Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích công ty

docx 8 trang nguyendu 6380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích công ty", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_phan_tich_va_dau_tu_chung_khoan_phan_tich_cong_ty.docx

Nội dung text: Đề cương Phân tích và đầu tư chứng khoán - Phân tích công ty

  1. Contents 10 PHÂN TÍCH CÔNG TY 2 Câu 1: Phân tích sự khác biệt giữa phân tích công ty và phân tích cổ phiếu 2 Câu 2: Phân tích các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp 3 Câu 3: Trình bày khái niệm và các chiến lược quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu. Nhận xét của Anh (Chị) về hoạt động quản lý DMĐT cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay 4 Câu 4: Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích công ty 5 1
  2. 10 PHÂN TÍCH CÔNG TY Câu 1: Phân tích sự khác biệt giữa phân tích công ty và phân tích cổ phiếu Bài làm: Nhà đầu tư thực hiện hoạt động phân tích cơ bản phải trải qua 3 giai đoạn : Phân tích vĩ mô nền kinh tế và thị trường cỏ phiếu nhằm xác định tỷ trọng vốn đầu tư vào cổ phiếu , phân tích các ngành kinh doanh nhằm xác định những ngành có có thu nhập trên mức rủi rot rung bình. Lúc này nhà đầu tư phải trả lời câu hỏi cuối cùng trong qui trình phân tích cơ bản : Có những công ty nào trong ngành kinh doanh đã là lựa chon tốt nhất và cổ phiếu của nó có đang ở dưới giá trị hay không. Nói cách khác, công ty được lựa chọn là những công ty mà giá trị cổ phiếu lớn hơn giá trị thị trường, hoặc tỷ suất lợi nhuận kì vọng cổ phiếu ngang bằng hay lớn hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Phân tích công ty và phân tích cổ phiếu có sự khác biệt. Cổ phiếu công ty tốt không nhát thiết là khoản đầu tư tốt. Việc phân tích cho phép đánh giá về chất lượng công ty, đội ngũ quản lý và triển vọng của nó trong tương lai. Tuy nhiên, giá trị của một công ty không phải là sự phản ánh nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó. Trong phân tích cổ phiếu, nhà đầu tư phải so sánh giá trị thực của một cổ phiếu với giá trị thị trường để xem quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó không. Cổ phiếu của một công ty tốt với đội ngũ quản lý có năng lực và kết quả hoạt động cao có thể có thị giá quá cao so với giá trị thực, loại cổ phiếu này không đáng đầu tư. Ngược lại, cổ phiếu của công ty có kết quả hoạt động kinh doanh không tốt bằng, song giá trị thị trường của cổ phiếu lại thấp hơn giá trị thực của nó. Việc đầu tư vào có thể kiếm thu nhập từ tăng giá cổ phiếu. * Công ty tăng trưởng và cổ phiếu tăng trưởng: Công ty tăng trưởng là một doanh nghiệp với đội ngũ quản lý có năng lực và có cơ hội thực hiện đầu tư đẻ thu dc tỷ suất lợi nhậu cao hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của công ty. Cổ phiếu tăng trưởng không nhất thiết là những cổ phần của công ty tăng trưởng. Một cổ phiếu tăng trưởng là một cổ phiếu có tỷ suất thu nhập cao hơn những cổ phiếu khác trên thị trường với cùng độ rủi ro. Cổ phiếu đạt thu nhập cao là vì ở một số thời điểm , thị trường đánh giá nó có giá trị kém hơn cổ phiếu khác. Một cổ phiếu tăng trưởng trong tương lai có thể được phát hành bỏi bất kì loại công ty nào, chỉ cần cổ phiếu đó đnag bị thị trường đánh giá dưới giá trị * Công ty phòng vệ và cổ phiếu phòng vệ: Công ty phòng về là những công ty mà thu nhập tương lai của chúng có thể ít có sự biến động khủng hoảng kinh tế. Nhưng công ty này có rủi ro kinh doanh thấp và hầu như không có rủi ro tài chính vượt mức. Cổ phiếu phòng về là cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận không giảm sút trong giai đoạn xuống dốc của toàn bộ thị trường. * Công ty có tính chu kì và cổ phiếu có tính chu kỳ: Doanh số bán và thu nhập của công ty chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi rất nhiều hoạt động kinh doanh. Công ty này sẽ ăn nên làm ra trong quá trình phát triển của nền kinh tế và 2
  3. sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi nền kinh tế suy thoái. Một cổ phiếu có chu kỳ sẽ có tỷ suất lợi nhuận thay đổi lớn hơn sự thay đổi của lợi nhuận của toàn thị trường. * Công ty đầu cơ và cổ phiếu đầu cơ: Công ty đầu cơ là công ty mà tài sản củ nó bao gồm nhiều tài sản có độ rủi ro cao, nhưng cũng có khả năng sinh lời lớn. Cổ phiếu đầu cơ là cổ phiếu có khả năng đạt tỷ suất sinh lời thấp hơn hoặc âm và ít có khả năng đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình hoặc cao. Nó có thể là cổ phiếu của công ty đầu cơ, hoặc ngược lại với một cổ phiếu tăng trưởng. Cụ thể, cổ phiếu đầu cơ là loại cổ phiếu được đánh giá quá cao, vì vậy vào thời kì tương lai khi thị trường điều chỉnh giá cổ phiếu về đúng giá trị thực, nó sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc có thể âm. Câu 2: Phân tích các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Bài làm: Mục tiêu chiến lược cạnh tranh là tìm ra vị trí trong ngành mà công ty có khả năng tự vệ tốt nhất trước những yếu tố cạnh tranh hoặc có thể tác động thay đổi chúng theo hướng có lợi. Năm yếu tố cạnh tranh là : Sự gia nhập, sự đe dọa của sản phẩm thay thế, sức mạnh mặc cả của khách hàng, sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có và sự gia nhập của đối thủ mới. Năm yếu tố cạnh tranh quyết định đến cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận đạt được. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:  Đối với doanh nghiệp mới gia nhập. Sự gia nhập này phụ thuộc vào các rào cản như: lợi thế kinh tế nhờ qui mô, đặc trưng sản phẩm,yếu tố vốn, các chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đến các kenh phân phối Tạo ra các lợi thế về qui mô sản xuất, vốn hoạt động, các kênh phân phối, cắt giảm chi phí cùng với kinh nghiệm tích lũy trong ngành nghề kinh doanh sẽ tạo ra rào cản gia nhập.  Đối với các đối thủ hiện có: Dự đoán các phản ứng của đối thủ cạnh tranh, sử dụng các chiến dịch quảng cáo, cạnh tranh về giá, giới thiệu sản phẩm và tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc bảo hành  Đối với áp lực thay thế sản phẩm mới: sản phẩm thay thế làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sản phẩm được thay thế đáng được chú ý nhất là sản phẩm đang có xu hướng cải thiện chất lượng đánh đổi giá-chất lượng với sản phẩm trong ngành. Phân tích xu hướng này giúp doinh nghiệp quyết định có nên ngăn chặn sản phẩm thay thế hay không, hoặc hoạch định chiến lược cho phù hợp với sự xuất hiện của các sản phẩm mới.  Sức mạnh mặc cả của khách hàng: Khách hàng cạnh tranh với ngành bằng cách mặc cả ép giá xuống hoặc yêu cầu chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ phải cạnh tranh với nhau- tất cả đều làm giảm lợi nhuận của ngành. Do vậy để giảm sức mạnh của khách hàng doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm khách hàng có ít sức mạnh hoặc ảnh hưởng ít tới lợi nhuận của mình. Công ty có thể cải thiện vị trí chiến lược của mình bằng cách lựa chọn nhóm khách hàng thích hợp  Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp: nhà cung cấp có thể đe dọa khách hàng bằng cách tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa. Doanh nghiệp có thể chọn các giải pháp như 3
  4. lựa chọn nhà cung cấp mới, sản phẩm thay thế, kí hợp đồng dài hạn, đa dạng hóa nhà cung cấp Câu 3: Trình bày khái niệm và các chiến lược quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu. Nhận xét của Anh (Chị) về hoạt động quản lý DMĐT cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay Bài làm: * Khái niệm: Quản lý danh mục đầu tư là xây dựng một danh mục chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất nhu cầu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện việc điều chỉnh danh mục này nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên của chủ đầu tư mà họ quan tâm là mức rủi ro mà họ chấp nhận. Bản chất của quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là định lượng mối quan hệ giữa rủi ro và mức lợi tức kỳ vọng thu được từ danh mục đó. * Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu Chiến lược quản lý thụ động  Khái niệm: Là chiến lược mua CP dựa theo một chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài khoản đầu tư. Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài mà đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi tái đầu tư các khoản cổ tức nhận về, hoặc do có một số cổ phiếu bị hợp nhất hoặc trượt ra khỏi danh mục các chứng khoán đầu tư theo chỉ số chuẩn.  Mục đích của chiến lược Tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại cổ phiếu gần giống với chỉ số chuẩn nhằm thu được mức lợi suất đầu tư tương đương với lợi suất của chỉ số đó.  Hiệu quả của danh mục Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của nhà quản lý danh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những sai lệch so với chỉ số chuẩn. Chiến lược quản lý chủ động  Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định.  Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động như sau: + Xác định mục tiêu. + Lập ra một danh mục chuẩn. + Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục 4
  5. đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu cầu người đầu tư. + Theo dõi, đánh giá các biến động của cổ phiếu trong danh mục và tái cấu trúc danh mục. * Nhận xét về hoạt động quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay Hiện nay có khoảng 34 công ty quản lý quỹ đang tham gia hoạt động tại Việt Nam với số vốn điều lệ khoảng từ 8 tỉ đến 110 tỉ đồng. Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính, chỉ các công ty quản lý quỹ mới có quyền được quản lý các danh mục đầu tư chứng khoán, theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán. Tuy nhiên thực tế một số công ty không phải là công ty quản lý quỹ nhưng vẫn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy SSC sẽ phối hợp kiểm tra với các cơ quan chức năng, nếu phát hiện sẽ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định. Ngoài SSC, các công ty quản lý quỹ còn chịu sự giám sát của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. SSC cảnh báo chuyện lập lờ quản lý danh mục đầu tư Những doanh nghiệp, tổ chức không phải là công ty quản lý quỹ tới đây sẽ phải chấm dứt việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư, theo yêu cầu của SSC. Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) cũng cho biết sẽ kiểm tra, và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu phát hiện các trường hợp vi phạm. Theo quy định hiện hành, chỉ công ty quản lý quỹ được phép quản lý danh mục đầu tư, theo uỷ thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán. Song hiện một số đơn vị không phải là công ty quản lý quỹ, nhưng vẫn thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Cùng lúc, SSC thúc giục các công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký, lưu ký chứng khoán. Trong trường hợp có nhiều công ty đăng ký chứng khoán dồn vào cuối năm, SSC sẽ gia hạn. Tuy nhiên, việc gửi kế hoạch đăng ký phải đúng thời hạn đã công bố và đơn vị nào không tuân thủ mà không có giải trình hợp lý sẽ bị xử phạt. Theo lộ trình của SSC, việc đăng ký, lưu ký tập trung cổ phiếu sẽ có 3 giai đoạn. Đây là một bước nhằm tái cơ cấu thị trường chứng khoán. Câu 4: Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích công ty Bài làm: * Khái niệm Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công thức cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư CK. Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác định giá trị của CK và thời điểm để ra quyết định đầu tư. Một trong những phương pháp của PTCK là phân tích cơ bản , tức là xác định giá trị thực của CK trên thị trường, trên cơ sở đó lựa chọn chứng khoán phù hợp dựa 5
  6. trên so sánh giữa giá trị thực với giá cả của CK. Phân tích cơ bản gồm 3 bước: pt thị trường, pt ngành và pt công ty. Pt công ty là bước cuối cùng để giúp nhà đầu tư lưạ chọn chứng khoán để đầu tư. Vậy có thể đưa ra khái niệm về phân tích công ty như sau: Pt công ty là bước cuối cùng của phân tích cơ bản, nhằm đánh giá về chất lượng công ty, đội ngũ quản lý và triển vọng của nó trong tương lai. Công ty được lựa chọn phải là công ty có giá trị cổ phiếu lớn hơn giá thị trường, hoặc tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu ngang bằng hay lớn hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. * Mục đích Phân tích công ty nhằm xác định các công ty tốt nhất trong ngành đã được lựa chọn và cổ phiếu của nó đang ở mức dưới giá trị. Do vậy, mục đích của phân tích công ty là phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, dự báo các chỉ số tài chính, lựa chọn được các mô hình định giá và sử dụng các chỉ số tài chính dự báo để đưa ra quyết định đầu tư thích hợp. * Nội dung phân tích công ty: Phân tích công ty bao gồm 2 phần: Phân tích định tính Sơ lược chung về công ty: lịch sử hình thành và phát triển , tên hiệu, mã CK, số vốn điều lệ, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, , đối tượng khách hàng,  Chiến lược kinh doanh của công ty:  Chiến lược chi phí thấp: xác định trở thành nhà sx có chi phí thấp, trở thành ng dẫn giá trong ngành  Chiến lược tạo sự khác biệt: cố gắng trở thành độc quyền trong 1 phân khúc thị trường của ngành nhằm thu hút hết khách hàng của đoạn thị trường đó  Trọng tâm của một chiến lược: bất kỳ chiến lược nào khi được lựa chọn, công ty phải xác định trọng tâm của nó. Cụ thể, một công ty phải lựa chọn một hoặc một số đoạn thị trường trong ngành và thay đổi chiến lược để phục vụ cho nhóm đặc trưng đó. VD: trọng tâm của chiến lược giảm chi phí là sẽ khai thác lợi ích chi phí đem lại cho 1 phân đoạn nhất định của ngành như là trở thành nhà sx rẻ đối với đoạn thị trường đó định hướng hoạt động của công ty Phân tích định lượng  Phân tích báo cáo tài chính Dựa trên các báo cáo tài chính của DN trong quá khứ, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của DN.  Phân tích xu hướng: biến động doanh thu, biến động giá vốn, biến động lợi nhuận,  Phân tích cơ cấu: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi phí theo yếu tố so sánh nhanh quy mô giữa 2 DN khác nhau và kiểm tra các xu hướng trong nội bộ 1 công ty  Phân tích chỉ số: + Khả năng thanh toán và thanh khoản hệ số thanh toán ngắn hạn=TSNH/nợ NH hệ số thanh toán nhanh=(giá trị TSNH-Giá trị hàng tồn kho)/nợ NH hệ số thanh toán tức thời=(tiền mặt+ck thanh khoản)/nợ NH Vòng quay các khoản phải thu=Doanh số bán hàng/KPT bình quân vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/ HTK bình quân vòng quay các khoản phải trả=GVHB/KPtrả bq 6
  7. vòng quay tiền=kỳ thu tiền bq+kỳ dự trữ bq-kỳ trả tiền bq + Hiệu quả hoạt động hiệu suất sd tổng TS= DT/ tổng TS ròng bq hiệu suất sd TSCĐ ròng= DT/ TSCĐ ròng bq hiệu suất sd VCSH=DT thuần/ VCSH bq + Khả năng sinh lời tỷ suất LN biên=tổng LN/ DT bán hàng tỷ suất LN hđ biên=LN hđ/ DT bán hàng thuần LN trên tổng tài sản:ROA=(LNST+ tổng cp trả lãi)/tổng TS tỷ suất sinh lời trên VCSH: ROE= (LN ròng- Cổ tức CP ưu đãi)/giá trị cp thường  Phân tích rủi ro + RR kinh doanh: là sự không chắc chắn về thu nhập của DNdo bản chất của hđ kinh doanh RRKD =Độ lệch chuẩn của các luồng thu nhập hđ/thu nhập Hđ bq + RR tài chính: là RR công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Được đo bằng: - Tỷ lệ nợ tỷ lệ nợ/VCSH = tổng nợ DH/ tổng VCSH tỷ lệ nợ DH/ tổng vốn=tổng nợ DH/ tổng vốn DH tỷ lệ tổng nợ= (nợ NH+ nợ DH)/(tổng nợ+vốn chủ) - Tỷ lệ đo lường các luồng thu nhập khả năng thanh toán lãi vay=EBIT/ nợ lãi phải trả khả năng thanh toán nợ =(EBIT+cp trả lãi thuê dự tính)/(cp trả lãi+cp trả lãi thuê dự tính) - Các tỷ lệ đo lường dòng tiền mặt tỷ lệ chi phí bằng tiền mặt tỷ lệ dòng tiền mặt trên các khoản nợ DH - Tỷ lệ dòng tiền mặt trên tổng nợ + RR thanh khoản  Phân tích khả năng tăng trưởng:phụ thuộc vào 2 yếu tố: + tổng khối lượng TS giữ lại và tái đầu tư + tỷ lệ thu nhập trên TS giữ lại và tái đầu tư + Tỷ lệ lợi nhuận để lại càng cao thì tiềm năng tăng trưởng của công ty càng cao. Dự báo tình hình công ty trong tương lai Dựa trên các báo cáo tài chính của DN và chiến lược phát triển của DN trong tương lai và áp dụng các mô hình kế hoạch hóa để dự báo về tình hình tăng trưởng và hoạt động của DN trong tương lai, từ đó đưa ra các nhận định giúp nhà đầu tư có các quyết định hợp lý và lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp. Định giá cổ phiếu của DN Định giá cổ phiếu nhằm đưa ra tỷ lệ lợi tức yêu cầu, ước lượng tốc độ tăng trưởng dòng thu nhập kỳ vọng trog tương lai và tính toán giá trị hiện tại của dòng thu nhập này. NĐT sẽ so sánh giá trị ước lượng và giá trị thị trường: GT ước lượng > GT thị trườngmua GT ước lượng< GT thị trườngbán Trong định giá cổ phiếu có thể sử dụng các mô hình khác nhau: 7
  8.  Phương pháp tài sản: Dựa trên quan điểm giá trị DN là toàn bộ tài sản vô hình và hữu hình của DN. Phương pháp này cho rằng một công ty có giá trị không kém hơn tổng giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ Giá trị DN= GT tài sản ròng+ GT lợi thế Giá trị thực của CP= Giá trị DN/ số lượng CP lưu hành  Phương pháp định giá tương đối: dựa trên quan điểm lựa chọn cổ phiếu trên cơ sở so sánh với giá trị các DN khác. Sử dụng các chỉ số: P/E P/BV P/S  Phương pháp chiết khấu dòng tiền: dựa trên quan điểm giá trị DN là giá trị dòng tiền DN tạo ra trog tương lai + mô hình chiết khấu luồng cổ tức(DDM) + mô hình chiết khấu dòng tiền tự do: dòng tiền tự do của VCSH(FCFE) vàdòng tiền tự do của DN (FCFF) 8