Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 18 - 21)

doc 3 trang nguyendu 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 18 - 21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_viii_phuong_th.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VIII: Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại (câu 18 - 21)

  1. Câu 21: Phân tích ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ: Ưu điểm: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các bên đối tác kí hợp đồng buôn bán ngoại thương thường có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau nên giữa các bên thường có sự không tin tưởng lẫn nhau. Vì thế phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong xuất nhập khẩu vì nó đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia như: - Với người xuất khẩu: Chỉ cần xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của tín dụng thư thì ngân hàng sẽ trả tiền cho người xuất khẩu bất kể người nhập khẩu có muốn trả tiền hay không. Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định(nếu là trả chậm) Người xuất khẩu có thể triết khấu để nhận được tiền hàng ngay =>hạn chế được chậm trễ trong việc nhận được tiền hàng - Với người nhập khẩu: Chỉ khi hàng hóa thực sự giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền hàng. Người nhập khẩu có thể yên tâm người bán sẽ phải làm đúng như những gì qui định trong L/C thì họ mới có thể nhận được tiền hàng - Với ngân hàng: Thu được phí dịch vụ như phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán, . Mở rộng được quan hệ thương mại quốc tế. Nhược điểm: - Với người xuất khẩu: Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. - Với người nhập khẩu: Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lí, tính thật giả, chính xác, của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập mà chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay không thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm xem chất lượng hay hàng hóa có được giao đúng, đủ như trong hợp đồng mua bán ngoại thương(hợp đồng cơ sở) không. Ngoài ra thì phương thức này rườm rà khi áp dụng trong thực tế.
  2. Câu 20: Người xuất khẩu có nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP600, 2007, ICC hay không? Tại sao? UCP dù được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng và mang tính chất toàn cầu, nhưng UCP 600 không phải là 1 văn bản luật. Đây chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn Ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ được quốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chất hướng dẫn cho người sử dụng. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, UCP 600 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực của các văn bản UCP trước đó. Do vậy, người xuất khẩu có thể chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC. Thậm chí là chấp nhận UCP 500 , 1993 miễn là những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C được các bên đồng ý chấp nhận. Câu 19: Em hiểu tính chân thực bề ngoài của L/C theo điều 9b của UCP600 là gì? Một L/C có tính chân thật bề ngoài là một thư tín dụng nếu được mở bằng điện Telex thì phải có mã khóa testkey, nếu mở bằng điện Swift thì phải có codeswift ( một dạng chữ kí điện tử), nếu mở bằng thư thì phải có chữ kí văn bản của Ngân hàng phát hành. Mã khóa phải được giải đúng hoặc hoặc chữ kí phải đúng mẫu chữ kí đã đăng kí với Ngân hàng thông báo mới thể hiện L/C đó là L/C thật được gửi từ NH có quan hệ đại lý trực tiếp với NH thông báo. Câu 18: Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C. chứng từ nào bị từ chối thanh toán, nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định trên L/C ? ( Bình luận điều 28e của UCP 600 ). Câu 17: Phân tích tính chất pháp lý của UCP 600 và mối quan hệ của nó với Luật quốc gia? Khi áp dụng UCP 600, cũng cần phải chú ý đến trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và UCP 600. Khi đó thì việc lựa chọn luật để tuân theo được thực hiện theo các nguyên tắc về xung đột pháp luật. (Các nguyên tắc xung đột pháp luật là tổng thể các
  3. quy định của pháp luật tồn tại trong tất cả các hệ thống tư pháp, quy định các nguyên tắc có tính chất hướng dẫn đối với việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh. Đó là các nguyên tắc của hệ thống pháp luật quốc gia, và chúng có tính chất khác nhau theo từng nước.) Vì vậy, nếu có mâu thuẫn giữa UCP 600 và luật quốc gia thì việc lựa chọn UCP 600 hay luật quốc gia phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng nước. Ví dụ: Tại Mĩ, khi có mâu thuẫn giữa UCP và luật quốc gia thì UCP sẽ giành ưu thế. Tuy nhiên, điều ngược lại lại xảy ra ở Trung Quốc, luật quốc gia giành ưu thế và phải được tuân thủ khi có xung đột. Tại Việt Nam, luật pháp quy định chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, hoặc không bị pháp luật Việt Nam cấm và không gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam. Nếu giữa luật Việt Nam và UCP 600 có sự khác biệt, thậm chí đối lập thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ.