Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích tài chính

docx 8 trang nguyendu 5310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_phan_tich_tai_chinh.docx

Nội dung text: Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích tài chính

  1. Contents 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2 Câu 1: Trình bày nội dung, ý nghĩa của các báo cáo tài chính 2 Câu 2: Trình bày nội dung, ý nghĩa, phương pháp xác định các tỷ số tài chính 4 Câu 3: Trình bày kết luận, ý nghĩa, nội dung phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Phân biệt phân tích tài chính dưới giác độ DN và phân tích tài chính dưới giác độ TTCK 6 1
  2. 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Câu 1: Trình bày nội dung, ý nghĩa của các báo cáo tài chính. Bài làm: Các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là một bộ phận bao gồm nhiều loại báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập và báo các cho các tổ chức có liên quan theo quy định. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh tổng quát bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản theo kết cấu,kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm,thời kì nhất định. Tại VN doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo định kỳ. Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong quản lí doanh nghiệp,là tài liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định hợp lí của các đối tượng quan tâm. * Bảng cân đối kế toán Khái niệm Bảng cân đối kê toán là bảng báo cáo tình hình tài sản va nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó.( các thời điểm thường là cuối năm hoặc là cuối quý) Nội dung Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của DN bằng thước đo giá trị tại một thời điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình thành. BCĐKT phải được xây dựng theo kết cấu 2 phần :  Phần bên trái (hoặc bên trên) dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là phần tài sản (asset). Trong phần bên tài sản còn chia ra 2 phần nhỏ TS ngắn hạn và TS dài hạn Ts ngắn hạn : Tiền mặt Các khoản đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Ts dài hạn : TSCĐ Khoản đầu tư tài chính dài hạn khác  Phần bên phải(hoặc bên dưới) dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là phần nguồn vốn (capital). Trong phần bên Nguồn vốn còn chia 2 phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. 2
  3. Nợ phải trả : Nợ ngắn hạn và vay ngắn hạn Nợ dài hạn và vay dài hạn Vốn chủ sơ hữu : LN không chia Vốn góp ban đầu Phát hành cổ phiếu mới Ý nghĩa  Mỗi chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán số liệu phản ánh tại hai thời điểm Đầu kỳ và cuối kỳ. Qua đó ta đánh giá được các tài sản và nguồn vốn biến động tăng hay giảm trong kỳ.  Nó cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối thời kỳ. Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông)  Nó cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp (tĩnh) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.  Nó không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp * Báo cáo kết quả kinh doanh Khái niệm : Báo cáo KQKD là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của DN qua 1 thời kỳ nào đó thường là 1 tháng, quý hay 1 năm Nội dung : Báo cáo kết quả KD gồm 2 phần :  Lãi lỗ thể hiện toàn bộ lãi ( lỗ ) của hoạt động sản xuất KD và hoạt động tài chính. Bao gồm : + Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần + Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất + Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý + Lãi (lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.  Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước 3
  4. Phần này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí Ý nghĩa  Cho biết sự dich chuyển của dòng tiền trong quá trình sx – kd của dn  Giúp dự tính khả năng hoạt động của DN trong tương lai  So sánh được DT với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành DN  Nó phản ánh kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN, nó cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý SX – KD của DN * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm BCLCTT là báo cáo tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ,tình hình các dòng tiền thu vào – chi ra và tình hình số dư cuối kỳ của dn Nội dung : BCLCTT thông thường gồm có  Dòng tiền vào + dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh + dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư, tài chính + dòng tiền vào từ hoạt động bất thường  Dòng tiền ra + dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh + dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư, tài chính + dòng tiền ra từ hoạt động bất thường Ý nghĩa  Đánh giá DN có đảm bảo được khả năng chi trả hay không  Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập, thực xuất giúp nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ, từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho DN nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả Câu 2: Trình bày nội dung, ý nghĩa, phương pháp xác định các tỷ số tài chính Bài làm: 4
  5. * Chỉ tiêu thanh khoản Chỉ số Tử số Mẫu số Thanh toán hiện hành TS ngắn hạn Nợ ngắn hạn Thanh toán nhanh TSNH trừ Dự trữ Nợ ngắn hạn Thanh toán tức thời Tiền + CK ngắn hạn Nợ ngắn hạn Ý nghĩa :  thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ NH phải trả của DN có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán  thanh khoản nhanh biết mỗi đồng nợ NH phải trả của DN có bao nhiêu đồng tài sản lưu động ( không kể hàng tồn kho ) có thể sử dụng thanh toán. Trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền do đo khi tình tỷ số thanh khoản nhanh người ta loại bỏ hàng tồn kho  thanh khoản tức thời biết mỗi đồng nợ NH phải trả của DN có bao nhiêu đồng tiền có thể sử dụng thanh toán * Các chỉ tiêu hiệu suất hoat động Chỉ số Tử số Mẫu số 1. Hiệu suất sử dụng tổng TS Doanh thu Trung bình tổng tài sản 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu Trung bình TSCĐ 3. vòng quay hàng tồn kho DT Bình quân hang tồn kho 4. kỳ thu tiền bình quân 360 Vòng quay các khoản phải thu 5. vòng quay TSLĐ DT VLĐ bình quân Ý nghĩa (1). Mỗi đồng tài sản của DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu (2). .Mỗi đồng tài sản cố định của DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu (3). cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu (4). bình quân DN mất bao nhiêu ngày cho 1 khoản phải thu (5). cho biết mỗi tài sản lưu động tạo ra ba 5
  6. * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động Chỉ số Tử số Mẫu số 1, doanh lợi doanh thu Lợi nhuận Doanh thu thuần 2, tỷ suất sinh lời của tổng Ebit Tổng tài sản bình quân tài sản ROE LNST Vốn chủ 4, tỷ lệ thu nhập vốn cổ LNST – cổ tức cổ phiếu Vốn cổ phần thường bình phần thường ưu đãi quân 5, thu nhập 1 cổ phần Thu nhập cổ phần thường Số lượng cổ phần thường thường (EPS) đang lưu hành 6,tỷ lệ chi trả cổ túc Cổ tức mỗi cổ phần EPS thường 7, tỷ lệ sinh lãi cổ phần Lợi tức 1 cổ phần thường Giá trị một cổ phần theo giá trị thị trường thường 8, tỷ lệ giá thị trường trên Giá trị thị trường 1 CP Thu nhập một cổ phần thu nhập (PE) thường thường 9, giá trị ghi sổ của cổ Giá trị tài sản thuần Số lượng cổ phần thường phần thường đang lưu hành * Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tài sản Chỉ tiêu Tử số Mẫu số 1, hệ số nợ Tổng nợ Tổng vốn 2, tỷ suất tự tài trợ VCSH Tổng tài sản 3, cơ cấu tài sản Tổng tài sản dài hạn Tổng tài sản Câu 3: Trình bày kết luận, ý nghĩa, nội dung phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Phân biệt phân tích tài chính dưới giác độ DN và phân tích tài chính dưới giác độ TTCK Bài làm: * Khái niệm: 6
  7. Phân tích báo cáo tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính và các thông tin khác liên quan nhằm trợ giúp cho quá trình ra quyết định tài chính. * Ý nghĩa: Thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật, phân tích BCTC giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, tài trợ hay đầu tư. * Nội dung: Bao gồm 4 phương pháp chính: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp kết hợp “ so sánh các tỷ lệ” – PP cơ bản, phương pháp tách đoạn Phương pháp so sánh: bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang, có ý nghĩa trong việc so sánh nhanh quy mô giữa hai doanh nghiệp khác nhau và kiểm tra xu hướng trong nội bộ một công ty.  So sánh dọc là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung, ví dụ các khoản mục trong BCĐKT được so sánh với tổng giá trị tài sản, các khoản mục của BCKQKD được so sánh với doanh thu.  So sánh ngang: là so sánh trên cùng một chỉ tiêu, thực chất là áp dụng phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối những thông tin thu thập được sau khi xử lý và thiết kế dưới dạng bảng. Phương pháp tỷ lệ: là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Phương pháp phổ biến phản ánh mối quan hệ giữa các khoản mục trên BCTC Phương pháp này bao gồm các nhóm tỷ lệ chính sau  Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán – đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc đến hạn trong ngắn hạn của doanh nghiệp.  Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động, bao gồm: nhóm tỷ lệ hiệu quả hoạt động và nhóm tỷ lệ khả năng sinh lời. Phương pháp kết hợp so sánh các tỷ lệ: thể hiện các tỷ lệ theo từng nhóm và tiêu chuẩn ngành, xu thế trên cùng biểu đồ. Phương pháp tách đoạn: còn gọi là phương pháp phân tích tài chính Dupont được thực hiên bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu. ( cụ thể tách đoạn gtr/T268-269,th.Khâm) 7
  8. * Phân tích tài chính dưới giác độ DN và phân tích tài chính dưới giác độ TTCK Giống nhau: Sử dụng một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật dựa trên các thông số kế toán trên BCTC để có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khác nhau: PTTC dưới giác độ DN PTTC dưới giác độ TTCK Mục tiêu Nhà quản trị tài chính, người Xác định giá chứng khoán cho cho vay, góp vốn, cơ quan các bên liên quan quan tâm chức năng, cán bộ công nhân đặc biệt là NĐT chứng khoán viên Phạm vi Hẹp, trong phạm vi một doanh Rộng hơn do công khai thông sử dụng nghiệp hoặc 1 ngành nghề kinh tin PTTC trên TTCK cũng với doanh các mã chứng khoán của các doanh nghiệp khác. Phương Đơn giản hơn do chỉ tính đến Phức tạp do còn chịu tác động pháp phạm vi một DN của các yếu tố khách quan, phân tích như: yếu tố tâm lý NĐT, yếu tố thông tin không cân xứng thường phải kết hợp với phân tích kỹ thuật 8