm 03 đường Directional Indicator (+DI), Negative Directional Indicator (-DI) và Average Directional Index (ADX). Đường +DI đo lực tăng giá và đường –DI đo lực giảm giá theo một khoảng thời gian. Khoảng thời gian ngầm định là 14, nhưng người sử dụng có thể thay đổi thông số này theo ý mình. 4.2 Ứng dụng : Dạng thông dụng nhất là các tín hiệu buy/sell được tạo thành khi hai đường +DI và –DI cắt nhau. Một tín hiệu buy xuất hiện khi đường +DI di chuyển lên trên đường – DI và một tín hiệu sell xuất hiện khi đường -DI di chuyển lên trên đường +DI. Nhưng hãy cẩn thận, khi giá đang dao động ngang thì hệ thống này có thể đưa ra nhiều tín hiệu giả. Như phần lớn các công cụ kỹ thuật khác, đường +DI và –DI cắt nhau được sử dụng kết hợp với các công cụ khác trong phân tích kỹ thuật. Đường ADX kết hợp +DI với –DI và sau đó làm phẳng dữ liệu bằng giá trị trung bình cho chúng ta một công cụ đo sức mạnh của xu hướng. Bởi vì đường ADX sử dụng cả +DI và –DI nên nó không cho biết chiều xu hướng mà chỉ cho biết độ mạnh của xu hướng. Nói chung, giá trị trên 40 cho biết xu hướng mạnh và dưới 20 cho biết xu hướng yếu. Để bắt được một xu hướng sớm, bạn có thể theo dõi đường ADX vượt qua trên 20. Ngược lại, đường ADX giảm từ trên 40 xuống báo hiệu xu hướng hiện tại đang yếu đi và dao động ngang đang hình thành. Ngoài ra thì nếu đường ADX : - Cắt lằn 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh. - Cắt theo hướng tăng trên 70: Vô địch (power trend), điều này rất hiếm khi xảy ra. Một cách khác nữa, ADX được sử dụng để tìm ra dầu hiệu đảo chiều xu hướng. Khi đường ADX đang nằm trên cả 2 đường +DI và -DI , sau đó quay đầu xuống thấp, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng xu hướng hiện tại có thể sẽ đảo chiều. ADX rất phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường. 8
- B. TREND FOLLOWING INDICATORS/ LAGGING INDICATORS (CÔNG CỤ BÁO HIỆU TRỄ ) 1. Đường trung bình (Moving Average) MA là chỉ báo được dùng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật. MA hiển thị giá trị trung bình của giá đóng cửa trên số phiên giao dịch được xét. MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thể dùng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý với tình hình hiện tại. Đường trung bình MA có các kiểu phổ biến sau: 1. Đường trung bình đơn giản - Simple Moving Average (SMA). 2. Đường trung bình theo số mũ - Exponential Moving Average (EMA). 3. Đường trung bình theo trọng lực - Weighted Moving Average (WMA). 1.1 Đường trung bình đơn giản (SMA) SMA được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất. SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của xu hướng đường giá. Nhưng đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tín hiệu mua và bán. SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê. Ví dụ sau mô tả giá trị SMA: Giả sử rằng giá trị 5 ngày giao dịch gần nhất lần lượt là 27,26,26,28,25. Giá trị của SMA(5) = (27+26+26+28+25)/5 = 26.4, giá trị SMA thấp hơn giá đóng cửa gần nhất là 27. Vì thế SMA đóng vai trò là mức giá hỗ trợ cho đường giá. Đường trung bình SMA đóng vai trò như đường hỗ trợ - Tín hiệu mua: Khi đường giá đang có xu hướng tăng giá và vẫn tồn tại xu hướng này thì đường SMA cũng sẽ có khuynh hướng tăng. Đường giá cũng đã đôi lần thử thách sự gia tăng của SMA, sau khi có không ít lần đường giá đã chạm vào đường SMA và bật lên (SMA đóng vai trò như là đường hỗ trợ động). Sau khi mua tại điểm va chạm trên thì đường giá lại tăng giá trở lại. Đường trung bình SMA đóng vai trò như đường kháng cự - Tín hiệu bán: Tại những lúc đường giá có xu hướng giảm giá thì SMA cũng có khuynh hướng giảm. Đường giá sẽ thử thách đường SMA, khi đã nhiều lần vượt lên trên đường SMA nhưng đều thất bại (SMA đóng vai trò như là đường kháng cự động). Sau khi bán tại các điểm trên thì đường giá lại có những phiên điều chỉnh giảm. Ví dụ trên chỉ sử dụng 1 đường SMA. Các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm thường sử dụng hỗn hợp 2 hoặc 3 đường trung bình để xác định thời điểm mua bán hay để xác nhận xu hướng giá hiện tại. Sự giao cắt của các đường trung bình Sự giao cắt của các đường trung bình là cách sử dụng rất phổ biến của hầu hết các nhà đầu tư. Sự giao cắt xảy ra khi 1 đường trung bình nhanh hơn (là đường trung bình sử dụng ít phiên giao dịch hơn) giao cắt và nằm trên đường trung bình chậm hơn (là đường trung bình sử dụng nhiều phiên giao dịch hơn), sự giao cắt này được coi là sự giao cắt làm tăng giá (thuận lợi). Ngược lại, nếu cắt và nằm dưới thì được xem là sự giao cắt làm giảm giá (bất lợi). SMA(200) có khuynh hướng tăng biểu thị xu hướng dài hạn tăng giá là khá mạnh. Tín hiệu mua được xác nhận khi đường trung bình ngắn hạn SMA(50) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn SMA(200). Và tín hiệu bán xuất hiện khi đường SMA(50) cắt và nằm dưới đường SMA(200) 9
- Rất nhiều nhà đầu tư muốn có thêm 1 tín hiệu nữa để xác nhận sự chắc chắn khi sử dụng sự giao cắt giữa 2 đường trung bình. Vì thế kỹ thuật sử dụng sự giao cắt giữa 3 đường trung bình được ra đời để thoả mãn yêu cầu trên. Phương pháp 3 đường SMA được trình bày như sau: 1. Đầu tiên là sự giao cắt của đường SMA nhanh nhất (theo ví dụ hình trên là đường SMA 10 phiên) với đường SMA nhanh hơn (đường SMA 20 phiên), tín hiệu này là cảnh báo đường giá có thể xảy ra sự đảo chiều của xu hướng giá. Tuy nhiên, những tín hiệu mua bán tại đây không thích hợp. 2. Bước kế tiếp là sự giao cắt của đường SMA(10) với đường trung bình chậm nhất SMA(50). Tại đây tín hiệu mua bán sẽ chắc chắn hơn. Có nhiều biến thể cũng như nhiều chiến lược kinh doanh dựa trên sự giao cắt của 3 đường SMA, sau đây là một vài nét chính chủ yếu của chiến lược này: Nếu theo trường phái thận trọng thì nhà đầu tư có thể chờ đến khi đường SMA(20) cắt và nằm trên đường SMA(50); thật ra đây là kỹ thuật cơ bản khi sử dụng sự giao cắt của 2 đường SMA chứ không phải là kỹ thuật 3 đường SMA. Một kỹ thuật khác khá được nhiều nhà đầu tư áp dụng là họ có thể mua ½ tiền khi SMA(10) cắt và nằm trên đường SMA(20), và sau đó họ sẽ mua ½ số tiền còn lại khi SMA(20) cắt và nằm trên đường SMA(50). Ngoài ra cũng có thể kinh doanh theo chiến lược sau: Nhà đầu tư mua hoặc bán 1/3 số tiền khi SMA(10) cắt SMA(20) và tiếp tục mua hoặc bán khi SMA(10) cắt SMA(50). Và cuối cùng mua hoặc bán 1/3 số tiền còn lại khi SMA(20) cắt SMA(50). Một kỹ thuật phức tạp hơn là sử dụng sự giao cắt giữa các đường trung bình với nhau là một hệ thống gồm 8 đường trung bình theo số mũ (EMA) và được gọi với cái tên là chỉ báo dải ruy-băng (Moving Average Exponential Ribbon) của đường trung bình mũ (sẽ được giới thiệu sau). Sự giao cắt của đường MA là công cụ khá quan trọng, kỹ thuật sử dụng này rất phổ biến và là nền tảng để xây dựng nên chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD). 1.2 Đường trung bình theo số mũ (EMA) Trung bình trượt số mũ - EMA cũng có cách tính tương tự như cách tính Trung bình trượt giản đơn. Tuy nhiên EMA đặt trọng số lớn nhất vào giá hiện tại và nhẹ nhất vào giá cũ. EMA được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hôm nay với giá trị SMA ngày hôm qua của chính loại chứng khoán đó. SMA coi giá của tất cả các đơn vị trong khoảng thời gian cần tính có vai trò như nhau, trong khi đó EMA coi những mức giá gần nhất với hiện tại có vai trò lớn hơn so với các mức giá trước đó. EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giá trong quá khứ hay không? EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn là đường SMA. Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai).Chúng ta có thể biết tới SMA với ưu điểm là hiển thị một đồ thị đã loại trừ các dấu hiệu giả, dù thế nhưng nó lại biến đổi chậm, mang tới các báo hiệu mua hoặc bán trễ và bạn sẽ mất một cơ hội đầu tư tốt. Với EMA thì ưu điểm là biến động nhanh, tốt thể hiện các đảo giá vừa xảy ra nhưng lại dễ đưa ra các dấu hiệu giả. Bạn biết đấy, nhanh chưa chắc là tốt và chậm thì cũng không tốt vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Theo mình thì chúng ta nên kết hợp cả 2 đường để có thể xác định rõ ràng hơn cơ hội đầu tư của mình. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch. EMA được sử dụng để xác nhận sự đảo chiều của đường giá ở những nơi mà SMA cho những tín hiệu chưa chắc chắn hoặc trễ. 10
- EMA được nhiều nhà đầu tư sử dụng hơn là đường SMA. Bởi vì mỗi 1 nhà đầu tư đều có những lý lẽ tán thành hay phản đối những quyết định lựa chọn cách sử dụng đường trung bình. Những tín hiệu mua bán tương tự như đường SMA 1.3 Đường trung bình theo trọng lượng (WMA) WMA khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường giá ở thời điểm mới nhất. Vì thế WMA có tách dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn là đường SMA.Ví dụ sau đây cho thấy sự khác biệt: Giá 3 phiên gần nhất lần lượt là: 36,29,31 WMA(3) = (36x3 + 29x2 + 31x1)/6 = 32.8 SMA(3) = (36 + 29 + 31)/3 = 32 Điều đáng chú ý ở đây là khi có sự chênh lệnh giá giữa các phiên là lớn thì dùng WMA hiệu quả hơn đường SMA. Những tín hiệu mua bán tương tự như SMA 2. MACD 2.1 Giới thiệu Đường Trung bình hội tụ và phân kỳ (MACD) được sử dụng và phát triển bởi Gerald Appel, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn. Kết quả này sẽ được vẽ thành một đường mà dao động lên xuống xung quanh giá trị 0, không có bất kì giới hạn trên hay dưới. 2.2 Tính toán Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong ngắn hạn trừ cho giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD sử dụng EMA – 12 làm trung bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung bình động dài hạn và cho hiệu số trên. Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn.Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. 2.3 Ý nghĩa So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị. Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường. Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MACD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường. 2.4 Cách Sử dụng Đường tín hiệu: - Đường tín hiệu là đường EMA chu kỳ 9 phiên của chính đường MACD : EMA9 - Đặc điểm: 11
- + EMA 9 không phải là của giá, thường được đánh dấu trên điểm cao nhất của đường MACD. + EMA 9 được gọi là đường tín hiệu vì nó là tín hiệu dự đoán sự giao cắt của hai chỉ số TBĐ ngắn và dài hạn. Nó dự đoán sự giao nhau của MACD theo hướng đường 0. Nguyên lý Nguyên lý cơ bản của việc sử dụng chỉ số MACD là dựa vào: 1. Hiện tượng giao cắt của các đường MACD, đường tín hiệu (EMA 9) và đường 0. 2. Biểu đồ MACD. 3. Hiện tượng phân kỳ của MACD. Tín hiệu giao dịch Sử dụng giao cắt EMA12 với EMA26: • Mua: - Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía trên. - Tương đương với MACD cắt và nằm trên 0. • Bán: - Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía dưới - Tương với MACD cắt và nằm dưới 0. Ghi chú: Đây là cách đơn giản nhất để tìm tín hiệu mua/bán khi sử dụng MACD. Về hình thái, nó giống sự giao cắt của các đường trung bình động khi chúng ta tìm hiểu về TBĐ. Các tín hiệu giao dịch như trên thường chậm. Khắc phục bằng cách sử dụng sự giao cắt của MACD với EMA 9 như sau: Sử dụng giao cắt MACD với EMA 9: • Mua: - Đường MACD cắt EMA9 rồi đi lên trên EMA9. - Giao điểm có giá trị âm. • Bán: - Đường MACD cắt EMA9 rồi đi xuống nằm dưới EMA9. - Giao điểm có giá trị dương. Ghi chú: - Các tín hiệu giao dịch như trên xuất hiện sớm và yếu tố khẳng định cũng đảm bảo hơn. - Cần lưu ý : Khi mua, các giao điểm có giá trị dương không được xác định; ngược lại khi bán, các giao điểm có giá trị âm cũng không được xác định. - Các giao điểm càng cách xa đường 0 thì tín hiệu giao dịch càng được xác định một cách chắc chắn. - Mặc dù các giao cắt của EMA 12 với EMA 26 tương đương với giao cắt của MACD với đường 0 nhưng thường dùng sự giao cắt của MACD với đường 0 để khẳng định thêm xu thế mà ít dùng giao dịch vì xảy ra quá muộn nên độ trễ lớn. Tuy không thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. 12
- - Cũng nên lưu ý những lời khuyên bổ ích: o Khi MACD cao hơn EM 9: nên mua vào vì giá đang tăng. o Khi MACD thấp hơn EM 9: nên bán ra vì giá đang giảm. Sử dụng biểu đồ MACD Mục đích cơ bản của việc sử dụng biểu đồ là để dự đoán các tín hiệu giao dịch trước khi nó xảy ra. Chúng ta đã rõ hiện tượng giao cắt của MACD với EMA 9 cung cấp các tín hiệu giao dịch. Tại đây, biểu đồ = 0. Dựa vào sự tăng giảm của biểu đồ, ta có thể dự đoán sớm sự giao cắt của biểu đồ với đường 0 sẽ xảy ra. (thông qua hiện tượng hội tụ - phân kỳ) : - Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD. -Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn. Cụ thể hơn: •Mua:Khi biểu đồ nằm dưới đường 0 (biểu đồ âm) bắt đầu hội tụ vể hướng đường 0. •Bán:Khi biểu đồ nằm trên đường 0 (biểu đồ dương) và bắt đầu hội tụ về hướng đường 0. Tóm lại, chúng ta có 2 biện pháp “sớm hơn” như sau: - Sử dụng sự giao cắt MACD và EMA 9 để khắc phục sự chậm trễ khi dùng sự giao cắt EMA12 và EMA26. - Sử dụng biểu đồ để dự đoán sớm các tín hiệu giao dịch trước khi nó xảy ra. Sử dụng hiện tường phân kỳ của MACD và giá: Các nhà đầu tư thường bắt đầu tiến hành giao dịch lúc thị trường đảo chiều một cách rõ rệt sau khi xảy ra hiện tượng phân kỳ (đường giá di chuyển không cùng hướng với MACD). Nói một cách khác: Hiện tượng phân kỳ xuất hiện khi đường MACD nằm ở phía trên đường 0 bắt đầu giảm trong khi đường giá 13
- vẫn tăng (phân kỳ âm - giá tăng và chỉ số giảm) được nhiều nhà đầu tư chú ý cho một chiến lược đầu tư hợp lý vì hiện tượng trên là tín hiệu cảnh báo đảo chiều, dự báo khả năng sắp tới giá chứng khoán sẽ đảo chiều đi xuống. Tương tự, phân kì dương xảy ra khi MACD đang đi lên trong khi giá lại có xu hướng đi xuống. Tín hiệu này dự báo khả năng giá cổ phiếu sắp đảo chiều đi lên để xác nhận hướng đi của MACD. Cả hai loại phân kì này đều quan trọng nhất khi chúng xảy ra tại các điều kiện mua quá nhiều/bán quá nhiều. Thời điểm giao dịch tối ưu : • Theo trạng thái quá mua/quá bán:Tín hiệu mua tốt nhất khi hàng hóa đang ở tình trạng “quá bán” (các đường MACD, EMA 9, đường giá ở vị trí quá thấp so với đường 0) và tín hiệu bán tốt nhất, ngược lại. • Theo biểu đồ MACD:Thời điểm bắt đầu giao dịch tốt nhất là lúc : sau thanh cao nhất trên biểu đồ bắt đầu xuất hiện các thanh thấp hơn, lùi dần về phía đường 0.Không thể phát hiện được thanh cao nhất một cách chính xác vì vậy thường phải phối hợp dữ kiện của biểu đồ với các chỉ số phân tích kĩ thuật khác để tìm hành động giao dịch hợp lý. Thông thường , nên nhảy vào ngay thị trường tại thời điểm 2 thanh cách xa với thanh cao nhất của biểu đồ đã tạo ra trước đó nhưng chưa lâu. Do đó, các nhà đầu tư coi biểu đồ MACD là một chỉ số lý tưởng để xác đị nh thời gian thích hợp cho động thái vào/ra thị trường . => - Điều quan trọng cần lưu ý là sự phân kỳ xác định xu hướng đang yếu đi chứ không có nghĩa là xu hướng đã thực sự đảo chiều. Sự đảo chiều của xu hướng phải được xác nhận bởi các biến động trực tiếp từ giá, chẳng hạn một sự bẻ gảy đường xu hướng. - Khi phối hợp các tín hiệu trên với nhau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác hơn của một quyết định mua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tín hiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có thể lại kém phần chính xác. Xu thế thị trường Nguyên lý: Khi dự đoán xu thế thị trường, chúng ta dựa vào: • Hiện tượng chênh lệch giữa các đường EMA12, EMA26, MACD, đường 0. • Hiện tượng hội tụ và phân kỳ giữa các đường MACD, EMA 9, đường giá. Sai lệch giữa EMA 12 và EMA 26: • EMA 12> EMA 26: Xu thế tăng (MACD> 0) • EMA 12 0 ngày càng lớn: Xu thế tăng càng mạnh • MACD< 0 ngày càng lớn: Xu thế giảm càng mạnh Nhắc lại: - Khi MACD vượt lên trên hoặc xuống đường 0: Xu thế dài hạn sẽ thay đổi. - Khi MACD có giá trị đạt tới được tương đương với đỉnh trước đó: Xu thế ngắn hạn sẽ thay đổi. Hội tụ và phân kỳ: • Khi MACD và EMA 9 xích lại gần nhau (hội tụ): Xu thế thị trường sẽ thay đổi. • Khi MACD và EMA 9 xa nhau (phân kỳ): Thị trường tiếp tục theo xu hướng đã sẵn có. 14
- • Khi MACD di chuyển không cùng hướng với đường giá (phân kỳ): Thị trường sẽ đão chiều sau khi hội tụ đủ các yếu tố rõ rệt. Khi nghiên cứu về tương qua giữa MACD và đường tín hiệu ( EMA 9), một số tác giả còn phát hiện những đặc điểm về tính xu hướng của chúng: 1. Đường MACD tượng trưng cho xu hướng tăng 2. Đường tín hiệu (EMA 9) đặc trưng cho xu hướng giảm. 3. Khi đường MACD từ thấp di chuyển lên cao, giao cắt với đường EMA 9: Giá đang dao động trên xu hướng tăng. 4. Khi MACD từ trên cao di chuyển xuống thấp giao cắt đường 0: Tín hiệu cảnh báo xu hướng giảm đã xảy ra. Ghi chú: Thông thường các tín hiệu kể trên thường chậm so với sự dao động giá. 3. Bollinger bands 3.1 Giới thiệu sơ lược Các dải băng Bollinger đã được phát triển bởi các nhà phân tích kỹ thuật John Bollinger trong những năm 1980 như là một phương tiện đo lường biến động của thị trường. Nói nôm na, công cụ này sẽ cho chúng ta biết thị trường đang bình lặng hay sôi động. Khi thị trường bình lặng, dải bollinger sẽ thu hẹp, khi thị trường sôi động, dải bollinger sẽ mở rộng. Bạn có thể xem trong ví dụ bên dưới, khi thị trường ít biến động, dải bolliger khép lại, nhưng đến khi tỉ giá lên cao, dải bolliger trải rộng ra. Chúng bao gồm ba biến động dòng hoặc dải băng chồng trực tiếp trên các hoạt động giá (price action) của một biểu đồ tỷ giá hối đoái . Hình 1: Một biểu đồ hàng ngày cho cặp tiền EUR/USD với các dải băng Bollinger vẽ bằng màu đỏ và chồng lên các hoạt động giá (price action). Các trục tung là tỷ giá của cặp và các trục hoành là thời gian. Chỉ số hữu ích và phổ biến này có thể được sử dụng để xác định sức mạnh của thị trường, rủi ro kinh doanh liên quan đến một vị trí trong nó, và liệu rằng thị trường có bị mở rộng quá mức. 3.2 Các dải băng Bollinger và cách tính toán trên đồ thị Các dải băng Bollinger 15
- Các chỉ số Bollinger Dải băng là tham số của một số lượng nhất định của độ lệch chuẩn được quan sát trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó bao gồm ba đường cong được rút ra như sau: Dải băng trung tâm (Central Band) - đường này là một chuyển động trung bình đơn giản trong khoảng thời gian đã chọn, hoạt động như một chỉ báo về xu hướng trung hạn phổ biến trong các cặp tiền tệ. Nó tạo thành các điểm trung tâm ở giữa các dải băng trên và dưới. (sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20) Dải băng phía trên (Upper Band) - đường này được vẽ ra một số các độ lệch chuẩn thông thường được chọn trên dải băng trung tâm. (dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20)). Dải băng phía dưới (Lower Band) - đường này được vẽ ra một số các độ lệch chuẩn thông thường được chọn dưới dải băng trung tâm. (dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)). Tính toán khoảng cách của dải băng - Về tính toán và vẽ đồ thị, dải băng Bollinger sử dụng độ lệch chuẩn và được vẽ bởi hai đường đồ thị trên cùng đồ thị giá Băng trên được vẽ bởi giá cộng với độ lệch chuẩn. Băng dưới được vẽ bởi giá trừ đi độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn (một chỉ số thống kê) thường được dùng như một chỉ dẫn tốt trong quan sát dao động. Lý thuyết về độ lệch chuẩn cho rằng các dải băng sẽ phản ứng một cách nhanh chóng đối với sự thay đổi của giá và phản ánh những chu kỳ dao động cao hay thấp. Một sự tăng giá đột ngột (hoặc giảm giá) hay nói một cách khác là sự dao động lớn, sẽ dẫn đến sự mở rộng của dải băng. - Khoảng cách là bằng nhau giữa trung tâm so với dải băng trên và dải băng trung tâm so với dải băng phía dưới. - Khoảng cách này được xác định bởi một số các độ lệch chuẩn thông thường dựa trên các biến động quan sát thấy trong các hoạt động giá (price action) liên quan đến đường chuyển động trung bình của dải băng trung tâm. Theo đó, khoảng cách này biến động theo sự biến động của hoạt động giá (Price action) trong các cặp tiền tệ liên quan tới chuyển động trung bình động của nó. => Điều này có nghĩa rằng dải băng có xu hướng thu nhỏ khi thị trường củng cố nhẹ mà không có các chuyển động mạnh hoặc là dần dần sau một xu hướng ổn định. Các dải băng có xu hướng mở rộng khi thị trường là giao dịch theo phạm vi với sự biến động giá trị lơn (swings) hoặc đã chỉ đảo ngược xu hướng. 3.3 Ý nghĩa - Xác suất giá nằm trong dải băng Bollinger là xấp xỉ 70%. Nếu giá không nằm trong dải băng Bollinger, tức là thuộc về phần xác suất 30% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý. Khi sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều, giá sẽ vượt quá băng trên (upper band). Nếu giá liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Khi sức giảm của giá quá mạnh, cung lớn hơn cầu nhiều, giá sẽ đi thấp hơn băng dưới(lower band). Nếu giá liên tục nằm dưới dải băng dưới thì điều này có nghĩa là sức giảm giá vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. Nếu giá vượt ra ngoài dải băng bollinger rồi trở lại vào trong dải băng ngay sau đó thì đây là tín hiệu cảnh báo về sự suy giảm sức mạnh của tăng hoặc giảm giá khi sự tăng hoặc giảm giá đã đạt đếnsự căng thẳng quá mức. Điều này giống như sự bùng phát cuối cùng rồi lịm dần của sự sống vào thời điểm hấp hối 16
- 3.4 Sử dụng các dải băng Bollinger Nhà đầu tư có thể sử dụng các dải băng Bollinger để quyết định thời điểm tham gia vào, xuất hay thoát khỏi một thị trường. Thông thường, họ sẽ tìm kiếm các tình huống khi tỷ giá tăng lên đến các dải băng trên như các mức độ tương đối cao để bán hoặc khi tốc độ rơi xuống dải thấp như cấp độ thấp để mua. Các dải băng Bollinger cũng có thể được sử dụng để xác nhận xu hướng. Nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các tình huống khi các dải băng Bollinger mở rộng cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch để xác nhận một xu hướng. Họ sau đó sẽ xem xét để thiết lập vị trí theo hướng đó Có 2 phương pháp chính để sử dụng Bollinger Bands: - Phạm vi hoạt động của các dải. - Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands. a. Phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands Giữa dải trên và dải dưới của Bollinger Bands là phạm vi hoạt động của phần lớn đường giá. Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi đường Bollinger Bands, đường giá có xu hướng xoay quanh đường trung bình SMA(20). Tín hiệu mua: nhà đầu tư mua hoặc mua rải khi đường giá rớt thấp hơn dải dưới của Bollinger bands. Tín hiệu bán: nhà đầu tư bán hoặc bắt đầu ngừng mua rải khi đường giá nằm ngoài dải trên của Bollinger Bands. Những phạm vi nên thận trọng: Nếu theo trường phái chủ động thì nhà đầu tư nên mua hay bán khi đường giá đụng vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư cũng nên chờ xem khi đường giá di chuyển nằm ngoài trên hoặc dưới đường Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nhảy vào trong đường Bollinger Bands thì đây là cơ hội mua hoặc bán khống. Cách mua bán trên là cách để giảm bớt thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách này cũng bỏ qua nhiều cơ hội sinh lời. Một thái cực khác hẳn với cách trên là cách sử dụng vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands. c. Vượt ngưỡng của dải Bollinger Bands Về cơ bản thì đây là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu thế hơn với phương pháp phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Điều kiện cần trước khi vượt ngưỡng thì phải có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng. Nếu giá đóng cửa nằm ngoài đường Bollinger Bands thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hay kháng cự để ra quyết định phù hợp. Tín hiệu mua: đường giá phải nằm cao hơn dải trên của Bollinger Bands và trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này. Các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự trên. Nếu giá vượt quá dải trên (upper band) rồi sau đó thiết lập một đỉnh giá khác nằm trong dải bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế tăng giá hiện tại và chuyển sang xu thế giảm hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang giảm và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá rớt xuống dưới đường trung bình động tương ứng của dải băng Bollinger Band. Tín hiệu bán: đường giá nằm thấp hơn dải dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng ám chỉ điều này. Nếu giá xuống dưới dải dưới (lower band) rồi sau đó thiết lập một đáy giá khác nằm trong dải bollinger thì tín hiệu này cảnh báo sự chấm dứt xu thế giảm giá hiện tại và chuyển sang xu thế tăng hoặc dập dềnh. Tín hiệu này sẽ là cảnh báo đảo chiều sang tăng và được khẳng định chắc chắn hơn nếu sau đó giá 17
- vượt lên trên dưới đường trung bình động tương ứng củadải băng Bollinger Band.Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về các dấu hiệu đảo chiều này, cần phải có sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác Ngoài ra Bollinger Bands cũng có thể được sử dụng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá: - Xu hướng giá tăng mạnh khi đường giá có khuynh hướng luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands, tức là phạm vi giữa dải trên và đường trung bình SMA(20). Lúc đó, SMA(20) là đường hỗ trợ động cho xu hướng giá. - Ngược lại, xu hướng giảm giá mạnh xảy ra khi đường giá thấp hơn nửa dưới của Bollinger Bands; được giới hạn bởi đường trung bình SMA(20) và dải dưới của Bollinger Bands. Lúc này SMA(20) sẽ là đường kháng cự động cho xu hướng giá. 4. Chỉ số kênh hàng hoá ( CCI ) 4.1 Khái niệm : Chỉ số kênh hàng hóa ( CCI) là một chỉ số dao động được phát triển bởi Donald Lambert. Nó thể hiện xu hướng lên hay xuống của một cặp đồng tiền và mức độ nhạy cảm của cặp đồng tiền. Bạn cũng có thể nhìn thấy độ biến động của cặp đồng tiền với CCI tương tự như khi bạn dùng dải băng Bollinger. Đường CCI được hình thành như thế nào? Chỉ số kênh hàng hóa ( CCI) được hình thành dựa trên giá trị trung bình của giá trong quá khứ, sự phân tán của giá từ giá trị trung bình và độ biến động của giá trước đó. Nếu giá trung bình của một cặp đồng tiền đang tăng lên thì đường CCI cũng sẽ di chuyển cao hơn. Đường CCI di chuyển lên cao hơn nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ biến động của cặp đồng tiền. Nếu cặp đồng tiền biến động mạnh, đường CCI di chuyển lên nhanh hơn và ngược lại. Nếu giá trung bình của một cặp đồng tiền đang giảm xuống thì đường CCI cũng sẽ di chuyển xuống thấp hơn. Đường CCI di chuyển xuống thấp hơn nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ biến động của cặp đồng tiền. Nếu cặp đồng tiền biến động mạnh, đường CCI di chuyển xuống nhanh hơn và ngược lại. Đường CCI di chuyển ra sau và lên trước, đi qua vùng 100, 0 và -100 trong chu kỳ của nó. 4.2 Ứng dụng: Kênh chỉ số hàng hóa chỉ ra các dấu hiệu kinh doanh khi nó di chuyển ra sau và lên trước ở trên và dưới mốc 100 và -100. Dấu hiệu vào: Khi CCI tăng lên trên mốc 100 và sau đó đảo chiều đi xuống dưới mốc 100 thì bạn có thể bán cặp đồng tiền xuống bởi người mua đã hết động lực theo và giá của cặp đồng tiền sẽ giảm trong tương lai gần. Khi CCI xuống dưới mốc -100 và sau đó đảo chiều đi lên trên mốc -100 thì bạn có thể mua cặp đồng tiền lên bởi người bán đã hết động lực theo và giá của cặp đồng tiền sẽ tăng trong tương lai gần. Dấu hiệu ra: Khi đường CCI đảo chiều và bắt đầu di chuyển lên cao hơn sau khi bạn bán một cặp đồng tiền, đặt lệnh dừng lỗ trên một chút so với mức cản gần nhất. Nếu cặp đồng tiền đảo chiều và di chuyển lên trên mức cản, điểm dừng lỗ sẽ đưa bạn ra ngoài giao dịch. Khi đường CCI đảo chiều và bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn sau khi bạn mua một cặp đồng tiền, đặt lệnh dừng lỗ dưới một chút so với mức hỗ trợ gần nhất. Nếu cặp đồng tiền đảo chiều và di chuyển xuống dướ mức hỗ trợ, điểm dừng lỗ sẽ đưa bạn ra ngoài giao dịch. Những điểm mạnh của kênh chỉ số hàng hóa Kênh chỉ số hàng hóa có những điểm mạnh sau + Giúp bạn nhận ra độ biến động của cặp đồng tiền + Giúp bạn nhận ra những điểm đảo chiều tiềm năng của cặp đồng tiền + Giúp bạn khẳng định sự bền vững của xu hướng hiện tại. 18
- 5. Chỉ báo Ichimoku kinko hyo 5.1 Định nghĩa và lịch sử ra đời của Ichimoku Kynko Hyo Ichimoku Kynko Hyo là một kỹ thuật đồ thị của người Nhật được tạo ra trước thế chiến thứ 2 và được sử dụng để ngắm vẽ chân dung. Nó có thể định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó nó sẽ báo cho chúng ta khi nào nhảy vào hay thóat ra khỏi thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác. Cái từ Ichimoku có nghĩa là "cái nhìn thóang qua", Kinko có nghĩa là "trạng thái cân bằng" giữa giá và thời gian còn Hyo theo tiếng Nhật có nghĩa là "đồ thị". Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian". Nó có cái nhìn bao quát về giá và dự đóan hướng đi đến 1 vị trí mới khá vững chắc. Chỉ số này được sáng chế bởi 1 phóng viên báo của Nhật với bút danh là "Ichimoku Sanjin" nó có nghĩa là "người đàn ông vượt núi". Đồ thị Ichimoku đã trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại. Nhìn chung, nếu quan sát các đồ thị Ichimoku, nhà đầu tư có thể nhận thấy công cụ kĩ thuật này thích hợp áp dụng cho các khoản mục đầu tư trung và dài hạn. Dù cách tính tương đối đơn giản nhưng Ichimoku hoàn toàn có thể đưa ra các tín hiệu mua/bán và cả độ rủi ro của các tín hiệu này cho người sử dụng. 5.2 Cấu tạo Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. Tính tóan chủ yếu cho 5 đường này bao hàm: điểm giữa, cao, thấp và đường trung bình đơn giản. Bây giờ để đơn giản hóa, đồ thị được hòan tất phải phản ánh được triển vọng của sự biến động giá. 5 đường được biểu thị trên hình vẽ trên và được tính tóan như sau: Kumo = Cloud = Area between Senkou Span A and B. Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên. Kijun-sen : đường xu hướng 19
- Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 22 phiên .(xu hướng, base line.) Nếu đường xu hướng đi lên hoặc đi xuống, thị trường có xu hướng. Nếu đường xu hướng đi ngang, thị trường có thể sideway. Nếu giá nằm trên đường xu hướng, có thể giá còn lên nữa. Nếu giá bắt đầu cắt đường xu hướng, có thể xu hướng sẽ thay đổi. Nếu đường xu hướng đi lên, giá có thể lên và ngược lại. giá luôn bị “lực hút” và “đẩy” của Kijun trước khi tạo cân bằng giá cần thiết để đảo chiều xu hướng). 1. Tenkan-sen : đường tín hiệu Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 7 phiên (tín hiệu, conversion line). Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên, có thể giá sẽ tăng và ngược lạiGiá luôn xoay quanh teakan 2. Chinkou Span: đường trễ. . Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 22 phiên sau .(đường trễ, lagging line). tác dụng so sánh giá đóng cửa hiện tại so với giá đóng cửa của 22 ngày trước (xem xét khả năng tiếp diễn xu hướng hay yếu dần nhất là khi giá đóng cửa hôm nay tăng so với giá của 22 ngày trước và ngược lại). Ngoài ra, nó cũng cho ta thấy ngưỡng kháng cự và hỗ trợ Nếu đường trễ và thị trường cùng hướng, đường trễ sẽ củng cố thêm xu hướng. Nếu đường trễ nằm trên đường giá, nó củng cố cho tín hiệu tăng giá (nếu có) Nếu đường trễ nằm dưới giá, nó củng cố cho tín hiệu giảm giá (nếu có). 4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 22 phiên đầu 5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 44 phiên Kumo: đám mây. Senkou Spans A và B hay còn gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây Cloud (tiếng Nhật là Kumo). Nếu giá nằm giữa hai đường dẫn A và B, tức là lọt vào đám mây, thị trường có thể là đi ngang và các đường dẫn này đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự. 20
- Nếu giá nằm phía trên đám mây, các đường dẫn A và B sẽ là đường hỗ trợ. Nếu giá nằm dưới đám mây, các đường dẫn lại là đường kháng cự. Nếu đám mây dày, mức kháng cự và hỗ trợ tốt, tính biến động tăng. Ngược lại, đám mây mỏng thì tính biến động thấp, thị trường sideway. Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá nằm ngoài đám mây sẽ là rất mạnh. Ngược lại các tín hiệu tăng giảm giá nằm trong đám mây thì không mạnh bằng. Như vậy, tín hiệu tăng giá bên dưới đám mây là rất yếu, tín hiệu giảm giá phía trên đám mây cũng vậy Đám mây Kumo đổi màu sẽ báo hiệu trước cho chúng ta biết chắc chắn giá sẽ đảo chiều trước khi vào đám mây). 5.3 Các kĩ thuật sử dụng Ichimoku : Như chúng ta đã thấy, theo công thức tính tóan Ichimoku thì nó là 1 thể đơn giản của đường trung bình (Moving Average). Và cũng giống như đường trung bình, những tín hiệu mua bán được xác định qua kỹ thuật giao cắt giữa các đường: Tín hiệu tăng giá (bullish) khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên. Ngược lại tính hiệu giảm giá (bearish) khi Tekan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống. Ngòai ra, có những vùng biểu hiện cường độ khác nhau cho tín hiệu mua và bán của đồ thị Ichimoku. 1. Tín hiệu yếu: (Vào lệnh mang tính mạo hiểm nhưng sẽ có lợi nhuận nhiều nếu nắm bắt được đỉnh hoặc đáy). Lệnh bán: Giá mở đóng cửa hôm trước và mở cửa hôm nay đều nằm dưới Tenkan. Đường Tenkan cắt Kijun từ trên xuống. Đám mây đã có tín hiệu đổi màu hoặc đổi màu liên tục thông qua Senkou A và B Dừng lỗ: khi giá đã vượt lên Tenkan và vượt luôn cả ngưỡng kháng cự thiết lập bởi Chikou hoặc có tín hiệu Kijun tạo lực đẩy lên. Chốt lời: giá “hút” về Kijun khi tạo cân bằng giá hoặc tại đám mây hỗ trợ tăng (dãi trên). 21
- 1 tín hiệu yếu xuất hiện nếu có 1 tín hiệu cắt tăng giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm phía dưới đám mây Kumo . Lệnh mua: (ngược lại). 22
- 2. Tín hiệu trung bình: (điểm vào lệnh được xác định thông qua các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của đám mây Kumo). 1 tín hiệu mua bán bình thường xày ra nếu đường giá nằm lân cận với đám mây Kumo và khi đường giá nằm trong đám mây Kumo này Lệnh bán: Giá chạm dãi trên của đám mây Kumo hay gặp sự kháng cự. Đường Tenkan và Kijun đi ngang tạo sự cân bằng giá. Đám mây đủ dầy và khoảng cách tương đối rộng thông qua Senkou A và B. Dừng lỗ: khi giá đã vượt lên Tenkan và vượt luôn cả ngưỡng kháng cự thiết lập bởi Chikou hoặc có tín hiệu Kijun tạo lực đẩy lên. (Dừng lỗ khi giá đã vượt lên dãi của đám mây) Chốt lời: thực hiện các mức chốt lời khi giá xoay quanh Tenkan, Kijun và dãi dưới của đám mây. Lệnh mua: (ngược lại). 3. Tín hiệu mạnh: (tín hiệu mạnh xảy ra khi giá thoát khỏi đám mây và nó sẽ giúp cho các nhà đầu tư thu được rất nhiều lợi nhuận mong muốn). Lệnh mua: Nếu có 1 tín hiệu tăng giá được xác định bởi kỹ thuật giao cắt (tín hiệu cắt tăng giá) thì tại thời điểm đó đường giá phải nằm trên đám mây Kumo đây là 1 tín hiệu mua khá chắc chắn (rất mạnh). Trái lại nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá tại thời điểm đó đường giá nằm dưới đám mây Kumo thì đây là tín hiệu bán rất mạnh. Giá thoát mạnh dãi trên của đám mây Kumo và vượt qua kháng cự. Đường Tenkan cắt Kijun và mạch tăng được duy trì thông qua lực đẩy tịnh tiến lên của cả Tenkan và Kijun. Chikou cho thấy giá đóng cửa hiện tại cao hơn 22 ngày trước. Đám mây bắt đầu đổi màu hoặc đổi màu liên tục. Dừng lỗ: khi giá đã rớt trở lại dưới Kijun và Tenkan hoặc rớt qua luôn cả ngưỡng hỗ trợ dưới được thiết lập bởi đám mây 23
- Chốt lời: thực hiện các mức chốt lời khi giá lên cao và có dấu hiệu đạt trạng thái cân bằng và “hút” về lại Tenkan và cả Kijun. Lệnh Bán: (ngược lại). Một chú ý đáng quan tâm là kỹ thuật đồ thị Ichimoku chỉ ra sự gắn bó giữa mức hỗ trợ (support) và mức kháng cự (resistance). Đây là những mức có thể dự báo trước xu hướng nhờ công cụ Kumo. Kumo có thể sử dụng để nhận diện xu hướng phổ biến của thị trường. Nếu đường giá nằm trên Kumo và xu hướng phổ biến sẽ nói rằng thị trường sẽ tăng. Và nếu đường giá nằm dưới Kumo thì xu hướng phổ biến sẽ là giảm. Phần cốt lõi của kỹ thuật Ichimoku là Chikou Span. Đây là đường được sử dụng để đo cường độ tín hiệu mua và bán. Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá và tín hiệu bán xảy ra thì khi đó cường độ bán của thị trường là rất lớn. Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu yếu. Ngược lại nếu tín hiệu mua xảy ra và Chikou Span nằm trên đường giá thì khi đó thị trường sẽ tăng (upside). Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu mua yếu. Đây là 1 chỉ báo tổng hợp để hình thành các tín hiệu khác. Vào lệnh mua khi: 1- Đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên. 2- Đường xu hướng đang hướng lên. 3- Điểm giao cắt nằm trên đám mây xanh. 4- Đám mây xanh có độ dày lớn. 5- Đường trễ nằm trên giá hỗ trợ xu hướng tăng. Nếu có nhiều tín hiệu xảy ra như vậy kết hợp một số indicator khác, có thể mạnh dạn vào thị trường với khối lượng lớn. Và ngược lại khi vào lệnh bán. Phần lớn Phân tích kỹ thuật truyền thống dựa vào giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa và đường trung bình giá. Mặt khác cũng có thể sử dụng sự giao động của đường giá trong khi những số Fibonacci có 1 tỉ lệ cố định. Nhưng cùng cho 1 kết quả chung là mức hỗ trợ và kháng cự luôn được thể hiện như 1 điểm hoặc 1 đường. Với đồ thị Ichimoku thì Kumo là mức hỗ trợ hay kháng cự khá vững chắc và nó còn có thể sử dụng để tiên đóan trước các mức được hình thành trong tương lai. Vì vậy nó rất quan trọng với mức hỗ trợ/kháng cự thông qua sự xuất hiện của Kumo là những đám mây nhấp nhô. Tóm lại, Ichimoku Kinko Hyo là một công cụ rất hay và nó đã hạn chế rất nhiều các khuyết điểm của các công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật và có thể nói không cần sử dụng cũng như phối hợp nó với nhiều công cụ khác. Ichimoku là một công cụ thể hiện tính chất khách quan của thị trường (giống như dãy số Fibonacci) và mang một dáng dấp của “bước đi ngẫu nhiên” để hình thành nên một “thế trận” và ai nắm bắt được cách “phòng thủ” tốt vững chắc sẽ đạt được thành công vô cùng to lớn. Do đó, thiết lập sơ đồ tư duy chiến thuật càng đơn giản sẽ càng hữu dụng và giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nó còn có một số khuyết điểm như không dự đoán được giá biến động mạnh tới khi nào là điều chỉnh và nhất là thoát khỏi đám mây thì nó có thể đi đến đâu trong thời gian ngắn để có thể thực hiện chốt lời thu được lợi nhuận mong muốn trước khi giá hồi về thực hiện điều chỉnh ở các mức của Tenkan, lực hút Kijun và đám mây Kumo. 24
- II. FIBONACI A.Giới thiệu về dãy số Fibonacci 1. Thế nào là dãy số Fibonacci Dãy số Fibonacci là một dãy số bắt đầu từ 2 số bất kì, nếu ta cứ cộng 2 số trước ta được số đứng sau. Ví dụ: dãy số được mọi người biết đến nhiều nhất là : 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, Một điều thú vị là: nếu ta lấy 2 số kế tiếp trong dãy số chia cho nhau như 13 chia 21 ta được 0.619 trong khi chia 21 cho 13 thì được 1.615, còn nếu bỏ qua 1 số chia 8 cho 21 ta được 0.381. Do đó, nếu 2 số bạn chọn càng lớn thì càng tiệm cận về các số 0.618, 1.618, 0.382 nhưng ko bao giờ đạt được chính xác chúng. Các tỷ số trên gọi là các “golden ratio” tức “tỷ lệ vàng” các tỷ lệ tương quan tự nhiên giữa các sự vật trong vũ trụ. Một khía cạnh khác là tỷ lệ vàng có thể tìm thấy ở bất kì dãy số Fibonacci nào với 2 số bắt đầu bất kì. Ví dụ như ta có thể bắt đầu với 5 và 100 thì được dãy số khác: 5, 100, 105, 205, 310, 515, 825, 1340, 2165, 1340/2165 = 0.6189 2165/1340 = 1.616 2. Sơ lược nguồn gốc dãy số Fibonacci Leonardo Bonacci (1170-1250) sinh ra ở Pisa (Ý), ông là con của Guilielmo Bonacci, một lái buôn giàu có. Ở Ý, "figlio" nghĩa là con, do đó người ta thường gọi Leonardo là "figlio Bonacci", sau này để ngắn gọn gọi là Fibonacci, ông là một nhà toán học ưu việt thời đó . Dãy số Fibonacci được phát minh vào đầu năm 1200 trong khi ông đang nghiên cứu kim tự tháp vĩ đại Gizeh Tỷ lệ vàng như đã nói ở trên xuất hiện trong các lĩnh vực : tự nhiên, khoa học, toán học, kiến trúc : kim tự tháp Ai Cập, đền patenon, cấu trúc vỏ ốc, cấu tạo tinh thể pha lê, xoắn ốc DNA, cấu trúc tổ ong, cấu trúc xương cơ thể con người, Một số chứng minh thú vị: đo chiều dài từ vai xuống ngón tay chia cho độ dài từ khuỷu tay xuống ngón tay hoặc đo độ dài từ đầu đến bàn chân chia cho độ dài từ rốn tới bàn chân ta được 1.618 B. Ứng dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật Dãy số Fibonacci thường được dùng trong phân tích kỹ thuật để tính các mức hỗ trợ, kháng cự tiềm năng từ đó nhận định xu hướng thị trường và tìm giá mục tiêu. Tỷ lệ vàng được chuyển thành 3 mức phần trăm tương ứng là 38.2%, 61,8%, 161,8%. Ngoài ra còn nhiều mức phần trăm được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như: 23.6%(0.382*0.618), 50%((0.618+0.382)/2) Có 5 công cụ chính áp dụng trong phân tích kỹ thuật như: retracements, expansions, arcs, fan và time zones. Trong đó, chia thành 3 nhóm: Nhóm xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự: retracements, arcs, fan. Nhóm xác định mức giá mục tiêu: expansions Nhóm xác định thời điểm đảo chiều: time zones 25
- 1. Fibonacci Retracement (mức thoái lui Fibonacci) a) Định nghĩa Khi một cặp đồng tiền bắt đầu đảo chiều xu hướng, một cách rất tự nhiên người đầu tư trên thị trường sẽ muốn biết được cặp đồng tiền sẽ dịch chuyển trong xu hướng mới này trong bao lâu. Những đường Fibonacci Retracement này sẽ giúp bạn xác định điều đó. Công cụ Retracement sử dụng 6 tỷ số chính là 0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100% để tính các mức thoái lui giá và được dùng trong kinh doanh như các mức hỗ trợ và kháng cự. 23.6%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho con số đứng sau cách nó hai con số trong dãy số. 38.2%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho con số đứng trước cách nó một con số trong dãy số. 50%: Đây là mức được xác định bằng cách tính trung bình của mức 61.8% và 38.2%. 61.8%: Mức này được xác định bằng cách chia một con số trong dãy số cho một con số theo ngay sau nó trong dãy số. 100%: Mức này đơn giản được xác định từ nới xu hướng trước đó bắt đầu. Trong đó, 38,2% và 61,8% là 2 ngưỡng quan trọng nhất. Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách tính 2 ngưỡng này. Với 1 đợt sóng xuống như hình vẽ, ta đo khoảng cách thẳng đứng từ A tới B sau đó ta tính ngưỡng kháng cự F3 = B-0.382*(B-A). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giá sẽ dừng lại khi gặp mức F3, mà nó chỉ là 1 ngưỡng kháng cự quan trọng khi đường giá muốn vượt qua. 26
- Nếu đường giá vượt qua ngưỡng F3 và đi lên sẽ gặp một ngưỡng kháng cự quan trọng khác là F5 = B-0.618*(B-A) tương tự như ngưỡng trước. giá có dừng ở đây ko? Chúng ta không biết, nhưng nếu bạn mua với giá ở B và đang muốn thoát ra thì mỗi ngưỡng trên là mức giá thích hợp để đặt lệnh bán. Điều quan trọng ở đây là các đường giá sẽ không thẳng 1 đường từ A đến B mà liên tục điều chỉnh thành các con sóng nhỏ, chúng ta phải nhìn được xu hướng chính của các đợt điều chỉnh. Chính vì vậy, mỗi người nhìn vào đồ thị khác nhau và sẽ có các điểm A và B của riêng mình. Với 1 đợt sóng lên như hình vẽ thì ta cũng có 2 điểm thoái lui là 2 ngưỡng hỗ trợ F3 và F5 có cách tính tương tự như trên. Một số điều đáng lưu ý: o Sự điều chỉnh giá dừng ở mức 38.2% thường được xem là dấu hiệu của 1 xu hướng cũ còn tiếp tục. o Giá vượt mức 61.8% cho thấy không còn là sự điều chỉnh mà bắt đầu xu hướng mới. o Người ta có thể sử dụng Fibonacci Retracement để xác định xu hướng thị trường, nội dung chủ yếu của kỹ thuật này là dựa trên phạm vi các mức thoái lui(Fibnodes) để chỉ ra xu hướng giá, nếu ngưỡng thoái lui mạnh có thể bẻ được xu hướng thị trường, còn yếu thì có thể bị xuyên qua. Tuy nhiên Fibonacci nên được sử dụng như 1 chỉ báo xác nhận, củng cố xu hướng thêm cho chắc chắn hơn là sử dụng như 1 chỉ báo báo hiệu xu hướng như các indicator. b) Một vài trường hợp trên thực tế 27
- Giá quay đầu ở 0.382(hình) Trong xu hướng tăng giá đồ thị theo giờ (1 hour, ngày 6/7-7/7/2011) của cặp tỷ giá AUD/USD, thì có đợt điều chỉnh, ta kéo công cụ Fibonacci Retrace từ điểm giá thấp nhất (giá 1,06553) lên điểm giá cao nhất (giá 1,07595) rồi thả công cụ sẽ hiện ra các ngưỡng tỷ lệ hỗ trợ tại các tỷ lệ 23.6%, 38.2%, 50.0%,61.8%. ta thấy rằng ngưỡng hỗ trợ 38,2% (giá 1,07203) đủ mạnh để làm đường giá bật lên quay trở về xu hướng cũ . Giá quay đầu ở 0.618(hình) 28
- Trong xu hướng tăng giá đồ thị theo ngày (daily) của cặp tỷ giá AUD/USD, thì có đợt điều chỉnh, ta kéo công cụ Fibonacci Retrace từ điểm giá thấp nhất (giá 0,95403) lên điểm giá cao nhất (giá 1,02575) rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả, từ đó sẽ nhận diện được các vùng hỗ trợ tại các tỷ lệ 23.6%, 38.2%, 50.0% hoặc 61.8%. ta thấy rằng ngưỡng hỗ trợ 61,8% (giá 0,98038) đủ mạnh để làm đường giá bật lên quay trở về xu hướng cũ . Giá bức qua 0.618(hình) Trong xu hướng giảm giá đồ thị theo phút (30minutes, ngày 18/4/2011) của cặp tỷ giá GBP/USD, thì có đợt điều chỉnh, ta kéo công cụ Fibonacci Retrace từ điểm giá cao nhất (giá 1,63692) lên điểm giá cao nhất (giá 1,61654) rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả, từ đó sẽ nhận diện được các vùng hỗ trợ tại các tỷ lệ 23.6%, 38.2%, 50.0% hoặc 61.8%. ta thấy rằng ngưỡng kháng cự 61,8% (giá 1,62922) có sự giằn co trong 5 cây nến nhưng cuối cùng giá cũng vượt ngưỡng và hình thành xu hướng mới. 2. Fibonacci Fan Tương tự như Fibonacci Retracement, Fan dùng để xây dựng các đường xu hướng hỗ trợ và kháng cự đồng thời nó được sử dụng để đo tốc độ dao động lên hay xuống của 1 xu hướng Cách sử dụng: nối từ điểm cao nhất đến 1 diểm thấp nhất ( xu hướng giá giảm), lúc này thì công cụ Fibonacci Fan sẽ vẽ ra các đường kháng cự ứng với các tỉ lệ 0,382; 0,5; 0,618 ,các đường kháng cự này có chung đỉnh và xòe ra như hình quạt (fan) như hình vẽ: 29
- Với xu hướng giá tăng thì làm ngược lại 3. Fibonacci Acrs Tương tự như Fibonacci Retracement, Arcs dùng để xây dựng các đường xu hướng hỗ trợ và kháng cự Cách sử dụng: nối từ điểm thấp nhất đến 1 diểm cao( xu hướng giá tăng), lúc này thì công cụ Fibonacci Arcs sẽ vẽ ra các đường hỗ trợ ứng với các tỉ lệ 0,382; 0,5; 0,618, các đường cong này như hình vẽ: Với trường hợp như trong hình thì xu hướng điều chỉnh quá mạnh đã bức ra khỏi cả 3 ngưỡng hỗ trợ trở thành xu hướng giảm giá, lúc này 3 ngưỡng hỗ trợ đổi vai trò thành đường kháng cự khi gí tăng trở lại, làm cho giá có xu hướng điều chỉnh khi gặp các đường này. 30
- 4. Fibonacci Expansion (mức mở rộng Fibonacci) 4.1 Định nghĩa Công cụ Expansion sử dụng 3 tỷ số chính là 0.618, 1 và 1,618 để tính các mức mở rộng giá và sử dụng như các mức thu lợi. Những người kinh doanh trên toàn thế giới đặt các lệnh mua và bán tại các mức để thu lợi mà nó trở thành một sự mong đợi tự hoàn thành. Như 2 ví dụ trên hình thì công cụ Fibonacci Expansion cung cấp 3 mức giá mục tiêu, các mức giá này có thể tính từ 3 điểm ABC bất kì trong xu thế tăng hay giảm của thị trường. Công thức tính 3 mức giá mục tiêu như sau: OP (Objective Point) = B – A + C COP (Contracted Objective Point) = 0.618 (B – A) + C XOP (Expanded Objective Point) = 1.618 (B - A) + C Có 1 điều cần nói là phân tích mở rộng không nói về thời gian, một đợt sóng tới có thể đạt nhiều mức giá khác nhau trong các khoản thời gian khác nhau, trong thực tế, với ABC đã cho có thể lần lượt chạm 3 mức giá COP,OP,XOP sau vài đợt điều chỉnh hay giá có thể chạm ngay mức XOP. Sóng AB càng mạnh thì điều chỉnh ở sóng BC càng yếu. Mức giá OP thường gặp nhiều nhất, XOP là ít gặp nhất Có rất nhiều tỷ lệ được sử dụng để tính Fibonacci Expansion, nhưng cần có sự cân đối giữa rủi ro và chắc chắn nên theo kinh nghiệm và nghiên cứu thì 3 tỷ lệ trên là giá trị nhất. 31
- 4.2 Một vài trường hợp trên thực tế Đường giá gặp giá OP Đồ thị của cặp tỉ giá GBP/USD theo giờ (1 hour, ngày 28,29,30/6/2011), ta kéo công cụ Fibonacci Expansion từ 3 điểm A( giá 1,59129) lên B (giá 1,60416) và xuông C (giá 1,59748) ta được 2 mức giá COP( FE 61,8) và OP (FE 100). Ta thấy rằng đường giá tăng lên mức COP thì giằng co sau đó tiếp tục bức lên mức OP rồi quay đầu theo xu hướng giảm, do đó nếu ta đặt mục tiêu chốt lời ở mức COP hay OP thì sẽ thành công nhưng nếu đặt mục tiêu ở mức giá XOP thì sẽ thất bại. Đường giá gặp giá XOP 32
- Như trên đã nói thì mức giá XOP là khó gặp, tuy nhiên không phải là không thể gặp. Chúng ta phải tùy theo tình hình thì trường mà đặt giá mục tiêu để tối đa hóa lợi nhuận. Với trường hợp trong hình thì khi ta kết hợp thêm công cụ ADX để thấy được độ mạnh yếu của xu hướng thị trường, lúc giá vừa qua mức COP thì ta thấy đồ thị ADX đang tăng mạnh, đạt tới mức 70 ( đó gọi là power trend) do đó ta có thể kỳ vọng đạt giá XOP. Tuy nhiên, khi đường ADX lên đỉnh 70 thì có xu hường giảm, lúc này trên thị trường thì giá đang đi ngang, tới ngày 8/4 thì ADX tăng mạnh, tuy không tới 70 nhưng cũng được 55, xu hướng giá tăng mạnh dẫn tới giá đạt mức XOP. 5.Fibonacci Time Zones Fibonacci Times Zones không giống như những phương thức Fibonacci khác, time zone là một dãy gồm những đường thẳng đứng, hình thành bằng cách chia đồ thị giá thành nhiều phần với những đường thẳng đứng có khoảng cách tương thích với trình tự của dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13, ) Fibonacci Time Zones được sử dụng dự đoán các thời kỳ thay đổi giá (đỉnh và đáy thị trường). một xu hướng đảo chiều sẽ được dự đoán tại một đường Fibonacci Time Zones đi qua. 33
- III. SÓNG ELLIOTT A.Định nghĩa và những nguyên tắc cơ bản 1. Lịch sử hình thành: Lý thuyết Sóng Elliot là một hình thái của phân tích kỹ thuật nhằm dự đoán xu hướng của thị trường tài chính và các hoạt động khác. Nó được đặt tên theo Ralph Nelson Elliott (1871–1948), là một kế toán đã phát triển lý thuyết trên vào những năm 1930, ông ta đã cho rằng giá thị trường có thể được biểu thị ở những mẫu hình cụ thể; mà ngày nay chúng ta gọi là sóng Elliot. Elliot công bố nghiên cứu về hành vi thị trường của mình trong tác phẩm Lý thuyết Sóng (1938) (The Wave Principle), trong một loạt nghiên cứu trên tạp chí Thế giới tài chính (Financial World) năm 1939, và gần như đầy đủ trong tác phẩm lớn của mình Quy luật tự nhiên-Bí mật vũ trụ (1946) (Nature’s Laws – The Secret of the Universe). Elliot lập luận rằng vì bản thân con người là những nhịp điệu nên họat động và quyết định của họ có thể dự đóan được bằng những nhịp điệu. Các nhà phê bình cho rằng Lý thuyết Sóng Elliot là giả tạo và đi ngược lại những giả thuyết về thị trường hiệu quả. Sau khi Elliott ra đi năm 1948, các nhà kỹ thuật thị trường và các chuyên gia tài chính khác đã tiếp tục sử dụng lý thuyết sóng và đưa ra dự đoán cho nhà đầu tư. Charles Collins, người đã cho in tác phẩm “Lý thuyết Sóng” của Elliott và giới thiệu lý thuyết của Elliott đến Phố Wall, đưa những đóng góp của Elliott đối với phân tích kỹ thuật ngang hàng với Charles Dow. Hamilton Bolton, tác giả của “Nhà phân tích Tín dụng Ngân hàng” cung cấp phân tích sóng cho đông đảo độc giả trong những năm 1950-1960. Bolton giới thiếu Lý thuyết Sóng Elliot cho A.J.Frost, ngưới viết các bài phân tích tài chính hàng tuần trên Tạp chí Financial News Network vào những năm 1980. Frost là đồng tác giả của tác phẩm Lý thuyết Sóng Elliott với Robert Prechter năm 1979. 2. Định nghĩa Lý thuyết sóng thừa nhận vai trò của tâm lý số đông nhà đầu tư (tâm lý bầy đàn) chuyển từ trạng thái lạc quan sang bi quan và ngược lại. Sự biến chuyển này tạo ra các mô hình, và được chứng minh qua biến động giá thị trường ở mọi cấp độ xu hướng. Cụ thể là: Sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những con sóng. Trong đó 1 con sóng cơ bản sẽ có 5 con sóng chủ và 3 con sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1,3,5 gọi là sóng chủ, và sóng 2,4 là sóng điều chỉnh. 2 con sóng điều chỉnh được gọi là sóng ABC. Trong mỗi 1 con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo qui luật của lý thuyết Elliott. 1 đợt sóng chủ hoàn chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hoàn chỉnh có 55 sóng. 34
- Điều thú vị nữa là , ông nghiên cứu và phát minh ra lý thuyết sóng trước khi biết Fibonacci. Nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lạ : 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở xung quanh các tỷ lệ Vàng 0.618, 1.618, 0.328 do đó có 1 giả thuyết cho rằng Elliott đã ứng dụng Fibonacci vào lý thuyết của mình. 3. Những nguyên tắc cơ bản của sóng đẩy: * Quy tắc 1: 35
- * Quy tắc 2: * Quy tắc 3: 36
- * Quy tắc 4: Trong các sóng 1-3-5 thì sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất B.Corrections (sóng điều chỉnh) 1.Khái niệm: Là những bước sóng xuất hiện giữa các bước sóng đẩy 37
- Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng, thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A. Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực. Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618. Quy tắc xây dựng bước sóng điều chỉnh:nếu thị trường không tuân theo đúng các quy tắc của bước sóng đẩy thỉ thị trường đang hình thành bước sóng điều chỉnh. 2. Các lọai sóng điều chỉnh: Các bước sóng điều chỉnh gồm: Zig-zag:5-3-5 Flat :3-3-5 Triangle:3-3-3-3-3 2.1 Flat(3-3-5) 2.1.1 Điều kiện hình thành Sóng B điều chỉnh phải bằng ít nhất 61.8% sóng A Sóng C phải bằng ít nhất 38.2% sóng A 38
- 2.1.2 Phân loại Có rất nhiều dạng flat trong sóng Elliott.Để có thể phân biệt từng dạng flat ta vẽ 2 đường trendline nằm ngang được nối từ điểm cao nhất và thấp nhất của sóng A và sóng B Nếu sóng B phá vỡ dường trendline nằm ngang ngược hướng so với điểm bắt đầu,cho biết đây là dạng flat mạnh hơn thong thường (strong wave B).Nêu wave B điều chỉnh nằm trong khoảng từ 81% -100% wave A thi ta có wave B thông thường.nếu điều chỉnh trong khoảng 61.8-80% ta có wave B yếu Strong wave B:tùy thuộc vào kich thước của wave B so với wave A mà wave C có thể vượt quá hay không thể vượt qua điể bắt đầu của wave B Nếu wave B rơi vào vùng từ 101-123.6% của wave A thì khả năng wave C vượt qua điểm bắt đầu của wave B rất cao.Nếu wave b nằm trong vùng trên và wave C điều chỉnh bằng 100%hoặc hơn so với wave B và wave C không hơn 161.8% so với wave A,thị trường đang hình thành dạng bất quy tắc(irregular correction).Nếu wave C hơn 161.8% so vói wave A thị trường đang hình thành dạng Elongated flat. Nếu wave B hơn 123.6% so với wave A thì ít có cơ hội wave C điều chỉnh toàn bộ wave B,nếu có thì thị trường đang hình thành dạng bất quy tắc(irregular pattern).Khi wave B vượt quá 138.2% chiều dài wave A thì wave C không thể nào điều chỉnh hết chiều dài wave B.Miễn là wave C còn nằm trong vùng của đường trendline song song nằm ngang vnhưng không điều chỉnh hết chiều dài wave B thi ta có dạng Irregular failure.nếu wave C không rơi vào vùng của đường xu hướng nằm ngang ta có dạng running correction. Normal wave B:nếu wave B nằm trong khoảng 81-100% chiều dài wave A thì có khả năng wave C điều chỉnh hết chiều dài wave B.nếu chiều dài wave B nằm trong vùng 100-138.2% chiều dài wave A thi thị trường có dạng common flat.nếu chiều dài wave B ượt quá 138.2 % wave A thị trường hình thành dạng Elongated flat.nếu wave B nhỏ hớn 100% chiều dài wave A hình thành dạng C-failure flat 39
- Weak wave B:wave B điều chỉnh ở giữa vùng 61.8-80% wave.nếu waveC nhỏ hơn 100% wave B thị trường hình thành dạng Double failure.nếu wave C ở giữa 100-138.2% wave B gọi là B-failure flat.nếu waveC hơn 138.2% waveB nó rơi vào dạng Elongated flat. 2.2 Zig-zag 2.2.1 Điều kiện hình thành Wave A không được điều chỉnh hơn 61.8% sóng trước đó 40
- Wave B phải điều chỉnh ít nhất bằng 1% chiều dài wave A Zig Zag (5 – 3 – 5) W – b chỉ cần điều chỉnh 1% w – a. Wave C vượt qua điểm kết thúc wave A Nếu hội đủ 3 điều kiện trên để hình thành dạng zig-zag ta tiến đến xét giói hạn tối đa của waveB trong dạng zig-zag Không có phần nào của waveB có thể điều chỉnh vượt quá 61.8% chiều dài wave A Nếu có 1phần của wave B vượt quá 61.8% chiều dài wave A thì đó chưa phải là điểm kết thúc của wave B điểm kết thúc của wave B phải bằng hoặc thấp hơn 6.8% so vói wave A. 2.2.2 Phân loại Chiều dài của wave C đóng vai tròng quan trọng trong việc xác định các dạng zig- zag Normal zig-zag:chiều dài wave C nằm trong khoảng 61.8-161.8% chiều dài wave A và thỏa các điều kiện sau: Wave B không được điều chỉnh hơn 61.8% wave A Wave C không được vượt quá 161.8% wave A tinh từ điểm đáy nhưng ít nhất phải bằng 61.8% wave A Truncated zig-zag:dạng hiếm của zig-zag Wave C nằm trong vùng 38.2-61.8% wave A Sau khi hình thành dạng zig-zag thị trường phải điều chỉnh 81% dạng zig-zag(thường là retrace 100%và hơn) Dạng truncated xuất hiện như dạng 5 sóng của một dạng tam giác(triangle) 41
- Elongated zig-zag:chiều dài của wave C rất lớn so với wave A(hơn 161.8% so với wave A).Rất khó nhận dạng và dễ bị nhầm lẫn với sóng đẩy chỉcó thể xác nhận sau khi sóng A-B=C đã hình thành.Khi chiều dài sóng C lớn hơn 161.8% so với sóng A ta khả năng sóng A-B-C trở thành sóng 1-2-3 rát lớn chỉ có điều kiện retracement giup phân biệt 2 loại sóng trên:sau khi dạng Elongated honh2 thành thị trường phải đảo chiều và retracement ít nhất 61.8% chiều dài của wave C trước khi wavec bị thâm nhập.nếu điều kiện retracement không hội đủ thì sẽ hình thành sóng đẩy. 42
- 2.3 Tringleas 2.3.1 Điều kiện hình thành :là dạng phức tạp và thường xuất hiện nhiều nhất trong sóng điều chỉnh .điể hình thành dạng này cần có các điều kiện tối thiểu sau: Dạng triangle được hình thành từ 5 bước sóng nhỏ (không hơn không kém) và được đánh sô theo thứ tự chữ cái a-b-c-d-e Mỗi bước sóng của dạng tam giác gồm 3 bước sóng điều chỉnh 5 bước sóng của dạng tam giác sẽ dao động lên xuống xung quanh vùng giá theo hướng mở rộng (expanding) hoặc thụ hẹp(contracting) Dạng tam giác có thể hướng lên hoặc hướng xuống Chiều dài sóng b phải nằm trong vùng 38.2-261.8%chiều dài sóng a Một trong 5 bước sóng của hình tam giác có 4 bước là ước điều chỉnh của 1 bước trước đó.những bước sóng điều chỉnh là wave b,c,d,e.một trong 4 bước này phải có 3 bước điều chỉnh ít nhất 50% chiều dài của bước sóng trước đó Trong dạng tam giác yêu cầu phải có 4 điểm nằm trên 2 đường xu hướng (trendline) ngược nhau. Đường xu hướng cắt qua 2 điểm của wave b và wave d dược xem như được đường cơ sở baseline có chức năng giống đường trendline 2-4 của dạng sóng đẩy.bất kỳ đou7ng2 nào của wave c và wave e cũng không được phá vỡ đường trendline B-D trong hình tam giác nếu bị phá vỡ dạng tam giác se kết thúc. 43
- 2.3.2 Phân loại Contracting triangles(dạng tam giác thu hẹp) Sau khi hình thành dạng tam giác thu hẹp (hình thành đủ a-b-c-d-e) xuất hiện một đoạn phá vỡ một trong 2 dường trendline với một chiều dài ít nhất bằng 75% sóng rộng nhất trong hình tam giác trong điều kiện thong thường thì không được vượt hơn 125% chiều dài sóng rộng nhất Trong dang tam giác thu hẹp đoạn phá vỡ(thrust) phải vượt hơn điểm giá cao nhất và thấp nhất tùy thuộc vào chiều hướng của đoạn phá vỡ suốt trong thời gian hình thành dạng tam giác này Wave e phải là wave nhỏ nhất trong tam giác này xét vế phương diện giá và thời gian Tam giác mở rộng(expanding triangles) loại tam giác này ít gặp hơn tam giác thu hẹp.Có một số điều kiện để nhận diện tam giác mở rộng: Wave a hoặc wave b luôn là wave nhỏ nhất trong tam giác Wave e luôn là wave lớn nhất Dạng tam giác mở rộng không thể xuất hiện ở wave b của dạng zig-zag hoặc wave b,c ,wave d của tam giác ở mức độ lớn hơn(larger degree) Tam giác - Triangle (3 – 3 – 3 – 3 - 3) 5 sóng của tam giác sẽ giao động quanh 1 trục. Chiều dài của W – b phải nằm trong 38.2% - 261.8% W – a. Wave e mất nhiều thời gian hình thành và là dạng phức tạp nhất của hình tam giác.,Wave e được hình thành từ dạng zig-zag hoặc từ một sự kết hợp của nhiều sóng điều chỉnh. Wave e luôn phá vỡ đường trendline được vẽ từ đỉnh wave a và wave c Đường trendline B-D đóng vai trò tương tự như đường trendline trong dạng tam giác thu hẹp 44
- Đoạn phá vỡ (thrust) bên ngoài hình tam giác mở rông phải ít hơn wave rộng nhất wave e C. Cách xác định chiều dài sóng: Chiều dài của 1 sóng là được đo bằng khoảng cách của 2 mức giá bắt đầu và kết thúc của 1 sóng. Vd: 45
- D. Những tỉ lệ Fibonacci và sự thoái lùi của sóng: Bước sóng đầu tiên trong chuỗi sóng Elliott là sóng 1, chiều dài của sóng 1 được sử dụng để tìm ra tỉ lệ của các sóng khác. Những tỉ lệ này không phải là những con số bắt buộc cho mọi trường hợp, nhưng nó thường được xem là những chỉ dẫn để xác định các sóng tiếp theo. 1.Bước sóng thứ 2: 1.1 Cách xác định Sóng 2 = 50% * sóng 1 Hoặc = 62% * sóng 1 Thống kê cho thấy: 1 2 38% 50% 62% 62% 12% khả năng xảy ra 73% khả năng 15% khả năng Các dẫn chứng thực tế: 46
- 2. Bước sóng thứ 3 2.1 Cách xác định Sóng 3 = 1.62 * sóng 1 Hoặc = 2.62 * sóng 1 Hoặc = 4.25 * sóng 1 Thống kê cho thấy: Sóng 3 ngắn hơn sóng 1 2% Sóng 3 khoảng 1 đến 1.62 lần sóng 1 15% Sóng 3 khoảng 1.62 đến 1.75 lần sóng 1 45% Sóng 3 khoảng 1.75 đến 2.62 lần sóng 1 30% Sóng 3 lớn hơn 2.62 lần 1 8% 2.2 Các dẫn chứng thực tế: 47
- 3. Bước sóng thứ 4 : 3.1 Cách xác định Sóng 4 = 24% * sóng 3 Hoặc = 38% * sóng 3 Hoặc = 50% * sóng 3 Thống kê cho thấy: Sóng 4 trong khoảng 24-30% của sóng 3 15% Sóng 4 trong khoảng 30-50% của sóng 3 60% Sóng 4 trong khoảng 50-62% của sóng 3 15% Sóng 4 trong lớn hơn 62% của sóng 3 10% 3.1 Các dẫn chứng thực tế: 49
- 4.Bước sóng 5 : 4.1 Cách xác định + Nếu sóng 3 lớn hơn 1.62 lần so với sóng 1 hoặc là sóng mở rộng, thì: Sóng 5 = sóng 1 Hoặc = 1.62 * sóng 1 Hoặc = 2.62 * sóng 1 + Nếu sóng 3 nhỏ hơn 1.62 lần so với sóng 1, thì: Sóng 5 = 0.62 * CD13 Hoặc = CD13 Hoặc = 1.62 * CD13 ( với CD13 là chiều dài từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3) 4.2 Các dẫn chứng thực tế: 51
- E. Hệ thống kênh giá Một khía cạnh quan trọng khác của lý thuyết song Elliott là tính hữu ích của hệ thống đường kênh giá. Elliott sử dụng những kênh giá này như là một phương pháp quan trọng để xác định các mức giá mục tiêu cho các sóng đẩy và xem xét rằng liệu sóng này đã kết thúc hay chưa. Xét 1 sóng Elliott đang hình thành trong xu hướng giá lên. 1. Xác định mức giá mục tiêu cho sóng 3: Khi sóng 2 đã kết thúc và sóng 3 bắt đầu, ta sử dụng hệ thống kênh giá để xác định mức giá mục tiêu cho sóng 3. Một kênh xu hướng ban đầu được dựng lên bằng cách vẽ một đường xu hướng lên cơ bản từ đáy của sóng 1 và sóng 2, và 1 đường thẳng gạch được vẽ sau đó lên trên đỉnh của sóng 1, song song với đường xu hướng lên cơ bản này để tạo thành 1 kênh giá đầu tiên. 52
- Nếu sóng 3 bắt đầu nhanh chóng chạm đến và vượt qua mức chống đỡ này thì một kênh giá mới sẽ được vẽ hướng lên đỉnh của sóng 1 và và đáy của sóng 2. Lúc này, toàn bộ xu hướng lên thông thường của sóng của sóng 3 sẽ bị kháng cự trong phạm vi hai đường ranh giới này. 2.Xác định mức giá mục tiêu cho sóng 5: Khi sóng 4 đã kết thúc và sóng 5 bắt đầu, ta sử dụng hệ thống kênh giá để xác định mức giá mục tiêu cho sóng 5. Một kênh xu hướng được dựng lên bằng cách vẽ một đường xu hướng lên cơ bản từ đáy của sóng 2 và sóng 4, sau đó vẽ 2 đường thẳng gạch bắt đầu từ đỉnh của sóng 1 và 3 , song song với đường xu hướng cơ bản Hệ thống kênh giá này giúp xác định mức giá mục tiêu cũng như điểm kết thúc của sóng 5. Thông thường thì nếu sóng 3 là sóng bình thường thì sóng 5 có xu hướng kết thúc tại đường thẳng gạch kẻ từ đỉnh của sóng 3. Còn nếu sóng 3 là sóng mở rộng và di chuyển nhanh thì sóng 5 có xu hướng kết thúc tại đường gạch kẻ từ đỉnh sóng 1. 3.Các dẫn chứng thực tế về hệ thống kênh giá: 53