Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: phương thức tín dụng chứng từ

doc 11 trang nguyendu 6630
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: phương thức tín dụng chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_viii_phuong_th.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: phương thức tín dụng chứng từ

  1. Câu hỏi thanh toán quốc tế từ 16 đến 30 chương VIII phương thức tín dụng chứng từ 16) Tổ chức được quyền phát hành L/C Theo UCP Chỉ có các tổ chức Ngân hàng mới được phép phát hành L/C, còn các tổ chức phi Ngân hàng như Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm nếu phát hành L/C thì trái với UCP 500 và những L/C đó không có giá trị hiệu lực. +Theo luật Việt Nam Chỉ có các tổ chức tín dụng là Ngân hàng mới được quyền phát hành L/C do Theo Luật các tổ chức tín dụng – 1997 qui định: " Tổ chức tín dụng là Ngân hàng được thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép "(Điều 66) "Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng bao gồm Công ty tài chính , Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán."(Điều 20) 17) Tính chất pháp lý của UCP 600 Phòng Thương mại Quốc tế(ICC) là một tổ chức mang tính xã hội chứ không phải một tổ chức liên chính phủ. Chính vì vậy mà các văn bản pháp lý của ICC không được coi là Luật. UCP chỉ là tập quán quốc tế, không mang tính bắt buộc phải áp dụng, nên nội dung mang tính chất khuyến nghị, hướng dẫn hơn là bắt buộc thi hành. Nếu các bên muốn áp dụng thì phải ghi rõ vào L/C( subject to UCP600) nếu không dùng thì không ghi và L/C sẽ áp dụng theo tập quán của mỗi nước. Nếu chỉ ghi tham chiếu UCP 600 vào hợp đồng, mà không ghi vào L/C thì cũng không có giá trị thi hành. Phạm vi áp dụng UCP mang tính chất toàn cầu( trên 174 nước) Mặc dù thương mại quốc tế đã phát triển và có nhiều thay đổi, TDCT vẫn là một phương thức được sử dụng rộng rãi và UCP vẫn được coi là công cụ quan trọng của các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp trên khắp thế giới. áp dụng UCP vào Việt Nam.
  2. Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hoà nhập vào nền mậu dịch thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và Ngân hàng ngày càng sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, và các chi nhánh Ngân hàng lớn của thế giới. Bởi vậy, cho đến nay UCP 600 được tất cả các Ngân hàng ở Việt Nam áp dụng thực hiện trong hoạt động thanh toán quốc tế nhằm hoà nhập vào mạng lưới xuất nhập khẩu toàn cầu. Căn cứ vào UCP 600 các Ngân hàng Việt Nam thiết lập các qui trình thanh toán bằng TDCT của riêng mình, nhưng không đi ngược lại tinh thần của UCP 600. Mối quan hệ giữa UCP 600 và hệ thống luật quốc gia UCP là tập quán quốc tế được áp dụng trên toàn cầu, còn luật pháp quốc gia chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong biên giới của nước đó. Thông thường, luật quốc gia rất ít có xung đột với thông lệ và tập quán quốc tế. Bởi vì, ít nhiều luật quốc gia cũng được hình thành và phát triển trên cơ sở thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đối với UCP600 luật pháp của các quốc gia có những mâu thuẫn nhất định. Mức độ khác biệt giữa hai hệ thống pháp lý này phụ thuộc phần lớn vào đặc thù của từng nước, vào trình độ phát triển, vào quá trình mở cửa và hội nhập với nền thương mại thế giới của đất nước đó. Song quan điểm mà UCP600 luôn nêu ra một cách rõ ràng là khi có những khác biệt hoặc thậm chí đối lập vơí UCP thì luật quốc gia sẽ được tôn trọng và tuân thủ. Ngoại trừ Mỹ và Colombia là hai nước duy nhất chấp nhận UCP là một bộ phận của hệ thống pháp luật của họ, các nước còn lại trên thế giới đều nhìn nhận Incoterm và UCP là hai văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng các nước muốn trao đổi mậu dịch với nhau đều tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước trên thế giới là khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển, hệ thống pháp luật, thông lệ và tập quán của từng quốc gia. Đối với nước ta việc áp dụng UCP600 trong các tổ chức tín dụng NH được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế gần như tuyệt đối mà không bị bất cứ một sự điều chỉnh nào, chỉ khi nào có vụ việc phát sinh thì mới có sự can thiệp của toà án. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc áp dụng UCP và các thông lệ khác trong giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C để các NH thương mại áp dụng vào thực tế các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ đối với NH mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài kinh tế áp dụng, xét xử các tranh chấp nếu có. 18) Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C, chứng từ bảo hiểm bị thừ chối thanh toán nếu ngày phát hành muộn hơn ngày giao hàng (điều 28e) UCP 600 cho phép bảo hiểm đơn ghi ngày phát hành muộn hơn ngày giaop hàng với điều kiện bảo hiểm đơn phải ghi chú thêm rằng bảo hiểm có hiệu lực kể từ một ngày nào đó không muộn hơn ngày giao hàng lên tàu. Ví dụ, một bảo hiểm đơn có ghi ngày phát hành
  3. là 15/02/2007 nhưng ngày giao hàng được ghi là 13/02/2007 là bất hợp lệ (bởi ngày phát hành muộn hơn ngày giao hàng). Tuy nhiên, bảo hiểm đơn ghi như trên sẽ được xem là hợp lệ nếu ở đâu đó trên bề mặt của nó có ghi chú thêm rằng bảo hiểm này có giá trị hiệu lực kể từ ngày 13/02/2007, tức là không muộn hơn ngày giao hàng 19) Tính chân thật bề ngoài của L/C là cái để xác định xem L/C có phải là L/C thật do ngân hàng phát hành hay không nhằm tránh cho người thụ hưởng nhận phải 1 L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng. Quy tắc xác định tính chân thật của L/C như sau: L/C phát hành bằng thư; xác minh chữ ký L/C phát hành bằng điện telex: xác minh kháo mã testkey L/C phát hành thư bằng điện SWIFT: xác minh swift code 20) Người xuất khẩu không nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600,2007, ICC vì nếu một l/c không dẫn chiếu bất kỳ một quy tắc điều chỉnh nào, thì các bên lien quan sẽ phải tuân thủ duy nhất các điều khoản quy định trong l/c không trái với pháp luật, nghĩa là các điều khoản trong l/c sẽ là tối thượng. Mà L/C là so ngân hàng người nhập khẩu phát hành nên sẽ không có lợi cho người xuất khẩu 21) Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tín dụng chứng từ Ưu điểm - Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình mà không phải tốn thời gian công sức cho việc tìm đối tác uy tín tin cậy. Bởi lẽ hầu hết các giấy tờ chứng từ đều dc ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua dc đảm bảo về mặt tài chình rằng bên bán giao hàng thì mới trả tiền hàng. Ngoài ra các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi suất theo quy định - Đối với ng bán Người bán dc hoàn toàn đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán k phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Ng bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với L/C sẽ dc thanh toán bất kể trường hợp ng mua k có khả năng thanh toán. Do vậy nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. - Đối với ngân hàng phát hành Thực hiện các thanh toán này ngân hàng thu dc phí thủ tục. ngoài ra NH còn thu hút dc 1 khoản tiền lớn khi có ký quỹ. Khi thực hiện nghiệp vụ này NH còn thực hiện dc 1 số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của NH dc củng cố và mở rộng Nhược điểm
  4. Có thể nói thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức an toàn và phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay. Hình thức này có ưu việt nhiều hơn các hình thức thanh toán qte khác. Tuy nhiên nó cũng k tránh khỏi các nhược điểm Nhược điểm lớn nhất trong phương thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỉ, máy móc, các bên tiến hàn đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. CHỉ cần có 1 sai sót nhỏ trong viec lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với NH phát hành sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng là rất lớn Với các phương thức thanh toán dê cập trên, việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán qte cũng là 1 vấn đề hết sức quan trọng đối với các NHTM. Hiện nay các NHTM thực hiện hầu hết các hình thức. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế khách quan cũng như từ ưu điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Câu 22: Khi sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý điều gi? Là đơn vị xuất khẩu (người hương lợi L/C) khi nhận được thư tín dụng cần hết sức thận trọng, kiểm tra phân tích từng điều khoản trong thư tín dụng, đối chiếu với hợp đồng, khả năng hiện tại của đơn vị, xem có thể thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều kiện của thư tín dụng hay không? Nếu không đồng ý với điều khoản nào, thì đề nghị bên mơ L/C tu chỉnh, sưa đổi, bổ sung cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Bơi vì thư tín dụng là phương tiện chủ yếu của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, là cơ sơ pháp lý chính của việc thanh toán. Người trả tiền cho tổ chức xuất khẩu là ngân hàng mơ L/C, chứ không phải là nhà nhập khẩu, vì vậy ngân hàng chỉ căn cứ vào L/C chứ không căn cứ vào hợp đồng (trừ trường hợp L/C có ghi chú: có điều khoản nào đó được thực hiện theo hợp đồng). Những nội dung chính trong thư tín dụng, đơn vị xuất khẩu cần kiểm tra là: - Ngân hàng mơ L/C là ngân hàng tên gì, ơ đâu, có quan hệ giao dịch với ta lần nào chưa, khả năng thanh toán của họ như thế nào? Khả năng phá sản, giải thể có thể xảy ra hay không? Cần hết sức thận trọng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, hiện tượng ngân hàng phá sản thường xảy ra. Khi thấy có rủi ro nên đề nghị có ngân hàng khác xác nhận, tức là dùng thư tín dụng có xác nhận (confirmed L/C). - Ngày mơ L/C, thời gian hiệu lực và địa điểm hết hạn hiệu lực L/C. - Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực L/C - Loại thư tín dụng là loại gì? Không nên chấp nhận thư tín dụng được hủy ngang (revocable L/C), vì nó có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào. - Số tiền của L/C cũng là nội dung quan trọng, bên xuất khẩu cần chú ý để ghi hối phiếu và hóa đơn cho phù hợp. - Điều khoản về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và giao nhận hàng hóa. - Điều khoản về thanh toán: trả ngay hay trả chậm, thanh toán tại ngân hàng mơ L/C hay tại ngân hàng bên nước xuất khẩu, ngân hàng thương lượng có được quyền điện đòi tiền ngân hàng mơ L/C hay không? Nếu được thì quá tốt.
  5. - Điều khoản chứng từ cần xuất trình là điều khoản quan trọng nhất, vì nó bao hàm tất cả các điều khoản trên, vả lại ngân hàng mơ L/C khi thanh toán chỉ đối chiếu các chứng từ do xuất khẩu trình có phù hợp với quy định trên L/C hay không? Do đó đơn vị xuất khẩu cần xem trên L/C, ngân hàng mơ L/C quy định xuất trình những chứng từ nào, ai cấp, mỗi loại bao nhiêu bản, bản chính hay bản copy khả năng đơn vị xuất khẩu có thể có được các chứng từ đó hay không. Câu 23 : Khi sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý điều gi? Điều cần lưu ý trước tiên là phương thức này không thuận lợi lắm cho đơn vị nhập khẩu, vì vậy nhập khẩu chỉ áp dụng khi nhà xuất khẩu yêu cầu trong lúc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Bơi vì, đầu tiên đơn vị nhập khẩu phải viết đơn xin mơ L/C gơi đến ngân hàng phục vụ mình kèm theo các tài liệu để thuyết minh như: hợp đồng thương mại, giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu hoặc quota, phương án kinh doanh lô hàng nhập, báo cáo tài chính, và đôi khi còn có cả tài sản thế chấp và cầm cố Trên cơ sơ đó ngân hàng mơ L/C (với trách nhiệm là người phải trả tiền cho tổ chức xuất khẩu) sẽ kiểm tra hồ sơ và phân tích trên 3 yếu tố: pháp lý, hiệu quả kinh tế, khả năng tài chính và nếu đồng ý, còn yêu cầu đơn vị nhập khẩu ký quỹ để đảm bảo thanh toán (có thể lên tới 100% giá trị L/C) trừ trường hợp ngoại lệ. Đơn xin mơ L/C là cơ sơ pháp lý chính để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người xin mơ L/C với ngân hàng mơ L/C và là nội dung cơ bản để ngân hàng viết thư tín dụng cho nhà xuất khẩu (nói cụ thể hơn, đơn viết thế nào, thì L/C sẽ có nội dung tương tự như vậy). Do đó khi viết đơn xin mơ L/C tổ chức nhập khẩu cần hết sức cẩn thận, nếu không thông suốt, nhà nhập khẩu cần nhờ người chuyên môn viết hộ (ví dụ như nhân viên ngân hàng). Nhà nhập khẩu cần tôn trọng những điều khoản đã được thỏa thuận trên hợp đồng (đôi khi cũng có thể sưa đổi), làm thế nào để vừa có thể bảo vệ được quyền lợi của mình nhưng cũng để đơn vị xuất khẩu có thể chấp nhận được. Những điều kiện trong thư phải được viết rõ ràng, chi tiết và nhất là điều khoản về hàng hóa và chứng từ cần xuất trình 24) Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cần lưu ý những điểm sau: Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK. Do đó ngân hàng phát hành cần chú ý những điểm sau: + Khi nhận được đơn đề nghị phát hành L/C: Cần tìm hiểu kỹ về khách hàng (tiềm lực tài chính, uy tín của khách hàng, hợp đồng ngoại thương) để từ đó đề ra mức ký quỹ thích hợp. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp khách hàng là bạn hàng mới, tiềm lực kinh tế kém, uy tín trên thị trường không cao, để tránh rủi ro cho ngân hàng nên yêu cầu ký quỹ 100%. + Khi phát hành thư tín dụng: Cần tư vấn cho khách hàng phát hành một thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng. Đặc biệt cần lưu ý về những vấn đề mà UCP600 vẫn chưa đề cập, ví dụ như vận đơn của người giao nhận có được chấp nhận không? Điều này cần quy định cụ thể và rõ ràng trong thư tín dụng.
  6. + Cần phải quy định cụ thể về việc thế nào là phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã được phát đi. Vì điều này ràng buộc cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành khi BCT được xuất trình phù hợp. + Khi kiểm tra bộ chứng từ: Tiến hành kiểm tra cẩn thận theo đúng tinh thần của UCP600 và ISBP681 đồng thời đảm bảo đúng thời hạn quy định (5 ngày làm việc). Đối với những BCT có giá trị lớn, phức tạp nên giao cho những thanh toán viên có nhiều kinh nghiệm kiểm tra, hoặc sau khi thanh toán viên đã kiểm tra nên giao lại cho kiểm soát viên kiểm tra lại. 25) Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng thông báo cần lưu ý những điểm sau: NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá(test key), mẫu điện của NH phát hành trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của NH mở L/C. Do đó ngân hàng thông báo cần lưu ý những điểm sau: + Khi nhận được đơn yêu cầu thông báo thư tín dụng của ngân hàng nước ngoài gửi đến: Tìm hiểu khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành trước khi tiến hành thông báo thư tín dụng cho người hưởng lợi. Nếu từ chối thông báo thư tín dụng thì phải gửi thông báo từ chối đến ngân hàng phát hành. + Khi tiến hành thông báo thư tín dụng: Tiến hành kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng để kịp thời lưu ý khách hàng về những bất lợi, khách hàng có thể yêu cầu người nhập khẩu sửa lại, tu chỉnh L/C cho phù hợp. 26) 27) Quy trình phát hành L/C
  7. SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG Trách Nhiệm Tiến Trình Thực Hiện Tiếp nhận yêu cầu Chuyên Viên khách Hàng Kiểm tra và thẩm định Chuyên Viên Khách Hàng N Ktra hồ sơ Trưởng Đơn Vị, Chuyên Gia Phê Duyệt Tín Dụng Các Cấp Y Thông báo, mở tài khoản Chuyên Viên Khách Hàng, Ban và bán ngoại tệ Hỗ Trợ Kinh Doanh kiểm tra, soạn điện và Chuyên Viên Thanh Toán hạch toán N Ktra điện Cấp Thẩm Quyền Y Phát điện và lưu hồ sơ
  8. Chuyên Viên Thanh Toán Nguồn: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank. Diễn giải thực hiện: Tiếp nhận yêu cầu: CVKH tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập đơn xin yêu cầu phát hành thư tín dụng (theo mẫu sẵn có của các ngân hàng) và chuẩn bị bộ hồ sơ (các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng) Kiểm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mở L/C: CVKH kiểm tra và xác định rõ tính đầy đủ, rõ ràng của yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng, so sánh với hợp đồng ngoại thương để kịp thời lưu ý khách hàng khi có mâu thuẫn. CVKH chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng có đủ điều kiện để phát hành, điều chỉnh thư tín dụng hay không theo các hướng dẫn hiện hành của các ngân hàng. Phê duyệt hồ sơ: Sau khi CVKH kiểm tra hồ sơ và thẩm định khách hàng, trưởng đơn vị, chuyên gia phê duyệt tín dụng các cấp có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ. Nếu đồng ý thì phê duyệt chấp nhận và chuyển xuống cho CVKH, ban hỗ trợ kinh doanh. Nếu không đồng ý thì trả lại cho CVKH để yêu cầu khách hàng sửa đổi cho phù hợp. Thông báo, ký kết hợp đồng, mở tài khoản và mua ngoại tệ: Sau khi thông báo cho khách hàng về việc đơn yêu cầu mở thư tín dụng được chấp nhận, hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở L/C và ngân hàng phát hành được ký kết và một tài khoản được mở cho khách hàng. Nếu khách hàng chưa có ngoại tệ thì ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho khách hàng. Kiểm tra, soạn điện và hạch toán: CVTT có trách nhiệm kiểm tra yêu cầu mở L/C. Nếu có sai sót thì thông báo cho CVKH liên hệ với khách hàng để điều chỉnh thích hợp. Nếu không có sai sót gì thì tiến hành soạn điện và hạch toán chi phí. Kiểm tra điện: Cấp thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điện. Nếu đồng ý thì chuyển cho CVTT để phát điện và lưu hồ sơ. Nếu có sai sót thì chuyển lại cho CVTT để sửa chữa. Phát điện và lưu hồ sơ: Tại trung tâm thanh toán, sau khi soạn điện, đã kiểm soát, đã thực hiện thu phí, ký quỹ và được cấp có thẩm quyền cuối cùng phê duyệt thì tiến hành phát điện vào phiên gần nhất. Hồ sơ được lưu giữ tại ngân hàng.
  9. Muốn mở L/C người nhập khẩu phải trả một khoản phí và ký quỹ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của L/C (Tuỳ theo hạn mức mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu mà người nhập khẩu có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ phải ký quỹ một phần giá trị của L/C). Về phía ngân hàng, khi nhận được đơn yêu cầu mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng cần xem xét, tư vấn cho người nhập khẩu về nội dung của L/C như: Số lượng các chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng giao hàng dựa trên hợp đồng mua bán ngoại thương, luật áp dụng và UCP 600. Như vậy người nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ của mình và sẽ không thể từ chối nhận hàng hoặc không thanh toán cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng yêu cầu của L/C. Rủi ro với NH phát hành có thể gặp khi thanh toán tín dụng chứng từ: Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Ngoài ra còn có rủi ro do làm sai nghiệp vụ và rủi ro chủ quan. Cách khắc phục: - Trước khi chấp nhận mở L/C ngân hàng phát hành cần thẩm định khách hàng chặt chẽ. - Ngân hàng phát hành có thể cấp 1 hạn mức tín dụng nhập khẩu để cho nhà nhập khẩu mở L/C trị giá bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. 28) Quy trình thông báo L/C Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn. Việc thông báo L/C có thể thực hiện qua hai ngân hàng. Trình tự của qui trình này như sau: Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C Kiểm tra nội dung của L/C Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C Thu phí L/C Rủi ro + Chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ kí, khoá mã, điện mã, ) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. + Rủi ro với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải 1 L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Ngân hàng thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm với các bên. Biện pháp phòng tránh + Nếu nghi ngờ về tính chân thật của người thụ hưởng, cần điện ngay cho ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo cho quan điểm của mình. + Thận trọng với các L/C nhận được từ các ngân hàng không có quan hệ đại lí đặc biệt là các ngân hàng không quen biết. + Bất kì L/C hoặc sửa đổi L/C là không xác minh được tính chân thật thì phải liên lạc
  10. ngay ngân hàng phát hành để làm rõ. + Dựa vào quy tắc xác định tính chân thật của L/C: L/C bằng thư, xác minh chữ kí, L/C bằng điện talex, xác minh testkey, L/C bằng swift, xác minh bằng swift code 29) Quy trình xác nhận L/C Ngân hàng xác nhận là ngân hàng xác nhận về trách nhiệm của mình, sẽ cùng ngân hàng phát hành đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng phát hành không đủ khả năng thanh toán. Do đó NHXN phải chịu những rủi ro sau: Rủi ro + Không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng phát hành khi đồng ý làm ngân hàng xác nhận.Ngân hàng xác nhận có thể gặp rủi ro khi ngân hàng phát hành thiếu thiện chí, mất khả năng thanh thanh toán thậm chí là phá sản. Khi đó ngân hàng xác nhận sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán L/C nếu bộ chứng từ là hợp lệ. Biện pháp + Không xác nhận những L/C mà không có dẫn chiếu tới UCP 600 + Không bao giờ xác nhận nếu không có yêu cầu của ngân hàng phát hành. + Không bao giờ xác nhận L/C có thể huỷ ngang + Khi xác nhận L/C phải nắm vững tình hình tài chính của ngân hàng phát hành. + Nếu L/C có các điều kiện rõ ràng có thể nhận được tiền hoàn trả ngay thu được phí thoả đáng thì càng lưu ý: uy tín của ngân hàng phát hành, các rủi ro quốc gia hoặc số tiền L/C quá lớn. 30) Thương lượng thanh toán L/C UCP 600 quy định về thương lượng thanh toán như sau: thương lượng thanh toán là việc ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác, trừ ngân hàng chỉ định) và/ hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc ngân hàng mà vào ngày đó ngân hàng chỉ định được hoàn trả tiền. Ở đây trả tiền trước được hiểu là ngân hàng thương lượng sẽ mua trả tiền ngay hối phiếu và/ hoặc bộ chứng từ với một giá thoả thuận, thường gọi là chiết khấu hối phiếu. Có hai loại chiết khấu hối phiếu là chiết khấu truy đòi (nếu bộ chứng từ bị NHPH từ chối thanh toán thì ngân hàng đã chiết khấu có quyền truy đòi người đã chiết khấu bộ chứng từ) và chiết khấu miễn truy đòi (trong trường hợp BCT bị NHPH từ chối thanh toán thì ngân hàng đã mua lại BCT không có quyền truy đòi người đã chiết khấu BCT). UCP600 cũng đã có sự phân biệt giữa thanh toán và thương lượng thanh toán. Theo đó, nếu ngân hàng chỉ định mua lại hối phiếu/ bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng khác thì đó là thương lượng thanh toán, còn việc mua hối phiếu, bộ chứng từ đòi tiền chính mình thì được hiểu là thanh toán (trả tiền ngay, chấp nhận hoặc cam kết trả chậm) Rủi ro đối với ngân hàng thương lượng là khi chiết khấu miến truy đòi hối phiếu mà BCT bị từ chối thanh toán thì ngân hàng đã mua lại BCT không có quyền truy đòi người đã chiết khấu BCT do đó ngân hang thương lượng sẽ bị thiệt hại số tiền đã chiết
  11. khấu. Để phòng tránh rủi ro này thì ngân hàng thương lượng phải kiểm tra chắc chắn rằng BCT là hợp lệ và được thanh toán bởi NHPH