Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ

doc 6 trang nguyendu 10720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_phuong_thuc_tin_dung.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ

  1. Câu 1: Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ ? Trả lời: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhát định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng. Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: 8 Ngân hàng Ngân hàng phát thông báo hành Issuing Advising Bank 5 Bank 2 6 1 7 Chi nhánh 8 5 3 NHPH Applicant Bank 1 6 7 1 Người hưởng lợi Người yêu cầu Beneficiary Applicant Bank 4 (1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành kí quỹ. (2). Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi. (3). Ngân hàng thông báo tiến hàn thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi. (4). Giao hàng (5). Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C (6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu. (7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán (8). Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ.
  2. Câu 2. UCP 600 là gì? Những nội dung chủ yếu của UCP 600? Trả lời: - UCP 600 là văn bản bao gồm các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được Ủy ban ngân hàng của phòng thương mại quốc tế (ICC) thông qua vào tháng 10 năm 2006 và có hiệu lực từ 1/7/2007. - Những nội dung chủ yếu của UCP 600: UCP600 có 39 điều khoản trong đó có thể chia làm các nhóm sau: + Các điều khoản về định nghĩa và giải thích thuật ngữ ( điều 2, điều 3) + Các điều khoản mang tính chất bắt buộc: là những quy định mà các bên liên quan trong thư tín dụng buộc phải tuân thủ nếu làm trái sẽ không hợp lệ và sẽ mất quyền từ chối thanh toán chứng từ (đối với NH phát hành, người mở thư tín dụng) hặc sẽ không được trả tiền (đối với người hưởng lợi, NH chiết khấu) + Các điều khoản mang tính tùy ý lựa chọn: là những điều mà các bên liên quan trong LC được quyền xem xét và lựa chọn áp dụng hay không áp dụng, hoặc bổ sung thêm các điều kiện áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Nội dung các điều khoản này thường quy định: “trừ khi tín dụng quy định khác, nếu điểm này quy định rõ trong LC thì được hiểu như là quy định trong UCP600; nếu tín dụng cho phép .” Câu 3. ISBP 681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 681? Ý nghĩa của nó trong thanh toán quốc tế bằng thư chứng từ? Trả lời: - ISBP 681 là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, dùng để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ. - UCP 600 là tiền để cho sự ra đời của ISBP 681. ISBP 681 không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đồng thời bổ sung những điểm còn chưa rõ ràng trong UCP. - Trong thanh toán quốc tế bằng thư chứng từ, ISPB 681 ra đời giúp các bên liên quan thực hiện thanh toán quốc tế bằng chứng từ dễ dàng hơn nhờ những hướng dẫn cụ thể và các giải thích chi tiết rõ ràng UCP 600. Câu 4: LC là gì? Tính chất của LC? Trả lời: - L/C (Letter of Credit) là một văn bản được phát hành bởi một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) cho người thụ hưởng trong đó cam kết sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu người thụ hưởng xuất trình được các chứng từ thỏa mãn các điều khoản và điều kiện của LC. - Tính chất của L/C: + L/C là phương tiện chủ yếu của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Do đó nếu không có L/C hoặc L/C hết thời hạn hiệu lực thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ không thể áp dụng.
  3. + L/C là văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu.L/C được mở ra theo đơn mở L/C của người nhập khẩu mà đơn xin mở L/C lại căn cứ vào hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên khi ngân hàng đã phát hành L/C thì L/C đó hoàn toàn độc lập với hợp đồng, có nghĩa là ngân hàng chỉ có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản và điều kiện được quy định trong L/C đó chứ ngân hàng không cần biết đến hợp đồng ngoại thương như thế nào. + L/C là cơ sở pháp lý cho việc thanh toán, nó ràng buộc các bên hữu quan tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có trách nhiệm thực hiện theo điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ đã dẫn chiếu. Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng phát hành liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? Trả lời: Quyền của ngân hàng phát hành: - Ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện bộ chứng từ được xuất trình không phù hợp với nội dung yêu cầu trong thư tín dụng. - Ngân hàng phát hành có quyền thu phí phát hành thư tín dụng của người yêu cầu mở thư tín dụng. - Ngân hàng phát hành có quyền yêu cầu người yêu cầu mở thư tín dụng ký quỹ một khoản tiền để đảm bảo thanh toán. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành: - Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thông báo cho ngân hàng thông báo về bất cứ sự thay đổi nào trong nội dung của L/C sau khi đã phát hành. - Nếu ngân hàng thông báo xuất trình một bộ chứng từ hợp lệ phù hợp với nội dung yêu cầu trong L/C, ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng thông báo (nếu đó là hối phiếu trả tiền ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (đối với hối phiếu trả tiền chậm) - Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành thư tín dụng. - NHPH cam kết hoàn trả cho NHđCĐ khi NHđCĐ đã thanh toán hoặc chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và chuyển giao các chứng từ cho NHPH. Việc hoàn trả tiền cho xuất trình phù hợp đối với tín dụng có giá trị chấp nhận hoặc trả chậm là vào thời điểm đến hạn, cho dù NHđCĐ đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn hay không. Sự cam kết hoàn trả tiền của NHPH cho NHđCĐ là độc lập với sự cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? Trả lời: Quyền của ngân hàng thông báo
  4. - Thu phí thông báo theo quy định hiện hành của ngân hàng. Nghĩa vụ của ngân hàng thông báo: - Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C và thông báo tới người được hưởng lợi khi ngân hàng phát hành phát hành L/C cho người hưởng lợi. - Thông báo kịp thời tới người hưởng lợi khi nội dung L/C có sự thay đổi. - Tiếp nhận và kiển tra bộ chứng từ mà người hưởng lợi xuất trình. - Gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán. Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ? Trả lời: Quyền của ngân hàng xác nhận: - Thu phí xác nhận theo quy định hiện hành của ngân hàng. Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận : tương tự ngân hàng phát hành. Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh trong phương thức tín dụng chứng từ? Trả lời: Quyền của các ngân hàng theo lệnh (ngân hàng chỉ định): - khi NH theo lệnh hành động theo chỉ định, quyết định rằng xuất trình là không phù hợp, thì có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu. Nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh: - Theo lệnh của ngân hàng phát hành, kiểm tra bộ chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày xuất trình phải kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. - Thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ cho người xuất trình nếu quyết định bộ chứng từ là phù hợp. - khi NH theo lệnh hành động theo chỉ định, quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải gửi một bản thông báo riêng về quyết định đó cho người xuất trình và gửi trả bộ chứng từ về cho người xuất trình. - khi NH theo lệnh quyết định rằng xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải chuyển giao chứng từ đến NHXN hoặc NHPH Câu 9: Khái niệm thư ủy thác mua – AP? So sánh AP và LC? Trả lời: - Khái niệm thư ủy thác mua – AP: thư ủy thác mua ( AP ) là một phương thức mà trong đó Ngân hàng nước người nhập khẩu theo yêu cầu của Người nhập khẩu, viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của Người xuất ký phát với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các
  5. điều kiện đặt ra trong AP và phải được đại diện của nước Người nhập khẩu đóng ở nước Người xuất khẩu xác nhận thanh toán. - So sánh AP và LC: - Giống nhau: Đều là một phương thức thanh toán có sử dụng chứng từ. Người hưởng lợi trong cả hai phương thức đều phải xuất trình một bộ chứng từ phù hợp để được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. - Khác nhau: - L/C có nguồn tập quán quốc tế và các nguồn luật điều chỉnh (UCP,ISBP) còn hiện nay chưa co luật hoặc tập quán quốc tế điều chỉnh A/P,do đó phải áp dụng luật của nước xuất khẩu. - trong phương thức thanh toán ủy thác mua, người nhập khẩu phải chuyển tiền của mình qua ngân hàng tại nước xuất khẩu sau đó mới nhận được hàng còn trong L/C, người nhập khẩu chỉ phải kí quỹ tại ngân hàng của mình ở trong nước. Câu 10: Trong buôn bán thông qua trung gian, L/C nào thường được sử dụng, đặc điểm của L/C đó? Trả lời: Trong buôn bán qua trung gian thường sử dụng L/C giáp lưng và L/C có thể chuyển nhượng. - Đặc điểm của L/C giáp lưng: L/C giáp lưng là một L/C được lập trên cơ sở thế chấp một L/C gốc. So với L/C gốc, L/C giáp lưng có số chứng từ nhiều hơn, số tiền ghi trên hối phiếu nhỏ hơn và thời hạn giao hàng là sớm hơn. Nếu dùng L/C giáp lưng, người bán không biết về giá cả cũng như khách hàng cuối cùng mua hàng. - Đặc điểm của L/C có thể chuyển nhượng: là L/C mà trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L.C hoặc ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần và chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Nếu dùng L/C có thể chuyển nhượng, người bán hàng có thể biết về giá cả cũng như khách hàng cuối cùng mua hàng. - Nhìn chung, L/C giáp lưng có lợi hơn cho người bán cuối cùng, còn L/C có thể chuyển nhượng có lợi hơn cho người trung gian. Câu 11: Người nhập khẩu có thể dùng cách nào để ứng tiền trước cho người xuất khẩu? Trả lời: Người nhập khẩu có thể ứng tiền trước cho người xuất khẩu bằng cách sử dụng L/C có điều khoản đỏ (Red – Clause L/C) trong đó quy định người hưởng lợi L/C trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền ngân hàng phát hành kèm với một L/G của ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện.
  6. Câu 12,13: Loại L/C nào có thể dùng trong gia công hàng xuất khẩu? Trong phương thức Barter? Đặc điểm của loại L/C đó? Trả lời: - Trong gia công hàng xuất khẩu và phương thức Barter (Hàng đổi hàng) có thể dùng L/C đối ứng. - Đặc điểm của L/C đối ứng: là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng lợi” Và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ” Câu 14: Những nguồn luật nào điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam? Tại sao lại coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C? - Các nguồn luật điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam bao gồm: - Luật thương mại Việt Nam 2005 - Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005 - Các luật điều chỉnh ngân hàng phát hành và người yêu cầu - UCP 600 – 2007, ICC nếu có dẫn chiếu trong :L/C - Coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C là bởi vì đây là một thỏa thuận bằng văn bản với mục đích kinh doanh trong đó ngân hàng phát hành cung cấp dịch vụ mở L/C cho người nhập khẩu, và người nhập khẩu trả phí mở L/C cho ngân hàng. Câu 15: Ngân hàng phát hành L/C có bao nhiêu ngày để kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình? (theo UCP 600) Giờ làm việc của ngân hàng phát hành vào thứ 7 từ 9.00 – 13.00. Trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành, hoạt động 24h một ngày , đã nhận được bộ chứng từ từ ngân hàng chiết khấu vào 13h30, sau giờ làm việc. Bộ phận L/C của ngân hàng nhận bộ chứng từ vào thứ hai, ngày làm việc tiếp theo. Câu hỏi: Đâu là ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ, thứ bảy hay thứ hai? Trả lời: Theo điều 14b của UCP600, ngân hàng phát hành L/C có 5 ngày ngân hàng (banking day) để kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình có phù hợp hay không. Trong trường hợp trên, ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ là thứ hai vì vào thời điểm bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành, bộ phận L/C của ngân hàng không còn hoạt động, tức là ngân hàng không còn cung cấp các dịch vụ liên quan tới L/C nữa, vì vậy ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ là thứ hai – banking day tiếp theo của ngân hàng.