Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (câu 1 đến câu 7)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (câu 1 đến câu 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_phuong_thuc_thanh_toa.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (câu 1 đến câu 7)
- Trả lời câu hỏi chương VII+8 câu chương VIII: Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng Câu 1: Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758,ICC và theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Việt Nam? Trả lời: a, theo URDG 758: “ bảo lãnh theo yêu cầu” nghĩa là bất cứ sự bảo lãnh, cam kết hoặc đảm bảo thanh toán nào khác dù được gọi và mô tả như thế nào, do một ngân hang, một công ty bảo hiểm hoặc một cơ quan hay một người nào khác viết ra để thanh toán một số tiền khi xuất trình bản yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác quy định trong bảo lãnh. Trong các cam kết tương tự phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh đó: Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một bên hoặc Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một ngân hang, công ty bảo hiểm hoặc với bất kỳ một cợ quan hoặc một người nào khác hành động theo chỉ thị của người yêu cầu bảo lãnh với bên kia b, “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Câu 2: Khái niệm tín dụng dự phòng theo ISP 98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng Trả lời: Tín dụng dự phòng được định nghĩa là: “cam kết ko hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và rằng buộc khi được phát hánh ” “ người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phủ hợp với các điều khoản và các điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này” và “người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo
- phương thức trả tiền ngay , hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng , hoặc cam kết trả tiền sau hoặc triết khấu ” Câu 3: Mối quan hệ giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở Trả lời: Theo khoản b điều 2 URDG 458: Bảo lãnh về bản chất là những giao dịch riêng biệt với (các) hợp đồng hoặc điều kiện dự thầu mà những điều kiện này có thể là cơ sở của bảo lãnh và Người bảo lãnh về mọi phương diện không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào (các) hợp đồng như thế hoặc các điều kiện dự thầu, dù cho trong bảo lãnh có tham chiếu đến chúng. Trách nhiệm của Người bảo lãnh là thanh toán những số tiền hay số tiền đã được quy định trong Bảo lãnh khi xuất trình văn bản yêu cầu thanh toán và những chứng từ khác thể hiện trên bề mặt của chúng là hoàn toàn phù hợp với những điều kiện của Bảo lãnh. Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh: Điều 23, 24, 25,26 của Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: 1. Bên bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.
- g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng: 1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng; b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có). d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ:
- a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh 1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng; b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có). c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh; d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh. đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.
- Câu 5: các loại bảo lãnh Trả lời: 1, phân loại theo hình thức phát hành thư bảo lãnh: a, bảo lãnh trực tiếp: bảo lãnh trực tiếp là một loại bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh hay là người nhận bảo lãnh. Đặc điểm: người bảo lãnh sẽ phải phát hành trực tiếp thư bảo lãnh cho người thụ hưởng, mà ko phải qua một tổ chức trung gian. Thường được áp dụng trong bảo lãnh nội địa. b, bảo lãnh gián tiếp( bảo lãnh đối ứng): là một bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh dựa vào quyền thụ hưởng của một bảo lãnh mà một người bảo lãnh ở một nước khác phát hành cho mình hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng nước mình hưởng. 2, phân loại theo hình thức sử dụng: a, bảo lãnh có điều kiện: là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ, hay các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa cụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm những điều quy địnhtrong thư bảo lãnh ( những chứng từ và giấy tờ pháp lý này được quy định rõ rang trong thư bảo lãnh. b, bảo lãnh vô điều kiện: là loại bảo lãnh trong đó quy định người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên, kèm với một lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ trong thư bảo lãnh , mà không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh. 3, phân loại theo tính chất của hợp đồng cơ sở: a, bảo lãnh đấu thầu: thường được áp dụng với những hợp đồng lớn như: hợp đồng xây dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị
- Mục đích của bảo lãnh đấu thầu là bảo đảm cho việc người dự thầu không rút lui, ko ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã được trúng thầu. nếu người trúng thầu đã trúng thầu nhưng ko ký hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ được người bảo lãnh bồi thường để trang trải những chi phí đấu thầu thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác. b, bảo lãnh thực hiện hợp đồng: cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh ko thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu người bảo lãnh bồi thường. c, bảo lãnh bảo hành: dung cho mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian bảo hành. Bảo lãnh này có thời hạn từ lúc bắt đầu lắp ráp thiết bị đến cho đến hết thờ. Di hạn bảo hành của thiết bị. trong suốt thời gian bảo hành, nếu có sự cố trong phạm vi được bảo lãnh xảy ra đối với sản phẩm thì người thụ hưởng có quyền lập chứng từ yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như: sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng để máy móc có thể vận hành như cũ với mọi chi phí thuộc về họ, nếu ko thig người bảo lãnh phải bồi thường. d, bảo lãnh thanh toán: được dung như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng đại lý hợp đồng xây dựng, hợp đồng nhượng quyền thương mại loại bảo lãnh này, về mục đích giống như một tín dụng thư dự phòng thương mại. e, bảo lãnh tiền đặt cọc: thông thường trong các hợp đồng thương mại lớn hay các hợp đồng xây dựng lớn, để giúp cho bên cung cấp( bên bán) thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bên nhận dịch vụ hàng hóa, dịch vụ ( bên mua) sẽ đặt cọc cho người cung cấp từ 5.20% giá trị hợp đồng. để đảm bảo cho bên mua nhận lại tiền đặt cọc và tiền lãi phát sinh khi bên cung cấp ko thực hiện nghĩa vụ của mình, bên mua yêu cầu bên người cung cấp phải có bảo lãnh đặt cọc của ngân hang. Số tiền bảo lãnh tính bằng số tiền đặt cọc cộng them khoản lãi phát sinh. f, bảo lãnh tín dụng:
- người bảo lãnh cam kết với bên cho vay( người thụ hưởng) sẽ chịu trách nhiệm trả cho bên vay nếu bên vay ko thanh toán đấy đủ đúng hạn khoản vay ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu. 3, các loại bảo lãnh khác: ( trang 238) a, bảo lãnh vận đơn: b, bảo lãnh thuế quan c, bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu d, bảo lãnh thanh toán kỳ phiếu e, bảo lãnh phát hành chứng khoán Câu 6: Khái niệm standby L/c? Trả lời: Tín dụng dự phòng được định nghĩa là: “cam kết ko hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và rằng buộc khi được phát hánh ” “ người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phủ hợp với các điều khoản và các điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này” và “người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay , hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng , hoặc cam kết trả tiền sau hoặc triết khấu ” Câu 7: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa L/G và Standby L/C: Trả lời: Câu 8: Mối quan hệ giữa hợp đồng cơ sở và Standby L/C? Trả lời: phần này tớ ko tìm thấy tài liệu viết về nó. Nhưng tớ nghĩ nó cũng giống mối quan hệ giữa hợp đồng và L/C Câu 9: các loại stanby L/C( từ trang 253-60) Dài quá các bạn tự đọc sách đi
- Trả lời: Câu 10: So sánh bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện: Giống nhau: đều là bảo lãnh Khác nhau: Bảo lãnh có điều kiện Bảo lãnh vô điều kiện Điều kiện Sẽ chỉ bồi thường khi có đủ Người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay bồi thường các chứng từ, hay các bằng cho người thụ hưởng khi người thụ chứng pháp lý chứng minh hưởng có bản tuyên bố đầu tiên, người thụ hưởng đã thực hiện kèm với một lệnh thanh toán chứng nghĩa vụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi minh người được bảo lãnh đã phạm nghĩa vụ quy định trong thư vi phạm những điều kiện bảo lãnh mà ko cần có sự đồng ý trong thư bảo lãnh. của người được bảo lãnh. Phương thức thanh toán nhờ thu kèn chứng từ: Câu 5: quy trình thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ? Trả lời: Các bạn đọc sách trang 299, 303, 304 Câu 6: người xuất khẩu có thể gửi hàng cho ngân hang nước nhập khẩu để nhờ thu tiền được ko? Điều kiện áp dụng Trả lời: Người xuất khẩu ko được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của ngân hàng thu trừ khi có sự thỏa thuận trước với ngân hàng. Tuy nhiên trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng để trao cho người trả tiền mà ko có sự thỏa thuận trước của ngân hàng đó thì NH đó sẽ ko chịu trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên gửi hàng. Người nhập khẩu có thể gửi hàng cho NH nước nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ. Điều kiện áp dụng trường hợp này là: những hàng hóa quý và hiếm như vàng, bạc,đồ cổ,
- tramh nghệ thuật khi đó ngân hàng nước nhập khẩu giao hàng vào kho của ngân hàng để đảm bảo sự an toàn của hàn hóa. Câu 7: D/A, D/P và D/TC là gì? Trả lời: D/A: (documents against acceptance) nhờ thu chấp nhận trả chứng từ. dung trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Người mua phải chấp nhận trả tiền vào hối phiếu thì mới được nhận chứng từ gửi hàng. D/P: ( documents against payment) nhờ thu trả tiền đổi chứng từ. áp dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay D/TC:( Documents Against other Terms & Conditions) Câu 8: hãy phân tích và nêu ra ưu nhược điểm phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đối với: a, người nhập khẩu b, người xuất khẩu trả lời: 1, đối với nhà nhập khẩu: a, ưu điểm: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu hết hạn thanh toán. b, nhược điểm: Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ có giả mạo hay sai xót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ.
- Sau khi ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn ( hay phát hành kỳ phiếu ), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra toà nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dùng các lý do “chính đáng” để bào chữa cho việc không thanh toán của mình như : nhà xuất khẩu đã không giao hàng hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng, Điều này hàm ý, một khi nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn thì buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn, nếu không, có thể bị kiện ra tòa. Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghêm trọng tới danh tiếng của nhà nhập khẩu. 2, đối với nhà xuất khẩu: a, ưu điểm: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hết hạn thanh toán. Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng. b, nhược điểm: Trái với Lệnh nhờ thu, ngân hàng thương mại trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài. Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ thu, thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không liên quan đến việc chỉ thị ngân hàng thu hộ. Hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể giao cho hay theo lệnh của ngân hàng thu hộ với sự đồng ý trước của ngân hàng này. Ngoài ra, ngân hàng thu hộ
- không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dở hàng hóa. Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa,thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí liên quan tới việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm việc này. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi hàng hóa đã được gửi đi từ trước. Cho dù, nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký, nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó, hàng hóa có thể bóc dở và lưu kho. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào.