Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VII: Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (Câu 1 - 10 ) + Chương VIII: Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (Câu 1 - 8)

doc 21 trang nguyendu 9050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VII: Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (Câu 1 - 10 ) + Chương VIII: Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (Câu 1 - 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_vii_phuong_thu.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương VII: Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng (Câu 1 - 10 ) + Chương VIII: Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (Câu 1 - 8)

  1. Câu 1 - 10 chương VII ( phần Phương thức thanh toán bảo lãnh và thư tín dụng dự phòng) và câu 1- 8 chương VIII (phần Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ). TRẢ LỜI CÂU HỎI PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẢO LÃNH & TÍN DỤNG DỰ PHÒNG CÂU 1: Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758, ICC và theo QĐ 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26-06-2006 của Việt Nam? Trả lời: “Bảo lãnh ngân hàng” Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. CÂU 2: Khái niệm thư tín dụng dự phòng theo ISP98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng? Trả lời: “Thư tín dụng dự phòng” là 1 cam kết không hủy ngang, độc lập bằng văn bản và ràng buộc trách nhiệm các bên khi được phát hành. Người phát hành cam kết với Người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này. Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiều của người hưởng lợi, hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu. Có 8 loại thư tín dụng dự phòng: STT TÊN NỘI DUNG 1 L/C đảm bảo thực hiện - Nhằm đảm bảo nghĩa vụ thực hiện HĐ chứ không phải nghĩa vụ trả tiền. – Performance Standby - Tránh những rủi ro cho người mua từ phía người bán =>> để giảm rủi ro cho người mua 2 L/C cho khoản ứng - Đảm bảo trách nhiệm đối với khoản tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp trước – Advance cho người xin mở tín dụng. Payment Standby - là khoản tiền các nhà KD cung cấp cho đối tác làm ăn của mình. 3 L/C đảm bảo đấu thầu - Đảm bảo cho trách nhiệm phải thực hiện HĐ của người yêu cầu mở L/C khi anh hay dự thầu – Bid ta trúng thầu. bond/ Tender Bond - Trong L/C này, NH sẽ cam kết bồi thường cho Người thụ hưởng 1 khoản $ nếu
  2. Standby Người yêu cầu mở L/C không thực hiện. - Số tiền và thời hạn do người mua quy định, khi Người dự thầu không trúng thầu thì L/C tự động hết hiệu lực. - Mang lại lợi ích cho 2 bên: + Bên đấu thầu: Đảm bảo về khả năng thực hiện hợp đồng của mình =>> tạo niềm tin. + Bên thụ hưởng: Loại bỏ những người không nghiêm túc =>>tránh lãng phí tiền của và time. 4 L/C đối ứng – Counter - Nhằm bảo lãnh việc phát hành 1 L/C riêng hay 1 cam kết khác của chính người Standby hưởng lợi. - Loại này khác ở chỗ: có 2 NH, 1 là NH của Người hưởng lợi(tạm gọi là NH 1), 2 là NH của người xin phát hành. (tạm gọi là NH 2) - Người xin phát hành chỉ thị cho NH 2, yêu cầu NH 1 phát hành L/C cho Người hưởng lợi, sau đó NH 2 phát hành 1 L/C đối ứng cho NH1 =>> 2 NH là trung gian, người trả tiền vẫn là Người xin phát hành. 5 L/C Tài chính – - L/C dự phòng bảo lãnh trách nhiệm trả tiền bao gồm bất kỳ chứng từ nào chứng Financial Standby minh 1 trách nhiệm trả lại $ đã vay. - Các hình thức dự phòng khác thường đảm bảo 5.2% HĐ nhưng Financial L/C là 100% =>> đảm bảo tuyệt đối. 6 L/C Trả tiền trực tiếp – - Đảm bảo thanh toán khi nghĩa vụ thanh toán trong HĐ cơ sở đến hạn. Direct Standby - Tương tự như Financial L/C, có quyền đòi tiền trực tiếp NH khi đến hạn mà không cần quan tâm có xảy ra vi phạm hay không từ phía người mở. 7 L/C bảo hiểm – - Bảo đảm nghĩa vụ đóng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm của người xin phát hành: Insurance Standby NH sẽ thanh toán hộ khi chưa nộp. =>> có thể tạm thời chưa đóng Bảo hiểm để dùng tiền cho mục đích khác.(Tróng HĐ TMQT phí bảo hiểm chiếm tới 10% giá trị HH) 8 L/C Thương mại – - Bảo đảm trách nhiệm thanh toán cho người xin mở L/C về hàng hóa hay dịch Commercial Standby vụ. - Trái với L/C trả tiền trực tiếp, ở đây người hưởng lợi trước hết phải đòi tiền người mua (người xin phát hành L/C) sau đó nếu không trả thì mới đòi NH. CÂU 3: Mối quan hệ giữa Bảo lãnh và Hợp đồng cơ sở? Trả lời: HĐ cơ sở và Bảo lãnh nằm ở 2 phạm trù khác nhau. HĐ cơ sở là HĐ trong đó thỏa thuận những điều khoản giữa Người mua và Người bán, hay nói cách khác là giữa người XK và người NK. Ở đó quy định những điều khoản về hàng hóa cũng như các điều khoản cụ thể khác giữa 2 bên với nhau. Trong khi đó thì Bảo lãnh là khi người yêu cầu phát hành L/G nhằm bảo đảm thực hiện 1 nghĩa vụ nào đó. Phạm trù khác với HĐ cơ sở, chỉ lấy HĐ cơ sở để làm mốc thực hiện, tức là nếu thỏa mãn những điều kiện trong HĐ cơ sở thì L/G mới thực hiện.
  3. Ví dụ:  Người XK yêu cầu Người bảo lãnh phát hành: . Thư bảo lãnh thực hiện HĐ XK. . Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. . Thư bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc  Người NK yêu cầu Người bảo lãnh phát hành: . Thư bảo lãnh thanh toán HĐ XNK. . Thư bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc. . Thư bảo lãnh thuế quan XNK . Tóm lại là 2 cái trên nó ở 2 phạm trù khác nhau, ở các mối quan hệ ràng buộc khác nhau, ở đó thì HĐ cơ sở là cái gương để mình soi vào, đối chiếu thỏa mãn hay không để thực hiện L/G. (đọc thêm link sau, nó cho biết thêm: Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng (ký kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng (ký kết giữa tổ chức tín dụng với bên được bảo lãnh) =>>2 cái này khác nhau này. tam-den-bao-lanh-ngan-hang-tiep-theo-va-het-1216/ CÂU 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Bảo lãnh? Trả lời:  Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: 1. Bên bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;
  4. c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.  Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng: 1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng; b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có).
  5. d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.  Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh 1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng; b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có). c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh;
  6. d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh. đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.  Quyền và nghĩa vụ của khách hàng 1. Khách hàng có quyền: a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình; b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh; c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
  7. d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Khách hàng có nghĩa vụ: a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh; b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận; d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh. CÂU 5: Các loại Bảo lãnh? Trả lời:  Theo hình thức phát hành thư bảo lãnh:  Bảo lãnh trực tiếp: . Người bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng (tức Người nhận bảo lãnh). . Không phải qua trung gian.  Bảo lãnh đối ứng: Người yêu cầu Người thụ hưởng phát hành L/G HĐ
  8. 1 3 2 Người bảo lãnh ở nước Người bảo lãnh ở Người yêu cầu nước người thụ hưởng 1. Đơn yêu cầu phát hành L/G. 2. Phát hành Primary L/G. 3. Phát hành Counter L/G.  Bảo lãnh gián tiếp: Là một bảo lãnh mà trong đó Người bảo lãnh dựa vào quyền thụ hưởng của một bảo lãnh mà một Người bảo lãnh ở nước khác phát hành cho mình hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho Người thụ hưởng ở nước mình hưởng.  Theo hình thức sử dụng.  Bảo lãnh có điều kiện. Chỉ thanh toán khi người thụ hưởng có đủ các chứng tờ, bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa vụ cụ thể (những giấy tờ được quy định rõ trong thư bảo lãnh).  Bảo lãnh vô điều kiện. Người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho Người thụ hưởng khi Người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên, kèm với 1 lệnh thanh toán CMR Người được bảo lãnh đã vi phạm nội quy.  Theo tính chất của hợp đồng cơ sở.  Bảo lãnh đấu thầu. Đảm bảo việc người dự thầu không rút lui, không ký HĐ hay thay đổi ý định khi trúng thầu, nếu người trúng thầu không ký thì Người thụ hưởng sẽ được nhận bồi thường.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  9. Thường dùng kèm với phương thức thanh toán khác, đảm bảo người được bảo lãnh sẽ thực hiện những điều khoản trong HĐ với Người thụ hưởng.  Bảo lãnh bảo hành. Đảm bảo chất lượng trong suốt thời gian bảo hành. Người được bảo lãnh phải sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng với mọi chi phí phải chịu.  Bảo lãnh thanh toán. Đảm bảo thanh toán trong HĐ mua bán, thuê mua tài sản Tài chính =>>>giống như 1 Tín dụng thư dự phòng Thương mại.  Bảo lãnh tiền đặt cọc. Bên mua sẽ đặt cọc cho bên bán từ 5- 20% giá trị HĐ để bên bán thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo cho bên mua nhận lại tiền cọc + lãi =>> bên mua yêu cầu phải có bảo lãnh tiền đặt cọc của NH.  Bảo lãnh tín dụng. Cam kết với bên cho vay sẽ trả thay cho bên vay nếu bên vay không thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản vay ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu.  Các loại bảo lãnh khác.  Bảo lãnh vận đơn. Bảo vệ người có quyền lợi chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn để làm điều bất hợp pháp. Thường là từ 100-150% giá trị hàng hóa. . Người XK là người đề nghị phát hành L/G: cam kết với nhà NK do việc vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời. . Người NK là người đề nghị phát hành L/G: người bảo lãnh yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho người NK không có vận đơn gốc và cam kết tra vận đơn gốc khi có.  Bảo lãnh thuế quan.
  10. Áp dụng khi 1 hàng hóa khi Trưng bày triển lãm, tham dự hội chợ đảm bảo rằng hết thời hạn đăng kí mà hàng hóa đó ko tái xuất thì sẽ yêu cầu Người bảo lãnh thanh toán tiền thuế NK và tiền phạt.  Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu. Người bảo lãnh sẽ đứng ra cam kết với người NK bù đắp phát sinh khi giao chứng từ không phù hợp hoặc thiếu điều khoản trong HĐ mua bán.  Bảo lãnh thanh toán kỳ phiếu. Người bảo lãnh sẽ trả tiền cho người hưởng lợi kỳ phiếu khi người được bảo lãnh không trả tiền. (có thể bảo lãnh bằng chữ ký bảo lãnh trực tiếp của Người bảo lãnh trên bề mặt của kỳ phiếu)  Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải có 1 Cty CK bảo lãnh phát hành =>> HĐ giữa tổ chức phát hành và Cty CK. CÂU 6: Khái niệm Standby L/C? Trả lời: Standby L/C là Thư tín dụng dự phòng. (như câu 2 nhé) CÂU 7: So sánh giữa L/G và Standby L/C? (Bảo lãnh và Tín dụng dự phòng) Trả lời:  Giống nhau:  Đều như 1 đảm bảo để người NK trả tiền.  Thực chất đều là bảo lãnh NH nhưng không bị coi là trái luật.  Gồm 3 bên.  Có nhiều loại giống nhau: thương mại, tài chính, thanh toán  Khác nhau: L/G Standby L/C NH có quyền trực tiếp trả tiền cho Không cho phép NH đứng ra cam kết người nợ. trả nợ cho người khác. Phạm vi rộng hơn. Thuộc về các Cty Bảo hiểm, phát hành Trái phiếu.
  11. Thanh toán, bồi thường khi người NH chỉ có trách nhiệm thanh toán thụ hưởng xuất trình chứng từ, giấy khi nhận được hối phiếu hay những tờ pháp lý hợp lý. chứng từ yêu cầu thanh toán trong Quy định. Thực hiện khi thực sự có sự kiện NH không có trách nhiệm về sự kiện phát sinh. thực sự có phát sinh hay không. CÂU 8: Mối quan hệ giữa HĐ Cơ sở và Standby L/C? Trả lời: HĐ cơ sở và Thư tín dụng dự phòng nằm ở 2 phạm trù khác nhau. HĐ cơ sở là HĐ trong đó thỏa thuận những điều khoản giữa Người mua và Người bán, hay nói cách khác là giữa người XK và người NK. Ở đó quy định những điều khoản về hàng hóa giữa 2 bên với nhau. Trong khi đó thì thư tín dụng dự phòng là 1 giấy cam kết của người phát hành (Người NK), theo đó cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng (Người XK). Nó chỉ nằm ở phạm trù thanh toán, thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Các điều kiện để được thanh toán được nêu ở trong HĐ cơ sở, phải thỏa mãn thì mới thanh toán. CÂU 9: Các loại Standby L/C? Trả lời: Như câu 2 nhé! CÂU 10: So sánh bảo lãnh có Điều kiện và Bảo lãnh vô điều kiện? Trả lời: Đây là 2 hình thức bảo lãnh được phân theo tiêu chí phân loại theo hình thức sử dụng. Giống nhau: - Người bảo lãnh đều phải thanh toán hoặc bồi thường cho Người thụ hưởng khi người được bảo lãnh không thanh toán.
  12. - Thanh toán khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ hay bằng chứng pháp lý chúng minh Người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ. Khác nhau: Có điều kiện Vô điều kiện CHỈ bồi thường khi Người thụ Sẽ bồi thường ngay khi Người thụ hưởng có đủ các chứng từ và giấy hưởng xuất trình được chứng từ kèm CM Người được bảo lãnh vi phạm. bản CM Cần có sự đồng ý của Người được Không cần có sự đồng ý của Người bảo lãnh. được bảo lãnh. Đem lại thuận lợi lớn cho Người thụ hưởng. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ CÂU 1: URC522, ICC là gì? Tính chất pháp lý và các nội dung chủ yếu trong URC522? Trả lời: 1. URC522 là The Uniforms Rules for Collections – Các nguyên tắc thống nhất về nhờ thu sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 của ICC (International Chamber of Commerce - Phòng Thương mại Quốc tế) áp dụng cho tất cả các vấn đề liên quan đến nhờ thu. 2. Phòng Thương mại Quốc tế (tên tiếng Anh: International Chamber of Commerce, ICC) - Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: Thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc". 3. Tính chất pháp lý và nội dung chủ yếu trong URC522:
  13. Tính chất pháp lý: URC 522 là một tập quán quốc tế, cho nên nó không ràng buộc các bên phải thi hành, nếu muốn áp dụng nó, các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng cơ sở và Lệnh nhờ thu cũng như Thư nhờ thu. Các nội dung chủ yếu trong URC 522: - Những quy tắc chung và các định nghĩa, các bên tham gia nhờ thu - Hình thức và nội dung của nhờ thu - Hình thức xuất trình chứng từ - Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên - Thanh toán - Tiền lãi, lệ phí và các chi phí - Một số nội dung khác CÂU 2: Trong URC 522, ICC định nghĩa nhờ thu là gì? Giải thích chứng từ là gì? Có mấy loại chứng từ? Trả lời:  Có 2 loại nhờ thu là: Nhờ thu trơn và Nhờ thu kèm chứng từ, trong đó:  Nhờ thu trơn là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được, cho nên phải ủy thác cho NH thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm điều kiện chuyển giao chứng từ.  Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không thể tự mình thu được cho nên ủy thác cho NH thu hộ tiền trên công cụ đó nhưng với Đk là sẽ giao chứng từ nều người bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc 1 đk khác đã quy định.
  14.  Chứng từ là: Các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ hợp lệ là các văn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo: - Tính pháp lý: ví dụ như các bên tham gia vào giao dịch phải ký xác nhận để nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên thì đây sẽ là bằng chứng, là cơ sở để phân xử đúng sai mà các bên không thể chối cãi được. - Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, kể cả về mặt hình thức, VD như hoá đơn giá thị gia tăng. - Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải là có thực, không được bịa đặt - Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dể hiểu, không đa nghĩa Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau. Có thể chỉ một văn bản chứng từ cũng là đầy đủ cho một nghiệp vụ, và cũng có những nghiệp vụ phải có nhiều loại văn bản chứng từ đi cùng với nhau mới tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ. Chứng từ nghĩa là một hối phiếu, một yêu cầu trả tiền, chứng từ về quyền sở hữu, chứng khoán, đầu tư, hoá đơn, chứng thực vi phạm hoặc bất kỳ bằng chứng nào của dữ kiện, luật, quyền hoặc ý kiến mà khi xuất trình chúng (bằng giấy tờ hoặc phương tiện điện tử).  Các loại chứng từ: . Theo vật mang tin: Chứng từ bằng giấy. Chứng từ điện tử. . Theo công dụng: Chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ. . Theo tính chất pháp lý: Chứng từ bắt buộc. Chứng từ hướng dẫn. . Theo nội dung kinh tế: Chứng từ về lao động tiền lương, chẳng hạn như Bảng chấm công.
  15. Chứng từ về hàng tồn kho, chẳng hạn như Phiếu xuất kho. Chứng từ về tiền tệ, chẳng hạn như Phiếu thu. Chứng từ về bán hàng, chẳng hạn như Thẻ quầy hàng. Chứng từ về TSCĐ, chẳng hạn như Biên bản bàn giao TSCĐ. co-lien-quan-den-giao-nhan-van-chuyen-hang-hoa-xuat.html CÂU 3: Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng từ? Trả lời: NH chuyển 6 NH thu Remitting Bank 3 Collecting Bank 7 2 4 5 Người hưởng lợi Người trả tiền 1 Principal Drawee  Giống nhau:  Có 4 chủ thể.  Các NH đều không có trách nhiệm gì về hàng hóa giữa 2 bên.  Đều không thể tự mình thu được nên nhờ NH thu hộ, NH là trung gian.
  16.  (1): XK giao hàng cho NK.  (3): Ủy thác cho NH Đại lý thu hộ tiền.  (4): Xuất trình hối phiếu đòi tiền, thực hiện các đk nhờ thu D/A, D/P, D/TC.  Khác nhau: Nhờ thu trơn Nhờ thu kèm chứng từ Việc nhận hàng tách riêng với Đi kèm với thanh toán, chấp nhận khoản thanh toán. (hoặc trả ngay) thì mới được nhận chứng từ. NK không cần chứng từ vẫn có Phải có bộ chứng từ của NH sau khi thể NK được hàng hóa. đồng ý các điều kiện thanh toán mới có thể nhập hàng. Ít được áp dụng Áp dụng chủ yếu trong TTQT Không có quyền khống chế bộ Có quyền khống chế với người NK. chứng từ với người NK (2) Người XK ký phát 1 hối phiếu Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: hoặc hóa đơn đòi tiền + viết lệnh lệnh nhờ thu kèm hối phiếu, các chứng nhờ thu. từ thương mại. (5) NH Đại lý chuyển tiền cho Người trả tiền chấp nhận hay từ chối Người hưởng lợi. thanh toán. (6) NH đại lý báo có NH chuyển. NH thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. (7) NH chuyển báo có TK Người NH chuyển thông báo chấp nhận hay hưởng lợi. từ chối thanh toán. CÂU 4: Phân tích vai trò của NH trong 2 phương thức nhờ thu? Trả lời:  Trong phương thức nhờ thu trơn:
  17. - NH chỉ là trung gian thu hộ, việc trả tiền có thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Người trả tiền. - NH chỉ là trung gian thu hộ tiền cho KH, còn thu có được hay không, có đủ hay không, có đúng hạn hay không thì NH không chịu trách nhiệm. - NH chuyển chỉ ủy thác cho NH đại lý yêu cầu NH này thu tiền hộ. - NH có nhiệm vụ xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn cho người NK, yêu cầu trả tiền. - Có trách nhiệm báo về TK của NH chuyển.  Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ. - Có thêm trách nhiệm khống chế bộ chứng từ với người NK. - Có trách nhiệm thông báo về việc NK từ chối hay chấp nhận thanh toán. - Các NH không chịu trách nhiệm phải có bất cứ hành động nào đối với hàng hòa mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ liên quan kể cả việc lưu kho và bảo hiểm hàng hóa ngay cả khi Lệnh nhờ thu quy định cụ thể điều đó. - Trong TH các NH có hành động bảo vệ hàng hóa, các NH này cũng không chịu trách nhiệm về số phận, tình cảnh, mọi hành động, sai sót của bát kỳ bên thứ 3 nào được ủy nhiệm lưu kho(do bên nhờ thu gánh chịu). CÂU 5: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ? Trả lời: 1. Nghiệp vụ nhờ thu trơn: (1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu (2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu (3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người NK biết.
  18. (4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán . Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh toán D/A người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P người nhập khẩu phải thanh toán ngay cho người xuất khẩu. (5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán (6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền. (7) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền. Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu. 2. Nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ. (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá (2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu (3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
  19. (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền (6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu (7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩu Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua ciệc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. CÂU 6: Người xuất khẩu có thể gửi hàng cho NH nước Nhập khẩu để nhờ thu tiền được không, điều kiện áp dụng? Trả lời: - Người XK không được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chị của NH ở nước NK, trừ khi có sự thỏa thuận trước với NH. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của NH để trao cho Người trả tiền mà không có sự thỏa thuận trước của NH đó thì NH đó sẽ không chịu trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên gửi hàng. - Trong TH các NH có hành động bảo vệ hàng hóa, các NH này cũng không chịu trách nhiệm về số phận, tình cảnh, mọi hành động, sai sót của bát kỳ bên thứ 3 nào được ủy nhiệm lưu kho(do bên nhờ thu gánh chịu). - Đối với hàng hóa quý hiếm như vàng bạc, đồ cổ Người XK không thể giao theo phương thức thông thường, do đó họ sẽ thỏa thuận với NH nước NK giao hàng vào kho của NK để đảm bảo sự an toàn của hàng hóa. NH sẽ giao cho Người NK sau khi thực hiện đầy đủ các đk thanh toán.
  20. CÂU 7: D/A, D/P và D/TC là gì? Trả lời: Đây là thuật ngữ được xuất hiện trong phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”. D/P và DA gọi chung là Nhờ thu kèm chứng từ mà đơn vị XK sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ giao hối phiếu và bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ để ngân hàng này thu hộ tiền hàng từ nhà NK& NH nhờ thu sẽ giao bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu sau khi đơn vị này thanh toán hối phiếu. Bên cạnh việc nhờ thu tiền, nhà XK cho phép NH thay mặt mình khống chế chứng từ đối với Người NK với các điều kiện D/A, D/P và D/TC. Cụ thể hơn: - D/A: Documents against Acceptance: Chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ.(Áp dụng trong trường hợp thanh toán Tenor Draft - hối phiếu trả chậm) - D/P: Documents against Payment: Thanh toán đổi lấy chứng từ.(áp dụng khi thanh toán Sight Draft – Hối phiếu trả ngay) - D/TC: Documents against other terms and conditions: Thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định đổi lấy chứng từ. CÂU 8: Hãy phân tích và nêu ra ưu, nhược điểm phương thức nhờ thu kèm chứng từ đối với: a. Người Nhập khẩu. b. Người xuất khẩu. Trả lời:  Người Nhập khẩu:  Ưu điểm: . Có quyền từ chối thanh toán với nhà NK. . Chủ động trong việc có nhận hàng hay không.  Nhược điểm: . Không được nhận hàng ngay sau khi bên XK giao hàng. . Bắt buộc phải chấp nhận 1 điều kiện thanh toán nào đó D/A, D/P or D/TC mới được nhận hàng =>> bị động, mất đi lợi thế về việc thanh toán so với nhờ thu trơn.
  21.  Người Xuất khẩu:  Ưu điểm: . Độ an toàn về việc nhận được tiền từ người NK sẽ cao hơn bởi vì người NK mà chưa chấp nhận thanh toán thì chưa được giao bộ chứng từ để lấy hàng. . Nắm quyền chủ động trong việc giao hàng.  Nhược điểm: . Mọi chi phí của các NH trong việc bảo vệ hàng hóa(trong TH gửi tới NH đã có thỏa thuận) thì đều do XK chịu. cùng với đó là các chi phí trong quá trình nhờ thu. . Khi bên NK không chấp nhận điều khoản thanh toán thì mất khá nhiều chi phí do hàng đã đến bên Người NK, có thể còn mất cả chi phí bến bãi nếu NK nhập muộn.