Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Ngoại hối

pdf 6 trang nguyendu 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Ngoại hối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_ii_ngoai_hoi.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương II: Ngoại hối

  1. Chương II: NGOẠI HỐI Câu 1: Ngoại hối là một khái niệm chỉ các phương tiên thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó PTTT là những thứ có sẵn dể chi trả, thanh toán lẫn cho nhau. Các loại ngoại hối theo pháp lệnh ngoại hối VN 2005: 1. Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (ngoại tệ) 2. Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, HP nhận nợ, và các phương tiên thanh toán khác. 3. Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, TP công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, và các giấy tờ có giá khác. 4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang ra mang vào lãnh thổ VN. 5. Đồng tiền VND trong trường hợp chuyển ra và vào lãnh thổ VN hoặc được sử dụng trong TTQT. Quản lý ngoại hối vì: a. tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân tham gia hđ ngoại hối góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, phục vụ cho sự nghiệp CNH _ HĐH đất nước. b. thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định sức mua của tiền đồng, chống nạn đô la hóa trên lãnh thổ c. giúp tăng cường hiệu lực, hoàn thiện hệ thống và cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước để thự hiện đúng các cam kết trong lộ trình hội nhập quốc tế. Câu 2: Theo pháp lệnh ngoại hối VN VND trong những TH sau là ngoại hối a. được chuyển ra hoặc chuyển vào lãnh thổ VN b. được sử dụng trong thanh toán quốc tế Từ 1/7, lần đầu tiên sau nhiều năm, các cá nhân xuất cảnh khỏi Việt Nam có thể lại bị giới hạn lượng tiền đồng mang theo mình, tối đa 15 triệu đồng, bên cạnh hạn mức ngoại tệ 5.000 USD. Theo đó trong trường hợp muốn mang vượt mức số tiền nêu trên, cá nhân phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt hoặc do Tổ
  2. chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối hoặc Ngân hàng Nhà nước cấp. Ngoài ra, trong trường hợp người xuất cảnh đã nhập cảnh và mang nhiều hơn 5.000 USD vào Việt Nam trước đó có thể mang nhiều hơn hạn mức nêu trên khỏi Việt Nam, nhưng phải có xác nhận của Hải quan về số tiền đã mang vào. Cũng theo văn bản nói trên của Ngân hàng Nhà nước (dự kiến có hiệu lực từ 1/7), cá nhân vi phạm quy định về mang ngoại tệ và đồng Việt Nam khi xuất - nhập cảnh có thể sẽ bị xử phạt từ mức hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. ( Nói thêm vì câu này ngắn wa) Câu 3: Nguyên tắc quản lý ngoại hối trong giao dịch vãng lai (Việt Nam gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329,1 triệu SDR (khoảng 475,3 triệu USD). GDVL là những gd làm tăng hoặc giảm tài sản tài chính về quyền sở hữu của VN với nước ngoài. Bao gồm GD XNK HH, dịch vụ, du lịch, giao dịch 1 chiều và gd thu nhập yếu tố. Nguyên tắc: Tự do hóa trong khuôn khổ của Pháp lệnh ngoại hối 2005 và những cam kết cảu VN khi gia nhập WTO, những cam kết song phương, khu vực của chính phủ VN với chính phủ các nước khác. Theo đó: . Mọi gd vãng lai phải thông qua tài khoản của người cư trú hoặc của người phi cư trú mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. . Mọi gd thanh toán và chuyển tiền phải thực hiện bằng cơ chế thanh toán không dùng ngoại tệ tiền mặt, hạn chế việc thanh toán và chuyên tiền bằng ngoại tệ tiền mặt, nếu có thì phải tuân theo nguyên tắc: a. quy định hạn ngạch tối đa chuyển tiền mặt ngoại tệ, VND ra ngoài lãnh thổ. Trên hạn ngạch phải có giấy phép. b. Việc thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt phải được sự đông ý của NHNN . Tất cả các khoản thu ngoại tệ của người cu trú phải chuyển về tài khoản mở ở các TCTD được phép, nếu muốn để ở tài khoản nước ngoài phải có sự cho phép của NHNN.
  3. . Quản lý chặt các khoản thu ngoại tệ 1 chiều của người cư trú là tổ chức ở VN, tự do hóa đối với người cư trú là cá nhân. ( Đọc thêm điều 6 .> 10 pháp lệnh) Câu 4: Nguyên tắc quản lý ngoại hối trong giao dịch vốn Khái niệm: giao dịch vốn là những giao dịch làm tăng hoặc giảm tài sản tài chính về quyền sử dụng với nước ngoài, còn quyền về sở hữu tài sản đó vẫn thuộc về người cho vay hay đầu tư. Giao dịch vốn gồm: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào và ngược lại; giao dịch tín dụng quốc tế và các tổ chức qt với mục đích là đầu tư. Nguyên tắc quản lý: khuyến khích dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào việt nam, quản lý có hiệu quả các dòng vốn đầu tư của VN ra nước ngoài. Theo đó: Mọi giao dịch vốn FDI, FII bằng ngoại tệ hay VND đều phải thông qua hệ thống tài khoản mở tại các TCTD được phép. Tất cả các khoản vay và trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của CP, và các tổ chức được CP ủy quyền phải do thủ tướng CP phê duyệt hàng năm Tất cả các khoản vay và trả nợ nước ngoài ko thuộc các tổ chức của CP được thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm nhưng phải được sự quản lý của NHNN Đọc thêm điều 11>15 trong Pháp lệnh Câu 5: Chính sách và biện pháp tác động đến cung cầu ngoại hối a. Chính sách tiền tệ tỷ giá và biên độ dao động( thả nổi có điều tiết +/- 1%) quy định về dự trữ bắt buộc ngoại tệ ( theo đó kể từ 5/2011 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100%
  4. vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc) Quy định về lãi suất huy động và cho vay : từ ngày 13/4/2011 lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú ở mức 3,0%/năm. Lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 1,0%/năm.( Tính cả chi phí khuyến mãi) b. Chính sách tài khóa Chi tiêu của chính phủ về đầu tư xây dựng ( nhu cầu về vốn, là lý do về cung ngoại tệ lý giải cho việc CP đi vay nước ngoài) c. các chính sách về phát triển kinh tế nếu thục hiện tốt sẽ làm tăng cung ngoại hối Biện pháp thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu Biện pháp về thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng cho nước ngoài, hoặc nhập khẩu DV Kêu gọi đầu tư quốc tế Câu 6: yếu tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối, ví dụ cho Vn Tăng trưởng kinh tế, niềm tin người tiêu dùng, hoạt động đầu tư và đi vay, quy định về ngoại hối Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cung ngoại hối: - Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/02/2011: khuyến khích xuất khẩu, khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm ( một biện pháp khuyến khích doanh nghiệp bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thay vì chỉ nhận được lãi suất tiền gửi thấp). - Xuất khẩu trong quý I/2011 VN tăng mạnh mẽ nhờ kinh tế thế giới phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2011 lên 19.2 tỷ USD, tăng 33.7% so với cùng kỳ năm 2010. - Ở Việt Nam hằng năm với lượng lao động xuất khẩu lớn và việc chuyển tiền kiều hối đem lại nguồn cung lớn cho thị trường ( kiều hối 2010 đạt khoảng 8 tỷ $( nghị định 71 về cho phép kiều bào tham gia mua bất động sản). - Phi thương mại / du lịch của VN đặc biệt là các khu vui chơi giản trí khá phát triển tạo nguồn cung ngoại hối khá lớn.
  5. - Trong quý I/2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 171.5 ngàn tỷ đồng trong đó vốn đầu tư nước ngoài: 49.5 ngàn tỷ đồng chiếm 28.9%, tăng 3.83% so với cùng kỳ. - Hàng năm chúng ta nhận được viện trợ ODA từ bên ngoài - VN hiện nay vẫn là quốc gia nhập siêu, cán cân thương mại thâm hụt nên phải đi vay nước ngoài để bù đắp chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm cung ngoại hối: - Lạm phát: Lạm phát ở VN hiện nay cao hơn so với một số nền kinh tế khác như Trung Quốc (5.4%) gây áp lực bất ổn nền kinh tế, gây lo ngại từ phía đầu tư nước ngoài. Chính phủ với chính sách kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lên 12% (08/03/2011) làm hạn chế khả năng cho vay. Bên cạnh đó đồng Việt Nam mất giá kép tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào VN trước đây đến từ các quốc gia: Singapo, Hồng Kông, Thái Lan giờ chuyển hướng tập trung vào chính quốc gia của họ. - Với tình hình bất ổn ở Bắc Phi, thiên tai ở Nhật Bản hiện nay làm cho hàng trăm ngàn lao động đã và sẽ hồi hương kể từ giai đoạn khủng hoảng 2 năm trước đến khủng hoảng chính trị Bắc Phi – Trung Đông hiện nay làm giảm cung ngoại hối ( từ nguồn kiều hối). - Trận động đất ở Nhật Bản làm giảm hoạt động thương mại giữa hai quốc gia tác động tiêu cực đến xuất khẩu, thiệt hại đối với ngành du lịch - Đầu tư từ Nhật Bản vào VN (Vốn ODA, FDI ) dự báo sẽ không đạt mục tiêu vì họ phải tập trung vốn để xây dựng lại đất nước. (Năm 2011, Nhật Bản cam kết đầu tư: 1.76 tỷ USD/tổng số 7.9 tỷ USD vốn ODA vào VN; 2.2 tỷ USD vốn FDI tương đương 11.8% tổng vốn FDI cam kết vào VN). Câu 7. cầu ngoại hối, ví dụ Cán cân thanh toán quóc tế, niềm tin người tiêu dùng, lạm phát, biện pháp quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cầu ngoại hối: - Nhập khẩu: Nhập khẩu máy móc, xăng dầu và các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho làm hàng xuất khẩu tăng lên. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu 22.27 tỷ USD, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu quý I/2011 lên hơn 3 tỷ USD bằng 15.7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
  6. - Lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm và tình trạng đô la hóa nền kinh tế ở mức cao. Việc tiền đồng liên tục bị mất giá do lạm phát tăng đã kích hoạt nhu cầu nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp dẫn đến việc người dân tăng cường nắm giữ ngoại tệ khiến tình trạng đô la hóa nền kinh tế tăng làm cầu ngoại tệ tăng. 2.2.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm cầu ngoại hối: - Chính phủ siết chặt quản lý nhằm hạn chế tình trạng găm giữ vàng trong dân ( bằng cách cấm kinh doanh vàng miếng), giảm hoạt động đầu cơ và nhập khẩu vàng lậu. Từ đó, giảm nhu cầu gom góp ngoại tệ để nhập lậu vàng làm giảm cầu ngoại tệ. Thêm vào đó là quy định trần LS huy động ngoại tệ. - Trong nỗ lực chống đô la hóa và ổn định tỷ giá, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ. Thị trường ngoại hối tự do tại các thành phố lớn đã ngừng giao dịch 07/03/2011. Đồng thời chính phủ đã tạo sự chênh lệch lãi suất VND và USD tăng cao để hướng dân cư và các tổ chức doanh nhân tài chính sẽ chuyển sang mục nội tệ nhằm kìm nhu cầu ngoại tệ. - Chính sách điều chỉnh tỷ giá. 11/02/2011 giảm giá tiền đồng 9.3% để hạn chế nhập khẩu, - Biện pháp hành chính : xử lý mạnh tay các vụ vi phạm theo các thông tư nghị định đã có.